Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh niệm về tâm linh là La Bàn định hướng!

08/11/202015:20(Xem: 14021)
Chánh niệm về tâm linh là La Bàn định hướng!
buddha_painting 11.20

Chánh niệm về tâm linh là La Bàn định hướng!

Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
Vì thành phố Melbourne chúng tôi nơi được thống kê là nơi  bị phong tỏa lâu dài nhất trên thế giới nhưng cũng nhờ vậy mà tôi đành dùng toàn bộ thời gian trong ngày tôi có được (khoảng 14 giờ) xen kẻ nghe pháp và học lại những kinh nghiệm tu tập đã thu thập trong cẩm nang được ghi lại từ nhiều năm nay (dù vào thời gian đó đó chỉ có được vài giờ trong ngày rỗi rảnh).
Hơn 6 tháng nay trong các bài pháp thoại từ sáng sớm của TT. Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ròng rã với hơn 180 bài đã giúp những hạt giống tốt tôi đã gieo được sống lại và nẩy mầm tươi tốt. 
Làm sao tả được chút ngọt ngào hương vị... thấm vào khi âm thanh Thầy vang vang trong bài giảng về Thiền Sư Pháp Nhãn “ THẤY ĐẠO LÀ GỐC, SÁNG ĐẠO LÀ CÔNG ĐỨC “. 
Kính xin Thầy nhận nơi đây sự tri ân của con.
Sau đó cũng trong ngày một niềm ao  ước khởi lên “ Mình phải viết bài tri ân sớm hơn dự định nhất là phải phối hợp được với các bài pháp thoại của Sư Phụ Viên Mình và Sư Thúc Giới Đức trong hai Đại lễ Dâng Y Kathina tại Tổ Đình Bửu Long ngày 2/11/2020 và chùa Huyền Không Sơn Thượng 4/11/2020.
Các bạn ơi , nếu bạn nghe Sư Phụ và Sư Thúc đều muốn truyền đạt cho đại chúng đệ tử cách sống đúng với Chánh pháp sau hơn 57 năm làm trưởng tử Như Lai thì bạn đều muốn chia sẻ cho nhau như những gì tôi đang làm . Hy vọng là thế. 
Kính mời các bạn nghe lời chia phước của HT Viên Mình trong ngày Đại Lễ Dâng Y Kathina tai Tổ Đình Bửu Long dưới bài viết này:
Sở dĩ tôi phải nói ra điều này vì tự trong thâm tâm tôi một tiếng vọng vang vang “ Điều gì có thể làm được hôm nay chớ để ngày mai“.
Và tự nhiên câu nói của một giảng sư nào đó lại vang lên mãnh liệt hơn nữa: “Sẽ không có thể có sự phát triển thật sự về mặt tâm linh nào nếu bạn không hiểu biết sâu sắc về những gì trong tâm mình ngay như chính mình đang là”.
Và dù trên lý thuyết nói chữ “trung thực “ rất dễ nhưng thực hành là khó nhất, nhưng hy vọng với sự thành tâm kính ngưỡng thì đây là những ý nghĩ trung thực nhất của tôi để kính dâng lên những Giảng Sư trong nhiều năm đã đạt đến đỉnh cao của sự hoằng pháp và đã vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và Ngồi Toà Như Lai .
“Biết nói gì để tỏ bày sự kính ngưỡng
Tri ân đa tạ đỉnh cao trí tuệ Quý Nhân
Gieo từng hạt giống tốt vào mảnh đất Tâm
Nguyện mãi  tôn vinh gìn giữ ân đức cao thượng “
(thơ của HH)
Và theo lời dạy của HT Viên Minh Trong mục hỏi đáp 4/ 11 nếu mỗi mỗi khoảnh khắc nào ta cũng giữ được Chánh niệm tỉnh giác thì theo thời gian toàn bộ giáo pháp Như Lai trong Tứ Diệu Đế và Lý Duyên Khởi sẽ luôn nằm trong tâm ta. “ Khi tâm ta thực sự thanh tịnh không những ta thấy các pháp đều thanh tịnh mà còn Tịch tịnh vi diệu nữa (santo panino)“.
Nhân nói về công đức nhờ nghe các bài pháp thoại nên đã sáng Đạo, (liễu nghĩa thâm diệu các lời dạy của Đức Thế Tôn) kính xin được tóm tắt 4 lời giải đáp của Đức Thế Tôn về giá trị cao thượng qua bài giảng của HT Thích Mình Hiếu vào ngày 6/11 trên trangnhaquangduc như sau:
1- LÒNG TIN ( đức tin chân Chánh, tín tâm vào Tam Bảo) là tài sản giá trị tối thượng
2- CHÁNH PHÁP KHÉO HÀNH TRÌ (Tứ diệu đế - Bát Chánh Đạo - Lý duyên khởi) sẽ đưa sen CHƠN AN LẠC
3- VỊ GIẢI THOÁT là Vị ngọt tối thượng (vì thấy được Chân lý)
4- Có TRÍ TUỆ là sống đời sống tối thượng
Lời kết
Qua bài viết này Con kính xin được tri ân những bậc Thầy cao quý nhờ nghe được những bài pháp tuyệt vời, cũng nhân đây kính xin được truyền tải về Sơ Tổ chùa Huyền Không tại Lăng Cô (Huế) từ 40 năm trước và ngày nay đã trở thành Huyền Không Sơn Thượng, Huyền Không Sơn Trung và Huyền Không Sơn Hạ qua bài thơ để xưng tán Sư Phụ Viên Mình vi chưa có cơ hội nào tham dự Đại lễ dâng y Kathina, nhưng Sư Phụ an ủi chỉ cần con hàng ngày sống trong Chánh niệm tỉnh giác là tốt rồi.
Dạ vâng, kính bạch Sư Phụ con nguyện sẽ dùng Chánh niệm làm La Bàn định hướng đời con.

Ngài Sơ Tổ Huyền Không

Hoà Thượng Viên Minh
Có về thăm Huế, ghé thăm Huyền Không bạn nhé!
Sơ Tổ Thượng, Trung, Hạ bốn chục năm qua
Tuỳ duyên hoằng pháp Thiền, Giáo, từ thiên chia ra
Kính tri ân thành tâm khắc ghi công đức!

Này Huyền Không Sơn Thượng những khoá thiền tỉnh thức
Sư Đệ Giới Đức giáo hoá tăng chúng tài danh
Ngoạ Tùng Am phong cảnh tôn trí tịnh thanh
Chánh điện uy nghi tượng Thế Tôn môn đồ ngưỡng kính!

Đây Huyền Không Sơn Trung, Ngài Pháp Tông giáo lý là chính
Thắc mắc điều gì pháp học giải thông
Bát Chánh Đạo, Tứ diệu đế cội gốc Nam Tông
Kính thọ trì và tri ân cội nguồn Giáp Pháp.

Chuyện xã hội từ thiện giao cho Sư Tuệ Tâm kết nạp
Đệ tử Huyền Không Sơn Hạ đồng phát tâm
Phật pháp tại thế gian nhận thức không lầm
Hàng Thanh Văn nhưng tâm từ bi Bồ Tát!!!

Sau ba tháng an cư, tăng đoàn được cúng dường y bát
Phật tử thành tâm kính ngưỡng Sơ Tổ Huyền Không
Đức độ Ngài thật cao cả mênh mông
Bút mực nào tả... Trí Vô sư siêu việt
Thực tại hiện tiền... một chữ Như thông triệt!
Đệ tử Huệ Hương kính bút


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/06/2021(Xem: 4059)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8423)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5698)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15811)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10997)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 8137)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
22/06/2021(Xem: 4592)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
22/06/2021(Xem: 5384)
“Nhân Duyên” là gì? Là không có thể tánh. Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt. “Không Tánh” là gì?
22/06/2021(Xem: 13778)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
19/06/2021(Xem: 16649)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]