Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái lược sự Truyền bá Đạo Phật tại Châu Á

05/11/202019:14(Xem: 3910)
Khái lược sự Truyền bá Đạo Phật tại Châu Á

Khái lược sự Truyền bá Đạo Phật tại Châu Á

(Spread of Buddhism in Asia Summary)

 Spread of Buddhism in Asia Summary 1

Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển một phong trào truyền giáo, nhưng ánh sáng như Nhật Nguyệt, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực của Đức Phật đã tỏa chiếu khắp muôn nơi trong suốt gần 26 thế kỷ: trước nhất là Đông Nam Á, rồi xuyên qua Trung Á đến Trung Hoa và vùng còn lại là của Đông Á và cuối cùng đến Tây Tạng, Bhutan và các vùng xa hơn ở Trung Á.

 

Thông thường, sự tỏa sáng của đạo Phật phát triển một cách tự nhiên ở những vùng này, vì sự quan tâm của người dân địa phương đến tín ngưỡng của thương nhân nước ngoài đối với Phật giáo. Đôi khi các lãnh tụ quốc gia cai trị đất nước cung kính tiếp nhận và ứng dụng Phật học để mang lại giá trị nhân văn đạo đức cho nhân dân, nhưng không ai bắt buộc cải đạo. Bằng cách phổ biến thông điệp Tự do, Bình đẳng, Đại Hùng lực, Đại từ bi, Đại Trí tuệ khắp đến công chúng, moin người có thể tự do lựa chọn những gì hữu ích.

 

Triết lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đạo Tự do, Bình đẳng đã lan truyền mổ cách hòa bình trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ, và từ đó lan truyền rộng khắp vùng châu Á. Sự linh hoạt của Phật giáo Đại thừa với cơ chế bản địa hóa (khế cơ, khế lý), vì thế bất kỳ khi nào đến với nền văn hóa mới thì các phương tiện thiện xảo và phong cách của đạo Phật sẽ được linh động để phù hợp với tâm lý, dân phong, quốc tục của người dân địa phương, mà không ảnh hưởng đến những điểm thiết yếu như Từ bi tâm và Trí tuệ. Phật giáo không bao giờ phát triển một hệ thống phân cấp tôn giáo, nói chung có cấp thẩm quyền với vị lãnh đạo tối cao. Thay vào đó, mỗi quốc gia mà đạo Phật lan truyền đến sẽ phát triển những hình thức riêng, cấu trúc tôn giáo riêng, và nhà lãnh đạo tâm linh riêng của quốc gia đó.

 

Hiện nay, những người danh tiếng nhất và được kính trọng ở cấp độ quốc tế trong số các vị lãnh đạo Phật giáo là Đức Đạt Lai Lạt Ma, Khôi nguyên Nobel Hòa bình, lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị thiền sư Việt Nam, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới, nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ của những người nổi tiếng trên thế giới và thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế.

 

Lược sử

 

Đạo Phật được có hai chi nhánh. Tiểu thừa (Cỗ Xe Nhỏ), nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại thừa (Cỗ Xe Lớn), nhấn mạnh việc tu tập để thành một vị Phật toàn giác, để có thể phổ độ chúng sinh. Cả hai cỗ xe Nhỏ và Lớn lại có nhiều nhánh nhỏ.

 

Hiện nay, chỉ có ba hình thức chính còn tồn tại: một nhánh nhỏ của Tiểu thừa ở Đông Nam Á, được biết như Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada), và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

 

* Truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) lan truyền từ Ấn Độ đến Sri Lanka và Burma (Myanmar) vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Từ đó, đạo Phật đi đến các vùng còn lại của Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam, kể cả Nam Dương (Indonesia).

 

* Các trường phái khác của Tiểu thừa lan truyền đến Pakistan, Afghanistan ngày nay, miền Đông và duyên hải của Iran và Trung Á ngày nay. Trừ Trung Á, các trường phái này lan truyền sang Trung Quốc vào thể kỷ thứ 2 sau Tây lịch. Sau đó, các hình thức Tiểu thừa này được kết hợp với sắc thái Đại thừa, là truyền thống đã đến đây theo cùng một con đường từ Ấn Độ, và cuối cùng thì Đại thừa trở thành hình thức Phật giáo chiếm ưu thế ở Việt Nam, Trung Quốc và hầu hết vùng Trung Á. Sau đó, hình thức Đại thừa Trung Quốc đã lan truyền đến Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

* Truyền thống Đại thừa Tây Tạng bắt đầu vào thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch, kế thừa toàn bộ lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ. Từ Tây Tạng, nó lan truyền khắp các vùng Hy Mã Lạp Sơn và đến Mông Cổ, Trung Á, và một số vùng ở Nga (Buryatia, Kalmykia và Tuva).

 

Ngoài ra, trước kỷ nguyên Tây lịch các hình thức Đại thừa Phật giáo của Ấn Độ đã lan tỏa đến Việt Nam, và từ thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch, đạo Phật lan tỏa đến các quốc gia, Campuchia, Malaysia, Sumatra và Java (Indonesia ngày nay) dọc theo con đường hàng hải thương mại từ Ấn Độ đến Nam Trung Hoa.

 Spread of Buddhism in Asia Summary 2

Sự truyền bá của đạo Phật như thế nào?

 

Sự lan rộng của Đạo Phật ở hầu hết Châu Á đã diễn ra trong hòa bình, và đã diễn ra theo nhiều cách. Đấng Đại giác Thế tôn, Thích Ca Như Lai, bậc thầy du hóa khắp muôn nơi để chia sẻ tuệ giác với những người có phúc duyên được tiếp cận và quan tâm từ các vương quốc lân cận, đã đặt ra tiền lệ. Ngài hướng dẫn giáo đoàn Tăng sĩ thanh tịnh hòa hợp chúng đi khắp nơi trên thế giới để giảng giải triết lý đạo Phật Tự do, Bình đẳng, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực. Ngài không kêu gọi người khác lên án và từ bỏ tôn giáo của họ, và cải đạo chuyển sang một tôn giáo mới, vì ngài không tìm cách thiết lập tôn giáo riêng của mình.

 

Mục tiêu của Đức Phật là chỉ giúp người khác vượt qua những nỗi khổ niềm đau mà bản thân họ tự tạo ra và chuốc lấy hậu quả, vì thiếu hiểu biết về thực tại. Các thế hệ sau này được truyền cảm hứng từ đài gương sáng vĩ đại của Đức Phật, và họ chia sẻ với người khác những phương tiện của ngài mà họ thấy hữu ích cho đời sống của họ. Đây là cách mà hiện nay, điều được gọi là “đạo Phật, Buddhism đã lan xa và rộng khắp.

 

Đôi khi, quá trình này cũng tiến triển một cách tự nhiên. Ví dụ, khi các thương gia doanh nhân Phật tử viếng thăm và định cư ở những vùng đất khác nhau, một số dân địa phương tự nhiên sẽ quan tâm đến tín ngưỡng của những người ngoại quốc này, cũng như cách đạo Hồi được đưa vào Indonesia và Malaysia sau này.

 

Tiến trình này cũng xảy ra đối với đạo Phật ở những quốc gia ốc đảo, dọc theo Con Đường Tơ Lụa ở Trung Á, trong hai thế kỷ trước và sau Tây lịch. Khi các nhà cai trị địa phương và người dân đã hiểu biết thêm về tôn giáo Ấn Độ này, họ đã cung thỉnh chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo từ vùng bản xứ của các thương gia doanh nhân Phật tử này làm cố vấn hoặc giảng sư, và cuối cùng, nhiều người đã tôn kính đạo Phật như một tôn giáo bản địa. Một phương pháp tự nhiên khác là thông qua sự đồng hóa văn hóa lâu dài của một dân tộc bị thế lực ngoại bang chinh phục, chẳng hạn như người Hy Lạp đi vào xã hội Phật giáo của Gandhara ở miền Trung Pakistan hiện nay, trong các thế kỷ sau thế kỷ thứ 2, trước Tây lịch.

 

Thường thì sự phổ biến là do ảnh hưởng của một quốc vương quyền lực, người đã chấp nhận và ủng hộ đạo Phật. Vào giữa thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, đạo Phật đã lan rộng khắp miền Bắc Ấn Độ, nhờ sự ủng hộ của cá nhân Vua A Dục (King Ashoka). Vị vua xây dựng đế quốc hùng mạnh này không hề bắt buộc thần dân của mình phải có niềm tin vào đạo Phật, nhưng bằng cách ban sắc lệnh được khắc trên những cột bằng sắt khắp nơi trong vương quốc của mình, hô hào dân chúng sống một cuộc đời đạo đức, và chính Vua A Dục cũng đã tuân thủ các nguyên tắc đạo đức (Ngũ giới), một nền Tâm linh và Đạo Đức Toàn cầu, việc làm cao cả của vị Minh quân Thánh triết Phật tử A Dục vương đã truyền cảm hứng cho công chúng áp dụng những lời vàng ngọc quý báu của Đức Phật vào cuộc sống thường nhật.

 

Vua A Dục cũng tích cực truyền đạo bên ngoài vương quốc của mình bằng cách gởi các nhà truyền giáo đến những vùng đất xa xôi. Đôi khi, nhà vua đã thực hiện điều này theo lời mời của những nhà cai trị nước ngoài, chẳng hạn như trường hợp Vua Devanampiya Tissa của Vương quốc Sri Lanka. Trong những dịp khác, nhà vua có sáng kiến gởi các nhà sư làm đặc sứ ngoại giao cho mình. Tuy nhiên, các nhà sư viếng thăm các nước ngoại quốc không hề tạo áp lực mạnh, khiến người khác cải đạo, mà chỉ đưa ra những lời dạy của Đức Phật, để người dân tự lựa chọn.

 

Điều này được chứng minh qua sự kiện ở những nơi như Nam Ấn Độ và Nam Myanmar, nơi mà đạo Phật đã nhanh chóng bén rễ, trong khi ở những nơi khác, chẳng hạn như các thuộc địa của Hy Lạp ở vùng Trung Á thì không có sự ghi nhận nào về ảnh hưởng tức thời như thế.

 

Những nhà vua sùng đạo khác, như nhà thống trị Altan Khan của Mông Cổ, vào thế kỷ 16, đã thỉnh các đạo sư Phật giáo đến vương quốc của họ, và công bố đạo Phật là tín ngưỡng chính thức của đất nước, để thống nhất dân tộc và củng cố quyền lực cai trị của họ.

 

Trong tiến trình này, có thể họ đã ngăn cấm một số hành trì tôn giáo của những người không theo đạo Phật, những tôn giáo bản xứ và thậm chí ngược đãi những người theo các tôn giáo này, nhưng những hành động nặng tay đó chủ yếu là do động cơ chính trị. Những nhà cai trị đầy tham vọng này chưa bao giờ bắt thần dân của họ chấp nhận các hình thức tín ngưỡng hay thờ phụng theo đạo Phật. Điều đó không có trong tín ngưỡng của tôn giáo này.

 

Tóm lược

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bảo mọi người đừng nghe theo lời dạy của Ngài chỉ vì niềm tin mù quáng, mà phải khảo sát kỹ càng, trước khi chấp nhận giáo huấn của ngài. Nếu vậy thì làm sao người dân có thể chấp nhận những lời dạy của Đức Phật, chỉ vì sự ép buộc của các nhà truyền giáo hăng say, hay vì sắc lệnh của hoàng gia. Vào đầu thế kỷ 17, Toyin Neiji đã cố mua chuộc những người dân du mục phía Đông Mông Cổ theo đạo Phật, bằng cách tặng cho họ gia súc, với mỗi đoạn kinh mà họ học thuộc lòng. Dân du mục đã phàn nàn với chính quyền, và nhà sư hống hách này đã bị trừng phạt và lưu đày.

 

Bằng nhiều cách, đạo Phật đã lan truyền đến hầu hết châu Á một cách hòa bình, mang theo thông điệp đạo Phật, Tự do, Bình đẳng, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, đồng thời phù hợp với nhu cầu và căn cơ khác nhau của người dân.

 

Tác giả: Dr. Alexander Berzin

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Study Buddhism)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 5332)
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.
07/01/2012(Xem: 6487)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
07/01/2012(Xem: 6795)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
07/01/2012(Xem: 8065)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
04/01/2012(Xem: 10393)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
03/01/2012(Xem: 5358)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
02/01/2012(Xem: 5955)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ. Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thếcho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.
02/01/2012(Xem: 17861)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
01/01/2012(Xem: 5297)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
31/12/2011(Xem: 6471)
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, sau những tháng năm tu tập, vào ngày 8 tháng 12 âm lịch, Thái tử Tất-đạt-đa giác ngộ giáo lý duyên khởi, thành tựu Phật đạo, rồi giáo hóa nhân gian, mở bày con đường giải thoát cho nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567