Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3/11 tại Hoa Kỳ

04/11/202020:20(Xem: 5259)
Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3/11 tại Hoa Kỳ

Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền
đêm bầu cử 3/11 tại Hoa Kỳ

(Buddhist Teachers and Sanghas in the US Offer Election-Night Meditation)

 Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3 tháng 11 tại Hoa Kỳ-1

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Khi công dân Mỹ đi bỏ phiếu và các lá phiếu được tính cho cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như các cuộc tranh cử cấp quốc gia và tiểu bang khác, nhiều vị giáo thọ và cộng đồng Phật giáo đang cung cấp các buổi tu tập thiền định trực tiếp và ảo. Trong khi gần như tất cả các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, một số sự kiện trực tiếp được lên kế hoạch ở không gian ngoài trời.

 

Trong khi hầu hết thế giới phải đối phó với những căng thẳng của đại dịch Covid-19, trong mùa hè các vấn đề ở Mỹ đã trở nên phức tạp, khi những cuộc biểu tình 'Black Lives Matter' bùng phát lên trên khắp đất nước, để phản ứng lại vụ giết chết ông George Floyd do bị một cảnh đè đầu gối trên cổ trong gần 9 phút vào cuối tháng 5 vừa qua. Như các nhà bình luận cũng đã lưu ý, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã bị tàn phá bởi sự chia rẽ đảng phái chưa từng thất trong lịch sử.

 

Hậu quả đối với nhiều người tại Mỹ là tức giận, sợ hãi và lo lắng. Những lời khuyên của Phật giáo về việc tu tập thiền định, và vào thời điểm này cộng đồng đã được đưa ra để đối phó với sự căng thẳng của cuộc bầu cử và những vấn đề cụ thể ở Mỹ.

 

Thượng tọa Roshi James Ford, vị tăng sĩ Phật giáo Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản người Mỹ, đã dành một giờ vào tối thứ Ba, ngày 3 tháng 11 để thụ trì đọc tụng “Ma ha Bát nhã Tâm kinh, Heart of Perfect Wisdom Sutra, aha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra” và thiền định để đối phó với những lo lắng về cuộc bầu cử này. Thượng tọa Roshi James Ford nói với Buddhistdoor Global rằng: “Đây là một cuộc bầu cử lịch sử ở Hoa Kỳ. Và mức độ lo lắng dường như ở mức lịch sử ngang nhau. Tăng đoàn Phật giáo chúng tôi cảm thấy, đây là  thời điểm lý tưởng để tạo cơ hội ngồi lại với nhau trong tình huynh đệ cùng chung sống trong đại gia đình hơn 7 tỷ người trên hành tinh này. Nếu nó không mang lại gì nhiều hơn một chút yên tĩnh trong cơn bão, thì điều đó thật tuyệt vời”.

 

Thượng tọa Roshi James Ford tiếp tục: “Nhưng chúng tôi cũng cúng dường một bài tụng ‘Ma ha Bát nhã Tâm kinh’, có thể mở ra những khung cảnh mới cho mọi người. Và chúng tôi nghĩ rằng sự cống hiến, một cơ hội để hy vọng hóa giải những cơn lo lắng, và nỗi sợ hãi, mang lại sự bình an đến với mọi người cũng không kém quan trọng”.

 

Ni trưởng Tiến sĩ Roshi Joan Halifax, thiền sư, nhà nhân chủng học, người sáng lập và trụ trì Trung tâm thiền Phật giáo Upaya và Trung tâm thiền Phật giáo ở Santa Fe, New Mexico, đã cam kết lâu dài đối với các vấn đề Phật giáo và công bằng xã hội. Họ sẽ cung cấp một thực hành trực tuyến về “phương diện nhân chứng” cho quá trình bầu cử từ 7 giờ 30 phút tối.

 

Giờ chuẩn miền núi (MST) khi áp dụng giờ chuẩn (mùa đông) tiếp tục theo truyền thống của cố Cư sĩ Bernard Glassman rất nổi tiếng trong phong trào “Nhập thất ngoài đường”, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững, nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, người đã mô tả nó là “thanh thản hồn nhiên, tọa thiền giữa những điều kiện cực kỳ phức tạp, và không quay lưng lại với bất cứ điều gì đang nảy sinh trong trải nghiệm cá nhân của chúng ta, hoặc trong môi trường xung quanh chúng ta”. (Upaya)

 Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3 tháng 11 tại Hoa Kỳ-2

Hình 2: Ni trưởng Tiến sĩ Roshi Joan Halifax (giữa), Kigaku Noah Rossetter (trái), và Matthew Kozan Palevsky. Ảnh: upaya.org

 

Trung tâm thiền Insight Los Angeles sẽ tổ chức hai sự kiện: một sự kiện từ 17giờ 45 phút đến 18 giờ 30 phút. Với một sự kiện ăn tối, (quy ước giờ mùa hè, British Summer Time, BST), thiền định và chia sẻ pháp thoại về “người cao tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn;và một sự kiện buổi tối kéo dài, có sự góp mặt của các  giáo thọ Phật giáo trong nhiều phòng đột phá trực tuyến, cam kết kết quả bầu cử, công phu tu tập thiền định, cộng đồng và nhóm Da đen chung sở thích, Bản địa và Da màu. (BIPOC).

 

Trung tâm Thiền Frederic ở Maryland sẽ cung cấp lớp học kéo dài hai giờ từ 19 giờ. Vào tối thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, với hướng dẫn: “Tóm tắt lợi nhuận. . . Thay vào đó hãy quay vào bên trong. Gặp phải sự lo lắng với sự hỗ trợ của cộng đồng”. (Tiến sĩ Triết học, cư sĩ Frederick Lenz)

 

Thiền viện Zen Mountain Monastery, tại vùng núi Catskill ở New York sẽ mang đến một buổi tối tu tập thiền định cho cư dân vào lúc 21 giờ 30 phút. Công nghệ duy nhất hiện nay sẽ là thiết bị cần thiết để cung cấp một phiên Zoom với chủ đề “Nơi ẩn náo cho Tuần bầu cử, Refuge for Election Week”.

 

Phương trượng trụ trì Thiền viện Zen Mountain Monastery, Thượng tọa Geoffrey Shugen Arnold đã kêu gọi cư dân tại đây lùi lại một bước trước sự điên cuồng của thời sự, thay vào đó là hướng nội tĩnh tâm. Ngài nói: “Hãy tin vào Chân tâm, Phật tính của mỗi con người chúng ta, và sự thăng trầm của lịch sử. Chắc chắn chúng ta đang được kêu gọi, để đáp lại theo những cách để mang lại thiện tâm và từ bi tâm”.  (The Washington Post)

 

Bhumisparsha, một cộng đồng Phật giáo Kim Cương thừa có trụ sở tại Massachusetts, Lạt Ma Rod Owens và Ban tổ chức sẽ “Tổ chức một không gian đăng ký dành cho Tăng đoàn Phật giáo” vào buổi tối từ từ 20 giờ 30 phút, khi các phòng phiếu bắt đầu kết thúc cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Trong phần tương tác này, chúng ta sẽ thực hành giữ khoảng cách cho nhau với bất cứ điều gì đang nảy sinh trong thời điểm hỗn loạn này. (Bhumisparsha)

 

Khenmo Drolma, Ni Trưởng Ni viện Vajra Dakini sẽ đồng tổ chức một buổi cầu nguyện trực tuyến với thiền sư Tenku Ruff, thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản từ 19 giờ đến 21 giờ, với sự hướng dẫn: “Tọa thiền quán vô thường, tăng cường sự cởi mở, trì tụng Ma ha Bát nhã Tâm kinh để cảnh tỉnh chúng ta trong thời điểm xáo trộn này, có tiềm năng cho phát sinh trí tuệ”.

 (Ni viện Vajra Dakini)

 

Thiền sư Tenku Ruff nói với Buddhistdoor Global, “Tôi muốn cung cấp thứ gì đó mang lại lợi ích cho bản thân, và tất cả tha nhân, đồng thời cung cấp một giải pháp thay thế cho việc xem thời sự trong lo lắng. Tôi biết rằng, việc tự làm mọi thứ có thể là một thách thức đối với tu sĩ tôi tại chùa Beacon Zen, nhưng không thấy thông báo về lễ cầu nguyện ở các tu viện lớn hơn. Vì vậy, khi Ni viện Vajra Dakini thông báo về lễ cầu nguyện, tôi đã liên hệ với Hòa thượng Khenmo Drolma, người mà tôi đã được biết từ một chuyến đi giao lưu giữa Phật giáo-Thiên Chúa giáo tại Đài Loan vào năm ngoái (2019), và hỏi liệu chúng ta có thể hợp nhất những nỗ lực của mình không? Ni Trưởng Ni viện Vajra Dakini đáp có.”

 

Trung tâm Berkeley Zen sẽ tổ chức sự kiện trực tuyến cả ngày từ 5 giờ 40 phút sáng và kéo dài đến 21 giờ tối. Ngày này bao gồm các khoảng thời gian tọa thiền, thiền hành, thảo luận cởi mở và nghỉ giải lao, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Sojun Mel Weitsman người sáng lập, trụ trì và giáo viên hướng dẫn của Trung tâm Thiền Berkeley.

 

Sau cuộc bầu cử, một số nhóm này và các nhóm khác sẽ tổ chức các buổi công phu tu tập thiền định và tiếp theo là thảo luận Phật pháp.

 

Hội Hành Thiền Minh Sát Seattle (Seattle Insight Meditation Society, SIMS) tiểu bang Seattle sẽ tổ chức một buổi họp mặt ảo vào ngày 6 tháng 11 tới, từ 19 giờ đến 21 giờ trên kênh Zoom.

 

Vào ngày 14 tháng 11 tới, trung tâm Shambhala thuộc Nhóm Chủng tộc, Phân biệt chủng tộc và Bất bình đẳng chủng tộc, Thành phố New York sẽ cung cấp một cộng đồng trực tiếp ngồi tại Columbus Circle ở góc Tây Nam của Trung tâm Công viên. Ban tổ chức yêu cầu những người tham gia phải đeo khẩu trang và “cùng nhau tọa thiền để chứng nghiệm trong tĩnh tâm, để tạo ra năng lượng xanh, sạch góp phần xua tan những cảm xúc tiêu cực, lo ân phiền muộn của thế nhân, và không sợ hãi với bất cứ điều gì đang phát sinh xung quanh chúng ta”. (Eventbrite)

 

Hầu hết các sự kiện yêu cầu đăng ký trước để đảm bảo an ninh.

 

Tác giả: Tiến sĩ Justin Whitaker

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門 網)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2021(Xem: 5417)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10427)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9234)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6531)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8923)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5101)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5292)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5727)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4602)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5184)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]