Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3/11 tại Hoa Kỳ

04/11/202020:20(Xem: 5292)
Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3/11 tại Hoa Kỳ

Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền
đêm bầu cử 3/11 tại Hoa Kỳ

(Buddhist Teachers and Sanghas in the US Offer Election-Night Meditation)

 Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3 tháng 11 tại Hoa Kỳ-1

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Khi công dân Mỹ đi bỏ phiếu và các lá phiếu được tính cho cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như các cuộc tranh cử cấp quốc gia và tiểu bang khác, nhiều vị giáo thọ và cộng đồng Phật giáo đang cung cấp các buổi tu tập thiền định trực tiếp và ảo. Trong khi gần như tất cả các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, một số sự kiện trực tiếp được lên kế hoạch ở không gian ngoài trời.

 

Trong khi hầu hết thế giới phải đối phó với những căng thẳng của đại dịch Covid-19, trong mùa hè các vấn đề ở Mỹ đã trở nên phức tạp, khi những cuộc biểu tình 'Black Lives Matter' bùng phát lên trên khắp đất nước, để phản ứng lại vụ giết chết ông George Floyd do bị một cảnh đè đầu gối trên cổ trong gần 9 phút vào cuối tháng 5 vừa qua. Như các nhà bình luận cũng đã lưu ý, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã bị tàn phá bởi sự chia rẽ đảng phái chưa từng thất trong lịch sử.

 

Hậu quả đối với nhiều người tại Mỹ là tức giận, sợ hãi và lo lắng. Những lời khuyên của Phật giáo về việc tu tập thiền định, và vào thời điểm này cộng đồng đã được đưa ra để đối phó với sự căng thẳng của cuộc bầu cử và những vấn đề cụ thể ở Mỹ.

 

Thượng tọa Roshi James Ford, vị tăng sĩ Phật giáo Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản người Mỹ, đã dành một giờ vào tối thứ Ba, ngày 3 tháng 11 để thụ trì đọc tụng “Ma ha Bát nhã Tâm kinh, Heart of Perfect Wisdom Sutra, aha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra” và thiền định để đối phó với những lo lắng về cuộc bầu cử này. Thượng tọa Roshi James Ford nói với Buddhistdoor Global rằng: “Đây là một cuộc bầu cử lịch sử ở Hoa Kỳ. Và mức độ lo lắng dường như ở mức lịch sử ngang nhau. Tăng đoàn Phật giáo chúng tôi cảm thấy, đây là  thời điểm lý tưởng để tạo cơ hội ngồi lại với nhau trong tình huynh đệ cùng chung sống trong đại gia đình hơn 7 tỷ người trên hành tinh này. Nếu nó không mang lại gì nhiều hơn một chút yên tĩnh trong cơn bão, thì điều đó thật tuyệt vời”.

 

Thượng tọa Roshi James Ford tiếp tục: “Nhưng chúng tôi cũng cúng dường một bài tụng ‘Ma ha Bát nhã Tâm kinh’, có thể mở ra những khung cảnh mới cho mọi người. Và chúng tôi nghĩ rằng sự cống hiến, một cơ hội để hy vọng hóa giải những cơn lo lắng, và nỗi sợ hãi, mang lại sự bình an đến với mọi người cũng không kém quan trọng”.

 

Ni trưởng Tiến sĩ Roshi Joan Halifax, thiền sư, nhà nhân chủng học, người sáng lập và trụ trì Trung tâm thiền Phật giáo Upaya và Trung tâm thiền Phật giáo ở Santa Fe, New Mexico, đã cam kết lâu dài đối với các vấn đề Phật giáo và công bằng xã hội. Họ sẽ cung cấp một thực hành trực tuyến về “phương diện nhân chứng” cho quá trình bầu cử từ 7 giờ 30 phút tối.

 

Giờ chuẩn miền núi (MST) khi áp dụng giờ chuẩn (mùa đông) tiếp tục theo truyền thống của cố Cư sĩ Bernard Glassman rất nổi tiếng trong phong trào “Nhập thất ngoài đường”, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững, nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, người đã mô tả nó là “thanh thản hồn nhiên, tọa thiền giữa những điều kiện cực kỳ phức tạp, và không quay lưng lại với bất cứ điều gì đang nảy sinh trong trải nghiệm cá nhân của chúng ta, hoặc trong môi trường xung quanh chúng ta”. (Upaya)

 Chư tăng và các Giáo thọ Phật giáo Tổ chức Thiền đêm bầu cử 3 tháng 11 tại Hoa Kỳ-2

Hình 2: Ni trưởng Tiến sĩ Roshi Joan Halifax (giữa), Kigaku Noah Rossetter (trái), và Matthew Kozan Palevsky. Ảnh: upaya.org

 

Trung tâm thiền Insight Los Angeles sẽ tổ chức hai sự kiện: một sự kiện từ 17giờ 45 phút đến 18 giờ 30 phút. Với một sự kiện ăn tối, (quy ước giờ mùa hè, British Summer Time, BST), thiền định và chia sẻ pháp thoại về “người cao tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn;và một sự kiện buổi tối kéo dài, có sự góp mặt của các  giáo thọ Phật giáo trong nhiều phòng đột phá trực tuyến, cam kết kết quả bầu cử, công phu tu tập thiền định, cộng đồng và nhóm Da đen chung sở thích, Bản địa và Da màu. (BIPOC).

 

Trung tâm Thiền Frederic ở Maryland sẽ cung cấp lớp học kéo dài hai giờ từ 19 giờ. Vào tối thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, với hướng dẫn: “Tóm tắt lợi nhuận. . . Thay vào đó hãy quay vào bên trong. Gặp phải sự lo lắng với sự hỗ trợ của cộng đồng”. (Tiến sĩ Triết học, cư sĩ Frederick Lenz)

 

Thiền viện Zen Mountain Monastery, tại vùng núi Catskill ở New York sẽ mang đến một buổi tối tu tập thiền định cho cư dân vào lúc 21 giờ 30 phút. Công nghệ duy nhất hiện nay sẽ là thiết bị cần thiết để cung cấp một phiên Zoom với chủ đề “Nơi ẩn náo cho Tuần bầu cử, Refuge for Election Week”.

 

Phương trượng trụ trì Thiền viện Zen Mountain Monastery, Thượng tọa Geoffrey Shugen Arnold đã kêu gọi cư dân tại đây lùi lại một bước trước sự điên cuồng của thời sự, thay vào đó là hướng nội tĩnh tâm. Ngài nói: “Hãy tin vào Chân tâm, Phật tính của mỗi con người chúng ta, và sự thăng trầm của lịch sử. Chắc chắn chúng ta đang được kêu gọi, để đáp lại theo những cách để mang lại thiện tâm và từ bi tâm”.  (The Washington Post)

 

Bhumisparsha, một cộng đồng Phật giáo Kim Cương thừa có trụ sở tại Massachusetts, Lạt Ma Rod Owens và Ban tổ chức sẽ “Tổ chức một không gian đăng ký dành cho Tăng đoàn Phật giáo” vào buổi tối từ từ 20 giờ 30 phút, khi các phòng phiếu bắt đầu kết thúc cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Trong phần tương tác này, chúng ta sẽ thực hành giữ khoảng cách cho nhau với bất cứ điều gì đang nảy sinh trong thời điểm hỗn loạn này. (Bhumisparsha)

 

Khenmo Drolma, Ni Trưởng Ni viện Vajra Dakini sẽ đồng tổ chức một buổi cầu nguyện trực tuyến với thiền sư Tenku Ruff, thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản từ 19 giờ đến 21 giờ, với sự hướng dẫn: “Tọa thiền quán vô thường, tăng cường sự cởi mở, trì tụng Ma ha Bát nhã Tâm kinh để cảnh tỉnh chúng ta trong thời điểm xáo trộn này, có tiềm năng cho phát sinh trí tuệ”.

 (Ni viện Vajra Dakini)

 

Thiền sư Tenku Ruff nói với Buddhistdoor Global, “Tôi muốn cung cấp thứ gì đó mang lại lợi ích cho bản thân, và tất cả tha nhân, đồng thời cung cấp một giải pháp thay thế cho việc xem thời sự trong lo lắng. Tôi biết rằng, việc tự làm mọi thứ có thể là một thách thức đối với tu sĩ tôi tại chùa Beacon Zen, nhưng không thấy thông báo về lễ cầu nguyện ở các tu viện lớn hơn. Vì vậy, khi Ni viện Vajra Dakini thông báo về lễ cầu nguyện, tôi đã liên hệ với Hòa thượng Khenmo Drolma, người mà tôi đã được biết từ một chuyến đi giao lưu giữa Phật giáo-Thiên Chúa giáo tại Đài Loan vào năm ngoái (2019), và hỏi liệu chúng ta có thể hợp nhất những nỗ lực của mình không? Ni Trưởng Ni viện Vajra Dakini đáp có.”

 

Trung tâm Berkeley Zen sẽ tổ chức sự kiện trực tuyến cả ngày từ 5 giờ 40 phút sáng và kéo dài đến 21 giờ tối. Ngày này bao gồm các khoảng thời gian tọa thiền, thiền hành, thảo luận cởi mở và nghỉ giải lao, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Sojun Mel Weitsman người sáng lập, trụ trì và giáo viên hướng dẫn của Trung tâm Thiền Berkeley.

 

Sau cuộc bầu cử, một số nhóm này và các nhóm khác sẽ tổ chức các buổi công phu tu tập thiền định và tiếp theo là thảo luận Phật pháp.

 

Hội Hành Thiền Minh Sát Seattle (Seattle Insight Meditation Society, SIMS) tiểu bang Seattle sẽ tổ chức một buổi họp mặt ảo vào ngày 6 tháng 11 tới, từ 19 giờ đến 21 giờ trên kênh Zoom.

 

Vào ngày 14 tháng 11 tới, trung tâm Shambhala thuộc Nhóm Chủng tộc, Phân biệt chủng tộc và Bất bình đẳng chủng tộc, Thành phố New York sẽ cung cấp một cộng đồng trực tiếp ngồi tại Columbus Circle ở góc Tây Nam của Trung tâm Công viên. Ban tổ chức yêu cầu những người tham gia phải đeo khẩu trang và “cùng nhau tọa thiền để chứng nghiệm trong tĩnh tâm, để tạo ra năng lượng xanh, sạch góp phần xua tan những cảm xúc tiêu cực, lo ân phiền muộn của thế nhân, và không sợ hãi với bất cứ điều gì đang phát sinh xung quanh chúng ta”. (Eventbrite)

 

Hầu hết các sự kiện yêu cầu đăng ký trước để đảm bảo an ninh.

 

Tác giả: Tiến sĩ Justin Whitaker

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門 網)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2021(Xem: 7650)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4791)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6231)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5369)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12217)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5409)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 4991)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5153)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4505)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4182)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]