Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ hoàng Shima và Dấu vết của Phật giáo từ Quá khứ ở Jepara, Indonesia

02/11/202009:16(Xem: 5697)
Nữ hoàng Shima và Dấu vết của Phật giáo từ Quá khứ ở Jepara, Indonesia

Nữ hoàng Shima và Dấu vết của Phật giáo từ Quá khứ ở Jepara, Indonesia

(Ratu Sima dan Jejak Agama Buddha Masa Lalu di Jepara)

 Nữ hoàng Shima và Dấu vết của Phật giáo từ Quá khứ ở Jepara 1

Hình 1: Candi Sima, một ngôi đền do người Jepara xây dựng.

 

Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không?

 

Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.

 

Tuy nhiên, đôi khi lịch sử trở nên mờ nhạt, cho đến nay tung tích của Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi Quốc vương cai trị đất nước vẫn là một bí ẩn. Không có tìm được nhiều lăng mộ. Theo lời kể của một người dân ở Jepara, cách đây hàng chục năm người ta đã tìm thấy một vương miện bằng vàng, đến nay vẫn chưa rõ chiếc vương miện này. Tương tự như vậy, câu chuyện về Nữ hoàng Sima vẫn chưa cụ thể rõ ràng. Sau đó, câu chuyện giữa Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ra sao?

 

Tiểu sử Nữ hoàng Shima

(648 - 674)

 Nữ hoàng Shima 1

Nữ hoàng Shima cai trị Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia vào thế kỷ thứ 7, dọc theo bờ biển phía bắc của Trung Java vào khoảng năm 674 sau Tây lịch.

 

“Để ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp, áp bức và bất công xã hội gây ra”, Nữ hoàng Shima đã ban hành luật chống nạn trộm cướp để khuyến khích người dân trung thực, và duy trì sự thật. Theo truyền thống, một vị vua nước ngoài đã đặt một chiếc túi chứa đầy vàng trên giao lộ ở Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia để thử lòng trung thực nổi tiếng của người dân Kalingga. Không ai dám động vào chiếc túi không thuộc sở hữu của mình, cho  đến 3 năm sau, con trai của Nữ hoàng Shima, Thái tử đã vô tình chân lỡ chạm vào chiếc túi vàng. Nữ hoàng Shima đã ban hành bản án tử hình đứa con trai yêu quý của mình, nhưng đã bị phủ nhận bởi vị Hình bộ Thượng thư, họ đã viết sớ tấu trình lên Thánh ý Nữ hoàng Shima tha mạng cho Thái tử: “Lỗi là tại bàn chân của Thái tử, bởi Thái tử không đã vô tình dẫm đạp lên túi vàng, vì thế chỉ cần hình phạt nhẹ là xẻo một phần bàn chân là đủ”. Để nêu gương cho dân, theo lời can gián của các vị quan chức trong Hình bộ, Nữ hoàng Shima đã ban Thánh chỉ xử phạt chặt ngón chân cái của Thái tử.

 

Nữ hoàng Shima được biết đến như một nhà lãnh đạo uy quyền và quyết đoán. Thậm chí Nữ hoàng Shima không ngần ngại thẳng tay trừng trị Thái tử con trai yêu quý của mình, vì đã vi phạm các quy tắc đã được thiết lập của Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia.

 

Nữ hoàng Shima sinh năm 611 sau Tây lịch, là Hoàng hậu của đức Vua  Kartikeyasinga, người đã trở thành Nữ hoàng Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia (648-674) khi  đức Vua  Kartikeyasinga băng hà, Nữ hoàng đăng quang lên ngôi Vua của Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với tước hiệu “Sri Maharani Mahissasuramardini Satyaputikeswara. Nữ hoàng Shima là một tín đồ đạo Hindu tín ngưỡng Thần Shiva.

 

Maharani, hay Shima, là Hoàng hậu của của đức Vua Kartikeyasinga (632-648), người đã trở thành Nữ hoàng Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia (648-674). Họ có hai người con, đó là Parwati và Narayana (Iswara).

 

Thái hậu mẹ của đức Vua Kartikeyasinga đến từ Vương quốc Sribuja, Mã Lai (Malaysia) và Kinh đô ở Palembang.

 

Thành phố Palembang (thuộc Indonesia ngày nay), kinh đô của Vương quốc Srivijaya, một vương triều Mã Lai hùng mạnh và có ảnh hưởng tới cả khu vực Đông Nam Á. Các dấu tích sớm nhất về sự tồn tại của thành phố là từ thế kỷ thứ 7; Tam tạng Pháp sưu Nghĩa Tịnh (三藏法師義淨, 635-713), Thánh tăng Phật giáo Trung Hoa đã ghi chép về chuyến thăm Srivijaya trong vòng 6 tháng của Ngài vào năm 671.

 

Các ghi chép về các chuyến đi của Ngài đã góp phần vào sự hiểu biết thế giới của vương quốc cổ xưa Srivijaya, cũng như cung cấp thông tin về các vương quốc khác nằm trên tuyến đường giữa Trung Quốc và học viện Phật giáo Nālandā ở Ấn Độ. Ông cũng là người thực hiện một số bản dịch của một số lượng lớn các kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc.

 

Con gái yêu quý của Nữ hoàng Shima, nàng Công chúa Parwati kết hôn với Thái tử Sang Jalantara hay Rahyang Mandiminyak, Vương quốc Galuh, và vị Thái tử này đã trở thành vị vua thứ hai của Vương quốc Galuh với tước hiệu Prabu Suraghana (702-209).

 

Dưới thời trị vì của Nữ hoàng Shima, Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia đã đạt đến đỉnh cao vinh quang. Nữ hoàng Shima được ghi nhận là một nhà lãnh đạo trung thực và cương nghị. Sự kiên định của Nữ hoàng Shima không chỉ được truyền tụng ở Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia mà còn ở nhiều quốc gia khác nữa.

 

Trong quan hệ tôn giáo, Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia còn được biết đến là một nhân vật bao dung độ lượng. Mặc dù Nữ hoàng Shima theo đạo Hindu tín ngưỡng Shiva, nhưng thời bấy giờ Phật giáo vẫn phát triển và cùng tồn tại với các tôn giáo khác.

 Nữ hoàng Shima và Dấu vết của Phật giáo từ Quá khứ ở Jepara 2

Triều đại của Nữ hoàng Shima

(Pemerintahan Ratu Shima)

 

Khi Nữ hoàng Shima lên nắm quyền nhiếp chính, Vương quốc Kalingga đã đạt đến đỉnh cao hoàng kim. Vào lúc bấy giờ, Vương quốc Kalingga đã có một thương cảng được sử dụng như một trung tâm kimh tế thương mại, vào thời điểm đó, thương cảng này còn nhộn nhịp nhất ở Java. Trên thực tế, thương cảng thường được sử dụng làm nơi giao lưu của các quốc gia khác nhau.

 

Vương quốc Kalingga đã thành công trong việc tiếp quản nơi buôn bán sầm uất nhất, mà sau đó Vương quốc Tarumanegara kiểm soát. Thương cảng nằm dọc theo ven biển phía bắc của Tây Java. Thậm chí Vương quốc Kalingga còn thành công trong việc thiết lập quan hệ hợp tác với Đế chế Trung Hoa từ thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch.

 

Ngoài thành công trong lĩnh vực kinh tế thương mại, Vương quốc Kalingga còn thành công trong việc cải thiện nền kinh tế và đời sống của người dân. Nó còn được hỗ trợ bởi nhiều khía cạnh khác cũng không kém phần tiên tiến. Vào thời điểm đó, ngành nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng sự tiến bộ của Vương quốc Kalingga.

 

Được biết, vào thời điểm đó Nữ hoàng Shima đã sử dụng một hệ thống thông minh. Cụ thể là hệ thống tưới tiêu Subak, cũng được áp dụng bởi những người nông dân theo đạo Hindu ở khu vực Bali. Theo Tạp chí của Viện Nghệ thuật Indonesia, vào thời điểm đó cư dân của Nữ hoàng Shima là những người có kỹ năng thủ công mỹ nghệ cao. Ví dụ như đóng thuyền tàu, mộc, xây nhà, và những thứ khác.

 

Thời trị vì của Nữ hoàng Shima tại Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia, nông nghiệp và thương mại phát triển mạnh mẽ, hàng hóa được giao dịch bao gồm vàng bạc, đồi mồi, ngà voi và các sản vật khác. Một số cư dân cũng thành thạo trong việc sản xuất rượu.

 

Ngoài nông nghiệp và thương mại phát triển mạnh, Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia còn được coi là trung tâm của nền văn hóa Hindu. Điều này được chứng minh qua di sản bởi 3 ngôi Đền Candi Angin, Candi Bubrah và Candi Sanga Likur. Ngoài các ngôi Đền, hai bản khắc cũng đã được tìm thấy, đó là bản khắc Sojometo.

 

Tương tự như mô tả trong lịch sử của triều đại nhà Đường, Trung Hoa, Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia được cho là nằm trên một hòn đảo ở phía nam đại dương. Vị trí  của nó là ở phía đông Sumatra và ở phía tây của Pali. Nếu nó đi về phía bắc của Vương quốc Campuchia và nếu nó đi về phía nam đại dương.

 

Các cư dân đã làm công trình phòng thủ bằng gỗ. Ngay cả những tòa nhà lớn nhất cũng đã phủ lợp bằng lá cọ. Họ có những sảnh ngà voi. Ngay cả chiếu bên ngoài cũng được làm từ tre. Trong tòa nhà này, đức Vua đang ngự trên ngai vàng.

 

Khi ăn người dân không dùng thìa, đũa. Họ đưa thức ăn vào miệng bằng các ngón tay. Nhân gian truyền tụng rằng, cộng đồng Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia quen thuộc với thiên nhiên. Họ cũng biết một chút về thiên văn học.

 

Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia này được cho là một quốc gia giàu có. Có một hang động chứa nước và tự tuôn chảy. Đức vua sống ở Japara (thành phố Java ngày nay). Đức vua được phò tá bởi 32 Bộ trưởng cao cấp.

 

Xung quanh Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia có 28 quốc gia nhỏ, công nhận hùng mạnh phú cường của Java.

 

Các đường dây kiểm soát kinh tế thương mại do Vương quốc Kalingga bắt đầu bị lung lay. Tham vọng của Đế chế Srivijaya nhằm kiểm soát hoạt động kinh tế thương mại trên khắp bờ biển phía bắc Java đã làm nảy sinh sự cạnh tranh gay gắt. Điều này nói lên rằng, Vương quốc Kalingga là một trong những Vương quốc mà Đế chế Srivijaya muốn chinh phục. Tham vọng đã thành công. Vào khoảng năm 725 sau Tây lịch, Vương quốc Kalingga sụp đổ, do thua trận trong cuộc chiến kinh tế thương mại.

 

Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia dưới thời Nữ hoàng Shima được ghi nhớ như một Vương quốc nổi tiếng và văn minh. Vị Nữ hoàng lãnh đạo bén nhạy và tận tâm vì dân quên mình. Trong thời gian lãnh đạo của Nữ hoàng Shima, hệ thống nông nghiệp và hệ thống thủy lợi phát triển tốt. Nền kinh tế quốc dân tự động được đảm bảo.

 

 Nữ hoàng Shima đã cai trị Vương quốc Kalingga được 21 năm. Trong thời gian trị vì của bà, Vương quốc Kalingga đã thành công trong việc trở thành Vương quốc lớn duy nhất ở Trung Java lúc bấy giờ. Vương quốc Kalingga còn được biết đến là người cai trị Bờ biển phía Bắc. Nữ hoàng Shima là người bao dung độ lượng và công bằng với những khác biệt tôn giáo tại Vương quốc do bà cai trị. Những người theo tôn giáo khác, ví dụ như Phật giáo, và những người theo đạo Hồi, hài hòa chúng sống trong tình đời ý đạo, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự khác biệt.

 

Đôi nét về Vương quốc Kalingga

 

Thông tin về về Vương quốc Kalingga vĩ đại về hoạt động Phật giáo She-po (Java), điều này cũng có thể xảy ra dưới thời trị vì của Nữ hoàng Shima.

 

Theo lịch sử Tam tạng kinh điển được biên soạn vào khoảng năm 720, có một vị cao tăng Phật giáo pháp danh là Gunawarman. Vị cao tăng này từ Kashmir đến Vương quốc Java vào đầu thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, theo lời thỉnh cầu bởi mẹ của Nữ hoàng Shima. Cao tăng Gunawarman dừng chân hoằng dương chính pháp tại Vương quốc Java chưa đầy 25 năm (396-424).

 

Theo ghi chép cho biết, giữa thế kỷ thứ 7, có vị tăng sĩ Phật giáo pháp danh Hui-ning đã tu học ở Vương quốc Kalingga thời gian 3 năm, từ 664-667, Ngài đã thụ giáo tu học Phật pháp với một vị cao tăng người Java pháp danh là Jnanabhadra.

 

Một nền văn minh của lòng khoan dung

 

Tín ngưỡng Thần Shiva và Đức Phật trong các Vương quốc vạn đảo, trong quá khứ đã cùng nhau hài hòa. Ấn độ giáo tín ngưỡng Thần Shiva và Phật giáo luôn luôn cùng nhau phát triển. Trong phần giải thích ở trên, Nữ hoàng Shima theo đạo Hindu tín ngưỡng Thần Shiva, nhưng cũng có những nguồn thông tin khác nói rằng, Nữ hoàng Shima là một Phật tử Hộ pháp.

 

Trong sách lịch sử, “Kawitane Wong Jowo Lan Wong Kanung” có nhắc đến Dewwi Simaha và Tỳ khưu Janabadra với Cung điện Keling, hiện là một trong những tên gọi của các tiểu khu ở Jepara Regency. Hiện quận Keling là một trong những cơ sở tự viện Phật giáo ở Jepara Regency.

 

Điểm thứ hai đến từ Pak Mintono, một giáo viên cấp tiểu học Phật giáo, con nuôi của Mbah Kasboe, một trong những nhân vật trong việc truyền bá chính pháp Phật đà và phát triển Phật giáo Jepara vào khoảng năm 1967.

 

Manh mối thứ ba mà chúng tôi tìm thấy khi đến thăm Bảo tàng Kartini, thành phố Jepara. Tại Bảo tàng Kartini, chúng tôi tìm thấy một số hồ sơ và di vật, cho thấy một di tích của nền văn minh Phật giáo ở Jepara.

 

Một số di vật chúng tôi tìm thấy là tượng Phật với tư thế đứng, tàn tích thu nhỏ của các cơ sở tự viện Phật giáo trên sườn núi. Chúng tôi cũng có ghi chép một câu chuyện về những tàn tích của một tu viện Phật giáo, từ một trong những cư dân ở Jepara. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được một số viên đá khắc tại Tu viện Phật giáo được cất giữ trong Viện bảo tàng.

 

Bất kể cuộc tranh luận về việc Nữ hoàng Shima theo tôn giáo nào, ít nhất hai ghi chép lịch sử nêu trên, cho thấy rằng Phật giáo đã phát triển trong quá khứ ở Jepara.

 

Tác giả: Cư sĩ Surahman Ana

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Situs Berita Buddhis Indonesia)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 15257)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
17/12/2013(Xem: 15728)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 6645)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
16/12/2013(Xem: 7204)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13879)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 9416)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 36661)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 11199)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 13587)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9721)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]