Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại sư Tây Sơn, vị Cao tăng Dấn thân vào đường Cứu quốc, Bảo vệ nền Độc lập Triều Tiên

01/11/202016:21(Xem: 4974)
Đại sư Tây Sơn, vị Cao tăng Dấn thân vào đường Cứu quốc, Bảo vệ nền Độc lập Triều Tiên

Đại sư Tây Sơn, vị Cao tăng Dấn thân vào đường Cứu quốc, 
Bảo vệ nền Độc lập Triều Tiên

 Đại sư Tây Sơn vị Cao tăng Dấn thân vào đường Cứu quốc-03

Đại sư Tây Sơn (서산대사, 西山大師, 1520-1604), có đạo hiệu Thanh Hư Đường Tập (휴정휴정, 淸虛堂集) hay còn gọi là Đại sư Thanh Hư đường Hưu Tĩnh (청허당 휴정, 淸虛堂 休靜). Vị cao tăng thạc đức danh tiếng nhất Triều Tiên vào giữa cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Cuộc đời của Ngài nổi bật qua công cuộc phát huy ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, truyền bá tư tưởng tự do bình đẳng của đạo Phật, triết lý và biên soạn các tác phẩm Thiền tông.

 

Tổ quốc và nhân dân Triều Tiên đời đời ghi công ơn của Đại sư Tây Sơn qua hoạt động duy trì, chiến đấu bảo vệ nền độc lập Triều Tiên, kêu gọi tăng sĩ Phật giáo hãy cởi áo cà sa, khoát chiến bào, xông pha ra chiến trường kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản vào cuối thế kỷ 16.

 

Quốc võ “Đài Quyền Đạo” (Taekwon-Do Seo-San, 태권도, 跆拳道), được đặt tên để vinh danh Đại sư Tây Sơn.

 

Quốc võ “Đài Quyền Đạo” (Taekwon-Do Seo-San, 태권도, 跆拳道), môn thể thao quốc gia của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo (무도, 武道) thường được tập luyện nhiều nhất của người dân nước này. Đây cũng là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới.

 

Đại sư Tây Sơn sinh vào ngày 26 tháng 3 năm 1520, niên hiệu Triều Tiên Trung Tông (朝鮮中宗, 조선중종) năm thứ 15,tại Anju, tỉnh Pyeongan-do (平安道安州), Triều Tiên; hựu danh Vân Hạc (雲鶴) tự Huyền Ưng (玄應) hiệu Thanh Hư (清虛), vị Tăng lữ Thiền tông danh tiếng vào triều đại Joseon (Triều Tiên).

 

Ngài tục danh Thôi Nhữ Tín (최여신, 崔汝信). Thế nhân thường gọi Đại sư Tây Sơn, Tăng Tướng quân (승군장, 僧軍將), Nghĩa Tăng Tướng (의승장, 義僧將), Bạch Hoa Đạo nhân (백화도인, 白華道人), Phong Nhạc Sơn nhân (악산인, 楓岳山人), Đầu Lưu Sơn nhân (두류산인, 頭流山人), Diệu Hương Sơn nhân (묘향산인, 妙香山人), và sau khi từ chức “Thiền giáo Lưỡng tông Phán sự” (선교양종판사, 禪敎兩宗判事) Ngài có danh xưng “Tào Khê Thoái Ẩn” (조계퇴은, 曹溪退隱), Cứu Quốc (구국, 救國), Đại Công (대공, 大功), Tòng Vân (송운, 松雲). . . và nhiều danh hiệu khác nữa. Thân phụ của Ngài là cụ ông Thôi Thế Xương (최세창, 崔世昌) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Thị (김씨, 金氏).

 

Năm lên 9 tuổi, Hiền mẫu của Ngài đã từ trần, và sau đó cụ Thân sinh lại từ giã thế gian. Sau đó, Ngài đi theo một người bạn của cha là cụ Lý Tư Tăng (이사증, 李思曾) đến Seoul và bắt đầu sự nghiệp học văn tập võ trong 3 năm tại Đại học Thành Quân Quán (Sungkyunkwan University; 성균관대학교; 成均館大學校), học viện giáo dục cao nhất vào triều đại Joseon (Triều Tiên).

 

Năm lên 14 tuổi, Ngài trở nên thông minh xuất chúng, nhưng Ngài vẫn cảm thấy thất vọng bởi rất khó để có thể dành được một vị trí quan lại trong bộ máy triều đình khi bị trượt kỳ thi chính thức, và sự thiếu hụt về nền tảng gia đình vững chắc. Với những cảm giác thất vọng về thực tại của mình, Ngài cùng một số bạn hữu quyết định du hành đến những nơi mà họ có thể tìm thấy các vị Đại Đạo sư Phật giáo với trí tuệ siêu phàm nhất.

 

Tại Trí Dị sơn (지리산, 智異山), Ngài đến một tiểu Am gần ngôi già lam cổ tự Tân Hưng (신흥사, 新興寺), bái kiến Trưởng lão Hòa thượng Sùng Nhân (숭인장로, 崇仁長老), người đã có tác động rất lớn đến quyết định tối hậu của Ngài. Nơi đây, Trưởng lão Hòa thượng Sùng Nhân hướng dẫn Ngài tham học Phật pháp.

 

Ngài đã đặt câu hỏi: “Làm thế nào để Chân tâm hiển hiện? Tâm người giác ngộ như thế nào?”.

 

Trưởng lão Hòa thượng Sùng Nhân trả lời: “Tâm không phải là một vật và không thể diễn tả nó qua ngôn ngữ. Không ngoại hình, màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, tâm thuộc về một thế giới mà không thể biết được thông qua cái biết của bộ não. Do đó, để có thể tỏ ngộ được tự tâm, mỗi người phải tự tu hành tự thành Phật đạo”. Sau đó, Trưởng lão Hòa thượng Sùng Nhân nhấn mạnh rằng: “Nếu con đọc kỹ và quán chiếu Kinh văn sâu sắc. Con có thể vào đất Chân tâm một cách dễ dàng”.

 

Vì trước kia đã quen với việc nghiên cứu và đọc các sách Nho Giáo, Ngài nhanh chóng quen với việc nghiên tầm Tam Tạng Kinh Điển, kinh văn Phật giáo và ngộ ra sự vô thường nhân sinh và điều thiết yếu của việc tu tập. Trong khi những người bạn đã quay trở lại Seoul, Ngài quyết định ở lại đây tu tập và đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Sùng Nhân xin làm đệ tử và tiếp tục tu học Phật pháp.

 

Ngài vân du đó đây các nơi như Hoa Nghiêm động (화엄동, 華嚴洞), Thất Phật động (칠불동, 七佛洞). Sau đó, Ngài đảnh lễ xin tham cứu Thiền học với Thiền sư Phù Dung Linh Quán (부용영관대사, 芙蓉靈觀大師, 1485~1572), vị Thiền sư ngộ đạo nhờ chuyên tâm thực hành Tham thoại đầu và từ việc tầm chương trích cú kinh văn giáo lý. Dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Phù Dung, Ngài chuyên tâm tham Thiền trong nhiều năm và có sự phát sinh trí huệ, nhưng vẫn chưa đại ngộ, và vì thế Ngài càng quyết tâm dụng công phu tu tập hơn. Một đêm nọ, khi đang tọa Thiền, Ngài nghe tiếng chim cu hót và hoát nhiên đại ngộ. Ngài liền ngẫu hứng thuyết kệ ngộ đạo:

 

십년단좌옹심성

관득심림조불경

작야송담풍우악

어생일각학삼성

 

十年端坐雍心誠

觀得深林鳥不驚

昨夜從潭風雨渥

魚生一覺鷽三聲

 

Thập niên đoan tọa ủng tâm thành,

Quán đắc thâm lâm điểu bất kinh,

Tạc dạ tùng đàm phong vũ ác;

Ngư sanh nhứt giác, hạc tam thanh.

 

Dịch:

 

Mười năm ngồi tĩnh lặng tâm an,

Chim ẩn non cao thấy chẳng màng,

Đêm qua mưa sủng bên đầm lạnh;

Cá bừng tỉnh giấc hạc kêu oang.

(Thích Ngyên Hiền dịch)

 

Sau đó, sư được Thiền sư Phù Dung ấn khả chứng minh và truyền pháp kế vị truyền thừa Thiền phái Tào Khê đời thứ 63 tính từ sơ tổ Ma Ha Ca Diếp, đời thứ 36 tính từ tổ Bồ Đề Đạt Ma và đời thứ 7 tính từ Thiền sư Thái Cổ Phổ Ngu (태고보우, 太古普愚, 1301-1382).

 

Đến năm 30 tuổi, Ngài nhậm chức Trụ trì Tổ đình Phụng Ân Tự (奉恩寺) và sau đó Ngài vân du khắp các chốn tòng lâm đại tự hoằng dương Phật pháp.

 

Vào năm 32 tuổi, sư bắt đầu giảng dạy và truyền bá Phật Pháp và đứng đầu trong việc kiểm tra các hoạt động tu tập tại các cơ sở tự viện Phật giáo. Và sau đó trở thành vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Triều Tiên lúc bấy giờ, cả về truyền thống thực hành Thiền Tông (Thiền) và nghiên cứu Kinh Điển (Giáo). Tuy nhiên, sau đó sư từ chức và trở về ngọn núi Kim Cương (금강산, 金剛山) và tiếp tục thực hành Thiền định và thu nhận, hướng dẫn tu tập cho các vị Thiền sinh trẻ tuổi cũng như sáng tác các tác phẩm Thiền học.

 Đại sư Tây Sơn vị Cao tăng Dấn thân vào đường Cứu quốc-02

Chiến đấu

 

Năm 1552, niên hiệu Triều Tiên Minh Tông (조선 명종, 朝鮮明宗) năm thứ 7, sau khi tốt nghiệp Đại học Thành Quân Quán và được bổ nhiệm chức “Thiền giáo Lưỡng tông Phán sự” (선교양종판사, 禪敎兩宗判事). Sự thành đạt và được chấp nhận của trong thời đại quân chủ Triều Tiên, là một sự kiện nổi bật trong chính sách Phật giáo của triều đại Triều Tiên.

 

Năm 1592, sau khi Phong Thần Tú Cát (とよとみ ひでよし, 豊臣 秀吉) cai trị và ổn định Nhật Bản trong Thời đại Chiến Quốc (戰國時代) xong, Đại sư Tây Sơn ta đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quy mô lớn vào Triều Tiên dưới triều đại Joseon. Năm 1592, sau khi yêu cầu của Nhật Bản về viện trợ để Nhật Bản chinh phục nhà Nguyên Trung Quốc bị Joseon từ chối, khoảng 200.000 binh lính Nhật Bản đã tiến vào xâm lược Triều Tiên. Lúc này, Đại sư Tây Sơn 72 tuổi đang ẩn cư trên núi Diệu Hiền (묘향산, 妙香山).

 

Mặc dù dưới triều đại Joseon, Phật giáo Triều Tiên phải đối mặt với sự khinh miệt và bài trừ do chính sách đàn áp Phật Giáo và tôn sùng Nho Giáo do tướng Lý Thành Quế (이성계, 李成桂) ban hành nhằm thu hút sự ủng hộ chính trị của các Nho sĩ để củng cố quyền lực và chống lại các đối thủ chính trị gia Phật giáo khi ông lật đổ Cung Nhượng Vương (공양왕, 恭讓王) của triều Cao Ly và lên ngôi Triều Tiên Thái Tổ. Tuy nhiên, Đại sư Tây Sơn vẫn nghĩ về lợi ích quốc gia và nói với các môn đệ rằng mặc dù quốc gia đã từ bỏ Phật Giáo, nhưng Phật giáo không bao giờ từ bỏ quốc gia, vì quốc gia là nơi mà vô số chúng sinh cần được cứu độ thông qua đại từ bi tâm. Ngay cả khi ở độ tuổi 73, Đại sư vẫn đứng lên kêu gọi và chiêu mộ hơn 5000 tăng sĩ yêu nước và chỉ huy, lãnh đạo họ chiến đấu chống quân xâm lược và ghóp phần quan trọng vào những chiến thắng quân sự và cuối cùng đánh bại quân Nhật vào năm 1598.

 

Vào thời “Biến loạn Nhâm Thìn” (임진왜란, 壬辰倭亂), Quốc vương Triều Tiên Tuyên Tổ (조선 선조, 朝鮮宣祖) đã ban Thánh chỉ phong Đại sư Tây Sơn chức “Tổng nhiếp Bát Đạo Đô” (팔도도총섭, 八道都摠攝), và hiệu triệu tăng sĩ Phật giáo toàn quốc nổi dậy kháng chiến chống Đế quốc Nhật xâm lược. Mặc dù trên cương vị “Tổng chỉ huy Bát đạo Tăng binh” (八道僧兵的總指揮, 팔도승병총지휘), nhưng do tuổi cao sức yếu, Ngài đã trao quyền Tướng thống lĩnh Chỉ huy Tăng binh cho đệ tử là Đại sư Duy Chính Tứ Minh (유정사명대사, 惟政泗溟大師).

 Đại sư Tây Sơn vị Cao tăng Dấn thân vào đường Cứu quốc-01

 

Thị tịch

 

Sau khi lãnh đạo các tăng sĩ chiến đấu chống lại quân xâm lược Nhật Bản thành công, Đại sư đã trao lại nhiệm vụ lãnh đạo này lại cho các đệ tử của mình và quay trở lại núi và chuyên tâm tu hành.

 

Vào ngày 23 tháng 1 năm 1604, với tuyết phủ xung quanh Am Viên Tịch (원적암, 圓寂菴), Diệu Hiền (묘향산, 妙香山), , tỉnh Pyeongan-do (平安道安州), Triều Tiên. Đại sư thuyết pháp lần cuối cho các môn đệ về công án “Tâm“ mà mình đã trọn đời tu tập. Và trao bức chân dung của mình cho các môn đệ và viết những lời cuối cùng:

 

“Tám mươi  năm trước, thứ đó chính là tôi. Tám mươi năm sau, và bây giờ tôi không còn là thứ đó“ (‘80년 전에는 그가 나이더니, 八十年前渠是我), 80년 후에는 내가 그로구나, 八十年後我是渠’).

 

Ngài ngồi kiết già trong tư thế hoa sen và thanh thản an nhiên Viên tịch. Hưởng thọ 84 tuổi, Giới lạp 67 Hạ. Đại Sư để lại nhiều tác phẩm Thiền học quý báu, trong đó tác phẩm Thiền Gia Quy Giám đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có bản tiếng Việt.

 

Đại sư đã đào tạo hơn 1000 môn đệ và trong số đó có hơn 70 nhân vật xuất chúng. Trong số những vị này, 4 môn đệ xuất sắc nhất là: Đại sư Tứ Minh (사명대사, 四溟大師, 1544 -1610), Thiền sư Tiên Dương Ngạn Cơ (편양언기선사, 鞭羊彦機禪師, 1581~1644), Đại sư Tiêu Dao Thái Năng (소요 태능대사, 逍遙 太能大師,  1562-1649), (정관일선대사, Đại sư Tĩnh Quán Nhất Thiền 靜觀 一禪 大師, 1533 -1608).

 

Những trước tác (저작, 著作) của Ngài lưu lại hậu thế:

 

“Thiền gia Quy Giám” (선가귀감, 禪家龜鑑)

“Nho gia Quy Giám” (유가귀감, 儒家龜鑑)

“Đạo gia Quy giám” (도가귀감, 道家龜鑑)

“Thiền giáo Thích” (선교석,  禪敎釋)

“Thiền giáo Quyết” (선교결, 禪敎訣)

“Tâm Pháp Yếu Sao” (심법요초, 心法要抄)

“Vân Thủy Đàn” (운수단, 雲水壇)

“Thuyết Thiền Nghi” (설선의, 說禪儀)

“Tam Lão Hành Tích “ (삼로행적, 三老行蹟)

“Thanh Hư Đường Tập” (청허당집, 淸虛堂集)

 

Đại sư Tây Sơn là một vị Thánh Tăng thị hiện trên mãnh đất đầy biến động của giai đoạn cuối thế kỷ 16 Triều Tiên, Ngài đã mồi ngọn đèn Thiền Đạt Ma, nối mạng mạch suối nguồn Tào Khê tuôn dòng chảy vô tận, Ngài là một trong những vị tỏa sáng ánh quang minh Từ bi, Trí tuệ, đại hùng đại lực của Phật giáo Hàn Quốc.

 

Sự thị hiện của Ngài chính là một đóa sen, nằm giữa ao bùn mà vẫn toả ngát hương, ngào ngạt khắp muôn phương. Đại sư Tây Sơn (서산대사, 西山大師 đã viên tịch thời gian bao thế kỷ, hành trạng cuộc đời và sự nghiệp của Ngài, thời gian trăm năm trôi qua, nhưng danh thơm tiếng tốt của Ngài mãi với non sông đất nước Hàn Quốc, trái tim của Ngài vẫn cùng nhịp thở với muôn vật và con người xứ Kim Chi.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Contents History)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 13021)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
17/06/2011(Xem: 5822)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắng có dụng ý khi thiền định không là thiền định.
14/06/2011(Xem: 8288)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có những nghiên cứu riêng chỉ ra rằng, Việt Nam có vị Thiền sư Tăng Hội, lớn hơn cả Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - người mà chúng ta đang thờ là Sơ tổ Phật giáo - tới 300 tuổi. Nội dung này nằm trong bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức".
12/06/2011(Xem: 7669)
Trong bối cành một thế giới đang hừng hực nóng từ lò lửa Trung Đông đến biên giới Thái-Miên, câu hỏi về sự hiệu nghiệm của tranh đấu theo phương pháp “Bất Bạo Động” bỗng trở nên quan trọng . Từ “Vô Vi” của Lão Tử đến “Bất Bạo Động” của Gandhi là một con đường dài dẫn chúng ta từ an sinh cá nhân đến tranh đấu cho xã hội. Và nói theo Marx thì có xã hội là có bất công. Nhất là khi nhìn vào cả hai xã hội Cộng sản và Tư bản ngày nay, con cháu của Marx lại càng phải vất vả tranh đấu chống bất công trường kỳ hơn cả Mao, thường trực hơn cả Trotsky, sáng tạo hơn cả Obama.
11/06/2011(Xem: 5481)
Người đàn ông tên Nhật Trung, sinh ra tại đất Long Khánh – Đồng Nai, nhưng sinh sống và lập nghiệp tại 1 vùng đất miền Trung. Ông là chủ 1 nhà hàng có tiếng chuyên phục vụ khách bằng các trò mua vui trên thân xác và tính mạng của những con vật tội nghiệp. Theo như ông kể: Vốn chưa từng biết ghê tay trước nhưng cảnh giết mổ nào, bản thân ông cũng là 1 kẻ “khát” cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính bản thân mình.
11/06/2011(Xem: 6639)
Đường Đến Bình An Thật Sự (11)
11/06/2011(Xem: 7261)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11248)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 6958)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 15183)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]