Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

31/10/202013:59(Xem: 5582)
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

(1911-1987)

 HT Thích Vĩnh Đạt

Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật.

 

Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Bấy giờ trong chùa tăng chúng tu học khá đông, nên ngài được Hòa thượng bổn sư cho làm thị giả hầu nhị vị tôn đức đại lão Hòa thượng Lê Khánh Hòa (cha đẻ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20) là đồng môn huynh đệ của Hòa thượng bổn sư ở chùa Tiên Linh, tỉnh Bến Tre và làm thị giả đại lão Hòa thượng Như Nhãn Từ Phong (Chứng minh Đạo sư Hội Lưỡng Xuyên Phật học), xóm Chợ Gạo, làng Tân Hòa Đông, tổng Long Trung, tỉnh Chợ Lớn (nay ở số 345/45 đường Hùng Vương, Quận 6, TP.HCM).

 

Năm 20 tuổi (Tân Mùi, 1931) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 6, Đại giới đàn tổ chức tại Long Nhiễu Tự, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, ngài được thọ cụ túc giới, rồi đi tham học các nơi. Bấy giờ bắt đầu có phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ do đại lão Hòa thượng Khánh Hòa chủ xướng. Nhiều Phật học đường được tổ chức khắp nơi để đào tạo tăng tài, quan trọng nhất là Phật học đường Lưỡng Xuyên. Đến đâu ngài cũng một lòng khiêm cung học hỏi và gìn giữ tốt nếp sống thanh qui tự viện, nên được mọi người mến thương, nhắc nhở.

 

Năm 24 tuổi (Ất Sửu, 1925) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10, ngài được Hòa thượng bổn sư truyền pháp, ban cho bài kệ như sau:

 

紅煇继正宗

幸和福慧通

永傳僧續道

薘悟了真空

 

Hồng huy kế chánh tông

Hạnh hòa phúc tuệ thông

Vĩnh truyền Tăng tục đạo

Đạt ngộ liễu chân không.

 

Sau  đó được Hòa thượng bổn sư bổ nhiệm trụ trì các tự viện như: Tổ đình Long Khánh (chùa Ông Đồ) - ấp An Hòa, xã An Bình Tây, huyện Ba Tri; chùa Mỹ Thành - ấp 2, xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri; chùa Bửu Linh (do tổ Lê Khánh Hòa sáng lập năm 1908 - cơ sở nuôi chứa chiến sĩ Cách mạng thời kháng Pháp) - ấp 3, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm... (tất cả những ngôi tự viện này ngài đều giao lại cho Pháp tôn Thích Hiển Pháp trụ trì).

 

Sau việc khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo cả nước, thành lập nhiều trường Phật học, đào tạo được một thế hệ tăng ni có phẩm hạnh, có trình độ Phật học, trình độ văn hóa xứng đáng là sứ giả Như Lai. Đặc biệt có nhiều tông môn còn bồi dưỡng cho thế hệ sau theo đường hướng “Dân tộc - Đạo pháp” nên sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tăng ni “cởi áo cà sa khoác chiến bào” tham gia hai thời kỳ kháng chiến, góp phần giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Ngài cùng toàn dân chống giặc cứu nước. Trong thời gian này ngài tham gia công tác cho Mặt trận Việt Minh và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre.

 

Trong quá trình hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sinh, ngài đã từng trụ trì nhiều ngôi tự viện Phật giáo các tỉnh như chùa Long Phước (thị xã Vĩnh Long), chùa Vạn Đức (nơi đặt Phật học đường Sóc Trăng). Trụ trì Sắc tứ Tam Bảo cổ tự, Hà Tiên, nơi đây ngài tổ chức khóa an cư kiết hạ và lớp giáo lý dạy Phật pháp căn bản cho phật tử.

 

Năm Nhâm Dần (1962), sau khi dự khóa tu nghiệp trụ trì “Như Lai sứ giả” tổ chức tại chùa Pháp Hội (Sài Gòn), ngài được Chư tôn đức Giáo hội Tăng già Nam Việt bổ nhiệm về trụ trì Phước Hưng cổ tự tại Sa Đéc.

 

Ngày chính thức phương trượng trụ trì ngôi già lam Phước Hưng cổ tự, ngài được Hòa thượng Thích Thiện Hòa tặng câu đối:

 

永保禪家興萬代

達成住所福千秋

 

Vĩnh bảo thiền gia Hưng vạn đại

Đạt thành trụ sở Phước thiên thu.

 

Câu đối như chúc sự đức hóa trụ trì của Hòa thượng Vĩnh Đạt mãi mãi truyền lưu hậu thế và ngôi già lam Phước Hưng cổ tự luôn luôn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhà, nơi quy tự của chư tôn giáo phẩm Phật giáo lãnh đạo thừa hành phật sự, tác Như Lai xứ, trì Như Lai tạng.

 

Khi đảm nhiệm chức vụ trụ trì, ngài bắt tay vào việc chỉnh đốn lại quy luật thiền môn cho phù hợp với đường lối Giáo hội đương thời, kiến thiết và sửa sang lại chánh điện, cổng rào, Đông Tây lang, kiến tạo lại các tháp của chư vị trú trì tiền bối, xây thành tượng đài Quán Âm lộ thiên. Ngài còn cho xây Phật học đường chùa Bửu Quang và tháp thờ Xá lợi Phật trong khuôn viên chùa, xây tăng xá, Pháp Bảo đường để tàng trữ kinh sách, làm cơ sở cho Phật học viện trong tương lai. Công trình này rất qui mô, nên thực hiện trong nhiều năm cho đến cuối đời ngài vẫn chưa hoàn mãn. Mặc dù chưa hoàn chỉnh hết, nhưng trên đại thể phong cảnh rất đẹp, làm tăng thêm pháp hỷ cho mọi người.

 

Năm Quý Sửu (1973), Đại giới đàn do ngài tổ chức tại Bổn tự Phước Hưng cổ tự và ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Tháng 11 năm 1981 (Tân Dậu), Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội, để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngài là đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Tháp.

 

Sau ngày nước nhà thống nhất, năm Nhâm Tuất (1982) Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp được thành lập, ngài lại hoan hỷ lãnh trọng trách Trưởng BTS tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, khai mở và chứng minh các đàn giới, các khóa an cư kiết hạ trong tỉnh cho đến ngày viên tịch.

 

Năm Quý Hợi (1983), Đại giới đàn Pháp Hoa tại Phước Ân cổ tự, ngài được cung thỉnh đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Năm 1987, huyễn thân tứ đại đến hồi suy yếu. Dù pháp thể bất an, ngài vẫn thản nhiên giữ chánh niệm. Vào đêm Rằm tháng 9 năm Đinh Mão (07/10/1987), sau khi tắm gội sạch sẽ, ngài cho gọi môn đồ đến dặn dò các phật sự và chuyển giao công việc còn lại. Thấy môn đồ buồn khóc trước lúc vĩnh ly, ngài bèn nhắc lời Cổ Đức rằng:

 

生從何處去

死從何處來

知得來處去

芳茗學道人

 

Sinh tùng hà xứ khứ

Tử tùng hà xứ lai

Tri đắc lai xứ khứ

Phương danh học đạo nhân.

 

Đọc xong ngài an nhiên từ biệt đại chúng: Mô Phật hoan hỷ, tu hành là thắng toàn!

 

Ngài ngồi trên chiếc ghế gỗ, tay lần tràng hạt, miệng niệm Phật an nhiên. Viên tịch vào giờ Hợi sau ba hồi chuông trống Bát Nhã chấn động đất Sa Giang. Trụ thế 76 xuân, Giới lạp 56 hạ, Pháp lạp 52 thu.

 

Thời Giáo hội Tăng già Nam Việt, ngài được sự ưu ái đặc biệt, quý mến của vị đồng môn huynh đệ trong tông phong là đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa (Trưởng tử Tổ sư Lê Khánh Hòa) trị sự Trưởng Giáo hội Tăng già Việt Nam (1953-1963). Lúc bấy giờ nơi nào phật sự tại một số các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cụ Thiện Hòa đều nhờ ngài hỗ trợ tăng sự và trụ trì một số tự viện lớn.

 

Lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt, tính khí cương trực, thân giáo uy đức trang nghiêm, khiến người trên quý mến, kẻ dưới tôn kính.

 

Ngài là bậc danh tăng nổi tiếng về văn hóa nghệ thuật nhạc lễ Phật giáo, sáng tác điệu tán cửu đẩu (đẩu 9), biểu trưng cho PG Đồng bằng Sông Cửu Long, kiện toàn trong mọi lĩnh vực. Ngoài tinh thông Phật học, ngài còn giỏi ngoại khoa như Đông y, Nam dược, xem mạch bốc thuốc và một số vô dược liệu pháp, phong thủy địa lý...

 

Từ lúc ấu niên xuất gia cho đến khi viên tịch, ngài là một vị giới đức kiêm ưu tiêu biểu, suốt đời thiểu dục tri túc, an bần lạc đạo, cho đến lúc tuổi già sức yếu cũng vẫn tự giặt giũ, ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, mang đôi guốc gỗ, ngủ trên chiếc giường gỗ thô sơ, trải chiếu cỏ.

 

Đi phật sự nơi đâu chỉ một mình đơn điệu, không cần thị giả theo hầu. Đặt biệt có ai cúng món đồ quý báu gì, khi trong chư tăng có nhu cầu muốn dùng thì ngài tặng ngay và ngài nổi tiếng với câu chào: Mô Phật hoan hỷ!

 

Thị giả Thích Vân Phong kính ghi




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 58685)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8802)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 8906)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19811)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
27/08/2010(Xem: 24129)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
26/08/2010(Xem: 15539)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7298)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7425)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8793)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]