Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài Nét Về Nữ Cư Sĩ Maya Soetoro - Em Gái Cựu Tổng Thống Barack Obama

22/10/202007:36(Xem: 7072)
Vài Nét Về Nữ Cư Sĩ Maya Soetoro - Em Gái Cựu Tổng Thống Barack Obama

Vài Nét Về Nữ Cư Sĩ Maya Soetoro - Em Gái Cựu Tổng Thống Barack Obama

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  1

Cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là em gái cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ thứ 44, Barack Obama.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là ai?

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  2

Hình 02: Khi còn bé, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng nằm trong vòng tay ấm êm của người mẹ hiền, thân phụ và người anh trai, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

 

Được biết đến nhiều nhất với tư cách là em gái cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã trở thành tâm điểm chú ý, từ khi cô tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2007.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là một nhà nghiên cứu và giáo dục. Cô đã làm việc tại một số trung tâm, trường Cao đẳng và đã chứng tỏ mình là một học giả, một Phật tử.

 

Ngoài ra, cô còn là một nhà văn, và đã viết một cuốn sách dành cho trẻ em có tựa đề “Ladder to the Moon -Bậc thang lên Mặt Trăng” Hiện nay cô đang tiếp tục viết để sớm xuất bản thêm các tác phẩm của mình. Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng được biết đến với sự bén nhạy trong xử trí và hài hước, một đặc điểm mà cô chia sẻ với anh trai Barack Obama.

 

Cô thường hay kể cho các con và các cháu (con của Barack Obama) biết cô là người Phật tử, thực hành theo đạo Phật về mặt Triết học (philosophically Buddhist), và tích cực tham gia hoạt động từ thiện xã hội. Cô thông thạo nhiều thứ tiếng, Indonesia, Tây Ban Nha và tiếng Anh. Cô cũng đã lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc, và sự cần thiết phải giới thiệu sự đa dạng văn hóa cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Cô yêu thích di sản Indonesia của mình, và cả nguồn gốc Trung Quốc huyết thống của chồng cô. Cô là một người được sự thần tượng yêu thích của hai cháu gái Malia và Sasha (2 cô con gái của cựu Tổng thống Barack Obama). Bởi cô có nền giáo dục đa văn hoá nên cô ủng hộ sự đa dạng văn hóa và là người cổ vũ cho hòa bình. Cô là người đồng sáng lập “Ceeds of Peace”, một tổ chức xây dựng hòa bình phi lợi nhuận, tổ chức tạo ra các hội thảo về kế hoạch hành động xây dựng hòa bình cho các nhà giáo dục, gia đình và các nhà lãnh đạo cộng đồng. Cô cũng là người đồng sáng lập Viện Khí hậu và Hòa bình (the Institute for Climate and Peace), thúc đẩy tương lai hòa bình, thích ứng với khí hậu bằng cách khai thác trí tuệ, sức mạnh, sự khéo léo và lắng nghe yêu cầu của các cộng đồng để Viện Khí hậu và Hòa bình đáp ứng, tất cả vì sự hạnh phúc chung của nhân loại.

 

Thời thơ ấu

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng tên khai sinh là Maya Kassandra Soetoro, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1970 (14/7/Canh Tuất) tại Bệnh viện Saint Carolus, một bệnh viện Thiên Chúa giáo ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Thân sinh của cô là cụ ông Lolo Soetoro, một doanh nhân người Indonesia và Hiền mẫu là cụ bà Ann Dunham, một nhà nhân chủng học văn hóa người Mỹ gốc Anh, Ireland và Đức.

 

Cha mẹ của cô ly hôn năm 1980, khi ấy cô mới 10 tuổi. Kể từ đó, cô dành thời gian sống với mẹ và người anh cùng cha khác mẹ là Barack Obama. Khi cha cô tái hôn, cô có một người anh cùng cha khác mẹ tên là Yusuf Aji Soetoro (sinh năm 1981) và một người  chị cùng cha khác mẹ tên là Rahayu Nurmaida Soetoro (sinh năm 1984).

 

Khi sống tại Indonesia, cô được mẹ cho học tại nhà cho đến khi cô lên 11 tuổi. Từ năm 1981 đến năm 1984, cô theo học Trường Quốc tế Jakarta, Indonesia. Giống như người anh Barack Obama, cô chuyển đến Hawaii, theo học tại trường Trung học Punahou ở thành phố Honolulu, bang Hawaii, Hoa Kỳ và tốt nghiệp năm 1988.

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  3

Hình 3: Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và người anh trai cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thời thơ ấu với mẹ và ông nội

 

Bà ngoại Madelyn Dunham: Madelyn Lee Payne Dunham sinh năm 1922 tại Peru, Kansas, Hoa Kỳ là con cả của Rolla Charles Payne & Leona Belle. Bà được cả Barack và Maya gọi một cách trìu mến là "Toot" (tutu là một từ Hawaii để chỉ bà)

 

Bà qua đời vào tháng 11 năm 2008, chỉ hai ngày trước khi Barack Obama được bầu làm Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.)

 

Cụ Onyango Obama: Onyango Obama (1895-1979) là ông nội của Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và Barack Obama, ông là nhân viên công ty Đông Ấn của Anh, ông làm đầu bếp cho các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo. Anh ấy đã đi khắp Châu Âu, Ấn Độ và Zanzibar. Ông đã thay đổi tôn giáo của mình sang Hồi giáo từ Công giáo La Mã trong những năm du hành.)

 

Cô học Đại học Barnard, thuộc Đại học Columbia, Manhattan, New York, Hoa Kỳ và nhận bằng Cử nhân năm 1993. Sau đó cô nhận bằng Thạc sĩ tại Đại học New York về Nghiên cứu Ngôn ngữ Trung học, và một bằng Thạc sĩ khác về Giáo dục Trung học từ cùng một trường Đại học.

 

Năm 2006, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng hoàn thành học vị Tiến sĩ về “Giáo dục Quốc tế và So sánh” (Comparative and International Education -CIE) tại Đại học Hawaii, Hoa Kỳ.

 

Mối quan hệ của cô với anh Barach Obama vẫn không thay đổi trong suốt những năm qua, và họ vẫn thân thiết khi trưởng thành, cùng nhau đón Giáng sinh tại nhà của họ tại Hawaii và tận hưởng niềm vui  bên nhau trong một gia đình hòa ái.

 

Sự nghiệp

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là Trợ lý Giáo sư tại Viện Giáo dục Sư phạm thuộc Đại học Giáo dục thuộc Đại học Hawaii, Hoa Kỳ.

 

Trước đó, cô đã giảng dạy trong Dự án Học tập, một trường Trung học cơ sở công lập tại New York, Hoa Kỳ, từ những thập niên 1996 đến năm 2000. Cô cũng là Giáo viên lịch sử Trung học ở Honolulu, Hoa Kỳ. Cô đã giảng dạy tại Phòng Thí nghiệm Giáo dục và Trường Nữ sinh Hawaii (La Pietra - Hawai'i School for Girls), Hoa Kỳ.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã làm việc như một nhà Tư vấn trong nghiên cứu. Nghiên cứu của cô tập trung vào Giáo dục Đa văn hóa và Quốc tế. Cô đã triển khai giáo dục hòa bình trong các trường công lập và tổ chức các buổi hội thảo để giúp những người cần được giúp hướng dẫn.

 

Người Sáng lập “Ceeds of Peace”, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã tạo điều kiện cho các lớp học về Văn hóa Thế giới, Lịch sử và Hiến pháp Hoa Kỳ và đào tạo những người Kiến tạo Hòa bình.

 

Cô từng là Chuyên gia Giáo dục tại Trung tâm Đông Tây, và đã cho phép trao đổi giáo viên từ Mỹ sang Trung Quốc và ngược lại.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng cũng đã nghiên cứu Khoa học Xã hội và Lịch sử từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cô là một phần của Cao đẳng Khoa học Xã hội tại Đại học Hawaii, Manoa, Hoa Kỳ.

 

Cô đã giúp đỡ người anh trai Barack Obama trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2007-2008. Vào tháng 5 năm 2007, bằng cách nghỉ việc hai tháng để vận động cho người anh trai kính yêu. Cô đã thể hiện tài hùng biện, sự tự tin và niềm nở, cổ vũ mạnh mẽ cho người anh trai. Cô tham gia Đại hội Quốc gia Dân chủ năm 2008, nơi cô diễn thuyết ngắn gọn về quá trình lớn lên cùng người anh trai và mang đến sự hiện diện của người Mỹ gốc Á trên diễn đàn.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng hiện đang làm việc tại Cộng đồng Tiếp cận và Dịch vụ Học tập, chuyên gia giảng dạy tại Viện Giải quyết Xung đột và Hòa bình Spark M. Matsunaga và là Giám đốc tại đây, đồng thời là cố vấn Chương trình Lãnh đạo ủa Quỹ Obama: Châu Á Thái Bình Dương. Cô giảng dạy các khóa học về: Giáo dục Hòa bình; Lịch sử Diễn biến Hòa bình, và Lãnh đạo chuyển đổi xã hội. Cô cũng giám sát externships (Kỳ thực tập là cơ hội học tập trải nghiệm) cho sinh viên đại học đang chuyên ngành hoặc trẻ vị thành niên, trong Nghiên cứu Hòa bình và tọa độ các chương trình học tập, phục vụ cộng đồng và toàn cầu của Học viện.

 

Cô đang viết một cuốn tiểu thuyết “Yellowood” dành cho thanh thiếu niên và một cuốn sách về giáo dục hòa bình.

 

Công trình

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là người sáng lập “Ceeds of Peace”, một tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp hỗ trợ cho các gia đình thiếu phúc phải lâm vào cảnh khổ đau, và phát triển các nhà lãnh đạo kiến tạo hòa bình. Tổ chức cũng hoạt động để  cải thiện cuộc sống của cộng đồng và sinh viên.

 

Cô cũng nói ngắn gọn về thành tích của Chính quyền Obama tại Hội nghị Quốc gia Dân chủ 2012 ở Charlotte, Bắc Carolina, vào ngày 4 tháng 9 năm 2012, chia sẻ với anh trai của Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, cựu huấn luyện viên trưởng đội bóng rổ nam của Đại học bang Oregon, Caraig Robinson.

 

Năm 2013, cô đã tham dự một sự kiện vinh danh những Nữ sinh tốt nghiệp từ trường Trung học Mercer Island và trrao cho học bổng Stanley Ann Dunhsm trị giá 5.000 USD.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng thường xuyên lên tiếng phản đối những lời chỉ trích và phân biệt đối xử của các sinh viên, thuộc chủng tộc lẫn nhau trong xã hội. Cô đã thực hiện một số cuộc hội thảo để giải quyết vấn đề này, và tạo nhận thức cho mọi người. Cô cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu và tôn trọng sự đa dạng của văn hóa.

 

Cô đã đồng Sáng lập Our Public School, một trường học phi lợi nhuận.

 

Năm 2016. Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng cùng với các đại diện của cô, đã tổ chức một cuộc đối thoại tại Viện Từ thiện Toàn cầu Trung Quốc và diễn thuyết về Từ thiện, Giáo dục và Trao đổi Văn hóa.

 

Thành tích & Giải thưởng

 

Lấy cảm hứng từ cái tên của mình Maya Angelou, cô luôn muốn trở thành một nhà văn. Khi ở tư dinh của anh trai Barack Obama, Chicago, Hoa Kỳ, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã viết một cuốn sách dành cho trẻ em có tựa đề “bậc Thang lên mặt trăng” (Ladder to the Moon). Cuốn sách kể về câu chuyện của một cô bé trèo lên mặt trăng để gặp bà của mình. Cô viết cuốn sách này vào năm 2011, và được truyền cảm hứng từ mối quan hệ giữa cô và hiền mẫu của cô.

 

Năm 2009, cô xuất hiện trong bộ phim tài liệu “By the People: The Election of Barack Obama” (Do người dân: Bầu chọn Barack Obama) với tư cách là một thành viên của gia đình cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Cô cũng xuất hiện trong một bộ phim tài liệu truyền hình khác "God Bless You Barack Obama" vào năm 2010.

 

Cô cũng đã xuất hiện với tư cách là chính mình và là khách mời trong bộ phim truyền hình "Piers Morgan Tonight" vào năm 2011 và trong “Today” vào năm 2012.

 

Cuộc sống đời tư

 

Cuộc sống gia đình của cô tràn ngập màu sắc tươi sáng, năm 2003, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã kết hôn với chàng Tiến sĩ Konrad Ng (吳加儒, Ngô Gia Nho), một người Canada gốc Hoa đến từ Burlington, Ontario, Canada. Anh chàng này mang Quốc tịch Hoa Kỳ và mang hai dòng máu Trung Quốc và Canada, hiện đang là quốc tịch Mỹ. Anh từng là Giám đốc Trung tâm Người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương Smithsonian và Trợ lý Giáo sư tại Học viện Truyền thông Sáng tạo tại Đại học Hawaii, Hoa Kỳ.

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  4

Hinh 4: Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và chồng Tiến sĩ Konrad Ng (吳加儒, Ngô Gia Nho), một người Canada gốc Hoa và con gái đầu lòng.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và chồng đồng chung một sở thích. Anh hiện là Giám đốc Điều hành Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Hồi giáo Doris Duke Shangri La tại Hawaii, Honoluu, Hoa Kỳ.

 

Sau một năm chung sống, cặp đôi đã cùng nhau chào đón đứa con đầu lòng vào năm 2004, và đặt tên cho cô bé là Suhaila. Con gái thứ hai của họ sinh năm 2008 được đặt tên là Savita.

 

Với những ảnh hưởng đa dạng về văn hóa và tâm linh từ truyền thống gia đình, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã xem đạo Phật là tôn giáo chính của mình, và đam mê nghiên cứu triết học Phật giáo.Cô miêu tả mình là một nhà giáo dục, nhà hoạt động và cũng đã đặt tên các con gái của mình theo tên tương ứng với âm dương Nhật-Nguyệt.

 

Cô rất thân thiết với người anh trai cùng cha khác mẹ của mình, Barak Obama và vợ của anh là Michelle. Cô rất yêu quý hai cháu gái của mình, Malia và Sasha, và thích dành thời gian cho chúng trong các kỳ nghỉ và những dịp khác.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng rất hiếu thảo với hiền mẫu, trước khi bà qua đời vì căn bệnh ung thư hưởng dương 52 tuổi. Cô thường nói về việc hiền mẫu sẽ rất vui khi thấy con trai yêu quý của bà, Barack Obama trở thành Tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ. Cô đã cố gắng phát triển mối quan hệ yêu thương với các con gái của mình, như cô đã từng bao năm gắn bó với Hiền mẫu kính yêu.

 

Lip:

 

How the Asia Pacific Shaped President Obama and his sister, Maya Soetoro-Ng

https://www.youtube.com/watch?v=UQan-fM1fTw

 

Maya Soetoro-Ng: My Brother is the President of the United States

https://www.youtube.com/watch?v=bYv_9_Em9Gw

 

 Maya Soetoro-Ng: My brother Barack Obama - BBC News

https://www.youtube.com/watch?v=sYmjpAj1fuQ

 

Maya Soetoro-Ng: Get Involved with Asian Americans and Pacific Islanders for Obama

https://www.youtube.com/watch?v=3J-QFLkl_FA

 

Ngày 25 tháng 8 năm 2008

Maya Soetero-Ng 2008 Convention Speech

Barak Obama’s sister Maya Soetero-Ng spoke to delegates at the Democratic National Convention.

https://www.c-span.org/video/?280553-5/maya-soetero-ng-2008-convention-speech&event=280553&playEvent

 

 Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Famous Bio)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2018(Xem: 9086)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 7237)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6685)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
20/07/2018(Xem: 8176)
Khóa tu mùa Hè Hoa Phượng Đỏ tại Tu viện Khánh An vào đầu tháng 7 đã qua nhưng đọng lại trong tôi dấu ấn cảm xúc vì rất nhiều hoạt động ý nghĩa làm sân chơi rất lành mạnh cho trẻ vừa học tập vừa rèn luyện. Cho con đi xong khóa hè về lòng nhẹ nhỏm đi rất nhiều vì những thay đổi rất tích cực của con mà đáng nói hơn là cảm xúc của chính bản thân tôi cũng được cơ hội gột rửa những phiền muộn khi tham gia Đêm Thắp Nến tri ân với nhiều ý nghĩa. TT Thích Trí Chơn đã cho các em giây phút trang nghiêm thanh tịnh dâng ngọn đèn cầu nguyện lên Tam Bảo. Giọng trầm ấm của Thầy đã dẫn đại chúng vào lời kinh thiêng trầm hùng, thanh thoát.
20/07/2018(Xem: 14036)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 7541)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
19/07/2018(Xem: 4719)
Không hiểu từ lúc nào mà tôi đã tập được thói quen công phu mỗi ngày hơn một tiếng đồng hồ và dành thời gian tương tự cho việc lướt qua các trang mạng phật giáo để chọn lựa những bài thật bổ ích cho cái trí óc còn non kém của mình, hầu học hỏi thêm dù biết rằng kiến thức đó phải được tư duy và trải nghiệm . Và tôi rất hài lòng về thói quen này vì đần dần tự nhiên giống như tôi được khích lệ và ngày nào tôi cũng cảm nhận được cái không gian êm dịu đã ghé vào thăm cuộc đời tôi và cứ như thế tôi trôi theo dòng chảy của cuộc đời dù không phải là thuận duyên lắm, do vậy con cái tôi thường nói đùa rằng " Mẹ không thể nào trầm cảm được đâu "
18/07/2018(Xem: 6679)
Trong tất cả vũ trụ pháp giới thì cái gì là sáng nhất? Chỉ có thể là trí huệ là ngọn đèn sáng nhất soi sáng sự tối tăm mê mờ của vô minh, phá tan xiềng xích của sự buộc ràng thân tâm. Trí huệ mang tới cho hành giả một sự minh triết sáng suốt, là gươm báu chém đứt tham, sân, si nơi cõi lòng của tam độc gây bởi tạo nghiệp vô minh. Chỉ có trí huệ rõ biết hết thảy những vô thường sinh tử luân hồi, để từ đó xa lìa sự đắm nhiễm tâm trần nơi cõi thế. Và giúp cho hành giả tu tập tìm về sự giải thoát khỏi mọi sự phiền não, khổ đau của kiếp sống vô thường.
17/07/2018(Xem: 5693)
Ông Thắng và bà Loan cưới nhau đã được bốn mươi năm. Năm nay ông được bảy mươi hai tuổi và bà Loan được bảy mươi. Thời thanh xuân ông bà đã trải qua với nhau một mối tình thơ mộng, đã tranh đấu chết sống với gia đình hai bên để vượt qua vấn đề môn đăng hộ đối. Cuối cùng được sự nhượng bộ của gia đình, một đám cưới tươm tất đã được diễn ra trong niềm hân hoan tột cùng của cô dâu, chú rể.
17/07/2018(Xem: 6349)
PERRIS, California (VB) – Chùa Hương Sen hôm cuối tuần Thứ Bảy ngày 14/07/2018 đã nhận một món quà tặng quý giá: 120 thùng sách Phật học. Đó là toàn bộ thư viện Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả lưu giữ trong nhiều thập niên tu học, hoạt động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]