Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền giả Yuval Noah Harari: “Mỗi cuộc Khủng hoảng cũng là một Cơ hội”

16/10/202017:22(Xem: 3822)
Thiền giả Yuval Noah Harari: “Mỗi cuộc Khủng hoảng cũng là một Cơ hội”

Thiền giả Yuval Noah Harari: “Mỗi cuộc Khủng hoảng cũng là một Cơ hội”

(Yuval Noah Harari: “Every crisis is also an opportunity”)

 Thiền giả Yuval Noah Harari

Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.

 

Đại dịch y tế toàn cầu này khác với các cuộc khủng hoảng y tế trong quá khứ như thế nào, và nó cho chúng ta biết điều gì?

 

Tôi không chắc đó là mối đe dọa y tế toàn cầu tồi tệ nhất mà chúng ta phải đối mặt. Đại dịch cúm năm 1918-1919 còn tồi tệ hơn, đại dịch AIDS có lẽ còn tồi tệ hơn, và các đại dịch ở các thời đại trước chắc chắn còn tồi tệ hơn nhiều. Khi đại dịch xảy ra, thực sự đây là một dịch nhẹ. Vào đầu những thập niên 1980, nếu các bạn bị AIDS – bạn sẽ tử vong. Cái Chết Đen là tên gọi của 1 đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV, mà đỉnh điểm là ở châu Âu trong 1346-1351, với số lượng người chết ở châu Âu và châu Á từ 75-200 triệu người.

 

Bệnh dịch Cái Chết Đen được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết 30% - 60% dân số của châu Âu (tương đương 25 - 50 triệu người) và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn 350 - 375 triệu người vào năm 1400.

 

Đại dịch cúm 1918 (tháng 1 năm 1918 - tháng 12 năm 1920) là một đại dịch cúm chết người một cách bất thường, vụ dịch cúm đầu tiên của hai đại dịch liên quan đến vi rút cúm A H1N1. Nó gây nhiễm 500 triệu người trên khắp thế giới, bao gồm các đảo xa xôi Thái Bình Dương và Bắc Cực, và giết chết khoảng 17 tới 100 triệu trong số những người bị nhiễm bệnh - từ 3 đến 5 phần trăm dân số thế giới và đã cướp đi sinh mạng của hơn 10% dân số ở một số quốc gia - khiến nó trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Ngược lại, COVID-19 giết chết hơn 5% những người bị nhiễm bệnh, và trừ khi một số đột biến nguy hiểm xảy ra, nó không có khả năng giết hơn 1% dân số của bất kỳ quốc gia nào.

 

Hơn nữa, trái ngược với các thời đại trước, hiện nay chúng ta có tất cả các kiến thức khoa học và công cụ công nghệ cần thiết để vượt qua dịch bệnh này. Khi Cái Chết Đen ập đến, con người hoàn toàn bất lực. Họ không bao giờ phát hiện ra điều gì đang giết chết họ, và có thể làm gì với nó. Năm 1348, Khoa y của Đại học Pari tin rằng, dịch bệnh là do một điều không may trong chiêm tinh – cụ thể là “sự kết hợp chính của ba hành tinh trong Bảo Bình (đã gây ra) (cung chiêm tinh thứ mười một trong Hoàng Đạo, bắt nguồn từ chòm sao Bảo Bình) sự biến chất chế người của không khí” (trích trong Rosemary Horrox ed. Cái chết đen, Nhà xuất bản Đại học Manchester, 1994, trang 159).

 

Ngược lại, khi COVID19 bùng phát, các nhà khoa học chỉ mất hai tuần để xác định chính xác loại virus gây ra dịch bệnh, giả trình tự toàn bộ gen của nó và phát triển các xét nghiệm đáng tin cậy cho căn bệnh hiểm ác này. Chúng ta biết phải làm gì để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này. Có khả năng là trong vòng một hoặc hai năm, chúng ta sẽ có vắc-xin.

 

Tuy nhiên, COVID-19 không chỉ là một khủng hoảng y tế. Nó dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị lớn. Tôi ít sợ Virus hơn là những con quỷ bên trong của loài người: tham lam, thù hận và si mê (tam độc). Nếu người ta đổ lỗi dịch bệnh cho người nước ngoài và người thiểu số; nếu các doanh nghiệp tham lam chỉ quan tâm đến lợi nhuận của họ; và nếu chúng ta tin vào tất cả các loại thuyết âm mưu – sẽ khó khăn hơn nhiều để vượt qua nạn dịch này, và sau này chúng ta sẽ sống trong một thế giới bị đầu độc bởi tham lam, giận dữ và si mê này. Ngược lại, nếu chúng ta phản ứng với dịch bệnh bằng sự đoàn kết và bao dung toàn cầu, và nếu chúng ta tin tưởng vào khoa học hơn là vào các thuyết âm mưu, tôi chắc chắn rằng chúng ta không chỉ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này, mà chúng ta thực sự mạnh mẽ hơn nhiều để thoát khỏi đại dịch hiểm ác này.

 

Sự giãn cách xã hội có thể trở thành chuẩn mực ở mức độ nào? Điều này sẽ có ảnh hưởng gì đến xã hội?

 

Trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng, việc giãn cách xã hội là không thể tránh khỏi. Virus corona lây lan bằng cách khai thác bản năng con người tốt nhất của chúng ta. Chúng ta là động vật xã hội. Chúng ta thích tiếp xúc, đặc biệt là trong thời gian khó khăn. Và khi người thân, bạn bè hay hàng xóm ốm đau, từ bi tâm của chúng ta nảy sinh và chúng ta muốn đến giúp họ. Virus corona đang sử dụng điều này để chống lại chúng ta. Đây là cách nó lây lan. Vì vậy, chúng ta cần hành động từ khối óc hơn là trái tim, và bất chấp khó khăn, hãy giảm mức độ tiếp xúc của chúng ta. Trong khi Virus corona là một phần thông tin di truyền vô tri, con người chúng ta có tâm thức, chúng ta có thể phân tích tình hình một cách hợp lý, và chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta hành xử. Tôi tin rằng một khi cuộc khủng hoảng kết thúc, chúng ta sẽ không thấy bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đến bản năng cơ bản của con người chúng ta. Chúng ta vẫn sẽ là động vật xã hội. Chúng ta sẽ vẫn thích liên lạc. Chúng ta vẫn sẽ đến để giúp đỡ bạn bè và người thân.

 

Ví dụ, hãy xem, những gì đã xảy ra với cộng đồng LGBT (đồng tính luyến ái nữ, đồng tính luyến ái nam, song tính luyến ái, chuyển giới và có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt, hoặc không nhận định mình theo bất kỳ nhãn nào),... sau sự bùng phát của bệnh AIDS. Đó là một trận dịch khủng khiếp, và những người đồng tính thường bị nhà nước bỏ rơi hoàn toàn, tuy nhiên dịch bệnh vẫn chưa gây ra sự tan rã của cộng đồng đó. Mà ngược lại, Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, các tình nguyện viên LGBT đã thành lập nhiều tổ chức mới dể giúp đỡ những người bệnh tật, truyền bá thông tin đáng tin cậy và đấu tranh cho các quyền chính trị. Vào những năm 1990, sau những năm tồi tệ nhất của đại dịch AIDS, cộng đồng LGBT ở nhiều quốc gia đã mạnh hơn trước rất nhiều.

 

Anh thấy thế nào về tình trạng hợp tác khoa học, và thông tin của nhà nước sau khủng hoảng? UNESCO được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến, để thúc đẩy hợp tác khoa học và trí tuệ thông qua luồng tư tưởng tự do. Liệu “luồng tư tưởng tự do” và sự hợp tác giữa các quốc gia có thể được tăng cường do hậu quả của cuộc khủng hoảng?

 

Lợi thế lớn nhất của chúng ta so với Virus corona là khả năng hợp tác hiệu quả của chúng ta. Một loại Virus ở Trung Quốc và một loại Virus ở Hoa Kỳ không thể trao đổi cho nhau những cái mẹo về cách lây nhiễm sang người. Nhưng Trung Quốc có thể dạy cho Mỹ nhiều bài học quý giá về Virus corona và cách đối phó với nó. Hơn thế nữa, thực sự Trung Quốc có thể cử các chuyên gia và thiết bị đến trực tiếp giúp đỡ Mỹ, và Mỹ cũng có thể giúp các quốc gia khác. Virus corona không thể làm bất cứ điều gì như vậy.

 

Và trong tất cả các hình thức hợp tác, việc chia sẻ thông tin có lẽ là quan trọng nhất, bởi các bạn không thể làm gì nếu không có thông tin chính xác. Các bạn không thể phát triển thuốc và vắc xin nếu không có thông tin đáng tin cậy. Thật vậy, ngay cả việc cách ly cũng phụ thuộc vào thông tin. Nếu các bạn không hiểu cách thức lây lan của một căn bệnh, làm thế nào các bạn có thể cách ly con người để chống lại Virs corona?

 

Ví dụ, cách ly chống lại bệnh AIDS rất khác với cách ly chống lại COVID-19. Để cách ly bản thân với AIDS, các bạn cần sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục, nhưng không có vấn đề gì khi trực tiếp nói chuyện với người HIV dương tính - hoặc bắt tay họ và thậm chí ôm hôn họ. COVID-19 là một câu chuyện hoàn toàn khác. Để biết cách thức cách ly bản thân khỏi một bệnh dịch cụ thể, trước tiên các bạn cần có thông tin đáng tin cậy về nguyên nhân gây ra dịch bệnh này. Nó là virus hay vi khuẩn? Nó có lây qua đường máu hay hơi thở không? Nó có nguy hiểm cho trẻ em hoặc người già không? Chỉ có một chủng Virus, hay một số chủng đột biến?

 

Trong những năm gần đây, các chính trị gia độc tài và dân túy không chỉ tìm cách chặn sự lưu thông tự do của thông tin, thậm chí còn làm suy yếu lòng tin của công chúng đối với khoa học. Một số chính trị gia đã miêu tả các nhà khoa học như một tầng lớp tinh nhuệ nham hiểm, không kết nối với “người dân”. Những chính trị gia này đã nói với những người ủng hộ của họ rằng, đừng tin những gì các nhà khoa học đang nói về biến đổi khí hậu, thậm chí về tiêm chủng. Bây giờ mọi người đều thấy rõ những thông điệp dân túy như vậy nguy hiểm như thế nào. Trong thời kỳ khủng hoảng, chúng ta cần thông tin được truyền tải một cách cởi mở, và chúng ta cần mọi người tin tưởng vào các chuyên gia khoa học hơn là các nhà chính trị mị dân.

 

May mắn thay, trong trường hợp khẩn cấp hiện nay hầu hết mọi người thực sự chuyển sang khoa học. Giáo hội Công giáo hướng dẫn các tín hữu tránh xa các nhà thờ. Israel đã đóng cửa các Giáo đường Do Thái của mình. Cộng hòa Hồi giáo Iran đang trừng phạt những người đến nhà thờ Hồi giáo. Các cơ sở tự viện của các giáo phái Phật giáo cũng đã công khai đình chỉ các buổi lễ. Và tất cả chỉ vì các nhà khoa học đã thực hiện một số tính toán, và khuyến nghị đóng cửa những thánh địa này.

 

Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ ghi nhớ tầm quan trọng của thông tin khoa học đáng tin cậy, ngay cả khi cuộc khủng hoảng này đã kết thúc. Nếu chúng ta muốn tận hưởng thông tin khoa học đáng tin cậy trong thời điểm khẩn cấp, chúng ta phải đầu tư vào nó trong thời gian bình thường. Thông tin khoa học không từ trên trời rơi xuống, cũng không phải xuất phát từ tâm trí của từng cá nhân thiên tài. Nó phụ thuộc vào việc có các tổ chức độc lập mạnh mẽ như trường đại học, bệnh viện và báo chí. Các tổ chức không chỉ nghiên cứu sự thật, mà còn được tự do nói cho mọi người biết sự thật, mà không bị Chính phủ độc tài nào đó trừng phạt. Phải mất nhiều năm để xây dựng các thể chế như vậy. Nhưng đó là điều rất đáng để chúng ta làm. Một xã hội cung cấp cho công dân một nền giáo dục khoa học tốt, và được phục vụ bởi các thể chế độc lập mạnh mẽ, có thể đối phó với dịch bệnh tốt hơn nhiều so với một chế độ độc tài tàn bạo, luôn phải có cảnh sát giữ trật tự một nhóm dân trí thấp.

 

Ví dụ, làm thế nào để các bạn khiến hàng triệu người rửa tay bằng xà phòng mỗi ngày? Một cách để làm điều này là đưa đến một cảnh sát, hoặc có thể là lắp đặt camera an ninh, trong mỗi nhà vệ sinh và trừng phạt những người không rửa tay. Một cách khác là dạy mọi người trong trường học về virus và vi khuẩn, giải thích rằng dùng xà phòng có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt những mầm bệnh này, và sau đó tin tưởng mọi người để họ tự quyết định. Các bạn nghĩ sao, phương pháp nào hiệu quả hơn?

 

Đâu là tầm quan trọng là các quốc gia hợp tác với nhau để phổ biến thông tin đáng tin cậy như thế nào?

 

Các quốc gia cần chia sẻ thông tin đáng tin cậy, không chỉ về các vấn đề cơ sở dịch vụ y tế hẹp, mà còn về hàng loạt các vấn đề rộng lớn khác – từ tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng đến tình trạng tâm lý của công dân. Giả sử quốc gia X đang tranh luận về việc áp dụng loại chính sách phong tỏa nào. Họ phải xem xét  không chỉ sự lây lan của dịch bệnh, mà còn cả chi phí kinh tế và tâm lý của việc phong tỏa. Trước đây, các quốc gia khác đã phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan này, và đã thử các chính sách khác nhau. Thay vì hành động dựa trên những suy đoán thuần túy, và lặp lại những sai lầm trong quá khứ, quốc gia X có thể xem xét hậu quả thực sự của các chính sách khác nhau được áp dụng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển, Ý và Vương quốc Anh. Do đó quốc gia X có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Nhưng chỉ khi tất cả các quốc gia này, báo cáo một cách trung thực không chỉ về số người bệnh và tử vong, mà còn cả những gì xảy ra với nền kinh tế của họ và đối với sức khỏe tâm thần của nhân dân.

 

Sự phát triển AI (trí tuệ nhân tạo, Artificial Intelligence) và nhu cầu về các giải pháp kỹ thuật đã chứng kiến sự tham gia của các công ty tư nhân. Trong bối cảnh này, liệu có còn khả năng phát triển các nguyên tắc đạo đức toàn cầu, và khôi phụ hợp tác quốc tế?

 

Khi các công ty tư nhân tham gia, việc xây dựng các nguyên tắc đạo đức toàn cầu, và khôi phục hợp tác quốc tế càng trở nên quan trọng hơn. Một số công ty tư nhân có thể được thúc đẩy bởi lòng tham nhiều hơn là sự đoàn kết, vì vậy các công ty này phải được quản lý cẩn thận. Ngay cả những hành động hảo tâm cũng không chịu trách nhiệm trực tiếp trước công chúng, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu để họ tích lũy quá nhiều quyền lực.

 

Điều này đặc biệt đúng khi nói về giám sát. Chúng ta đang chứng kiến sự ra đời của các hệ thống giám sát mới trên toàn thế giới, bởi cả chính phủ và các tập đoàn. Cuộc khủng hoảng hiện tại có thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giám sát. Thứ nhất, bởi vì cuộc khủng hoảng có thể hợp pháp hóa bình thường hóa, việc triển khai các công cụ giám sát hoàng loạt ở các quốc gia từ trước đến nay đã từ khước từ các công cụ này. Thứ hai, và thậm chí quan trọng hơn, nó có ý nghĩa là một sự chuyển đổi mạnh mẽ từ giám sát “qua da” sang giám sát “dưới da”.

 

Trước đây, các chính phủ và tập đoàn chủ yếu theo dõi hành động của các bạn trên thế giới – các bạn đi đâu, gặp ai. Bây giờ họ đã trở nên quan tâm hơn đến những gì đang xảy ra bên trong cơ thể các bạn. Trong tình trạng y tế, nhiệt độ cơ thể, huyết áp của các bạn. Loại thông minh tin sinh trắc học đó có thể cho các chính phủ và tập đoàn biết về các bạn nhiều hơn bao giờ hết.

 

Bạn có thể đề xuất một số nguyên tắc đạo đức về cách thức điều chỉnh các hệ thống giám sát mới này không?

 

Tốt nhất là hệ thống giám sát nên được vận hành bởi một cơ quan y tế đặc biệt, chứ không phải bởi một công ty tư nhân hoặc bởi các dịch vụ an ninh. Cơ quan y tế nên tập trung chủ yếu vào việc ngăn ngừa dịch bệnh và không có có lợi ích thương mại hoặc chính trị nào khác. Tôi đặc biệt hoang mang khi nghe người ta so sánh cuộc khủng hoảng COVID-19 với chiến tranh và kêu gọi các dịch vụ an ninh tiếp quản. Đây không phải là một cuộc chiến. Đó là một cuộc khủng hoảng y tế. Không có kẻ thù là con người để giết. Mà tất cả về việc chăm sóc mọi người. Hình ảnh chủ đạo trong chiến tranh là một người lính với khẩu súng trường lao về phía trước. Bây giờ hình ảnh trong đầu chúng ta phải là một y tá đang thay ga trải giường trong bệnh viện. Những người lính và y tá có cách suy nghĩ rất khác nhau. Nếu bạn muốn giao cho ai đó phụ trách, đừng để một người lính phụ trách. Mà hãy giao cho một y tá.

Cơ quan y tế nên thu thập lượng dữ liệu tối thiểu cần thiết, cho nhiệm vụ hẹp là ngăn ngừa dịch bệnh và không nên chia sẻ dữ liệu này với bất kỳ cơ quan chính phủ nào khác – đặc biệt là không được chia sẻ với cảnh sát. Cũng không nên chia sẻ dữ liệu với các công ty tư nhân. Phải đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được về các cá nhân, không bao giờ được sử dụng để gây hại hoặc thao túng những cá nhân này – ví dụ như dẫn đến việc mất việc làm hoặc mất bảo hiểm của họ.

 

Cơ quan chăm sóc y tế có thể cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu khoa học, nhưng chỉ khi thành quả của nghiên cứu này được cung cấp miễn phí cho nhân loại, và nếu bất kỳ khoản lợi nhuận ngẫu nhiên nào được tái đầu tư, để cung cấp cho mọi người dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn.

 

Trái ngược với tất cả những hạn chế này về chia sẻ dữ liệu, bản thân các cá nhân cần được trao quyền kiểm soát nhiều nhất đối với dữ liệu thu thập được về họ. Họ sẽ được tự do kiểm tra dữ liệu cá nhân của mình và hưởng lợi từ nó.

 

Cuối cùng, mặc dù các hệ thống giám sát như vậy có thể mang tính chất quốc gia, nhưng để thực sự ngăn chặn dịch bệnh, các cơ quan chăm sóc y tế khác nhau sẽ phải hợp tác với nhau. Bởi tác nhân gây bệnh không tôn trọng biên giới quốc gia, trừ khi chúng ta kết hợp dữ liệu từ các quốc gia khác nhau, sẽ rất khó để phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh. Nếu việc giám sát quốc gia được thực hiện bởi một cơ quan y tế độc lập, không có lợi ích chính trị và thương mại, thì các cơ quan quốc gia đó sẽ dễ dàng nhiều hơn để hợp tác trên toàn cầu.

 

Bạn đã nói gần đây về sự suy giảm niềm tin nhanh chóng trong hệ thống quốc tế. Anh nhìn nhận thế nào về những thay đổi sâu sắc bởi sự hợp tác đa phương trong thời gian tới?

 

Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Trong hiện tại nó phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta. Các quốc gia có thể lựa chọn cạnh tranh để giành nguồn lực khan hiến và theo đuổi chính sách vị kỷ và biệt lập, hoặc họ có thể chọn giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đoàn kết toàn cầu. Sự lựa chọn này sẽ định hình cả tiến trình của cuộc khủng hoảng hiện tại và tương lai của hệ thống quốc tế trong nhiều năm tới.

 

Tôi hy vọng các quốc gia sẽ lựa chọn đoàn kết và hợp tác. Chúng ta không thể ngăn chặn dịch bệnh này, nếu không có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới. Ngay cả khi một quốc gia cụ thể thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh, trên lãnh thổ của mình trong một thời gian, miễn là dịch bệnh tiếp tục lây lan ở nơi khác, nó có thể quay trở lại khắp nơi. Tệ hơn nữa, Virus corona liên tục đột biến. Một đột biến trong Virus corona ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, có thể làm cho nó dễ lây lan hơn hoặc gây tử vong nhiều hơn, gây nguy hiểm cho tất cả nhân loại. Cách duy nhất chúng ta có thể thực sự bảo vệ chính mình, là giúp bảo vệ tất cả nhân loại.

 

Điều này cũng đúng với cuộc khủng hoảng kinh tế. Nếu mỗi quốc gia chỉ chăm lo cho lợi ích của mình, thì kết quả sẽ là một cuộc suy thoái nghiêm trọng toàn cầu, nghiêm trọng ập đến với tất cả mọi người. Các quốc gia giàu có như Mỹ, Đức và Nhật Bản sẽ xáo trộn theo cách này hay cách khác. Nhưng các nước nghèo hơn ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh có thể hoàn toàn sụp đổ. Mỹ có thể chi trả gói giải cứu trị giá 2 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế của mình. Ecuador, Nigeria và Pakistan không có các nguồn tài nguyên tương tự.  Chúng ta cần một kế hoạch giải cứu kinh tế toàn cầu.

 

Thật không may, cho đến nay chúng tôi không thấy bất cứ điều gì giống như sự lãnh đạo mạnh mẽ toàn cầu mà chúng ta cần. Mỹ, quốc gia đứng đầu thế giới trong thời kỳ đại dịch Ebola 2014, và cuộc khủng hoảng tài chính 2008, đã từ bỏ công việc này. Chính phủ Donald Trumq đã nói rõ rằng, họ chỉ quan tâm đến nước Mỹ và đã từ bỏ ngay cả các đồng minh thân cận nhất của mình ở Tây Âu. Ngay cả khi Mỹ hiện đưa ra một kế hoạch toàn cầu, ai sẽ tin tưởng, và ai sẽ đi theo hướng dẫn của kế hoạch đó? Các bạn có đi theo một nhà lãnh đạo có phương châm là “Tôi là trên hết” không?

 

Nhưng mọi cuộc khủng hoảng cũng là một cơ hội. Hy vọng rằng, đại dịch hiện nay sẽ giúp nhân loại nhận ra mối nguy hiểm cấp tính toàn cầu do mất đoàn kết gây ra. Nếu thực sự dịch bệnh này cuối cùng dẫn đến sự hợp tác toàn cầu chặt chẽ hơn, đó sẽ là một chiến thắng không chỉ chống lại Virus corona, mà còn chống lại tất cả các mối nguy hiểm khác đang đe dọa loài người – từ biến đổi khí hậu đến chiến tranh hạt nhân.

 

Bạn nói về những lựa chọn mà bây giờ chúng ta đưa ra, sẽ ảnh hưởng đến xã hội của chúng ta như thế nào về kinh tế, chính trị và văn hóa, trong nhiều năm tới. Những lựa chọn này là gì và ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện?

 

Chúng ta phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn. Không chỉ là sự lựa chọn giữa chủ nghĩa biệt lập mang tính dân tộc, và sự đoàn kết toàn cầu. Một câu hỏi quan trọng khác là liệu mọi người sẽ ủng hộ sự trỗi dậy của các nhà độc tài, hay họ kiên quyết giải quyết tình trạng khẩn cấp theo cách dân chủ? Khi các chính phủ chi hàng tỷ USD để giúp đỡ các doanh nghiệp thất bại, liệu họ có cứu được các tập đoàn lớn hay các doanh nghiệp gia đình nhỏ? Khi mọi người chuyển sang làm việc tại tư gia và giao tiếp trực tuyến, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của lao động có tổ chức hay chúng ta sẽ thấy sự bảo vệ  tốt hơn cho quyền của người lao động?

 

Tất cả những điều này là lựa chọn chính trị. Chúng ta phải biết rằng, hiện nay chúng ta không chỉ đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế, mà còn là cuộc khủng hoảng chính trị. Giới truyền thông và người dân không nên để mình bị phân tâm hoàn toàn bởi dịch bệnh. Tất nhiên điều quan trọng là phải theo dõi tin tức mới nhất về chính căn bệnh – hôm nay bao nhiêu người đã chết? Có bao nhiêu người bị lây nhiễm? Nhưng điều quan trọng không kém là phải quan tâm đến chính trị, và tạo áp lực để các chính trị gia làm điều đúng đắn. Công dân nên tạo áp lực cho các chính trị gia hành động trên tinh thần đoàn kết toàn cầu; hợp tác với các quốc gia khác hơn là đổ lỗi cho họ; phân phối một cách công bằng; nên duy trì các nguyên tắc giám sát và đối trọng các quyền lực dân chủ - ngay cả trong trường hợp khẩn cấp.

 

Bây giờ là lúc để làm tất cả. Bất cứ chính phủ nào được chúng ta bầu trong những năm tới, sẽ không thể đảo ngược các quyết định đã được đưa ra ngay bây giờ. Nếu các bạn trở thành Tổng thống vào năm 2021, nó giống như đến một bữa tiệc khi bữa tiệc đã kết thúc, và việc còn lại để làm là rửa bát đĩa bẩn. Nếu các bạn trở thành Tổng thống vào năm 2021, các bạn sẽ phát hiện ra rằng, chính phủ tiền nhiệm đã  phân phối hàng chục tỷ USD – và các bạn có một túi nợ phải trả. Chính phủ trước đây đã tái cấu trúc thị trường việc làm – và các bạn không thể bắt đầu lại từ đầu. Chính phủ trước đây đã đưa ra các hệ thống giám sát mới – và chúng không thể bị xóa bỏ trong một sớm một chiều. Vì vậy, đừng đợi đến năm 2021. Hãy theo dõi những gì các chính trị gia đang làm ngay bây giờ.

 

(Các ý kiến được trình bày trong cuộc phỏng vấn này là của tác giả, và không nhất thiết là của UNESCO và không cam kết với Tổ chức).

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: UNESCO)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 310)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 1577)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
27/02/2024(Xem: 267)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Dân gian VN ta có câu: ''Lễ lạy quanh năm, không bằng tạo Phúc rằm tháng giêng?'' Vì sao thế? Vì ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày Rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau tạo phúc. Cùng trong ý niệm đó, xin chia sẻ với chư vị thiện pháp Rằm Thượng Nguyên tại quê nhà, qua lời tường trình của Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN!
16/02/2024(Xem: 391)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm Năm hết Tết đến rồi, trong tâm tình : ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'' của người con Phật, vào hôm qua (05 Feb 24) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
07/02/2024(Xem: 406)
Tại Bịnh Viện Ung Thư, Phân Khoa Nhi Đồng, Cô Giác Ngọc Phước, trao Tịnh Tài của Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas, tận giường bịnh cho các em đang được điều trị tại đây, đóng tiền Hóa & Xạ Trị.
03/02/2024(Xem: 444)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 THIỀN SƯ TRẦN NHÂN TÔNG ĐÃ NHẮC NHỞ GÌ... (HT. Thích Phước An), trang 4 BÊN THỀM CHÂN NHƯ (thơ HT. Thích Thắng Hoan), trang 5 DUYÊN SANH TỨC VÔ SANH (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 MỘT THOÁNG TRONG MƠ HIỆN TRỞ VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 16
01/02/2024(Xem: 512)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Ngào ngạt hương Xuân dẫu tại xứ Người không mất gốc Lung linh ánh lửa dù xa quê cũ chẳng quên nguồn.'' Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ và tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ gọi là: '' Của Ít Lòng Nhiều ''..
17/01/2024(Xem: 376)
Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức. Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!
18/12/2023(Xem: 782)
Hiểu thêm về chữ Tu Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là: Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)
18/12/2023(Xem: 803)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567