Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Câu Chuyện Về Thiền Định - Tập 3 (pdf)

11/10/202018:45(Xem: 15482)
Những Câu Chuyện Về Thiền Định - Tập 3 (pdf)

Những Câu Chuyện Về Thiền Định
MỘ VÂN CƯ
Người dịch: LÊ HẢI ĐĂNG
Nhà Xuât Bản Hồng Đức

(TẬP 3)

Bìa - Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 3)
pdf-icon
Những Câu Chuyện Về Thiền (tập 3)

Xin xem tập 1 ở đây
Xin xem tập 2 ở đây


Lời nói đầu

         Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta.

        “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.

         Lòng người đa phần bị mất đi bản tính trong sáng, ngay thẳng lúc không yên ổn. Nếu mọi tâm tư, tạp niệm không sản sinh, bản thân chỉ tĩnh tọa, ngưng thần, mọi ý nghĩ tự nhiên biến mất cùng với mây trắng bên trời, cùng với giọt mưa tí tách rơi, tâm hồn cảm nhận được sự thanh tẩy. Lắng nghe tiếng chim hót chíp chíp sẽ có một ý niệm yên vui. Nhìn cánh hoa bay thấy tâm hồn rạng rỡ. Như vậy, ở bất cứ nơi nào cũng đều có diệu cảnh chân chính, sự việc gì cũng chứa ẩn huyền cơ thật sự. Chỉ cần tâm có thể trong sạch, yên ổn, mọi thứ trong cuộc sống đủ sức tạo ra điều tốt đẹp vô hạn. Khiến cho con người vui vầy, đó chính là “Tâm để Bồ đề dịch không minh, Tĩnh tọa ngưng tư thiên địa không”.

        Sống trong đô thị phồn tạp, nếu có duyên vào thế giới Thiền, bạn sẽ phát hiện, Thiền là thứ trí tuệ cao vời nhằm tìm hiểu sự sống, tinh túy để ngộ đạo, cánh cửa mở ra con đường giải thoát cho tâm hồn, có thể giúp chúng ta tìm thấy khu vườn yên vui đã mất đi trong lòng.

         Thiền còn là phương thuốc diệu dụng chữa trị căn bệnh sốc nổi về tâm hồn con người hiện đại. Đối mặt với những khó khăn trong công việc bằng ý cảnh của Thiền, đưa TRÍ TUỆ THIỀN vào công việc có thể đột phá được cái tôi để vượt lên chính mình! Đối mặt với công việc bộn bề, thị trường phức tạp, quan hệ con người thay đổi vô thường, chỉ cần có tấm lòng Thiền (lòng tin, lòng yêu thương và lòng thành tâm) sẽ đủ sức gánh chịu chúng.

          Bởi vậy, đưa tinh thần Thiền, TRÍ TUỆ THIỀN vào đời sống và công việc sẽ giúp cho cuộc sống, công việc đạt tới cảnh giới cao hơn, khiến cho đời sống tinh thần của bạn càng sung túc, đời sống vật chất thêm tao nhã, đời sống đạo đức viên mãn hơn, đời sống tình cảm càng thuần khiết, quan hệ con người thêm hài hòa.

          Đọc và thưởng thức những câu chuyện nhỏ trong rừng Thiền kinh điển sẽ giúp bạn lĩnh ngộ sức hấp dẫn về tư tưởng độc đáo của Thiền trong sự cảm nhận tự nhiên thoải mái, giúp bạn hiểu mặc dù Thiền cao thâm, nhưng hình thức lại hết sức giản dị, sống động, điều gọi là không cần văn tự mà tiến thẳng vào lòng người. Mỗi câu chuyện trong sách đều thể hiện đầy đủ trí tuệ của Thiền gia, kinh điển Phật giáo, hàm chứa vô số ý nghĩa chân chính trong cuộc đời, thực là một cuốn sách tốt để giác ngộ cuộc đời.


 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2010(Xem: 7092)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 9148)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10349)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 9158)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7993)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5811)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10558)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7309)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8589)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 7094)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]