Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trọn Đời Cống Hiến

10/10/202010:46(Xem: 4931)
Trọn Đời Cống Hiến

TRỌN  ĐỜI  CỐNG  HIẾN
Thich Nhat Hanh9

Thời tiết tháng Tám sụt sùi rơi lệ, miền Trung hàng năm gánh chịu lắm thiên tai; Huế vừa trãi qua cơn bão, Hội An bị ngâp lụt, một số Tỉnh thành thấm đẫm mưa dầm!

Đâu đó, một góc xứ Huế thân thương, đồi thông rũ bóng che chắn các ngôi cổ tự rêu bám như lớp da xù xì lão hóa của người dân tẩm ướp nắng mưa qua bao thế hệ, cam chịu và sống chung với bao nghiệt ngã. Giữa mùa mưa bão, tiếng chuông chiều rên rĩ lãng đãng chìm trong không gian lạnh lẽo cô đơn; nhà nhà ủ kín then cài trốn cái lạnh thấu xương khi Đông chưa đến.

Thế mà, một trong những quê nghèo xơ xác của quê hương, ai ra đi cũng không khỏi chạnh lòng nhớ về chốn ấy; Nắng cháy da, lũy tre bờ sông không đủ che tàn bóng mát, lũ tràn về, ruộng đồng, sông rạch mênh mông biển nước, chuột, rắn, gia cầm giạt trôi ra biển đợi mỗi năm.

                                              ***

Con đường Nam Giao hiu hắc dẫn về Tổ đình danh tiếng. Cổng Tam quan vẫn im ỉm như chưa bao giơ mở rộng vòng tay đón nhận bao phiền muộn đời thường; Nơi ấy, sau cánh cổng, ngôi chánh điện uy nghi trầm lắng. “Sắc tứ Từ Hiếu tự” là một vinh dự được vua Tự Đức ái mộ đức Hiếu của cố Hòa Thượng Nhất Định tổ khai sơn, đối với mẹ, nguyên là một thảo am ẩn tu cùng mẹ. Năm 1848, HT viên tịch, vua cho trùng tu mở mang thành ngôi già lam. Từ Hiếu mang tính Đức Hiếu của người con Phật. Từ đó, trãi qua bao đời kế thế trụ Pháp vương gia, các bậc chân tu khả kính. Từ năm 1848 đến nay, các đời trụ trì tiếp tục tái thiết, trùng tu trở thành ngôi phạm vũ uy danh nơi chốn Sông Hương, núi Ngự.

Trong mãnh đất khô khốc, chớm nở một chồi hoa; Ngôi cổ tự bao sinh hoạt buồn vui đời Tăng lữ, trong đó, có những chú điệu được giáo dục nghiêm minh, từng lót dạ sắn khoai độn cơm hằng bữa, trái vả chấm chao  làm món ăn thường ngày, thế mà vẫn ê a trên lưng trâu, dưới cội thông ngấu nghiến các bộ luật, Tỳ ni Nhật dụng đợi ngày phủi chóp. Mưa vẫn mưa, nắng vẫn nắng bao mùa  lá rụng, các điệu lớn dần với thời gian, trôi giạt khắp bốn phương, người làm trụ trì, kẻ đi hoằng pháp, chú điệu Nguyễn Xuân Bảo năm xưa, rời khỏi quê nghèo, biến thành cánh chim bạt gió với đạo danh T.Nhất Hạnh. 16 tuổi khi thọ Sa di, những năm 1950 người đã có nhiều dự kiến đưa đạo Phật thoát khỏi sinh hoạt lối mòn. Miền Nam Việt Nam là đất dụng võ cho những tầm nhìn vượt thời gian, từ đây, thầy đóng góp cho PGVN không ít những công sức về giáo dục, văn hóa, xã hội, sáng tác hàng trăm tác phẩm nổi tiếng, trong đó, Hoa sen Trong biển lửa lúc vận động hòa bình cho Việt Nam.Chẳng những thế, Người còn khuyến cáo bảo vệ môi trường, Người nói:  

“Ta và Đất Mẹ không phải là hai thực tại riêng biệt. Đất Mẹ chính là ta, ta là đất Mẹ.Đất Mẹ không phải chỉ là môi trường.

Con đã được biểu hiện từ đất mẹ, con sẽ trở về đất mẹ để tiếp tục được biểu hiện hàng triệu lần nữa, để cùng với tăng thân con làm công việc chuyển rác thành hoa, bảo hộ sự sống và xây dựng một tịnh độ ngay trên mặt đất này.”

Đầu những năm 1960, trường Thanh niên Phụng sự Xã hội là một tổ chức mang nhiều tham vọng giúp đỡ người dân trong các vùng đạn bom xây dựng lại cuộc sống trước bao đổ nát, nhưng, chiến tranh khó bao dung lòng nhân đạo, xương máu nam nữ, tu sĩ đổ xuống, không làm cho đất mẹ xanh tươi hơn, chôn vùi lý tưởng đi trước thời cuộc của một tu sĩ nung bầu nhiệt huyết với quê hương và đạo pháp. Thầy đành rũ áo xa quê biền biệt hơn 40 năm xuôi ngược trên đất khách quê người. Thiền sư Nhất Hạnh đã được thế giới biết đến từ đó, từ độ kết hợp với mục sư Martin Luther King Jr, vận động hòa bình, năm 1967 được Mục sư đề nghị giải Nobel hòa bình, vô thường rẽ chia đôi bạn cùng lý tưởng, để rồi, một thân một bóng, Thiền sư  đưa Phật giáo vào đời với danh xưng “nhập thế”; chính vì thế, nhiều thành phần trong xã hội, các Tôn giáo đều có người tham gia nếp sống “chánh niệm”, “hiện pháp lạc trú”, “Thực tập 5 chánh niệm”. giúp giải quyết mọi áp lực căng thẳng  trong đời sống xã hội công nghiệp.

Ngoài trung tâm tu học chính Làng Mai tại Pháp, nhiều Tu viện đã được thành lập như: Tu viện Lộc Uyển, tu viện Bích Nham, tu viện Rừng Phong, trung tâm tu tập Thanh Sơn, tu viện Từ Hiếu – Diệu Trạm, Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu, chùa Đại Bi. trung tâm tại Úc,Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan. Tu viện Mộc Lan, Thiền đường Hơi thở nhẹ, Viện Phật học ứng dụng Châu Á… và một số cơ sở cá nhân tu tập theo pháp “chánh niệm” của Thiền sư T. Nhất Hạnh.

Ngoài những trung tâm chính thức , Thiền sư còn hướng dẫn Thiền tập chánh niệm cho Google, Ngân hàng Thế giới và Trường Y đại học Harvard, các sinh viên đại học, sĩ quan cảnh sát, các nghị sĩ dân biểu...

                                                            ***

Đơn giản hóa pháp hành Phật giáo đi vào xã hội công nghiệp là một cải tiến thành công, đem lại sinh khí mới cho các thế hệ hiện đại; Theo Người,An trú trong giây phút hiện tại là trở về quê hương đích thực của mình,quê hương đích thực không hề bị giới hạn bởi thời gian, không gian, quốc tịch hay chủng tộc. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc. Chúng ta thực tập yêu thương, thực tập từ bi và biết rằng yêu thương đem đến hạnh phúc. Không có yêu thương thì không có hạnh phúc. Tất cả những bậc đạo sư xưa nay đều dạy ta yêu thương và cách yêu thương cụ thể nhất là tránh gây đau khổ và hiến tặng niềm vui.”

Người nói:  “Tâm trí có thể đi theo hàng ngàn hướng, nhưng trên con đường tuyệt đẹp này, tôi bước đi trong hòa bình. Với mỗi bước, hoa nở. “

                                                        ***

Những năm gần đây, tuy bị đột quỵ, nhưng thần thái vẫn an lạc, làm điểm tựa cho hàng vạn đệ tử khắp nơi. Tung hoành khắp thế giới, lá vẫn muốn rụng về cội; cuối đời người, Ngài mong được trở lại chốn ban đầu mà chú tiểu Nguyễn Xuân Bảo năm xưa chôn chặt bao kỷ niệm và nuôi dưỡng lắm ước mơ, để trở thành một tu sĩ Phật giáo Việt Nam lừng danh thế giới; chiếc bóng hào quang nhập lại quê hương, ai ra đi cũng không khỏi chạnh lòng nhớ về chốn ấy. Hào quang đó, danh vọng đó không chỉ thuần dãy lụa che thân có thể tránh được bao chông gai chống phá. Cũng chả lạ, Đức Phật và chúa Jesus cùng các Thánh nhân đều không tránh khỏi chướng duyên nơi cỏi tục –“ Nếu đường đời bằng phẳng cả thì anh hùng hào kiệt có hơn ai”, Do có tầm nhìn quá xa thời đại nên phải trôi giạt nơi đất khách, do sinh hoạt tâm linh vượt truyền thống, can đảm đổi mới nên bao chướng ngại phải đeo mang. Nhìn chung, sự thành công đóng góp không nhỏ cho Phật giáo và xã hội, vẫn là nét son cho PGVN và dân tộc VN khi Người được dựng tượng đài, vinh danh một trong 25 nhân vật quốc tế tại Fox Square Park ở thành phố Oakland, California.

Như lời của Melvin McLeod đã viết: “Tôi đã gặp một vị Thầy đúng nghĩa trên nhiều phương diện, thâm sâu và chứng đạt, chú trọng cả tu tập lẫn xây dựng tăng thân, thấm nhuần vừa giáo pháp truyền thống vừa biết rõ hướng đi của thế giới ngày nay”. Hay, nhận xét của Malte Conradi và Sarah Raich: “Nếu nhân vật Yoda – nhà hiền triết trong phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) – được xây dựng dựa trên một người có thật trong cuộc đời thì ắt hẳn phải là vị thầy này”. 

                                                 ***

Huế rét mướt, bão tố lung lay quê hương nghèo khó, nhưng vẫn khó mà làm nghèo sức khỏe Thiền sư đang cán mốc ngày “tiếp nối” tuổi 94, hàng vạn tín đồ đang hướng về Tổ đình Từ Hiếu, nơi từng rạng danh Tổ Nhất Định về đức Hiếu, gần hai thế kỷ sau, ngôi cổ tự trầm lắng một lần nữa sẽ tiếp đón một danh Tăng đem Phật giáo vào đời bằng con đường nhập thế - chờ đợi ngày 11/10 được long trọng đón mừng.

MINH MẪN
09/10/2020

(kỷ niêm sinh nhật sư ông 11/10/2020)

 


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2021(Xem: 5176)
Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao -dao, đáo –dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
16/06/2021(Xem: 5301)
Chỉ mới 11 tuổi, Trần Anh Nam đã sếp sòng đám con nít cùng trang lứa dọc suốt đại lộ Phan Bội Châu quẹo qua Quang Trung Ngã Tư Chính, bày ra nhiều trò chơi, nghịch phá làm người lớn vừa ngưỡng mộ vừa điên đầu nhưng lại thu hút đám bạn của nó. Trần Anh Nam mới nghe tên, ai cũng nghĩ là con trai. Không, cô bé chính hiệu thị mẹt, là con út của một gia đình năm người con gái. Bởi mơ được sinh con trai để có người nối dõi tông đường, nên chưa sinh ra, cha mẹ cô bé đã lo đặt sẵn cái tên con trai, sắm sửa quần áo cũng con trai với hy vọng đứa thứ năm này phải là con trai. Cũng cần nói thêm, thời cô bé được sinh ra, y học chưa văn minh để có thể siêu âm biết trước trai hay gái.
16/06/2021(Xem: 6402)
TÂM THƯ CẢM TẠ CỨU TRỢ ẤN ĐỘ Kính bạch quý Ngài Kính thưa quý vị, Từ đầu tháng tư năm 2021 đến nay, Covid-19 biến thể đã bùng nổ tại nước Ấn Độ, và khiến con số người bị nhiễm tăng vọt, cũng như số người tử vong. Theo tình hình mới nhất gần đây, Ấn Độ ghi nhận đã có hơn 19 triệu ca nhiễm virus corona, và đã có hơn 215.000 ca tử vong, tuy trên thực tế số lượng tử vong được cho là cao hơn nhiều. Số tử vong hàng ngày cao nhất trước đó ở nước này, cũng được nêu trong tuần rồi, là 3.645 trường hợp. Cạnh bên sự nhiễm bệnh và tử vong, Ấn Độ còn phải gánh nặng bởi sự thiếu thốn lương thực trầm trọng, nạn đói bao trùm khắp khắp nơi.
15/06/2021(Xem: 4780)
Theo phép niệm tâm hay quán tâm được ghi lại trong kinh điển, hành giả khách quan ghi nhận kịp thời những trạng thái tâm đang sanh khởi nổi bật ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Tâm như thế nào, hành giả ghi nhận như thế ấy, không thêm không bớt. Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên. Với người đời, ta có thể khuyên nhắc đừng tham, đừng sân như một bài học luân lý, đạo đức. Nhưng với người hành đạo, Đức Phật chỉ dẫn phương cách đối trị trực tiếp.
14/06/2021(Xem: 5463)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Để duy trì truyền thống An Cư Kiết Hạ hằng năm là truyền thống của Tăng đoàn tự ngàn xưa của đức Phật, mặc dù Ấn Độ đang trong tình trạng Dịch bịch nhưng chư Tăng các truyền thống vẫn câu hội về một trú xứ để tác pháp An Cư Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương ở xứ này, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với ước mong các ngài yên tâm An Cư tu tập trong hoàn cảnh thiếu thốn chung của nạn Dịch.
12/06/2021(Xem: 4089)
Ngay trước khi khởi đầu của thời gian, nữ thần Ticca dong chơi trong vườn và tạo ra những hình tượng bằng đất bùn. Cùng lúc đó lại trùng hợp với chuyện là bà mẹ của Ticca đang bận âm mưu cùng với các chị em của bà để chống lại gia đình chồng bà nên bà không nhận thấy rằng đứa con gái nhỏ của bà đã trở thành một người đàn bà trẻ có thể tạo ra được sự sống. Do sự lơ đễnh của bà mẹ cô, Ticca không hay biết rằng cô đã có được những quyền năng mới và những trách nhiệm trao phó vào tay người đàn bà.
12/06/2021(Xem: 3837)
Nữ diễn viên nhìn vào trong hồ nước và trông thấy một khuôn mặt tuyệt vời, hàm răng hoàn hảo và một thân hình xứng hợp. Cô hỏi: “Chao ơi, sao tôi lại không thành một tài tử?” Con nhái nói: “Tôi có thể làm cho cô thành minh tinh.” Cô diễn viên la lên: “Mi là ai vậy?”
12/06/2021(Xem: 4746)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Ba (June 08) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Tikabigar và Kutitya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 377 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 377 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
12/06/2021(Xem: 5211)
Bài này được viết để hồi hướng các thiện hạnh có được để nguyện xin bình an và giải thoát cho tất cả đồng bào nơi quê nhà, vá cho chúng sanh khắp ba cõi sáu đường. Trong bài là một số ghi chú trong khi đọc Kinh luận, không nhất thiết theo một thứ tự nào. Các đề tài phần lớn ít được nhắc tới, nhưng đa dạng, có thể là quan tâm của nhiều người, từ thắc mắc rằng có khi nào Đức Phật đã dạy về ăn chay, cho tới câu hỏi có cần tu đầy đủ tứ thiền bát định hay không, và vân vân. Nơi đây sẽ tránh các lý luận phức tạp, chủ yếu ghi các lời dạy thực dụng từ Kinh luận để tu tập. Bản thân người viết không có thẩm quyền nào, do vậy phần lớn sẽ là trích dẫn Kinh luận.
10/06/2021(Xem: 14635)
NGỎ Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều. Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]