Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ôn lại Lịch sử các Địa điểm khi Kazakhstan theo Phật giáo

09/10/202019:51(Xem: 6261)
Ôn lại Lịch sử các Địa điểm khi Kazakhstan theo Phật giáo

Ôn lại Lịch sử các Địa điểm khi Kazakhstan theo Phật giáo

(Historical Sites Recall When Kazakhstan Was Buddhist)

 Di tích PG Kazakhstan 3

Cộng hòa Kazakhstan ngày nay là một quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi, nhưng Con đường Tơ lụa đi qua đây là một đường dẫn quan trọng cho các tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo, một số tác phẩm chạm khắc và di tích lịch sử của nước Cộng hòa Kazakhstan ngày nay, không phải là đạo Hồi hay vật linh, mà là sự tôn kính đối với chư Phật, Bồ tát và chư tôn tịnh đức tăng già đã mang ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực và hạnh đức Như Lai từ Ấn Độ, Trung Hoa trên vùng đất Á-Âu.

 

Phật giáo đã thu hút được một lượng Phật giáo đồ ở Trung Á giữa thế kỷ thứ hai trước kỷ nguyên Tây lịch. Cho đến khi Hồi giáo đến khu vực này vào khoảng thế kỷ thứ 8, và nhiều dân tộc Turkish sống ở Kazakhstan đã áp dụng giáo lý đạo Hồi. Mặc dù hiện nay dân số theo Phật giáo của Kazakhstan rất ít, chỉ khoảng 0,4% dân số theo đạo Phật tính đến năm 2007, quốc gia Cộng hòa này có số lượng Phật tử lớn nhất ở Trung Á. Ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực và hạnh đức Như Lai đã hiện còn rải rác với những tàn tích quá khứ của Phật giáo, đặc biệt là khu vực Zhetysu (“7 dòng sông, seven rivers”) ở đông nam Kazakhstan ngày nay, bao gồm cả tháp Almaty ngày nay và theo lịch sử kéo dài sang Kyrgyzstan.

 

Trong khu vực đó là Tamgaly-Tas (vẽ hoặc nơi đánh dấu), một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Kazakhstan và nó đã trở thành một Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2004. Tamgaly là một trang địa điểm khảo cổ thuộc Semirechye, Kazakhstan. Tamgaly nằm cách Almaty 120 km về phía tây bắc. Phần lớn của địa điểm khảo cổ này là các bức tranh khắc đá 5000 năm trong các hẻm núi. Các bức tranh khắc đá chủ yếu là từ Thời đại đồ đồng, nhưng trong một số ít là có từ vào Thời đại đồ sắt và thời Trung Cổ. Trong các cảnh săn bắc và hình động vật có chạm khắc hình ảnh Đức Phật, chân ngôn thần chú Phật giáo bằng Phạn ngữ và hình ảnh của các bậc Đạo sư Phật giáo quan trọng.

 

Truyền thuyết địa phương kể rằng, một phái đoàn Phật giáo đã dừng lại bên bờ sông Ili (một con sông ở tây bắc Trung Quốc, Châu tự trị dân tộc Kazakh - Y Lê của Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và đông nam Kazakhstan, tỉnh Almaty), dưới một số mỏm đá thì một trận động đất bất ngờ khiến một tảng đá rơi xuống từ vách đá gần họ. Để tỏ lòng tri ân trước sự giải cứu cho mình, họ đã tạo ra bức tượng Phật lớn nhất tại đây, quay mặt lên mặt trời từ một tảng đá lớn.

 

Những nơi khác tại Almaty, một tỉnh tọa lạc phía đông của Cộng hòa Kazakhstan, dòng sông Kora chảy qua những ngọn núi gần thị trấn Tekeli. Trong thung lũng sông gần đó là một tảng đá lớn hình kim tự tháp với các hình tượng Phật giáo được chạm khắc trên đó. Được bao quanh bởi một con đường đẹp đẽ, hình ảnh của tảng đá rất phức tạp, và phản ánh nhiều khía cạnh của Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng. Có một bảo tháp, sư tử tuyết ôm bảo tháp (sư tử tuyết thường tượng trưng cho sự vui tươi, minh mẫn và không sợ hãi trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng), và các biểu tượng đại diện cho quan niệm Phật giáo về chu kỳ thời gian.

 

Đối tượng tôn kính là phiến đá khắc chạm hình ảnh Đức Phật, Phật tử du lịch hành hương thường chiêm bái, tọa thiền và đi nhiễu vòng quanh. Việc thực hành tôn giáo này có thể là một minh chứng cho thấy về sự ảnh hưởng văn hóa tâm linh giữa Phật giáo và Hồi giáo tại Kazakhstan: các giáo phái Sufis (chủ nghĩa Thần bí Hồi giáo) cũng đi bộ quanh các Thánh đường Hồi giáo. Họ có thể thiền định bằng cách sử dụng thần chú và theo dõi hơi thở, thường thực hành trong các cộng đồng nhỏ tập trung xung quanh một vị Đạo sư và tin vào sự tái sinh và một số khái niệm khác liên quan đến Phật giáo.

 

Một du khách, nhà leo núi và trưởng đoàn du lịch Andrey Gundarev, đã chỉ ra từ “kora”, cũng là tên của một dòng sông, có nghĩa là “uốn lượn quanh” hoặc “sự xoay vòng” trong tiếng Tây Tạng và đề cập đến việc công phu tu tập thiền định Phật giáo.

 

Cách di tích không xa là khu định cư Kayalys, tàn tích của thành phố Con đường tơ lụa từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13, và là Di sản Thế giới từ năm 2014. Hiện nay chủ yếu là nền đất và đá, còn sót lại một số công trình tôn giáo, bao gồm cả một ngôi già lam cổ tự Phật giáo. . ., tại địa điểm này cách trung tâm khu vực Taldykorgan khoảng 200 km.

 

Có rất nhiều đồ tạo tác Phật giáo và đồ tạo tác khác vẫn được tìm thấy trên khắp lãnh thổ rộng lớn của Kazakhstan. Gần Sairam, thuộc phía nam Kazakhstan, một cấu trúc ngầm đã được phát hiện mà các nhà khoa học tin rằng, có thể là một ngôi già lam cổ tự Phật giáo vào thế kỷ thứ 6.

 

Hai khu di tích ít cổ hơn, có niên đại từ thế kỷ 17, được xây dựng theo lệnh của hai anh em: Các thủ lĩnh Kalmyk Ablai-taisha (?-mất 1674) và Ochirtu-taisha. (Người Kalmykias, còn được gọi là Dzungars, là một bộ tỗ rời Dzungaria ở phía tây bắc Trung Quốc vào năm 1607, và nắm quyền kiểm soát các phần của khu vực ngày nay là Kazakhstan).

 

Trong vườn quốc gia Karrakuly ở tháp Karaganda là tàn tích của ngôi già lam cổ tự Phật giáo ngày nay được goi là Cung điện Kyzyl Kénh, “Thành phố Đỏ” hay “Quặng đỏ” tại Kazakhstan, được đặt tên cho những bức tường của nó sơn đỏ. Nguồn gốc của tàn tích này vẫn chưa rõ ràng: một giả thuyết cho rằng, chúng là tàn tích của một ngôi già lam tự viện Phật giáo cổ đại; một người khác nói rằng, chúng là những gì còn lại của một tu viện Phật giáo vào thế kỷ 17 do Ochirtu-taisha, người sống ở đây thành lập. Một giả thuyết khác cho rằng, nguồn gốc từ thế kỷ 18 là một pháo đài được xây dựng bởi những người Kalmykas theo đạo Phật cố gắng giữ lãnh thổ của họ.

 

Theo một báo cáo trên trang web Culturemap.kz, khu di tích vẫn còn là một nơi nguy hiểm đối với cư dân địa phương, việc chạm vào chúng được cho là có thể mang lại các chết hoặc xui xẻo. Vào thế kỷ 20, một số bức tường vẫn còn đứng vững, nhưng ngày nay chỉ còn lại nền móng, mặc dù một số công việc trùng tu đã được thực hiện.

 

Không xa thành phố Ust-Kamenogorsk (thủ phủ của tỉnh Đông Kazakhstan, Kazakhstan) là một tập hợp tàn tích khác vào thế kỷ 17: Ngôi già lam cổ tự Ablaykyt, được hai anh em nhà lãnh đạo Kalmyk Ablai-Taisha (?-mất 1674) và Ochirtu-Taisha (1644-1678) xây dựng  từ những thập niên 1654 đến 1656, và đã bị phá hủy vào năm 1670. Chỉ còn lại bức tường đá bao quanh pháo đài cũ và địa điểm di tích Phật giáo cổ.

 

Một ngôi già lam cổ tự có liên quan hiện đã biến mất, nhưng vẫn tồn tại với tên gọi Tu viện Semey, trước đây là Semipalatinsk (“seven palaces”), được đặt tên cho ngôi già lam cổ tự Phật giáo bảy gian trên khu định cư của Dorzhinkit, nơi ngày nay là Semey. Các ngôi già lam cổ tự Phật giáo đã bị phá hủy vào cuối thế kỷ 17.

 

Các Tu viện Phật giáo Kalmyk đã từng phổ biến ở miền đông Kazakhstan và vùng Zhetysu, nhưng vì nhiều khu phức hợp Tu viện Phật giáo là bộ sưu tập của Yurts, nên chỉ  còn lại rất ít. Tuy nhiên, người Kalmyks đã mang theo tôn giáo đạo Phật của họ khi họ rời khỏi Kazkhstan: ngày nay, nước Cộng hòa Phật giáo Kalmykia, một khu vực bán tự trị của Nga, là quốc gia châu Âu duy nhất mà Phật giáo là một tôn giáo đa nguyên.

 

Mối liên hệ lịch sử giữa Kazakhstan và Con đường Tơ lụa

 

Từ quan điểm địa lý, lãnh thổ của Cộng hòa Kazakhstan hiện đại, tọa lạc ở giữa các hành lang lịch sử của Con đường Tơ lụa (Silk Road, 絲綢之路). Từ thuở ban đầu của lịch sử Con đường Tơ lụa vào thế kỷ thứ 3-2 trước kỷ nguyên Tây lịch, lãnh thổ của Cộng hòa Kazakhstan ngày nay, là một trong những khu vực đầu tiên chịu ảnh hưởng của những cuộc tiếp xúc thương mại, và văn hóa đầu tiên với các nền văn minh nằm cách xa Khu vực Trung Á.

 

Do đó, việc mô tả  chi tiết tất cả các mối liên hệ lịch sử giữa Kazakhstan và Con đường Tơ lụa đòi hỏi một nghiên cứu khoa học phức tạp nghiêm túc, sẽ là quá lu cho sự đóng góp này. Các tuyến đường Caravan hay các hành lang của Con đường Tơ lụa là một công cụ độc đáo để truyền tải các giá trị và đổi mới về kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, quân sự và chính trị giữa các nền văn minh khác nhau trên khắp lục địa Á-Âu. Chỉ những cuộc chinh phạt quân sự và những cuộc di cư của các cộng đồng du mục trên lãnh thổ Âu-Á mới có ảnh hưởng ngắn hạn, có thể so sánh được đối với các loại hình giao lưu giữa các nền văn minh này cho đến kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện đại.  

 

Thích Vân phong biên dịch

(Nguồn: The Buddhist Channel)

  

 Di tích PG Kazakhstan 7Di tích PG Kazakhstan 6Di tích PG Kazakhstan 5Di tích PG Kazakhstan 4Di tích PG Kazakhstan 2Di tích PG Kazakhstan 1




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2018(Xem: 16223)
Tu Viện Quảng Đức Gây quỹ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức Hình ảnh Chương Trình Văn Nghệ Gây Quỹ “Đạo Tình và Quê Hương”, chung góp một bàn tay ủng hộ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức, khai mạc lúc 01 giờ trưa Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018 tại Tu Viện Quảng Đức, số 105 Lynch Rd, Fawkner, với 2 tiếng hát đến từ Hoa Kỳ: Nam Ca sĩ Đan Nguyên, Nữ Ca Sĩ Lam Anh, cùng ca sĩ tại Úc như Đoàn Sơn, Thái Thanh. Ban Nhạc Viễn Phương, Âm thanh ánh sáng: Quảng Đức Productions.
15/10/2018(Xem: 11499)
Mỗi lần, khi chợt nghĩ đến Thầy, tâm con lại khởi ngay lên 2 tiếng “Thưa Thầy”. Tự nhiên như thế. Có lẽ, vì nghĩ đến Thầy nên con muốn thưa Thầy những điều con đang nghĩ chăng? Từ gần hai thập niên nay, con đã nhiều lần âm thầm “Thưa Thầy” như thế, kể cả thời gian mười năm trước đó, dù chưa được diện kiến Thầy nhưng nhờ được đọc sách Thầy viết mà con có niềm tin là khi con cần nương tựa, cần dìu dắt, con “thưa” thì thế nào Thầy cũng “nghe” thấy. Vì sao con có niềm tin này ư? Há chi phải biết vì sao! Cảm nhận được như vậy đã là quá đủ, quá hạnh phúc cho con! Thưa Thầy,
15/10/2018(Xem: 5577)
Từ thế tục cho đến Tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội…đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay Tôn giáo nào, ngay cả trong một Tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu…Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của Tăng sĩ nhà Phật. Từ thời Đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”. Ca sa phát âm bời chữ kasaya, có nghĩa là màu sắc phai nhạt, hoại sắc, không phải là màu sắc chính thống rõ ràng, chứng tỏ sắc phục Tăng sĩ không sặc sở lòe loẹt của thế gian, mang tính đạm bạc giản dị, thanh thoát.
10/10/2018(Xem: 9003)
Mùa thu rong bước trên ngàn Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền! Võng đong đưa một giấc thiền Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà.
10/10/2018(Xem: 7870)
Trong bài “Phật giáo như là một triết học hay như là một tôn giáo”, chúng tôi đã định nghĩa về các cụm từ: siêu hình học, vũ trụ luận và bản thể luận. Nay tôi xin ghi lại các định nghĩa này trước khi tìm hiểu Vũ trụ luận của Phật giáo (Buddhist cosmology):
04/10/2018(Xem: 7201)
Bạn đã từng nghe Đức Phật rầy la bao giờ chưa? Ngay cả nếu bạn trong một kiếp tiền thân đã từng có duyên nhập chúng trong thời cận kề các bậc thánh “Thiện lai Tỷ khưu,” cũng chưa hẳn bạn đã được tận mắt thấy Đức Phật rầy la một ai. Hiếm hoi lắm, nhưng trong kinh điển có ghi lại một số trường hợp.
02/10/2018(Xem: 9012)
Chúng ta đều biết giận là không lành mạnh, không nên và không đẹp thế mà chúng ta lại thường nổi giận. Ông Bà ta có dạy, "No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau. Trong cuộc sống có những điều rất nhỏ mà cũng có thể làm ta nổi giận và sự giận dữ đó có thể đưa đến tan vỡ hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình. Thật ngạc nhiên là thông thường những điều nhỏ bé ấy có thể khiến chúng ta mất bình tỉnh hay nổi giận thiên đình. Mỗi khi sự giận dữ của bạn nổ tung, thật khó để kiểm soát hay lấy lại những gì mình đã nói và làm. Tức giận, cũng như những cảm xúc khác—vui buồn, thương ghét v.v...—không phải là một điều xấu. Đó là một cảm xúc cần thiết, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát những cảm xúc, lời nói, hoặc hành động, nó sẽ đưa ta mất niềm vui, an lạc, hoặc tệ hơn là sự cải vả để rồi đưa đến bất hoà hay tan vỡ.
02/10/2018(Xem: 21030)
Commencing at 10:00 am on Saturday, 6th October 2018 Then every Saturday from 10:00 am to 11:30am Why do we practice meditation? Modern life is stressful and impermanent. Meditation is a way of calming the mind and help us to attain more awareness, compassion, happiness, and inner peace. Discover for yourself the inner peace and happiness that arise when your mind becomes still.
01/10/2018(Xem: 7299)
Trung Thu đã qua, không có nghĩa là Trung Thu đã hết. Hương vị Trung Thu vẫn còn vương vấn đâu đây, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, với các bé có hoàn cảnh khó khăn, Trung Thu là một niềm hạnh phúc thật giản đơn. Sáng ngày 30/9/2018, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ cùng nhóm Mây Lành tiếp tục hành trình vi vu trên những nẻo đường đến chùa Thiền Lâm để tổ chức chương trình tu tập - thiện nguyện Trung Thu tại chùa Thiền Lâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, do TT. Thích Thông Hoà thỉnh mời.
01/10/2018(Xem: 5810)
Hành Thiền Trong Khi Lâm Chung Nguyên bản: Meditating while dying Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]