Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Myanmar: Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG tại Bagan sau Trì hoãn vì dịch Covid-19

09/10/202009:19(Xem: 4111)
Myanmar: Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG tại Bagan sau Trì hoãn vì dịch Covid-19



Myanmar: Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ
Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG tại Bagan

sau Trì hoãn vì dịch Covid-19

(Indian Archaeologists Resume Restoration of Pagodas in Bagan, Myanmar after COVID-19 Delay)

 Myanmar Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG

Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã tiếp tục công việc trùng tu các ngôi già lam cổ tự ở Vương quốc Phật giáo cổ Bagan ở miền trung Myanmar đã được mệnh danh là thành phố tuyệt vời thứ hai trên thế giới. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, UNESCO đã ghi tên cố đô Bagan của Myanmar là Di sản Thế giới vào ngày 6 tháng 7 năm 2019, sau gần một phần tư thế kỷ, khu phức hợp các ngôi chùa Phật giáo này lần đầu tiên được đề cử. Các ngôi già lam cổ tự đã bị hư hại trong trận động đất lớn vào năm 2016, và Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã cam kết tài trợ cho việc trùng tu này.

 

Cùng với đại dịch Covid-19, thời tiết mùa hè nóng ẩm của khu vực đã khiến công việc trùng tu các ngôi già lam cổ tự bị tạm dừng do độ ẩm tương đối trong khu vực từ tháng 6 đến tháng 9 vừa qua đã cản trở công việc xây dựng.

 

Một quan chức cho biết: “Điều kiện làm việc hiệu quả tại Thánh địa Phật giáo cổ Bagan thường niên là từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 đến tháng 10”. (The Times of India)

 

Hàng nghìn ngôi già lam cổ tự, bảo tháp, các công trình kiến trúc lịch sử khác nằm rải rác trên các mặt phẳng của Bagan, nằm dọc theo sông Irrawaddy ở phía tây Myanmar. Thành phố Bagan hiện nay nằm ở vùng đất khô, trung tâm Myanma, nằm ở bờ phía đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam, thuộc Vùng Mandalay. Nó có diện tích khoảng 25 dặm vuông với hàng trăm ngôi già lam tự viện Phật giáo cổ kính rêu phong. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada, tạo cho nó có một chỗ đứng lâu dài trong nước, nhưng Vương quốc cũng hoan nghênh các hình thức Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông, cũng như Ấn Độ giáo và các truyền thống linh vật bản địa. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanma. Vương quốc cổ này đã sụp đổ vào năm 1297 và dân số giảm dần trong các thế kỷ sau đó.

 

Ngày nay có hơn 2.200 ngôi già lam tự viện Phật giáo, và các công trình kiến trúc lịch sử khác, được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 trên vùng đồng bằng cố đô Phật giáo Bagan. Gần 400 ngôi già lam cổ tự đã bị phá hủy và nhiều công trình kiến trúc khác bị hư hại trong trận động đất 6,8 độ Richter vào ngày 24 tháng 8 năm 2016.

 

Một quan chức cho biết: “Một Biên bản Ghi nhớ sau đó đã được ký kết giữa Ấn Độ và Myanmar về việc bảo tồn các ngôi già lam cổ tự bị thiệt hại do động đất ở Bagan vào tháng 5 năm 2018. Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã xác định 12 ngôi già lam cổ tự sẽ được tu bổ trong giai đoạn đầu với giá (kinh phí 2.864.410 USD), được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA)”. (The Times of India)

 

Trong số các công trình kiến trúc đã được Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) khôi phục có ngôi già lam cổ tự Ananda, một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng và là một kiệt tác của kiến trúc Mon, được xây dựng vào thế kỷ 12. Ngôi già lam cổ tự Ananda bị thiệt hại trong một trận động đất vào năm 1975, mặc dù nó vẫn hoạt động và mở cửa cho du khách thập phương hành hương cho đến khi công việc trùng tu bắt đầu vào tháng 5 năm 2012. Dự án được hoàn thành vào năm 2018 với chi phí 1.573.654 USD.

 

Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã thân lâm viếng thăm khu vực này vào năm 2017, thắp nén tâm hương cầu nguyện tại ngôi già lam cổ tự Ananda và khẳng định lại mối quan hệ lịch sử và văn hóa giữa Ấn Độ và Myanmar.

 

Việc tiếp tục làm việc cũng trùng hợp với chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla, Tổng tư lệnh Quân đội Ấn Độ Tướng MM Naravane, người đã dành hai ngày để gặp gỡ các vị quan chức tại đây, bao gồm Cố vấn Nhà nước Myanmar nữ cư sĩ Aung San Suu Kyi, về một loạt các vấn đề song phương, bao gồm việc giải quyết đại dịch Covid-19 đang diễn ra.

 

Theo hồ sơ chính thức, trường hợp Covid-19 đầu tiên được xác nhận tại Myanmar đã được phát hiện vào ngày 23 tháng 3 vừa qua. Kể từ đó, quốc gia Phật giáo này dường như đã thành công trong việc phòng chống đại dịch Covid-19 cho đến tháng 9 vừa qua. Myanmar tình hình đang xấu đo nhanh chóng do nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Tình hình tại quốc gia Phật giáo này hiện rất đáng quan ngại với 1.400 ca bệnh mới và 39 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong ngày 7 tháng 10 vừa qua, khi các ca bệnh bắt đầu tăng nhanh chóng từ dưới 1.000 tổng số ca được xác nhận lên đến 21.433 ca vào ngày nêu trên, với tổng số 510 ca tử vong được xác nhận do lây nhiễm đại dịch hiểm ác này.

 

Tỷ lệ lây nhiễm ở nước này hiện tăng gấp 4 lần so với thời điểm một tháng trước. Tình hình dịch diễn biến phức tạp buộc nhà chức trách phải ra lệnh đóng cửa trường học trên toàn quốc và tái áp đặt các hạn chế.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門 網)

 Vương quốc Phật giáo cổ Bagan ở miền trung Myanmar 1




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2012(Xem: 11324)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn.
26/02/2012(Xem: 8374)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
21/02/2012(Xem: 9486)
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
19/02/2012(Xem: 8033)
Dưới đây là tóm tắt nhữnglời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phậtđã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởisự dặn dò người đệ tử thân cận nhấtlà A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đàtập họp các đệ tử để nghe giảngvà thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phậtđã 80 tuổi.
18/02/2012(Xem: 7864)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 6742)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẩn quẩn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về "Thông điệp cuộc đời". Mỗi người chúng ta có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.
17/02/2012(Xem: 7778)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
17/02/2012(Xem: 8890)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
16/02/2012(Xem: 13478)
Tôi thường nói vui “đời không sóng gió không gì thú, sống chẳng gian nan chẳng có vui”, nên đã bao lần vấp ngã, là bao lần gượng dậy đứng lên, bao phen tù mà không tội, bao bận bước lang thang, tôi vẫn là tôi từ thuở nằm nôi cho đến bây giờ, có người đã tặng cho biệt danh là “Bạch Mi Lão Tổ”. Rất khoái, lại cười, thích thú lê gót đó đây, Càn Khôn một gánh, non nước một bầu, tâm sự gieo mây gởi gió, đạo pháp tràn khắp tim phổi, bước chân trên sỏi đá mà miệng vẫn ê a, nghênh ngang giữa cuộc đời vẫn ca bài con cá. Vì nghĩ rằng: trong mọi nẽo đường (quả đất này vốn dĩ không có đường, mà có là con người mở lối, dù là lối nhỏ hay to, dài hay ngắn, thẳng hay cong, có hoa bướm hay chông gai, có hố hầm hay nhung lụa).
15/02/2012(Xem: 6469)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567