Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Dường Tam Bảo

06/10/202018:25(Xem: 5408)
Cúng Dường Tam Bảo

Tạp bút

 CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Cúng Dường Tam Bảo-1

          Người vợ chuẩn bị đâu vào đó ngăn nắp bài bản phần tịnh tài để người chồng mang đi theo đoàn "hành hương thập tự" (lễ bái cúng dường mười chùa). Mười phong bì. Mỗi phong bì có 3 tờ tiền polymer mệnh giá 200 nghìn đồng, vị chi là sáu trăm nghìn, mười chùa tổng cộng sáu triệu đồng.

         Người chồng vui mừng, hí hửng đến điểm tập trung tại chùa từ sáng sớm, lòng rất nôn nao háo hức vì là lần đầu tiên ông được tham dự chuyến hành hương bái Phật lễ Tăng, vãng cảnh chùa chiền, lại còn được bà xã đồng thuận bằng sự hoan hỷ chân thành, khuyến khích chồng gieo duyên với Tam Bảo đặng học tu hướng thiện, tạo phước tích đức.

          Sáng đi sớm, chiều xế về. Người vợ hỏi thăm chồng ngay:

         "Sao, vui không?"

         " Vui lắm! Có điều…"

         “Điều chi làm ông băn khoăn lo nghĩ?”

         Ông chồng lắc đầu, không nói, chỉ lẳng lặng lây ví da rút ra ba tờ 200 nghìn đồng đặt lên bàn. Bà vợ ngạc nhiên:

         “Ủa? Tiền gì vậy?

         “Tiền cúng dường thừa lại tui mang về.”

         “Ui, bộ không đến đủ 10 chùa sao? Đến có 9 thôi à?”

         “Đủ 10 chứ!”

         “Đủ 10 thì sao lại dư một bì, mà bì thư ông quăng đâu rồi lại để tiền trần trần ra như vậy kỳ quá nè?”

          “Đây là 3 tờ tui rút bớt lại từ 3 phong bì…”

          “Trời đất! Sao ông lại rút bớt tiền mình đã phát tâm cúng dường?”

          “Tui hỏi bà cho rõ cái vụ này đây. Có phải bà dặn tui là phong bì đựng tịnh tài cúng dường Tam Bảo hay không?”

          “Thì rõ vậy rồi, cúng dường Tam Bảo, sao giờ này còn hỏi lại?”

          “Cúng dường Tam Bảo là cúng dường gì?”

          “Là cúng dường Ba Ngôi Báu!”

          “Ba Ngôi Báu là gì?”

          “Là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo!”

          Ông chồng khẩy cười, nói:

         “Đoàn hành hương đến đủ 10 chùa, nhưng có 3 chùa trong số 10 đó không đủ Ba Ngôi Báu, nên tui rút bớt lại mỗi bì 1 tờ!”

         “Hở???Sao mà không đủ Ba Ngôi Báu?”

         “Ba ngôi chùa đó không có Tăng Bảo.”

         “Là sao?Chùa không có Tăng, Ni à?”

          “Đúng vậy. Chỉ có Ban Hộ Tự, Ban Điều Hành, Ban Tổ Chức Đạo Tràng, Ban tùm lum tá lả… do mấy cụ mấy bác cao niên, mấy cư sĩ lão làng, cư sĩ đại gia nắm hết quyền hành của một chốn già lam thánh chúng thôi!”

         “Ồ… vậy sao?Sao lại không có Tăng Ni trú trì kỳ vậy ta?”

         “Tui nghe vài đạo hữu nói cho biết, cũng có thời gian mấy chùa này thỉnh Tăng về trú trì rồi, nhưng vị trú trì chỉ về ngồi đó làm bù nhìn thôi, chứ mọi quyền hành liên quan đến thu chi xuất nhập đều do mấy cái Ban của chùa nắm hết, cho nên mấy vị trú trì không thể an nhiên tự tại hoằng pháp gì được, muốn làm gì đều phải thông qua Ban, vậy là các vị Tăng đó ở một thời gian rồi chuyển dời đến chùa khác, hoặc trở vè với tịnh thất của mình để tiếp tục tu hành…”

          “Ui chao… vụ này tui không rõ rành gì đâu, để hôm nào tui xin tham vấn chư tôn đức giáo phẩm họa may mới rõ biết!”

          “Ừ thì vậy. Tui thấy không đủ Tam Bảo, nên tui rút bớt 1 tờ, coi như là cúng dường Nhị Bảo thôi, mà làm vậy tui có mang tội không?”

         “Nam mô Phật! Tui thấy ông có lý, chắc không có tội tình gì đâu. Nhưng…  lần đầu tiên tui nghe từ Nhị Bảo thấy kỳ khôi quá nè!”

 

        Mượn chuyện của vợ chồng già kể ra nghe cho vui, nhưng cũng để cho chúng ta nghiền ngẫm lại, và đặt thử câu hỏi:

         “Có bao nhiêu ngôi chùa đang tồn tại mà chỉ có Nhị Bảo,  không có Tăng Ni trú trì?”

        Mấy cái Ban Bệ gìn giữ bảo vệ chùa chiền, hộ pháp hộ tự đều rất đáng quý, đáng trân trọng và tán dương phước đức. Nhưng quý Ban đó dù có đông đảo thành viên cư sĩ, Phật tử thuần thành cũng không thể cao quý bằng một vị Tăng hoặc Ni tài đức viên dung, đạo hạnh sáng ngời được. Và, ngưỡng mong quý Ban đó hãy buông bỏ, gột rửa những gì mà bao lâu nay mình cứ khư khư khăng khăng cho là “chùa của tôi, chùa của chúng tôi, chùa của làng tôi”, rồi cứ ôm ghì lại để quản lý chặt chẽ, kiểm soát nghiêm minh với những nội quy điều lệ khô cứng và lạnh lùng như của đời sống tục phàm. Xin hãy thành tâm thành tín cúng dường cả ngôi chùa lên Giáo Hội, Tỉnh Hội, để vào một ngày đẹp trời thuận duyên thuận pháp sẽ có một vị Tăng hoặc Ni đạo hạnh uy nghi được bổ nhiệm về “Trú Pháp Vương Gia, Trì Như Lai Tạng”, chứ cứ giữ hoài tình trạng “Nhị Bảo” thì chướng quá, không được viên toàn trang nghiêm.

        Cứ đồng tâm đồng lực mà Cúng Dường Tam Bảo cả một chốn thiền tự tịnh tu đi, chuyện còn lại là của Tỉnh Hội, thông qua Giáo Hội.

       Tôi còn nhớ, di nguyện của cố Ni trưởng Thích Nữ Tâm Hải, pháp hiệu Chánh Lượng, tổ khai sơn lập tự Chùa Hang Hải Ấn là “cúng dường toàn bộ ngôi  tự viện” này lên Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa. Đã là di nguyện của bổn sư truyền giới, nên chư Ni pháp tử đã y giáo phụng hành, không một lời than phiền kêu ca. Sau đó, ngay trong tang lễ trang nghiêm của Ni Trưởng, khi ban đạo từ, cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Nghiêm đã nhắc lại di nguyện của Ni Trưởng, rồi quyết định ngay và luôn rằng Tỉnh Giáo Hội  chấp thuận và ghi nhận sự phát tâm cao cả để giác linh vị khai sơn lập tự được thỏa nguyện, nhưng Chùa Hang Hải Ấn được  trao trả về cho Ni chúng trong môn phong gìn giữ, duy trì thờ phụng. Từ đó đến nay, chư Ni môn đồ pháp quyến của cố Ni Trưởng đã đảm nhận trú trì, trùng tu ngôi Tam Bảo ngày càng khang trang tráng lệ, phát triển tông môn, xứng đáng là hàng hậu duệ  truyền đăng tục diệm phổ độ chúng sinh.

        Nam mô Tam Bảo chứng minh!

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

       

Cúng Dường Tam Bảo-3Cúng Dường Tam Bảo-2

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2017(Xem: 8333)
Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.
04/04/2017(Xem: 5918)
Thường thì chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn mới có thể bắt đầu hành trình tâm linh. Thí dụ như một cơn khủng hoảng trầm trọng, sự đau khổ ê chề, hay sự mệt mỏi và chán chường cùng cực vì phải tới lui và tái diễn những vai trò càng lúc càng trở nên vô nghĩa: đó là những yếu tố thúc đẩy hành trình tâm linh (John Snelling, The Elements of Buddhism", p. 117). Câu chuyện sau đây có thể nêu rõ quan điểm nầy:
04/04/2017(Xem: 9293)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại bang Ladakh- India, được cơ hội thân cận các vị LạtMa nơi này và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết.
03/04/2017(Xem: 8222)
Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.
02/04/2017(Xem: 8430)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
01/04/2017(Xem: 13249)
Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.
01/04/2017(Xem: 12000)
Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ở đời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ướcrất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏ bê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này.
31/03/2017(Xem: 9790)
Ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa mồng 3 tháng 3 thầy trò chúng tôi quy tụ tại Pháp Loa Thiền Tự, huyện Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội để tưởng nhớ đến Ngài. Có mặt trong ngày đặc biệt nay có khoảng vài chục quý thầy, quý sư cô đang thực hành thiền cùng các thiền sinh cư sỹ. Buỗi lê thật đơn giản và sâu sắc, ngắn gọn và ý nghĩa.
31/03/2017(Xem: 6275)
Nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc "mối lái" cho chuyến xe giá rẽ, đi trong hai ngày - Sài Gòn-Di Linh, một tài xế trẻ, có tâm đạo, cũng là xe nhà, thân quen với gia đình nữ sĩ, vì thế, vừa "ngon - bổ và rẻ". Vấn đề là phải tìm đủ người cho xe bảy chỗ.
30/03/2017(Xem: 6224)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]