Trung Cộng yêu cầu Thanh thiếu niên Tây Tạng học tập “Tư tưởng Tập Cận Bình”
(‘Xi Jinping Thought’ Now Required Learning For Young Tibetans)
Hình 1: Thanh niên Tây Tạng và Trung Quốc duyệt qua hiệu sách Tân Hoa Xã ở vùng Lhasa thủ phủ Tây Tạng.
Các nguồn tin từ Tây Tạng cho biết, trong một lĩnh vực việc làm vốn đã bị đánh dấu bởi hạn chế cơ hội, các bạn Tây Tạng trẻ tuổi đang tìm kiếm nhân viên chính phủ, đang được yêu cầu kết nạp Đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, và nghiên cứu kỹ lưỡng tư tưởng chính trị của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân Trung ương Trung Quốc, Tập Cận Bình.
Các bạn trẻ tốt nghiệp đại học tại Tây Tạng, hiện đang tìn kiếm công việc ổn định, được trả lương cao trong các công việc làm của chính phủ, một nguồn tin ở Tây Tạng nói với Dịch vụ Tây Tạng của RFA trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Nguồn tin của RFA dấu tên cho biết: “Thực sự để tìm được công việc như thế này, người đó phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
“Do đó, nhiều người Tây Tạng ngày nay đang học chủ nghĩa Cộng sản và hệ tư tưởng chính trị của ông Tập Cận Bình, để có một công việc và sự ổn định. Không còn lựa chọn nào khác,” nguồn tin cho biết thêm, “Ngay cả khi trở thành giáo viên trong trường học, các bạn phải là một thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và học tập tư tưởng Tập Cận Bình cho một kỷ nguyên mới”.
“Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” – viết tắt đơn giản là “Tư tưởng Tập Cận Bình” – là tập hợp các tuyên bố và học thuyết của Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về chính sách của Chính phủ Trung Quốc, cũng như vai trò và tương lai của đất nước trong các vấn đề thế giới.
Nó đã được thông qua trong Hiến pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau Đại hội Đảng lần 19 vào tháng 3 năm 2018.
Một nguồn tin thứ hai ở Tây Tạng cho biết, các cửa hàng sách ở vùng Lhasa thủ phủ Tây Tạng hiện có bán một số lượng lớn sách của Tập Cận Bình về quản trị của Trung Quốc.
“Hiệu sách Tân Hoa Xã gần Cung điện Potala ở Lhasa, và nhiều hiệu sách khác như vậy có rất nhiều sách về hệ tư tưởng của Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc, sách về lịch sử Chủ nghĩa Cộng sản và chính sách của Trung Quốc”.
Ông nói thêm: “Rất buồn là các bạn sẽ chỉ tìm thấy một vài cuốn sách về Tây Tạng, cũng như lịch sử và tôn giáo thực sự của nó”.
Cư sĩ Karma Tenzin, một nhà nghiên cứu tại Dharamsala, Học viện Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ, cho biết các quy định về tư cách thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một điều cần thiết hiện nay cho việc làm và thăng tiến nghề nghiệp ở Tây Tạng, “chủ yếu nhằm phá hoại bản sắc văn hóa và quốc gia Tây Tạng”.
Cư sĩ Karma Tenzin nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc không quan tâm đến việc người Tây Tạng được giáo dục như thế nào, hoặc họ có thể làm việc gì trong tương lai. Mục đích thực sự của họ là tẩy não người Tây Tạng bằng cách buộc họ học tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Tập Cận Bình”.
Những hạn chế về Tôn giáo
Các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân viên chính phủ, và sinh viên Tây Tạng hiện thường xuyên bị từ chối tiếp cận các cơ sở tự viện Phật giáo tại nhiều vùng của Tây Tạng, với cư sĩ Penpa Dhondup, Giám đốc Văn khố của Khu tự trị Tây Tạng, gần đây đã bị sa thải vì khẳng định đức tin của mình đối với Phật giáo Tây Tạng, các nguồn tin nói với RFA trong các báo cáo trước đây.
Vào tháng 8 vừa qua, Chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Ấn Độ đã phản ứng trở lại, theo lời kêu gọi của Đảng trưởng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm xóa bỏ tôn giáo đạo Phật của người Tây Tạng, mô tả động thái này là một nỗ lực của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm phá hủy bản sắc độc đáo của dân tộc Tây Tạng.
Tiến sĩ Lobsang Sangay, Thủ tướng Chính phủ lưu vong Tây Tạng (Sikyong) nói: “Đối với người Tây Tạng, Phật giáo quan trọng hơn Chủ nghĩa Cộng sản”, đồng thời kêu gọi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm nâng cao hệ thống chính trị của Trung Quốc so với đức tin của người dân Tây Tạng là “vi phạm tự do tôn giáo quốc tế”.
Công an Trung Quốc và các đội giám sát hiện thường xuyên theo dõi đời sống trong các tu viện Phật giáo Tây Tạng, để tìm các dấu hiệu phản đối sự cai trị của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, một nguồn tin trong khu vực cho biết. Trong khi đó, các nhà chức trách can thiệp vào việc công nhận truyền thống của Tây Tạng đối với chư tôn tịnh đức giáo phẩm Phật giáo Tây Tạng, và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác để cài đặt những nhân vật tay sai chính trị do họ lựa chọn.
Diễn đàn Vấn đề Tây Tạng lần thứ 7 có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tại Bắc Kinh vào hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua. Ông Tập Cận Bình nói: “Cần phải nỗ lực không ngừng để nâng cao sự công nhận đất mẹ vĩ đại, dân tộc Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, để xây dựng một Khu tự trị Tây Tạng Xã hội Chủ nghĩa hiện đại mới, thống nhất, thịnh vượng, văn hóa tiên tiến, hài hòa và tươi đẹp. Vấn đề liên quan đến Tây Tạng phải tập trung vào việc bảo vệ sự thống nhất quốc gia và tăng cường đoàn kết dân tộc. Cần cung cấp nhiều giáo dục và hướng dẫn cho công chúng để huy động sự tham gia của họ vào việc chống lại các hoạt động ly khai, do đó tạo ra một rào cản vững chắc để bảo vệ sự ổn định”.
Theo hãng thông tấn Tân Hoa xã, ông Tập Cận Bình nói: “Phật giáo Tây Tạng nên được hướng dẫn để thích nghi với Xã hội Chủ nghĩa, và nên được phát triển trong bối cảnh Trung Quốc”.
Tóm lại, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã phản bội và sự thất bại trong chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rõ ràng chứng tỏ việc này đã báo trước chế độ Trung Cộng đang trong thời kỳ tồi tệ, và khắc nghiệt đối với nhân dân Tây Tạng tại quốc nội. Cộng sản vô thần Trung Quốc đã ra lệnh cho các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn đối nhân dân Tây Tạng, và yêu cầu Phật giáo Tây Tạng thích nghi với hệ tư tưởng Cộng sản. Thông điệp này sẽ bất lợi cho Ấn Độ và các nước láng giềng; Trung Cộng đã tiến tới mức quân sự hóa núi linh thiêng huyền bí Kailash và Hồ Mansarover bằng cách thiết lập các căn cứ quân sự và trạm tên lửa ở đó.
Được báo cáo bởi Lobsang Gelek cho Dịch vụ Tây Tạng của RFA. Bản dịch của Tenzin Dickyi. Viết bằng tiếng Anh bởi Richard Finney.
Thích Vân Phong biên tập
(Nguồn: Radio Free Asia)
***