Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

02/10/202019:24(Xem: 5276)
Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

(한국참선지도자협회 “참선 대중화 세계화에 노력”)

 Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc-1

Hình 1: Hiệp hội các nhà lãnh đạo Thiền phái Hàn Quốc tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Từ trái qua, Cư sĩ Yongtae Lee (이용태), Thượng tọa Monk Wolho (월호스님), Thượng tọa Monk Jeong Gwa (정과스님), Thượng tọa Monk Uijeong (의정스님), Thượng tọa Margas (마가스님), Thượng tọa Kwangwoos (광우스님), Gaksan (각산스님), Thượng tọa Sunbeop (선법스님) và Cư sĩ Kim Sooncheol (김순철).

 

Cuộc họp chung đầu tiên được tổ chức bởi Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc, tổ chức hàng đầu việc việc giữ gìn và phát huy pháp môn Tham thiền Công án, Thoại đầu (간화선, 看話禪), một thực hành truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc.

 

Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc (Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Thượng tọa Uijeong (의정스님), Chủ tịch Thượng tọa Gaksan (각산스님) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc và cam kết sẽ “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

 

Tại buổi họp chung ngày 14/9 vừa qua, một báo cáo đã được thực hiện Khóa Tu học lần thứ 4 tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), trong đó có các bài giảng trực tuyến và ngoại tuyến trong tình huống của đại dịch Covid-19. Lớp tu học Tham thiền Công Án, Thoại đầu với 107 người tham dự, đã truyền tải tinh hoa của Thiền tông bởi chư tôn đức Thiền sư hội tụ với các lĩnh vực tâm lý thiền, y học, cũng như các truyền thống Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc do lịch đại Tổ sư sáng lập. Ngoài ra, các cuộc thảo luận tiếp tục diễn ra về “Diễn đàn Thiền tông Phật giáo Hàn Quốc lần thứ hai tại Tổ đình Pháp bảo Hải Ấn Tự” (제2회 대한민국 명상포럼 해인사 집중수행), được tổ chức từ các ngày 20 đến ngày 22 tháng 11 tới, và yêu cầu nhất định về trình độ tu học thiền Phật giáo đối với người hướng dẫn Tham thiền.

 

Cuộc họp chung được tổ chức vào ngày giảm khoảng cách xã hội trong khu vực độ thị từ 2,5 xuống bước 2, đã được tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc kiểm dịch như lắp đặt các tấm nhựa acrylic trong suốt, và giữ khoảng cách an toàn.

 

Tại cuộc họp chung, Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc đã thảo luận về kế hoạch cho “Đại Pháp hội Khán thoại thiền” (간화선대법회, 看話禪大法會) lần thứ 4” dự kiến được tổ chức tại ngôi già lam Phụng Nham Tự (봉암사 (鳳巖寺), Hy Dương sơn (희양산, 曦陽山), thành phố Mungyeong, tỉnhGyeongsangbuk vào năm 2021, và sau khi nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Hội Thủ tọa Thiền viện Toàn quốc (전국선원수좌회, 全國禪院首座會) (Cộng đồng Đại biểu Tăng già, 공동대표, 共同代表), chuẩn bị đầy đủ cùng với Hội Thủ tọa Phúc lợi (수좌복지회와, 首座福利會). Chúng tôi cùng nhau bắt đầu quyết định chuẩn bị một cách nghiêm túc.

 

Đại Pháp hội Khán thoại thiền (간화선대법회, 看話禪大法會) được tổ chức hai năm một lần, đã thu hút tôn giáo cả trong và ngoài nước trên thế giới, bằng cách truyền đạt sự thật về việc thực hành pháp môn Tham thiền Công án, Thoại đầu (간화선, 看話禪) đến với công chúng, bao gồm các vị Thiền sư Jongjeong Yeha Jinje, Hyungi, Muyeo, Daewon, Hye-guk, Jeong Chan, Uijeong và Youngjin.

 

Sau khi thảo luận về chương trình làm việc trong ngày này, chư tôn đức Thiền sư đã nghỉ giải lao, và dành thời gian để chia sẻ câu chuyện với chủ đề “Phật tính (불성, 佛性) và Chân ngã (참나, 眞我)”. Đã có một cuộc tranh luận về “Phật tính” trong Thiền tông Phật giáo Đại thừa và “Bản ngã” (아트만, आत्मन्, 本我, Ātman) của Ấn Độ giáo như thế nào.

 

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc, Thượng tọa Uijeong (의정스님) cho biết: “Nền văn minh phương Tây không thể thoát khỏi sự phân đôi của xung đột và đối đầu, đấu tranh và chiến tranh đang dần sụp đổ”. Tình hình ở phương Tây đang chỉ ra rằng Thiền định Phật giáo như một sự thay thế cho nền văn minh thế kỷ 21. “Hãy cùng nhau hành động vì sự ‘Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền’”.

 

Thượng tọa Uijeong cho biết thêm: “Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc nhằm mục đích đóng góp vào sự an toàn, hạnh phúc của nhân loại và người dân thông qua việc phổ biến văn hóa tâm linh của Phật giáo Hàn Quốc, và thực hành truyền thống 1.700 Thiền tông Phật giáo Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ thực hiện các hoạt động tích cực cho việc nỗ lực Phổ biến và toàn cầu hóa Tham thiền.

 

Thích vân Phong biên dịch

(Nguồn: 불교신문)

 

 Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc-3Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc-2

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2021(Xem: 7650)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4790)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6230)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5369)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12217)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5409)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 4982)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5149)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4502)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4180)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]