Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và Tự do Tư tưởng

01/10/202018:41(Xem: 5167)
Phật giáo và Tự do Tư tưởng

Phật giáo và Tự do Tư tưởng

(Buddhist Thoughts on Freedom)

Tác giả Sensei Alex Kakuyo 

Mấy năm qua, tôi đã quyết định từ bỏ hầu hết tài sản thế gian của mình, và vui sống trong một trang trại. Có nhiều lý do giải thích tại sao tôi đưa ra quyết định này, từ trần tục đến tâm linh. Nhưng cải giải thích đơn giản nhất là nói rằng tôi muốn “Tự do”. Tôi cảm thấy bị vướng mắc trong một công việc của công ty không được như ý. Tôi xúc động trước sự tấn công dữ dội của các công ty phương tiện truyền thông liên tục nói với tôi rằng, tôi chỉ có một lần mua hạnh phúc. Và tôi khao khát có cơ hội thực hành Phật pháp trong hòa bình.

 

Vì vậy, tôi thu hẹp thế giới của mình lại những thứ có thể nằm gọn trong một chiếc túi vải quân đội thô to, và tôi đổi quần kaki và áo sơn mi polo của mình thành giày ống và quần jeen. Tôi tìm thấy tự do trong trang trại, nhưng không phải theo cách mà tôi tưởng tượng, và chắc chắn là không nhanh chóng. Thay vào đó, những tháng đầu tiên của cuộc sống nông trại của tôi, chỉ toàn là sự bối rối và đau khổ. Những quan niệm bình dị của tôi về việc tự sản xuất lương thực sẽ như thế nào, đã được thay thế bằng những thực tế vất vả của công việc lao động lưng chừng hoàn thành dưới cái nắng nóng gay gắt.

 

Chân và vai của tôi bị đau vào buổi sáng, khi tôi cố gắng phục hồi sau những nỗ lực của ngày cuối cùng. Và tay tôi bị xé toạc vì chặt vô số cây làm chất đốt. Tuy nhiên, ngoài cuộc đấu tranh về thể chất, còn có sự xáo trộn về tinh thần khi thư giãn; một sự hỗn loạn xoay quanh hai sự thật không thể tránh khỏi: khi tôi đói, tôi cần ăn. Khi tôi mệt mỏi, tôi cần ngủ. Cuộc sống của tôi, giống như cuộc sống của mọi sinh vật sống trên trái đất, xoay quanh những sự thật đơn giản này.

 

Khi tôi đang làm một công việc thứ 9-5, tôi được gặp công ty cung cấp phiếu lương của tôi – một yêu cầy để trả tiền thuê nhà, và mua thực phẩm ở siêu thị. Khi tôi còn trông đợi ở trang trại, người đã cung cấp một ngôi nhà tầng và ba bữa ăn một ngày để đổi lấy sức lao động.

 

Nếu tôi thành lập công ty của riêng mình, tôi sẽ phụ thuộc vào những khách hàng đã mua hàng của tôi, liên tục cần đặt mong muốn của họ lên trước của tôi. Và điều này cũng đúng nếu tôi điều hành trang trại của riêng mình. Vì vậy, khả năng ăn và ngủ của tôi sẽ luôn nằm trong tay người khác.

 

Tìm kiếm “Tự Do” bên ngoài thế giới vật chất là không thể có.

 

Tất nhiên, tôi không phải là người đầu tiên nhận ra điều này. Trong hành trình tâm linh của chính mình, Khi Đức Phật còn là Thái tử rời Hoàng cung vào núi tuyết tu hành, Ngài cũng dao động giữa hai thái cực của chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa khổ hạnh, hy vọng sẽ tìm thấy tự do trên lộ trình. Tuy nhiên, thú vui của chủ nghĩa khoái lạc chỉ thoáng qua lúc ở cung vàng điện ngọc, trong khi thực hành khổ hạnh cực đoan đến kiệt quệ sức khỏe tưởng chừng như Ngài sắp chết. Không thể thoát khỏi thực tại của thế giới vật chất, Đức Phật đã chọn cách tìm tự do bên trong tâm thức.

 

Đức Phật cũng phải ăn. Đức Phật cũng phải ngủ. Những sự thật này là không thể tránh khỏi. Ngài đã tìm thấy sự giải thoát bằng cách thay đổi nhận thức, không sống trong cực đoan, luôn thẳng tiến trên “Con đường Trung đạo”; sống một cuộc sống bắt nguồn từ trí tuệ và từ bi tâm thay vì tham lam, sân hận và si mê.

 

Sau tám tháng sống và làm việc trong các trang trại hữu cơ, tôi nhận ra rằng tôi phải noi gương Đức Phật vĩ đại. Tôi nhận ra rằng tôi không thể thoát khỏi Luân hồi, nhưng tôi có thể chọn cách tôi sống trong đó, tìm sự tự do trong sự ràng buộc tôi trong khung khổ.

 

Trải qua nhiều năm, tôi đã thêm một sự chiêm nghiệm về lòng tri ân vào việc ứng dụng thực tế giáo lý từ bi trí tuệ của Đạo Phật trong cuộc sống thường nhật của mình, điều này đã giúp tôi trọn ước nguyện trong sự tự do. Thật đơn giản: Tôi xem xét các vật dụng vật chất xung quanh trong phòng mình, và mô tả những cách đơn giản để chúng cải thiện cuộc sống của tôi, đặc biệt tập trung vào việc liệu chúng có giúp đáp ứng các nhu cầu cơ bản về việc ăn và ngủ của tôi hay không.

 

Ví dụ, tôi có thể nhìn vào chiếc đèn và nói, “Chiếc đèn đó cho phép tôi làm việc vào ban đêm mà không bị căng mắt. Nó giúp tôi kiếm tiền để có thể mua thức ăn”. Hoặc tôi có thể nói, “Cây rắn của tôi làm sạch không khí trong căn hộ của tôi, và giúp tôi đi vào giấc ngủ nhanh hơn”.

 

Điều này cũng có tác dụng đối với kinh nghiệm và ý tưởng. Ví dụ, tôi có thể nói: “Đạp xe hằng ngày giúp tôi thư giãn sau một ngày dài làm việc, và cải thiện chất lượng giấc ngủ của  tôi”.

 

Nếu tôi tìm thấy một đối tượng hoặc trải nghiệm nào trong cuộc sống của mình, cản trở khả năng ăn, ngủ hoặc trải nghiệm bình yên của tôi, thì tôi loại bỏ nó. Bằng cách này, tôi không ngừng buông bỏ bất cứ điều gì ngăn cản cảm giác tự do của tôi trong cuộc sống hằng ngày, và bày tỏ lòng tri ân đối với những điều làm cho cuộc sống trong thế giới vật chất thú vị hơn.

 

Đây là trọng tâm của việc thực hành Phật giáo. Đây là sự giải thoát: Buông bỏ những thứ làm tổn thương chúng ta, và chấp nhận rằng chúng ta không thể buông bỏ mọi thứ.

 

Nam mô A Di Đà Phật

 

* Tác giả Sensei Alex Kakuyo, vị tăng sĩ Phật giáo, vị giáo thọ về Thiền chánh niệm. Là một cựu quân nhân Thủy quân lục chiến, Thầy đã phục vụ trong quân đội tại các nơi như Iraq và Afghanistan trước khi xuất gia học Phật. Thầy có bằng cử nhân Triết học từ Đại học Wabash College, và Thầy giúp cho sinh viên chuyển hóa các hoạt động thường nhật qua thực nghiệm tâm linh. Thầy là tác giả của tác phẩm “Một cách Hoàn hảo với người bình thường: Giáo lý Đạo Phật cho Cuộc sống Hằng ngày” (Perfectly Ordinary: Buddhist Teachings for Everyday Life)

 

Thầy Sensei Alex Kakuyo xuất gia theo trường phái của Trưởng lão Hòa thượng Gyomay Kubose (1905-2000) tại Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 2018. Thầy làm giáo thọ giảng dạy tại Trung tâm Bright Dawn Center of Oneness Buddhism, California, Hoa Kỳ. Thầy giảng dạy một cách tiếp cận không hạn chế trong giáo phái nào trong Phật pháp, khuyến khích sinh viên tìm thấy giáo lý từ bi trí tuệ đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày.

 

Thầy Sensei Alex Kakuyo là một trong những vị giảng sư Phật học trẻ tuổi và thú vị nhất hiện nay. Sự tiếp cận của Thầy về Phật giáo là một cách khác biệt. Sự khác biệt rõ ràng nhất là Thầy là người Mỹ da đen. Việc Thầy là một cựu quân nhân khiến các Phật tử Mỹ quan tâm và có một cái nhìn về Thầy rất khác về nhiều vấn đề. Thầy hoàn toàn không phải là những gì mọi người đang mong đợi, khi họ tìm kiếm một bậc Đạo sư tâm linh khuôn mẫu. Và đây là một điều tuyệt vời. Đã từ lâu, Phật giáo tại Hoa Kỳ tập trung vào một đối tượng quá hạn hẹp. Văn phong của  Thầy Sensei Alex Kakuyo mạch lạc và chân thành. Thiết nghĩ rằng, nhiều người thường không quan tâm đến Phật giáo sẽ thấy bài viết của Thầy Sensei Alex Kakuyo rất hấp dẫn.


Các bài viết của Thầy đã xuất hiện trên các Tạp chí  Elephant Journal, Rebelle Society, Sivana Spirit và Common Ground Magazine.

 

Tác giả: Sensei Alex Kakuyo

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門 網)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 111639)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
03/01/2019(Xem: 5792)
Giao lưu với 300 thiền sinh trẻ tại khóa tu An Lạc lần thứ 8 Chúng tôi may mắn được đi cùng thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty CP Sách Thái Hà đến giao lưu với 300 bạn sinh viên trong khóa thiền mang tên An Lạc tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại Đình,-Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đây là khoá tu Án lạc lần thứ 8 và kéo dài 4 ngày từ ngày 29/12/2018 đến 01/01/2019. Cảm giác của tôi khi ngồi viết lại những chữ này là rất rất tuyệt vời.
03/01/2019(Xem: 5226)
HOA NỞ ĐÌNH HOANG Cả thôn không ai rõ lão già mặt thẹo gờm ghiếc từ đâu trôi dạt đến, chọn thềm hiên của ngôi đình thờ thần hoàng làm nơi an trú, chẳng ma nào dám đuổi, kể cả ông Thức thôn trưởng đi cùng ba đội viên xung kích hùng hùng hổ hổ với súng ống và gậy gộc trong tay. Nghe đâu, chỉ mới thấy mặt lão già mặt thẹo và nghe tiếng gầm gừ ghê rợn của lão, ông thôn trưởng cùng ba anh xung kích đã bủn rủn tay chân, co giò rụt cổ bỏ chạy tán loạn như bầy vịt.
03/01/2019(Xem: 6298)
Bản thân người viết (Viên Thành), cũng đã trải nghiệm những điều thăng trầm, cay đắng nhiều thấm thía với cuộc đời, nhưng nhờ có biết chút ít Phật Pháp: “Người sẵn sàng chịu thiệt, đi sau, ngồi thấp là người nhận nhiều phước báu nhất”, người khác nợ bạn, ơn trên sẽ trả cho bạn, chịu thiệt tưởng là thiệt, nhưng đôi khi học được cách chịu thiệt lại chính là cách tạo nhiều phúc báo nhất, đừng tưởng cứ thiệt thòi là không may mắn”, nên cố gắng chịu đựng, rồi cảm đến chư Phật, chuyển hóa thành duyên lành, được vào nương cửa Phật.
03/01/2019(Xem: 10295)
HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
01/01/2019(Xem: 5613)
Cách đây 3 năm, khi nhắc đến Vingroup, tôi thường nghĩ đến những khu đô thị sang trọng như Royal City, Times City…, những trung tâm thương mại hoàng tráng Vincom, những siêu thị hiện đại Vimmart hay những khu nghỉ dưỡng hạng sang ở Nha Trang, Phú Quốc…Một tập đoàn kinh tế với những chiến lược đầu tư lớn. Vậy thôi.
25/12/2018(Xem: 7565)
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được những gì? Hãy khoan bàn đến những việc trọng đại to lớn như quốc gia, xã tắc, mà hãy nói đến chính cuộc sống bản thân của chúng ta trước đã. Chúng ta đã sống ra sao? Có khoẻ mạnh, có vui vẻ, hài hoà hạnh phúc hay là luôn nay đau mai ốm, phiền muộn vì công việc làm ăn không được vừa ý khiến trong gia đình xung đột xào xáo? Tóm lại năm qua cuộc sống chúng ta có được thuận bườm xuôi gió, có được trôi chảy đề huề, hay cuộc sống lúc vướng mắc chỗ này, khi trở ngại chỗ kia, khiến cho tâm trạng của chúng ta luôn ưu phiền ủ dột.
22/12/2018(Xem: 7623)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính thưa chư Tôn đức, quí vị hảo tâm Từ thiện và bạn lành. Với tâm nguyện '' Phụng sự chúng sanh cúng dường chư Phật '', được sự quan hoài, trợ duyên của quí vị chúng tôi vừa thực hiện một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực núi Khổ Hạnh Lâm, Nalanda & Bồ Đề Đạo Tràng- tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình - Dec 21, 2018
22/12/2018(Xem: 5319)
Việc kết hợp giữa hai đối tượng khác phái, đi đến sống chung sanh con đẻ cái, đã có từ thời con người nguyên thủy xuất hiện. Tùy mỗi bộ tộc, mỗi quốc gia, việc hợp thức hóa cho đôi lứa có quy định theo tập tục riêng, với người Việt thường gọi là hôn lễ. Thực hiện tập tục cho “hôn lễ” theo nếp xưa, gồm có: - lễ nạp tài – lễ vấn danh – lễ nạp cát – lễ nạp tệ - lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh.
21/12/2018(Xem: 8047)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]