Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư sĩ Mahā Silā Vīravong - nhà Thiết kế Quốc kỳ CHDCND Lào

30/09/202019:58(Xem: 5449)
Cư sĩ Mahā Silā Vīravong - nhà Thiết kế Quốc kỳ CHDCND Lào

Cư sĩ Mahā Silā Vīravong - nhà Thiết kế Quốc kỳ CHDCND Lào

 Cư-sĩ-Mahā-Silā-Vīravong-và-Bản-đồ-Lào

Hình 1: Trái: Bản đồ Lào / Phải: Cư sĩ Mahā Silā Vīravong (1905-1986), người thiết kế Quốc kỳ CHDCND Lào Ảnh: © babelio.com

 

Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, sử gia Lào, nhà ngữ văn, giáo viên dạy tiếng Pali, người hiện đại hóa bảng chữ cái Lào, một nhân vật trí thức lớn của nền độc lập Lào. Trong các cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của thực dân đế quốc Pháp, bằng cách tích cực hoạt động trong phong trào của Lào Issara mà ông lưu vong tại Vương quốc Thái Lan vào năm 1946.

 

Ông là Thư ký riêng của Hoàng thân Vương quốc Lào Phetsarath Rattanavongsa (10/1/1889-1/10/1059). Tên của ông thường được đặt trước danh hiệu danh dự Mahā và ông thường được đặt với danh hiệu là “Mahā Silā”.

 

Vốn xuất thân trong một gia đình Phật tử thuần thành, làm nghề trồng trọt tại tỉnh Champassak, Cư sĩ Mahā Silā Vīravong sinh vào ngày 1 tháng 8 năm 1905 tại tỉnh Roi-Et (Tiếng Thái: ร้อยเอ็ด) nằm giữa vùng Isan, Thái Lan. Từ nhỏ, ông đã được nhập học với tư cách là Bonzillon ở một ngôi chùa làng và ông được khai tâm mở trí rất sớm bằng chữ cái Tham và chữ Lào, được khắc trên lá của người thợ làm bản thảo. Từ đây, nhà sư trẻ say mê lịch sử và văn học Lào đã gắn bó trong các ngôi già lam tự viện Phật giáo của tỉnh Roi-Et này. (Trong thời kỳ của Vương quốc Ayutthaya, cuối thế kỷ 18 vua Taksin di chuyển tỉnh Roi-Et về địa điểm hiện tại, sau đó đặt tên Saket Nakhon, một tỉnh Đông Bắc Thái Lan ngày nay).

 

Sau khi hoàn tục, Cư sĩ Mahā Silā Vīravong học tiếng Pala tại Bangkok, Vương quốc Thái Lan.

 

Năm 1929, ông trở thành Thư ký riêng của Hoàng thân Vương quốc Lào Phetsarath Rattanavongsa, nhà lãnh đạo của chủ nghĩa dân tộc Lào trong thời gian Đế quốc Pháp thiết lập chính quyền bảo hộ. Cư sĩ Mahā Silā Vīravong tham gia “Phong trào Canh tân Quốc gia” do các trí thức trẻ người Lào thành lập vào năm 1940. Ông tham gia phong trào độc lập Lao Issra (nghĩa đen là “Lào tự do”) sau khi Đế quốc Nhật cố gắng giành quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp (9 tháng 3 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945). Khi Đế quốc Pháp tiếp quản Lào vào năm 1946, ông theo chân các thành viên của phong trào độc lập Lao Issra lưu vong tại Bangkok, Thái Lan, nơi ông tiến hành nghiên cứu học thuật tại Thư viện Quốc gia Thái Lan.

 

Cư sĩ Mahā Silā Vīravong trở về quê hương Lào vào năm 1949, nơi ông trở thành Giáo sư giảng dạy tiếng Pali tại Học viện Phật giáo Chanthaboury, thủ đô Viêng Chăn.

 

Duyên sắt cầm nhiều kiếp, định nghiệp đã đến, ông đã kết hôn với nàng Maly tại thủ đô Viên Chăn, Lào. Trong số 14 hiếu tử của ông, Douangdeuane kết hôn với nhà văn Outhine Bounyavong.

 

Mặc dù đã nghỉ hưu từ năm 1963, nhưng sau khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 1957, Cư sĩ Mahā Silā Vīravong được bổ nhiệm làm chuyên viên Bộ Giáo dục Quốc gia. Ông tiếp tục hoạt động trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn văn học cho đến khi về cõi Phật vào tháng 2 năm 1987.

 

Đầu thế kỷ 20, vào những thập niên 1930, Cư sĩ Mahā Silā Vīravong đã phản đối việc La tinh hóa chữ viết của Lào. Ông miệt mài trong việc hiện đại hóa bảng chữ cái Lào, đặc biệt là làm cho nó có ngữ âm hơn. Ông đã viết một cuốn Ngữ pháp tiếng Lào mới và một cuốn Từ điển. Ông đã đề xuất một hệ thống phiên âm từ tiếng Pali sang chữ Lào hiện đại, để thuận tiện cho việc đọc tụng kinh cầu nguyện trong các cơ sở tự viện Phật giáo. Phiên âm này vẫn được sử dụng cho đến nay.

 

Cư sĩ Mahā Silā Vīravong là một giáo sư giảng dạy tiếng Pali tại Học viện Phật giáo, ông đã viết sách hướng dẫn học tiếng Pali.


Cư sĩ Mahā Silā Vīravong là tác giả của cuốn sách Giáo khoa đầu tiên về Lịch sử Lào do Bộ Giáo dục Quốc gia Lào xuất bản.

 

Quan tâm đến Chiêm tinh học, ông đã thiết kế một hệ thống lịch Lào dùng chung với các loại lịch nước ngoài khác.

 

Là một chiến binh tích cực của phong trào Issara Lào, ông đã tham gia vào hành động giành độc lập ngày 12 tháng 10 năm 1945 và thiết kế Quốc kỳ nước Cộng hòa Nhân dân Lào.

 

Trong số các tác phẩm của ông, chỉ có “Lịch sử Lào” (Histoire du Laos); Phongsavadane lao, 1957), dựa trên Biên niên sử Lane Xang, và ông viết tiểu sử Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (1890-1959, được xuất bản sau di cảo), là chủ đề của một bản dịch tiếng Pháp. Nếu ông thực sự là một nhân vật nổi bật trong việc tái tạo bản sắc dân tộc Lào, bởi phương pháp thiếu khoa học và thiên vị dân tộc chủ nghĩa của họ, thì  các tác phẩm của Cư sĩ Mahā Silā Vīravong bây giờ chỉ có lợi ích về mặt lịch sử.

 

Các nhà văn lớn ở thủ đô Viêng Chăn trong thời kỳ này, bao gồm ba người con trai của Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, một học giả quan trọng về văn học, lịch sử và văn hóa truyền thống của Lào: Pakian Viravong, Duangdeuan Viravong, và Dara Viravong (các bút danh Pa Nai, Dauk Ket và Duang Champa). Một nhà văn quan trọng không kém là Outhine Bounyavong, con rễ của Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, người vẫn là một nhà văn đáng chú ý trong suốt bước sang thế kỷ 21.

 

Quốc kỳ và Cờ hiệu do Cư sĩ Mahā Silā Vīravong thiết kế.

 

Quốc kỳ được khai sinh vào ngày 12 tháng 10 năm 1945 và chính thức vào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Thiết kế: Một nhánh ngang màu đỏ, xanh nước biển đậm (gấp đôi chiều cao; một vòng tròn màu trắng ở trung tâm (đường kính của vòng tròng bằng 4/5 chiều cao của dải màu xanh).

 

Lá cờ do Cư sĩ Mahā Silā Vīravong thiết kế được giới thiệu sau khi Cộng sản tiếp quản vào năm 1975, nhưng đã từng là Quốc kỳ trước đó một thời gian ngắn. Nó đã được thiết kế bởi cư sĩ Mahā Silā Vīravong, và lá Quốc kỳ này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1945, sau Đệ nhị Thế chiến.

 

Lào là thuộc địa của Đế quốc Pháp, và cũng như trường hợp của Đông Ấn Hà Lan do Nhật Bản chiếm đóng (nay là Indonesia), một khoảng trống quyền lực đã phát triển ở Lào sau sự đầu hàng của những người Nhật Bản chiếm đóng.

 

Phải mất một thời gian để người Pháp ‘sắp xếp mọi thứ vào trật tự’ và trong thời gian ngắn đó. Trong thời gian này (ngày 12 tháng 10 năm 1945 đến ngày 24 tháng 4 năm 1946), Lào được lãnh đạo bởi Lao Issara (Lào Tự Do), một nhóm chống Pháp. Với sự phục hồi quyền lực của Đế quốc Pháp, Quốc kỳ lại biến mất khỏi tầm nhìn, Quốc kỳ cũ được giới thiệu lại.

 

Năm 1975, khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập, đất nước Phật giáo này đã tiếp tục treo Quốc kỳ do cư sĩ Mahā Silā Vīravong thiết kế, và thời gian ngắn thiết kế Quốc kỳ trong những năm 1945-1946.

 Quốc-kỳ-do-cư-sĩ-Mahā-Silā-Vīravong-thiết-kế

Hình 2: Quốc kỳ do cư sĩ Mahā Silā Vīravong thiết kế (1945-1946/1975 đến nay)

 

Về biểu tượng Quốc kỳ do cư sĩ Mahā Silā Vīravong thiết kế, hai sọc đỏ biểu tượng cho sự đổ vỡ bởi quê hương ở hai bên bờ sông Mekong, màu xanh dương biểu tượng cho dòng sông quan trọng và sự thịnh vượng, hình ảnh màu trắng biểu tượng cho hệ thống nhất hai miền Nam Bắc Lào, và tượng trưng cho ánh trăng tròn soi bóng trên sông Mekong.

Trong các tác phẩm của Cư sĩ Mahā Silā Vīravong được xuất tái bản nhiều nhất “Biên niên sử Lào” (ພົງ ສາ ວະ ດານ ລາວ, Histoire du Laos, Phongsāvadān Lāo), 36 lần xuất tái bản từ năm 1957 đến năm 1997, được dịch ra ba thứ tiếng và được tổ chức bởi 414 Thư viện thành viên WorldCat trên toàn thế giới. Lịch sử Lào được thể hiện qua di sản Biên niên sử. Và nhiều tác phẩm lưu lại hậu thế:

- “Biên niên sử Lào” (ພົງ ສາ ວະ ດານ ລາວ, Histoire du Laos, Phongsāvadān Lāo)

- “Temiyasataka: Temiyakumman” (ເຕມິຍະ ຊາຕະກະ: ທ້າວເຕມິຍະກຸມມານ) ‘Phỏng theo Phitsasata Taka và được Cư sĩ Mahā Silā Vīravong sáng tác bằng tiếng Lào

- “Suvannasam Cố sự” (ນິທານຊາດົກຄຳກອນ ເຣື່ອງ ທ້າວສຸວັນນະສາມ, Nithān Sādok khamkō̜n rư̄ang Thāo Suvannasām) ‘Trích dịch từ Kinh và được Cư sĩ Mahā Silā Vīravong sáng tác bằng tiếng Lào

- “Tiểu sử Thần Anuvong” (ຊີວະປະຫວັດ ພະເຈົ້າອະນຸວົງ, Sivapavat Phachao Anuvong)

- “Lịch sử Chùa Chulalongkorn  hay That Luang Ieng Chan”  (Pavat Phra Chēdī Lōkachulāmanī lư̄ Phra Thāt Lūang Vīangchan)

- “Khun Borom Rajathirat Cố sự” (ນິທານຂຸນບໍຣົມຣາຊາທິຣາຊ. ສະບັບທີ ໑, Nithān Khun Bō̜rom Rāsāthirāt. Sabap thī nưng) ‘Lịch sử gốc Lào/ Cư sĩ Mahā Silā Vīravong và Cư sĩ Nuan Uthensakda đồng biên soạn

- “Di sản Vientiane và Mahasanok Cố sự” (ນິທານຊາດົກ ຊຸດມໍລະດົກວຽງຈັນ ເລື່ອງ ທ້າວມະຫາຊະນົກ, Nithān Sādok sut mō̜radok Vīangchan lư̄ang Thāo Mahāsanok pǣ chāk khamphī Thasasātaka læ tǣng pen kō̜n) Dịch từ Kinh thánh và Cư sĩ Mahā Silā Vīravong sáng tác bằng tiếng Lào

- “Lịch sử chùa Chulalongkorn hay That Luang Vientiane” (ປະຫວັດ ພຣະເຈດີ ໂລກະຈຸລາມະນີ ຫຼື ພຣະທາດຫຼວງວຽງຈັນ, Pavat Phra Chēdī Lōkachulāmanī lư̄ Phra Thāt Lūang Vīangchan), Cư sĩ Mahā Silā Vīravong và Cư sĩ Duangdeuan Bounyavong biên tập

- “Konlamaha Silavirawong” (ກອນລຳ ມະຫາ​ ສິລາ ວິຣະວົງສ໌, Kōnlam Maha Silā Vīravong)

- “Thāo Suvannasān” (ທ້າວສຸວັນນະສານ)

- “Kỷ niệm 100 năm Ngày Quá cố của Thái Hậu” (ອະນຸສອນ ລະລຶກ ຄົບຮອບ 100 ວັນ ການມໍຣະນະກັມ ຂອງ ຍາແມ່ ສລົດ ເຈົ້າຂຽວ, ʻAnusō̜n lalưk khophō̜p 100 van kānmō̜ranakam khō̜ng nyāmǣ Salot Chaokhīeo)

- “Chiêm Tinh học Lào” (ໂຫຮາສາດລາວ : ພາກຕົ້ນ, Hōrāsat Lāo : phāk ton)

- “Các vị Thần” (ຕຳນານ ພຣະບາງ, Tamnan Phra Bang)

- “Sangkha Silpasai: Tác phẩm Văn học Kiệt tác của Lào” (ສັງຂ໌ສິລປ໌ຊັຍ: ວັນນະຄະດີຄຳກອນຊັ້ນຍອດຂອງລາວ, Sangsinsai: vannakhadī khamkō̜n san nyō̜t khō̜ng Lāo / dōi thāo Pāngkham, nakpawphan ʻēk hǣng krung Sisattanākhanahut Vīangčhan (samai ...)

- “Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, Cuộc sống và Thành tựu” (ມະຫາສີລາ ວີຣະວົງສ໌ ຊີວິດແລະຜົນງານ, Mahāe Silā Vīravong sīvit læ phonngān)

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Từ nhiều nguồn trên Internet)

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 10389)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7431)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 5967)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6444)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 7128)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 8054)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
19/10/2010(Xem: 6019)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 6099)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 6518)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 11046)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]