Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoà thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng Ra mắt Cuốn sách “So sánh Hiến pháp các Quốc gia Dân chủ”

28/09/202007:56(Xem: 6782)
Hoà thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng Ra mắt Cuốn sách “So sánh Hiến pháp các Quốc gia Dân chủ”

Hoà thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong

Tây Tạng Ra mắt Cuốn sách

“So sánh Hiến pháp của

các Quốc gia Dân chủ Khác nhau”


(Deputy Speaker launches a book titled ‘Comparative Constitutions of Various Democratic Nations’)

Tin-PG-Tây-Tạng-1 

Hình 1: Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng (giữa), Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng (phải) và Cư sĩ Tsewang Gyalpo Arya, Giám đốc Học viện Chính sách Tây Tạng lưu vong (TPI) (trái)

 

Dharamshala: Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Cục Quản lý Trung ương Tây Tạng lưu vong đã ra mắt cuốn sách do Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng biên soạn với chủ đề “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau” (Comparative Constitutions of Various Democratic Nations).

 

Tác phẩm tập trung vào việc so sánh Hiếp pháp của các quốc gia dân chủ khách nhau trên thế giới, và giải thích các loại Hiếp pháp Dân chủ khác nhau một cách đơn giản nhưng sâu sắc.

 

Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng, vị cao tăng thạc đức uyên thâm Phật học, uyên bác về khoa học chính trị, tác phẩm đã làm sáng tỏ sự nghiên cứu uyên thâm của Ngài về Hiến pháp so sánh với khoảng 250 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là của 180 Quốc gia Dân chủ, mà Ngài đã biên soạn trong vài năm qua.

 

Hình 2: Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng thuyết minh nội dung cuốn sách “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau”

 

Ngài nói: “Có một lý thuyết và một cách thực tế để giải thích mọi thứ trong khi giảng dạy chính trị, hoặc bất kỳ chủ đề nào khác, qua tác phẩm với chủ đề ‘So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau’ (Comparative Constitutions of Various Democratic Nations), giải thích khái niệm theo cả hai cách”. Ngài giải thích các loại quốc tịch ở các quốc gia khác nhau theo ngày sinh, di truyền, nơi cư trú hoặc tự nhiên, nhập tịch và điều kiện để có quốc tịch ở các quốc gia khác nhau. Ngài giải thích thêm về các yếu tố quan trọng khác như biểu tượng của một Quốc gia-Nhà nước. Quốc kỳ, Quốc ca, Ngôn ngữ Quốc gia, Quốc huy và ngày Quốc khánh giúp khơi dậy lòng yêu nước và sự đoàn kết trong dân chúng của một quốc gia.

 

Ngài nói nhiều lý thuyết khác nhau về sự tiến hóa của nền dân chủ của các học giả khác nhau, và sự khác biệt giữa các quốc gia dân chủ lớn như Ấn Độ, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Các khái niệm dân chủ quan trọng như bình đẳng, chủ nghĩa thế tục, và các loại Hiến pháp, như Hiến pháp thành văn, Hiến pháp bất thành văn, Hiến pháp cứng nhắc, Hiến pháp linh hoạt và cả hai hệ thống, v.v. . . cũng được Ngài đề cập.

 

Cuối cùng, Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng kết thúc bằng cách giải thích việc công nhận ngôn ngữ chính thức ở các quốc gia khác nhau như Bhutan, Sri Lanka, Mỹ, Anh, Pakistan, v.v.

 

Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng là khách mời chính tại sự kiện, và cũng có sự tham dự của Cư sĩ Tsewang Gyalpo Arya, Giám đốc Học viện Chính sách Tây Tạng lưu vong (TPI), người đã giải thích tầm quan trọng của Hiến pháp trong một Quốc gia Dân chủ hoặc Hiến chương trong trường hợp của Trung ương Chính quyền lưu vong Tây Tạng, và cho biết, “Các đặc quyền của Dân chủ đi kèm với trách nhiệm lớn lao mà phải là nghĩa vụ hàng đầu của mọi công dân”.

 

Sự kiện ra mắt cuốn sách “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau” còn có sự hiện diện của các Thành viên Ủy ban Thường vụ, Thành viên Ủy ban Tài khoản Công của Quốc hội lưu vong Tây Tạng, và những người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng có trụ sở tại Dharramsala, một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh (Ấn Độ).

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 

 Tin-PG-Tây-Tạng-3_1Tin-PG-Tây-Tạng-2 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2020(Xem: 6069)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6471)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5168)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4821)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4763)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
13/11/2020(Xem: 4583)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
13/11/2020(Xem: 6968)
Kính thưa chư Tôn đức & chư Phật tử hảo tâm Đã sắp đến ngày lễ Dewali (tết của xứ Ấn) nhưng năm nay vì tình hình lây nhiễm Dịch kéo dài nên dân nghèo sống quanh Bồ Đề Đạo Tràng trở nên túng thiếu triền miên do kinh tế sa sút và Bodhgaya không có khách hành hương lai đáo. Được sự đoái thương của chư Tôn Đức và chư Phật tử thiện hữu, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn lương thực cho 294 gia đình bần cùng tại 2 ngôi làng Muchalinda Naga. Đây là hai ngôi làng nằm phía sau hồ nước Mucalinda, nơi tương truyền ngày xưa vào tuần lễ thức 6 sau khi Phật Thành Đạo mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật.
09/11/2020(Xem: 7411)
Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, bậc thầy vĩ đại về Văn hóa Trung Hoa. Người đã tận tụy với công cuộc cứu vãn đất nước sau giai đoạn cách mạng văn hóa của những lãnh tụ Cộng sản Vô thần cực đoan, làm băng hoại xã hội, phá nát văn hóa truyền thống tổ tiên. Ông góp phần thanh tịnh hóa và tái tạo lịch sử văn hóa trong những biến động lịch sử chưa từng có của quốc gia, dân tộc Trung Hoa. Tiếp nối mạng mạch văn hóa, dung thông Trung Hoa cổ đại, hiện đại và hội nhập quốc tế.
08/11/2020(Xem: 13931)
Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
06/11/2020(Xem: 12116)
Thuở xưa đức Quán Thế Âm Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời Mở mang Phật pháp giúp đời Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm, Núi tên là Phổ Đà Sơn Có vua rắn nọ vẫn thường ở đây
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]