Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoà thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng Ra mắt Cuốn sách “So sánh Hiến pháp các Quốc gia Dân chủ”

28/09/202007:56(Xem: 6969)
Hoà thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng Ra mắt Cuốn sách “So sánh Hiến pháp các Quốc gia Dân chủ”

Hoà thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong

Tây Tạng Ra mắt Cuốn sách

“So sánh Hiến pháp của

các Quốc gia Dân chủ Khác nhau”


(Deputy Speaker launches a book titled ‘Comparative Constitutions of Various Democratic Nations’)

Tin-PG-Tây-Tạng-1 

Hình 1: Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng (giữa), Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng (phải) và Cư sĩ Tsewang Gyalpo Arya, Giám đốc Học viện Chính sách Tây Tạng lưu vong (TPI) (trái)

 

Dharamshala: Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Cục Quản lý Trung ương Tây Tạng lưu vong đã ra mắt cuốn sách do Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng biên soạn với chủ đề “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau” (Comparative Constitutions of Various Democratic Nations).

 

Tác phẩm tập trung vào việc so sánh Hiếp pháp của các quốc gia dân chủ khách nhau trên thế giới, và giải thích các loại Hiếp pháp Dân chủ khác nhau một cách đơn giản nhưng sâu sắc.

 

Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng, vị cao tăng thạc đức uyên thâm Phật học, uyên bác về khoa học chính trị, tác phẩm đã làm sáng tỏ sự nghiên cứu uyên thâm của Ngài về Hiến pháp so sánh với khoảng 250 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là của 180 Quốc gia Dân chủ, mà Ngài đã biên soạn trong vài năm qua.

 

Hình 2: Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng thuyết minh nội dung cuốn sách “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau”

 

Ngài nói: “Có một lý thuyết và một cách thực tế để giải thích mọi thứ trong khi giảng dạy chính trị, hoặc bất kỳ chủ đề nào khác, qua tác phẩm với chủ đề ‘So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau’ (Comparative Constitutions of Various Democratic Nations), giải thích khái niệm theo cả hai cách”. Ngài giải thích các loại quốc tịch ở các quốc gia khác nhau theo ngày sinh, di truyền, nơi cư trú hoặc tự nhiên, nhập tịch và điều kiện để có quốc tịch ở các quốc gia khác nhau. Ngài giải thích thêm về các yếu tố quan trọng khác như biểu tượng của một Quốc gia-Nhà nước. Quốc kỳ, Quốc ca, Ngôn ngữ Quốc gia, Quốc huy và ngày Quốc khánh giúp khơi dậy lòng yêu nước và sự đoàn kết trong dân chúng của một quốc gia.

 

Ngài nói nhiều lý thuyết khác nhau về sự tiến hóa của nền dân chủ của các học giả khác nhau, và sự khác biệt giữa các quốc gia dân chủ lớn như Ấn Độ, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Các khái niệm dân chủ quan trọng như bình đẳng, chủ nghĩa thế tục, và các loại Hiến pháp, như Hiến pháp thành văn, Hiến pháp bất thành văn, Hiến pháp cứng nhắc, Hiến pháp linh hoạt và cả hai hệ thống, v.v. . . cũng được Ngài đề cập.

 

Cuối cùng, Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng kết thúc bằng cách giải thích việc công nhận ngôn ngữ chính thức ở các quốc gia khác nhau như Bhutan, Sri Lanka, Mỹ, Anh, Pakistan, v.v.

 

Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng là khách mời chính tại sự kiện, và cũng có sự tham dự của Cư sĩ Tsewang Gyalpo Arya, Giám đốc Học viện Chính sách Tây Tạng lưu vong (TPI), người đã giải thích tầm quan trọng của Hiến pháp trong một Quốc gia Dân chủ hoặc Hiến chương trong trường hợp của Trung ương Chính quyền lưu vong Tây Tạng, và cho biết, “Các đặc quyền của Dân chủ đi kèm với trách nhiệm lớn lao mà phải là nghĩa vụ hàng đầu của mọi công dân”.

 

Sự kiện ra mắt cuốn sách “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau” còn có sự hiện diện của các Thành viên Ủy ban Thường vụ, Thành viên Ủy ban Tài khoản Công của Quốc hội lưu vong Tây Tạng, và những người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng có trụ sở tại Dharramsala, một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh (Ấn Độ).

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 

 Tin-PG-Tây-Tạng-3_1Tin-PG-Tây-Tạng-2 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2017(Xem: 7035)
Phật giáo đã mọc rễ vững chắc ở Úc châu trong mấy thập niên vừa qua, nhờ vào di dân từ các xứ có văn hóa Phật giáo khác nhau và thế hệ thứ hai gồm những người di cư từ nhỏ và những người sanh ra tại đây. Cũng nhờ phần nào sự quan tâm của người Úc tới giáo pháp quí báu và nếp sống (cao đẹp) đã được chứng min
29/03/2017(Xem: 6737)
..."Hơn nữa, nghề nghiệp và công việc ở thế gian giống như cơn mộng, như ào ảnh, nhự bọt nổi, như tiếng vang - chỉ tồn tại trong phút chốc rồi trở về hư không. Những thứ nầy không có lợi chi cho người tu hành trên đường giải thoát. Dầu cho quí ngài có xây được chùa viện đồ sộ, trang nghiêm, có tạo được ảnh hưởng rộng lớn và địa vị cao tột, làm bạn với nhiều nhân vật sang trọng quyền quí - và với tâm tự mãn nghĩ rằng quí ngài đã thành công trên con đường tu hành, quí ngài không nhận ra mình đã vi
28/03/2017(Xem: 9812)
Gần đây có người hỏi tại sao tôi yêu thích Phật giáo. Sau đây là 7 lí do tại sao tôi yêu thích, hâm mộ, kính ngưỡng, học tập, thực hành và chia sẻ giáo pháp quí báu của đức Phật. Có vài câu trả lời ngắn nhưng ngọt ngào, những câu khác có nhiều chi tiết hơn. Dĩ nhiên tôi có thể đưa ra nhiều giải đáp và chi tiết khác, nhưng để dễ dàng cho bạn đọc, tôi chỉ đưa ra 7 giải đáp thôi.
27/03/2017(Xem: 6648)
Hôm nay là ngày 21/2/2017, tại Thiền đường Chùa Từ Ân, Phật Quang Sơn, Thành phố Cebu, Philippines. Phái đoàn Phật giáo Việt nam chúng tôi, lần đầu tiên đến đất nước này và đến Phật Quang Sơn tại Philippines. Nhân cơ hội gặp gỡ này, tôi xin cám ơn Phật giáo Phật Quang Sơn cũng như Ni Sư Hữu Lâm trú trì và các bạn trẻ ở đây.
27/03/2017(Xem: 7939)
Hôm nay là ngày 25/2/2017, tại Chùa Vạn Niên, Phật Quang Sơn, thủ đô Manila, Philippines. Chúng tôi xin chào quý Ni sư và các bạn trẻ. Tất cả quý vị quý mến, chúng tôi đã từng đến Phật Quang Sơn tại Đài Loan, Phật Quang Sơn tại Hoa Kỳ, Phật Quang Sơn tại Úc Châu, Phật Quang Sơn tại Cebu và nay lại đến Phật Quang Sơn tại Manila, Philippines. Chúng tôi đã được quý vị đón tiếp rất niềm nỡ với vũ khúc Welcome to Fo Guang Shan. Chúng tôi được biết, con đường hoằng pháp của Phật Quang Sơn tại Manila là giáo dục và nghệ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị một vài điều về nghệ thuật như sau:
26/03/2017(Xem: 9085)
Hồ Sơ Mật 1963: Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ Notes to self: Những Hồ Sơ Cần/Nên Đọc. "Đọc để khơi nguồn yêu thương" Nguyên Túc.
26/03/2017(Xem: 7189)
Hôm nay chúng ta sẽ học về những tấm gương sáng đã đóng góp cho nhân loại của một thời đã qua. Đã làm người dù ít hay nhiều ai cũng đã từng có một quá khứ tốt và xấu.
26/03/2017(Xem: 8469)
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ?
25/03/2017(Xem: 11213)
Hôm nay là ngày 22/2/2017, chúng tôi, phái đoàn Phật giáo Việt Nam, đã được anh Norway mời đến văn phòng để cầu nguyện bình an cho công ty. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến toàn thể quý vị những bước chân thiền hành đem đến sự an lạc cho quý vị ngay trong giây phút này.
25/03/2017(Xem: 8735)
Trước tiên, sứ mệnh và mục đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độ và niềm tin của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]