Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn tượng Kim Các Tự tại Chùa Nghĩa Sơn

27/09/202009:22(Xem: 6961)
Ấn tượng Kim Các Tự tại Chùa Nghĩa Sơn

Tùy bút

Ấn tượng Kim Các Tự tại Chùa Nghĩa Sơn

           Thời gian vừa qua, thật hết sức ngạc nhiên khi tôi tình cờ xem được trên dòng Facebook những bức ảnh lưu niệm của bạn bè, đạo hữu khoe cho thấy họ đã ở rất gần bên Kim Các Tự, một danh lam nổi tiếng ở Kyoto, Nhật Bản. Thoạt đầu, cứ tưởng là mọi người được phước duyên xuất ngoại ngao du qua tận xứ sở hoa anh đào, được “tận mục sở thị” ngôi chùa “Gác Vàng” được dát vàng, còn mình thì cứ quanh quẩn với chùa chiền tự viện trong tỉnh, trong nước… Nhưng xem đọc kỹ lại mới hay, Kim Các Tự đó chỉ là hình dáng mô phỏng lại nguyên bản ở nước Phù Tang, và đang tọa lạc ngay trong nước, ngay trên vùng đất hẻo lánh mang tên Trảng É, cách trung tâm thành phố biển Nha Trang chừng 10 cây số. Nói cho rõ hơn, Kim Các Tự mô phỏng ở thôn Phước Sơn, xã Phước Đồng chỉ là một công trình kiến trúc phụ của một ngôi đại tự mang phương danh Nghĩa Sơn, cũng giống như Kinkaku-ji (Kim Các Tự- Chùa Gác Vàng) chỉ là một kiến trúc trong khuôn viên rộng lớn của Rokuon-ji (Lộc Uyển Tự - Chùa Vườn Nai) ở Nhật Bản.

          Xã Phước Đồng nằm về hướng Đông-Nam của thành phố Nha Trang, là một thung lũng được bao quanh bởi các khối núi cao như núi Cù Hin, Hòn Rớ, Đồng Bò… Xưa kia vùng hoang vắng đìu hiu này dân cư thưa thớt, dân đều khó nghèo sống nhờ vào nghề  lặn biển, đánh cá, làm rấy và đốt than. Từ những năm xây dựng nông thôn mới, di dời dân cư ở phố ra ngoại ô, thành lập những khu tái định cư, vùng đất Phước Đồng mới trở mình thay hình đổi dạng, dân số gia tăng, nhà xây quán mở, và những tịnh xá, tịnh thất, chùa nhỏ chùa lớn đã xuất hiện như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên từ vũng lầy tanh tao…

         Từ trung tâm thành phố Nha Trang di chuyển theo đường Phong Châu, qua hai chiếc cầu mới được xây bắc xong, sẽ gặp một ngã tư, rẽ phải theo tỉnh lộ 657K nay đã được đặt tên là An Lạc,  ai đặt tên đường thật là hay, tiếp tục đi thêm khoảng hơn 3 cây số nữa sẽ thấy ngay bên vệ đường hiện lên cổng chào và tảng đá khắc tên chùa bằng thư pháp uyển chuyền.

        Khi đến được trước cổng chào của chùa, nếu dừng lại ít phút để nhìn ngắm kỹ, ta sẽ thấy hai dãy tường đã cũ bạc trầy tróc, và trụ cổng trên có hoa sen búp. Đó là tường trụ cũ trước kia của chùa, của thời kỳ đầu kiến lập. Sau này được đại trùng tu, lùi vào bên trong một quãng thật xa là cổng tam quan uy nghiêm, nên tường trụ của cổng cũ vẫn được giữ lại đó như để đánh dấu lưu niệm công đức của Thầy Tổ khai sơn lập tự.

        Gần 30 năm trước, vào năm Kỷ Dậu 1993, nhằm tạo điều kiện cho cư dân vùng nông thôn mới, và cả vùng núi quạnh quẽ vốn là vùng Đồng Bò chiến khu xưa, có một chốn ra vào để nương tựa sinh hoạt tín ngưỡng, lo cho đời sống tâm linh hướng thiện đoạn ác, cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tâm, Trưởng Ban Nghi Lễ T.Ư. Giáo Hội PGVN, Chứng minh Ban Trị Sự Tỉnh Giáo Hội Khánh Hòa, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương  (đường Lý Thánh Tôn –  TP. Nha Trang) đã phát tâm từ bi khai sơn kiến lập một tịnh thất đơn sơ để thờ phụng Tam Bảo, làm nền móng cho một ngôi già lam thánh chúng truyền bá chánh pháp, phổ độ chúng sinh về sau này. Ngài đã đặt tên cho chốn tịnh tu này là Nghĩa Sơn, là vì chọn chữ “Nghĩa” từ “Tông phong Nghĩa Phương”, và ghép với chữ “Sơn” lấy từ địa danh thôn “Phước Sơn” của xã Phước Đồng. Được biết thêm một nguyên nhân sâu xa nữa, là do Cố Hòa thượng Thích Bích Lâm bổn sư truyền giới của Ngài xưa kia vốn trụ xứ ở ngôi chùa mang tên Nghĩa Sơn ngoài Quảng Ngãi, nhưng sau do chiến tranh loạn lạc nên ngôi chùa này đã không còn lưu vết tích gì, chỉ còn khắc in trong tâm tưởng của người đệ tử luôn ghi nhớ trọng ân của Thầy Tổ…

         Trong suốt quãng thời gian từ lúc khai sơn kiến lập tịnh thất Nghĩa Sơn cho đến khi xả bỏ báo thân thâu thần thị tịch vào năm Đinh Dậu 2017, Cố Hòa thượng Thích Trí Tâm đã tu bổ kiến tạo chốn già lam này ngày càng khang trang, hoành tráng, và nâng tầm tịnh thất lên thành một tự viện trang nghiêm nhất vùng. Sau khi Ngài viên tịch, môn đồ pháp chúng truyền thừa đã tiếp tục trùng tu tái thiết ngôi Tam Bảo Nghĩa Sơn, xây dựng thêm những công trình kiến trúc đậm nét mỹ thuật như Bảo Tháp, Nhà Chuông, Quan Âm Đài, Kim Các Tự…

       Kim Các Tự hiển hiện thật ấn tượng bên một hồ nước rộng có cỏ xanh chạy quanh bờ, có thảm cỏ xanh mướt êm ái cho ai muốn ngã lưng nghỉ mệt nằm nhìn ngắm mây trắng thiên thanh; có cây cầu gỗ vòm cong sơn màu đỏ chói theo phong cách Nhật Bản, màu đỏ của núi lửa, màu đỏ của mặt trời mọc. Giữa hồ được điểm xuyết thánh tượng của đức Bồ Tát Quán Tự Tại ngồi ung dung thanh thoát, cạnh đó là một chiếc thuyền độc mộc được thả trôi lênh đênh… “Gác Vàng” này là nơi để bảo tồn, gìn giữ những kỷ vật trong suốt cuộc đời hành đạo của Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương, cũng là vị khai sơn lập tự, trú trì đầu tiên của chùa Nghĩa Sơn. Từ ngôi bảo tháp của Ngài phía bên trên triền núi nhìn xuống ngay phía trước là toàn cảnh của Kim Các Tự hiển bày rõ rệt. Đó cũng chính là hình ảnh Kinkaku-ji còn in đậm trong tâm trí của Ngài từ thời Ngài được bổn sư lo cho du học tại Nhật Bản vào những năm 1965- 1972.

        Từ ngoài tam quan đi vào khuôn viên chùa, nhìn bên tay phải, ta sẽ thấy một cây cầu nhỏ bắc ra bên mé hồ sen, dẫn lên một đài lộ thiên, nhìn cứ tưởng là chỗ để ra ngồi ngắm sen, câu cá... Nhưng thật ra, đó là đài Quán Thế Âm, vì qua ba mùa mưa lũ nên hư hỏng nặng, nhà chùa chưa được thuận duyên để tu sửa. Do đó, tôn tượng đức Bồ Tát Lắng Nghe Quán Thế Âm đã được chuyển vào bên trong, tạm đứng bên Gác Chuông chờ ngày đẹp trời quay về nơi an vị cũ, ai không biết sẽ thấy "hình như" tôn tượng này được đặt không đúng chỗ, và có vẻ... dư thừa.

         Lên chánh điện lạy Phật, ta sẽ thấy phía bên tay trái của tôn tượng Bổn Sư Thích Ca có thiết đặt một bệ thờ tôn tượng một vị nào đó, thoạt nhìn sẽ tưởng là Ngọc Hoàng, hay vị Minh Vương... Nhưng sao nhân vật hàng Thánh Chúng lại được thiết nằm gần bên tượng Bổn Sư? Xin thưa, đó tôn tượng "Đức Chúa Ông"! Đức Chúa Ông chính là doanh nhân Cấp Cô Độc, một trưởng giả giàu nức đố đổ vách, đã bỏ ra một lượng của cải châu báu với số lượng "khủng" để mua lại vườn cây của Thái Tử Kỳ Đà cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn. Đức Chúa Ông là đại thí chủ phụng đạo mà cổ kim đông tây chưa có người sánh bằng!

        Dạo quanh khuôn viên chùa, ta còn được nhìn ngắm những cảnh sắc thanh tao thánh thiện qua từng khu vực riêng biệt như tôn tượng Di Lặc Tôn Phật lộ thiên đứng trên đài sen hồng nở nụ cười hỷ lạc, thánh tượng hai vị Hộ Pháp trấn sơn môn với nét đặc thù Việt Nam, những gốc bồ đề và gốc đa có thân gồ ghề gân guốc to đến hai người ôm không xuể. Ta còn thây những hàng dừa, hồ sen hồ súng, những bụi hoa giấy, hoa anh đào đang chờ mùa xuân đơm bông, đan xen cùng những chậu hoa sứ kiểng khoe sắc tỏa hương được bài trí dọc theo các lối đi dẫn vào Vườn Lộc Uyển có thiết bày một Pháp Luân 12 nan thật lớn ngay giữa nơi Đức Phật Thích Ca thuyết giảng Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo cho nhóm ngài Kiều Trần Như lĩnh thọ giáo pháp… Ta còn được chiêm bái đảnh lễ thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên đặt ngoài sân trước ngôi đại hùng bảo điện với hướng nhìn xuống núi ra bên ngoài cổng tam quan. Nhìn chệch về sân bên phải là miếu thờ ngài Tiêu Diện Hộ Pháp, hóa thân của đức Quán Thế Âm, rồi ra phía sân sau, bên hông ngôi chánh điện là hình ảnh dãy tịnh thất thanh tịnh im ắng, còn có vườn rau sạch cũng là nơi ươm hạt giống một số loài hoa lạ được mang về từ “Xứ sở Hoa Anh Đào”…

        Từ ba năm qua, chùa Nghĩa Sơn không chỉ là nơi Tăng chúng tu hành. đón Phật tử gần xa về tu niệm, mà đã trở thành một thắng cảnh du lịch thu hút bao khách thập phương về lễ Phật, chiêm bái và chiêm ngưỡng một thắng tích danh lam rất ấn tượng với phiên bản Kim Các Tự tuyệt vời. Rất nhiều nhóm nam thanh nữ tú ở nơi xa xôi đã về đến đây để mượn cảnh sắc thanh tao mỹ lệ của chốn thiền tự này làm đẹp cho những thước phim bộ ảnh lưu niệm cho những ngày tháng đặc biệt đáng nhớ của mình. Một khách nhàn du có lưu lại bài thơ Đường luật sau khi vãng cảnh chùa:

Sám hối lên đường lễ Phật xa
Thong dong vãng cảnh quên non già
Hồ sen tĩnh lặng dòng kinh pháp
Tháp Tổ uy nghiêm bóng hải hà
Hộ pháp tam quan oai lẫm liệt
Hương đăng bảo điện sáng nguy nga
Hoa đào ẩn dật chờ xuân đến
Cảnh sắc an vui đẹp ngọc ngà!

Tâm Không – Vĩnh Hữu
Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-2003Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-2000Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1993Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1990Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1983Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1977Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1968Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1965Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1962Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1957Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1955Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1939Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1934Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1928Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1915Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1914Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1903Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1899Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1891Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1885Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1874Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1866Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1863Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1861Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1841Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1835Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1822Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1819Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1815Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1811Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1808Kim Các Tự Chùa Nghia Sơn-1805


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2020(Xem: 5694)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
10/12/2020(Xem: 6395)
Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966, trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.
10/12/2020(Xem: 5497)
Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ. Thân phụ của bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con; Jacques Marchais đã đến các trại mồ côi và các mái ấm khác nhau trong suốt thời thơ ấu, và tuổi thanh xuân 16, bà đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.
08/12/2020(Xem: 15143)
29/ Nhị Tổ Huệ Khả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 01/10/2020 (15/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh. Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh Nam Mô Đệ Nhị Tổ Huệ Khả Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/12/2020(Xem: 5649)
Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.
06/12/2020(Xem: 5591)
Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.
02/12/2020(Xem: 5822)
Bà Thái Việt Phan, người vừa được bầu vào Hội đồng Thành phố Santa Ana, đã sửng sốt khi nhận được thư cảnh báo từ từ ngôi già lam tự viện Phật giáo mà bà từng lui tới. Chùa Hương Tích đã bị xịt sơn và cảnh sát Thành phố Santa Ana đã coi đây là một tội ác gây ra bởi sự thù địch. Đây là ngôi tự viện Phật giáo thứ sáu bị xịt sơn trong khu vực chỉ trong tháng vừa qua.
02/12/2020(Xem: 8904)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Trong tâm tình: ''Lắng nghe để hiểu- Nhìn lại để thương'', chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà cứu đói cho 294 hộ tại 2 ngôi làng nghèo có tên là Dugarpur & Amobha cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
01/12/2020(Xem: 6200)
Cư sĩ Keith Dowman sinh năm 1945, gốc người Anh, tinh hoa Phật giáo, một vị giáo thụ giảng dạy Thiền Đại Viên Mãn (Dzogchen; 大圓滿), theo truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa, Mật tông Tây Tạng, dịch giả các kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Cư sĩ Keith Dowman đang cư ngụ tại Kathmandu, Nepal, nơi ông đã sống trong 25 năm. Các bản dịch của ông từ tiếng Tây Tạng.
30/11/2020(Xem: 5683)
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” Cảm ơn vì sáng nay tôi còn nghe được tiếng nói, tiếng cười của người thân, bạn bè. Nhìn xuyên qua khe cửa, lá trên cây đã bắt đầu đổi màu, biến những hàng cây xanh ngày nào thành một bức tranh hỗn hợp nhiều sắc màu. Vài cơn gió lành lạnh lại bắt đầu thổi về mang theo bao hồi ức vui buồn lẫn lộn. Tôi lặng lẽ ngồi đây như ngồi giữa thiên đường của thời xa xưa ấy. Tôi luôn biết ơn sâu sắc đến quý Phật tử xa gần đã hỗ trợ và đồng hành cho NVNY trong suốt chặng đường 5 năm qua. Nhất là những thiên thần đáng yêu tại Las Vegas, sớm hôm luôn bay về nâng đỡ cho Ni Viện khi cần. Năm 5 về trước, lần thứ tư tôi đặt chân đến đất nước xinh đẹp vĩ đại này. Tôi tận hưởng vẻ đẹp của những cánh đồng bất tận, nơi an nghỉ của ánh sáng mặt trời, nơi các đóa hoa tỏa hương thơm vào không gian; và tôi khám phá các ngọn núi tuyết cao sừng sững hiên ngang giữa trời đất, ở đó tôi tìm thấy sự thức giấc tươi mát của mùa Xuân, lòng kh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]