Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Uẩn Vô Ngã (PDF)

19/09/202020:21(Xem: 11425)
Ngũ Uẩn Vô Ngã (PDF)
Ngũ Uẩn Vô Ngã 
HT. Thích Thiện Siêu
Ngũ Uẩn Vô Ngã -bìa-2

Lời Giới Thiệu

        Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Phỏ chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt-Nam tại Tp. Huế, biên soạn , trước hết là nhằm cho việc giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế mà Hòa thượng đảm trách. Do nội dung thiết yếu, cơ bản, sâu sắc của đề tài, do sự nghiên cúu kỹ lưỡng, sự trình bày rõ ràng, với tính sư phạm cao và đặc biệt là do uy tín lớn của tác giả trong Tăng già và trong giới nghiên cứu Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam nghĩ rằng đây là một tập tài liệu rất cần thiết cho các Học viện, các trường Phật học và cho những ai muốn tìm hiểu, cầu học Phật pháp. Do đó, chúng tôf đã xin phép và được Hòa thượng đồng ý cho in tài liệu này thành sách, phô biến rộng rãi cho quần chúng độc giả.

          Sách gồm có sáu phần chính, là sáu bài giảng căn bản về Ngũ uẩn vô ngã được trình bày theo một trình tự chặt chẽ, hợp lý. 1. Khái quát về Ngũ uẩn vô ngã. 2. Phân tích Ngũ uẩn vô ngã. 3. Nêu dẫn và giải thích Ngũ uẩn vô ngã qua một số kình điển Đại thừa. 4. Bàn vô ngã như một phản đề để rồi đả phá Ngã chấp. 5. Khẳng định học thuyết Vô ngã qua sự phân tích và xác định Vô ngã bằng lý Duyên khởi của Ngũ uẩn. 6. Giới thiệu và phân tích kình Năm vị liên quan đến Ngũ uẩn vô ngã trong Kinh tạng Nihàya. Cuối cùng Hòa thượng phân tích về Ngũ uẩn vô ngã qua kinh Vô ngã tưởng  để thâu tóm đề tài và khẳng định quan điểm Vô ngã của kinh rằng : Từ đây về sau, bất cứ lý Vô ngã nào cũng bắt đâu từ đây mà diễn dịch ra hết, không có gì khác.

       Viện Nghiên cúu Phật học Việt Nam xin cảm tạ Hòa thượng đã hứa khả cho phép in tác phẩm Ngũ uẩn vô ngã vào Tủ sách nghiên cúu Phật học của Viện và trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả tác phẩm Phật học giá trị này.
 

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Phật lịch 2543.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01.8.1999
pdf-iconNgũ Uẩn Vô Ngã -HT. Thích Thiện Siêu




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/05/2012(Xem: 9032)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 7224)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 8337)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
03/05/2012(Xem: 9534)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
02/05/2012(Xem: 7945)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
02/05/2012(Xem: 8921)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
02/05/2012(Xem: 11223)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ.
28/04/2012(Xem: 6457)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ:
28/04/2012(Xem: 8683)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
27/04/2012(Xem: 8386)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề "Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành một chương để trình bày về vấn đềĐạo Đức và các Giới Luật trong Phật Giáo. "Tam giới" hay "ngũ giới"là những gì khá sơ đẳng và "quen thuộc" ít nhất là đối với những ngườitu tập đang bước trên Con Đường, thế nhưng dưới ngòi bút của Fabrice Midalchúng ta cũng sẽ khám phá ra một vài góc nhìn thật mới lạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]