Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiến tranh Không có Vũ khí

13/09/202008:53(Xem: 4745)
Chiến tranh Không có Vũ khí

Chiến tranh Không có Vũ khí

Để giữ cho Trung Quốc Phát triển Ấn Độ Làm việc Dựa trên Di sản Phật giáo

(War without arms

To keep China at bay, India works on its Buddhist legacy)


Tin PG Ấn Độ 1

Hình 1: Ảnh chụp một người phụ nữ Changpa chăn dê Pashmina tại Ladakh là một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Ảnh: Getty Images



Khi Trung Cộng tiếp tục duy trì một thế trận hung hăng tại tại Ladakh là một khu vực ở bang Jammu, Ấn Độ cũng đã mở ra các mặt trận phi quân sự để đáp trả tấn công. Ngài Shri R. K. Mathur, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Thống đốc cấp cao của Ladakh đã được lãnh đạo Chính phủ Ấn Độ giao nhiệm vụ thực hiện chiến lược này. Ngài Shri R. K. Mathur đang được hỗ trợ bởi ông Umang Narula cố vấn Thống đốc Trung ương Lãnh thổ Liên minh Ladakh, thuộc cơ quan Hành chính Ấn Độ (IAS), ông Saugat Biswas, Ủy viên sư đoàn Quân đội Lãnh thổ Ladakh và các vị quan chức cấp cao khác. Bộ Nội các Liên bang Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến, bao gồm cả việc giải ngân quỹ.



Cuối năm 2019, Tổ chức Di sản Văn hoá UNESCO tại Ấn Độ đã tuyên bố rằng, hệ thống y học cổ truyền 2.500 tuổi được gọi là Sowa Rigpa, Nghệ thuật Trị liệu Cổ truyền Tây Tạng là một phần của “Di sản Văn hóa Phi vật thể” (ICH). Cuộc cách mạng y học đang nổi lên tại phương Tây hiện nay chủ yếu dựa trên những minh kiến cổ truyền của Ấn Độ và Tây Tạng, nơi việc trị liệu và thực hành tâm linh có liên hệ mật thiết với nhau. Sau khi Trung Cộng phản đối tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ tại cuộc họp ICH diễn ra vào tháng 12 năm 2019 tại Bogota, Colombia, quyết định cuối cùng đã được hoãn lại cho đến cuối năm nay. Trung Cộng, được sự hỗ trợ của Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, viện dẫn tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ về Jammu và Kashmir, bao gồm cả biên giới Ladakh.



Theo hướng dẫn của Tổ chức Di sản Văn hoá UNESCO, Trung Cộng không thể nêu ra các tranh chấp lãnh thổ tại diễn đàn”, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về Sowa-Rigpa) (National Research Institute for Sowa-Rigpa, (NRIS, một viện nghiên cứu y tế và bệnh viện có trụ sở tại Leh, Ladakh, Ấn Độ. Nó cung cấp phương pháp điều trị dựa trên y học Sowa-Rigpa truyền thống cho các bệnh nhân tại OPD) Tiến sĩ Padma Gurmet cho biết: “Chúng tôi đã đưa ra rất nhiều bằng chứng dưới dạng tài liệu Phật giáo để chứng minh rằng, phương pháp điều trị dựa trên y học Sowa-Rigpa có nguồn gốc từ Ấn Độ và được đưa vào vùng xuyên Hy Mã Lạp Sơn vào khoảng thế kỷ thứ 8”.



Ông Amitabh Mathur, một cố vấn của chính phủ Ấn Độ về các vấn đề Tây Tạng nói thêm rằng: “Các truyền thống Phật giáo Tây Tạng được coi là sự tiếp nối của truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ. Trong khi Trung Cộng đang cố gắng chứng tỏ rằng, đây là một phát minh của người Tây Tạng, thì sự thật Phật giáo đã được du nhập vào Tây Tạng bởi những bậc Đạo sư vĩ đại của Ấn Độ như Đức Đại sĩ Liên Hoa Sinh là người sáng lập nên Phật giáo Tây Tạng và là cha đẻ của Vật lý lượng tử, vị Đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen (755-797), người sáng lập tông Ninh Mã, một trong bốn tông phái Phật giáo lớn tại Tây Tạng và được hậu thế tôn vinh “Phật thứ hai”, Đại sư Tịch Hộ, 750-802, là một Cao tăng Ấn Độ thuộc Trung quán tông, người truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng thời kì đầu”.



Trong khi đó, Trung Cộng lại đang sử dụng phương pháp điều trị dựa trên y học Sowa-Rigpa để chống lại đại dịch Covid19. “Theo báo cáo, Bệnh viện y học Tây Tạng, Trung Quốc đã chuẩn bị ‘Thuốc bột Cửu vị phòng chống Dịch bệnh’ (Nine-flavor epidemic prevention powder), đã sản xuất một loạt các loại thuốc chống vi-rút có đặc tính thuốc Tây Tạng. Các bệnh viện y học Tây Tạng địa phương cũng sản xuất các loại thuốc để ngăn ngừa virus corona gây dịch Covid-19 và phân phát chúng ra cộng đồng miễn phí”.



Tiến sĩ Padma Gurmet, người đã tiếp cận Bộ Y học cổ truyền Ấn Độ (AYUSH) để kết hợp phương pháp Sowa-Rigpa làm dược liệu dự phòng trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid19. Bộ Y học cổ truyền Ấn Độ (AYUSH) đã thành lập một nhóm 5 thành viên, với Tiến sĩ Padma Gurmet là người triệu tập, để đề xuất các biện pháp can thiệp của phương pháp điều trị dựa trên y học Sowa-Rigpa, mời các đề xuất nghiên cứu và chuẩn bị hướng dẫn cho các học viên của mình.



Nếu tại UNESCO Ấn Độ chiến thắng, các gia đình Ladakhi đã tiếp tục thực hành phương pháp điều trị dựa trên y học Sowa-Rigpa, thì trong hơn 9 thế hệ sẽ được hưởng lợi. Nó sẽ giúp cho các bộ lạc Boto, Changpa, Drogpa, Gara và Balti ở phía Tây Hy Mã Lạp Sơn và các bộ lạc Bhoto, Lipcha, Tamang và các cộng đồng ở các khu vực ở các khu vực miền trung và đông Hy Mã Lạp Sơn.



Những nỗ lực của Trung Cộng nhằm chiếm đoạt khu vực Phật giáo Hy Mã Lạp Sơn, có thể gây phương hại đến lợi ích của Ấn Độ.



Ông Amitabh Mathur, một cố vấn của chính phủ Ấn Độ về các vấn đề Tây Tạng cho biết, một cách để kiểm tra điều này, là biến Viện Nghiên cứu Phật học Trung ương tại Leh (the Central Institute of Buddhist Studies in Leh) thành một trường đại học; bây giờ nó được xem là một ngôi trường đại học. Ông Amitabh Mathur nói: “Nó sẽ cho phép sinh viên từ phần còn lại của đất nước và cả sinh viên từ nước ngoài tham gia học tập Viện Nghiên cứu Phật học Trung ương, Leh”.



Ông Amitabh Mathur cũng đã đề cập đến Đại sư Bakuka (Viên tịch tại Ấn Độ ngày 4/11/2003, hưởng thọ 86 tuổi), người theo chủ nghĩa dân tộc vĩ đại (the great nationalist) và nhà vô địch của Ladakh, người đã thiết lập mối quan hệ thân thiết với Mông Cổ, trong thời gian làm Đại sứ Ấn Độ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Mông Cổ, và Ngài đã trở thành nhân vật được tôn kính tại đây. “Những liên kết văn hóa này với Mông Cổ, nơi thực hành một hình thức thuần túy Phật giáo Tây Tạng, được có thể làm sâu sắc hơn bằng cách mời chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Mông Cổ đến tu học tại Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó sẽ củng cố mục tiêu hội nhập quốc gia và biến Ladakh trở thành cơ sở để mở rộng quyền lực mềm của Phật giáo Ấn Độ”.



Chính quyền Ladakh đang tiếp cận với những người dân du mục Changpa, những người chăn nuôi dê pashmina. Những gia đình này thường xuyên hiện diện dọc theo Đường kiểm soát thực tế (Line of Actual Control, LAC, là đường ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát), do đó hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên. Họ thường là những người đầu tiên phát hiện ra các cuộc xâm nhập, và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Trung Cộng. Nhưng những gia đình du mục này đã di dời trong nhiều năm, vì không được trả công xứng đáng cho công sức của họ, không có cơ sở giáo dục và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.



Cựu Bộ trưởng Hợp tác và Các vấn đề Ladakh, Chính phủ Jammu và Kashmir, Ấn Độ, một chính trị gia Ấn Độ và là thành viên của Đảng Bharatiya Janata (BJP), ông Chering Dorjay cho biết, quân đội Ấn Độ đã thường thách thức quyền chăn thả của những người du mục. Ông Sonam Tsering, Tổng Thư ký Hiệp hội Hợp tác Người Tiếp thị Trồng trọt All Changthang Pashmina ở Leh, cho biết: “Nếu những người du mục này bỏ đi, chúng tôi sẽ mất tuyến phòng thủ đầu tiên. Có khoảng 2.000 hộ gia đình sở hữu cừu và dê, nhưng con số thực tế của các gia đình du mục là 1.200. Những người còn lại giữ gia súc của họ, với các gia đình khác và trả tiền cho những người chăn cừu (để chăm sóc cho chúng)”.


Tin PG Ấn Độ 2

Hình 2: Lưu giữ di sản: Một vị tăng sĩ Phật giáo, Bác sĩ Sowa-Rigpa tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Sowa-Rigpa ở Leh, Ấn Độ



Sau sự can thiệp của chính phủ Ấn Độ, giá dê pashmina thô đã tăng từ 400 Rs cho 1kg lên đến 3.000 Rs. Nhưng nó vẫn chưa thể sánh được với những gì dê pashmina đã tìm được làm sạch – 10.000 Rs cho 1kg (dê pashmina, một giống dê sinh sống ở cao nguyên ở Tây Tạng, Nepal và các khu vực lân cận của Ladakh ở Jammu và Kashmir, Ấn Độ).



Ông Sonam Tsering cho biết, các hiệp hội hợp tác đang cố gắng ấn định một mức giá tối thiểu cho dê pashmina thô. Ông nói: “Chúng tôi cũng đang cố gắng gia tăng giá trị, và đã bắt đầu sản xuất chỉ sợi lông dê và thành phẩm trên cơ sở thử nghiệm”. Các đơn vị dệt mới, máy móc tốt hơn và giao thông vận tải là những thách thức lớn, mà chính quyền mới phải vượt qua để tận dụng tài sản của mình. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu kết nối qua sự cải thiện đường bộ và đường hàng không.



Biswas (một danh hiệu danh dự ban tặng cho những người được tin cậy vào công việc kế toán, thu chi) cho biết, việc kết nối đường bộ đang được cải thiện nâng cấp, tập trung vào đường giao thông nông thôn. Gần đây bộ phận công cộng đã hoàn thành cây cầu hai làn đầu tiên trên sông Indus tại Choglamsar, một khu định cư của người tỵ nạn Tây Tạng và là trung tâm nghiên cứu văn hóa và lịch sử Tây Tạng. Cải thiện kết nối trong Leh sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn cho cả Quân đội.



Do nền kinh tế của Ladakh phụ thuộc vào du lịch, Ladakh là một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Đại Hy Mã Lạp Sơn ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng. Đây là một trong những khu vực dân cư thưa thớt nhất ở Ấn Độ và văn hóa và lịch sử của nó có liên quan chặt chẽ với Tây Tạng. Ladakh nổi tiếng với vẻ đẹp và văn hóa miền núi xa xôi.



Biswas cho biết, chính quyền địa phương đang xét giới thiệu dịch vụ chopper, thuyền gondola và các môn thể thao mùa đông. Nền kinh tế địa phương đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn, với việc khóa chặt do đại dịch Covid-19 gây ra; sáu tháng của mùa đông khắc nghiệt, sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, sự thúc đẩy để Ladakhis được hưởng lợi trực tiếp từ các kế hoạch hàng đầu của Trung tâm như Sứ mệnh Sinh kế Nông thôn Quốc gia, cho phép các nhóm tự lực của phụ nữ sử dụng các khoản vay ngân hàng.



Zahra Bano, một nhân viên nhóm tự lực cho biết: “Tôi đang kiếm đủ tiền để nuôi gia đình, và trả học phí cho các con. Khi những người phụ nữ trong làng đến với nhau, chúng tôi có thêt giải quyết rất nhiều vấn đề”.



Tuy nhiên, việc làm nhiều hơn và nhiều du lịch hơn cũng sẽ mang lại nhiều chất thải hơn, điều này sẽ gây ô nhiễm nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm của Ladakh. Việc triển khai quân đội dày đặc trên các tuyến đường biên giới đã làm tăng thêm căng thẳng. Dự án Tsangda của chính quyền nhằm giải quyết vấn đề này. Tổ chức NKT và Con đường Biên giới đang sử dụng phế liệu để làm đường; chất thải cũng đang được sử dụng để làm gạch nhiên liệu sinh học.



Tenzin Tsundue, nhà văn và nhà hoạt động người Tây Tạng cho biết: “Trong khi tài sản luôn ở Ladakh và trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, các lợi ích chính trị được trao đã khiến khu vực này không được công nhận xứng đáng”.



Vì vậy, trong khi Ấn Độ họ triển khai chính sách đẩy lùi, nó cần nhớ rằng nguồn sức mạnh chính ở biên giới không chỉ là quân đội, mà còn là người dân địa phương. Một thách thức lớn vẫn còn là xây dựng lòng tin và sức mạnh tổng hợp giữa hai huyện chính của Ladakh – Leh và Kargil.



Một vị quan chức cấp cao ở thủ đô New Dlhi cho biết: “Sự thâm hụt lòng tin mà Ladakh, Jammu và Kashmir hiện có thể được nhìn thấy giữa Leh và Kargil”. Trong khi địa phương Leh do Phật giáo thống trị là thủ đô của lãnh thổ Liên minh, thì Kargil do người Shia thống trị dường như cảm thấy bị bỏ rơi. Nhưng nếu các tài sản văn hóa mềm được nuôi dưỡng tốt, Ấn Độ có thể coi Ladakh là trung tâm hội nhập quốc gia.



Tác giả Namrata Biji Ahuja, một nữ phóng viên đặc biệt cấp cao, bao gồm các bộ Nội vụ, An ninh Nội bội. . . Chuyên đi sâu vào các vấn đề và tầm nhìn trong hoạch định chính sách.



Tác giả: Namrata Biji Ahuja

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: (Nguồn: The Week –

tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/06/2021(Xem: 4063)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8438)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5710)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15828)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 11021)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 8160)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
22/06/2021(Xem: 4609)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
22/06/2021(Xem: 5393)
“Nhân Duyên” là gì? Là không có thể tánh. Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt. “Không Tánh” là gì?
22/06/2021(Xem: 13791)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
19/06/2021(Xem: 16669)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]