Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Stalin, Mao và White Tara: Một nhận thức đầy sáng tạo về lịch sử bởi những Phật tử Nga.

29/08/202015:56(Xem: 7242)
Stalin, Mao và White Tara: Một nhận thức đầy sáng tạo về lịch sử bởi những Phật tử Nga.

Stalin, Mao và White Tara: Một nhận thức đầy sáng tạo về lịch sử bởi những Phật tử Nga.

(Stalin, Mao, and White Tara: A Creative Reframing of History by Russian Buddhists)

Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.



Một đề cập trước đó về con voi giận dữ được tìm thấy trong một cuốn sách hướng dẫn của Tây Tạng vào thế kỷ 16 về bảo tháp Boudhanath, tọa lạc tại thủ đô Kathmandu - kỳ quan linh thiêng ở Nepal được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.



Có tựa đề “Sự tích Đại Bảo Tháp Jarungkhasor”, nơi chứa Pháp thân vốn là Tâm của chư Phật và chư Bồ Tát thuộc Tam thế quá khứ, hiện tại, vị lai và mười phương, “Giải thoát qua cái nghe” (Liberation Upon Hearing), nó được công nhận là một kho báu (Wylie: gter ma, གཏེར་ མ་) – một giáo lý bí mật chân ngôn, nhiều dạng giáo lý bí mật khác nhau, là chìa khóa cho Kim Cương thừa hoặc các truyền thống tôn giáo Tây Tạng được cho là các bậc đạo sư vĩ đại trong quá khứ đã cất giấu đi để được phục hồi tại một thời điểm thích hợp trong tương lai. Cuốn sách hướng dẫn sau đó được dịch sang tiếng Mông Cổ và được lưu hành dưới dạng bản thảo và bản in. Các dân tộc Mông Cổ cũng học câu chuyện qua khẩu truyền.



Theo truyền thuyết dân gian qua truyền khẩu của người Buryat (nhóm dân tộc bản địa lớn nhất tại vùng Siberia, hầu hết tập trung tại quê hương của họ là Cộng hòa Buryatia, một vùng chủ thể liên bang của Nga), người thứ ba và cũng là lần tái sinh cuối cùng của con voi giận dữ là Joseph Stalin (1878-1953). Ai cũng biết rằng các cơ sở tự viện Phật giáo của dân tộc Buryat và Kalmyk (hai nhóm người dân tộc này gốc Mông Cổ bản địa sống ở Nga và có lịch sử tôn sùng Đạo Phật) đã phải hứng chịu những tổn thất to lớn trong cuộc thanh trừng của đội quân Cộng sản vô thần cực đoan dưới sự chỉ đạo của Joseph Stalin vào những thập niên 1930 của thế kỷ 20. Lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan Joseph Stalin (lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.) đã ra lệnh buộc các vị tăng sĩ Phật giáo phải cởi áo cà sa, hoàn tục, với nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo lao động. Các cáo buộc tiêu chuẩn đối với những vị xuất gia theo đạo Phật bao gồm “hoạt động phản cách mạng”, “gián điệp” và “tổ chức chiến dịch chống lại các trang tri tập thể”, tất cả đều nằm trong Điều 58 của Bộ luật Hình sự Liên Xô khét tiếng.



Giai đoạn 1937-1938, chế độ độc tài của nhà độc tài sắt máu Joseph Stalin, mở đầu hàng loạt vụ bắt bớ, thủ tiêu và thanh trừng chính trị. Từ tháng 08 năm 1937 đến tháng 10 năm 1938, chỉ riêng trong nhà tù tại UBAN quốc gia, chế độ Joseph Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Thời điểm này Phật giáo Mông Cổ và các ngôi đại già lam cổ tự phải chịu cộng nghiệp, hàng nghìn ngôi tự viện Phật giáo bị tàn phá, hàng vạn chư tăng chết dưới bàn tay khát máu của những người cộng sản vô thần cực đoan.



Theo Alexandr Solzhenitsyn (1918-2008), nhà văn, nhà viết kịch của Liên Bang Xô Viết và Liên Bang Nga, từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1970, có khoảng 60 triệu người đã bị chết trong chế độ Xô viết trong giai đoạn từ 1917 đến 1956…



Cuối thập niên 1980, chế độ đã hoàn toàn sụp đổ ở nước Nga và các nước ở Đông Âu nên đã có nhiều chuyển đổi thuận lợi cho Phật giáo có cơ hội phục hồi lại như xưa ở Nga và Mông Cổ.



Thậm chí tình hình ở Kalmykia (một chủ thể liên bang của Nga, một quốc gia Cộng hòa. Đây là vùng duy nhất tại châu Âu nơi đa phần người dân theo đạo Phật) còn có một kết cục bi thảm hơn. Không chỉ tất cả cơ sở tự viện Phật giáo Kalmykia – con số khoảng 100 trước các chiến dịch đàn áp tôn giáo một cách quy mô – ngừng hoạt động sau Đệ nhị Thế chiến, toàn bộ người dân Kalmykia đã bị lưu đày đến các khu vực khác nhau của Siberia và Trung Á, họ bị buộc tội cộng tác với Đức Quốc xã, Đức quốc. Những người Kalmyks nằm trong số 13 người được gọi là “quốc tịch bị trừng phạt”, những người đã bị trục xuất đến các vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lánh của Liên Xô từ những thập niên 1937-1957 của thế kỷ 20. 

Red Iconography (1990). Evgenii Bainkharaev

Hình 1: “Biểu tượng màu đỏ” (Red Iconography), 1990, của Evgenii Bainkharaev. Ảnh: Tác giả



Đáng ngạc nhiên là tôi chưa nghe kể về truyền thuyết về con voi xanh và vị lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Joseph Stalin ở Kalmykia. Tuy nhiên, tôi sẽ trình bày một số mô tả trực quan của một sự tiếp nhận tương tự đối với các khái niệm và hình ảnh mô thức Phật giáo trong nỗ lực giải thích lại và tái lập vấn đề lịch sử gần đây. Tác phẩm của hai nghệ sĩ đương đại có vẻ đáng chú ý về mặt này. Cả hai đều lớn lên ở Kalmykia và được đào tạo chuyên nghiệp ở miền nam nước Nga. Mặc dù cả hai nghệ sĩ đều sử dụng các phương tiện và cấu trúc của biểu tượng Phật giáo Tây Tạng, nhưng các bức tranh của họ không phải là đối tượng tôn sùng của tôn giáo, mà là các tác phẩm nghệ thuật tượng hình thế tục.



Hình tượng màu đỏ của Evgenii Bainkharaev được vẽ vào năm 1990, trong thời kỳ hỗn loạn của “Perestroika” và chưa đầy một năm trước khi Liên Xô chính thức tan rã. (Perestroika, Перестройка, có nghĩa là "cải tổ”, là một chính sách thay đổi chính trị và kinh tế, được Liên Xô tiến hành từ năm 1986 đến năm 1991. Cải tổ chính trị, bắt đầu từ quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô dưới sự đứng đầu của Gorbachov, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của đất nước và thế giới nói chung).



Lúc bấy giờ, một nhà điêu khắc và họa sĩ người Kalmykia đã thành danh và sống ở Moscow, Nga, khi đó anh Evgenii vẫn còn là sinh viên Khoa Mỹ thuật của Đại học State University, thành phố Krasnodar, miền nam nước Nga. Cấu trúc của bức tranh này là thể loại Thangka, một bức tranh khắc họa trên vải của truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Nhân vật trung tâm không ai khác chính là vị lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Joseph Stalin, được miêu tả ở đây như một vị hung thần phẫn nộ trong Phật giáo Mật tông (Wrathful Deity Buddhist). Một đặc điểm đáng chú ý của biểu tượng Kim Cương thừa, Phật giáo Mật tông, các vị thần phẫn nộ là những đấng giác ngộ mang hình dáng đáng sợ để hỗ trợ người khác trên con đường hướng tới giác ngộ.



Mặc dù vị lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Joseph Stalin được miêu tả với thân hình con người, và khuôn mặt với bộ ria mép dày, có thể dễ dàng nhận ra, nhưng ông lại thể hiện những đặc điểm biểu tượng đặc trưng của một vị hung thần Mật tông: Vương miện bằng đầu lâu sọ người, một chiếc vòng cổ bị đứt lìa đầu, một con vao uốn cong bén nhọn, một chiếc cốc đầu lâu chứa đầy máu và các bộ phận cơ thể con người, v.v. . . Theo truyền thống Ấn Độ miêu tả các vị thần và nữ thần hung tợn đáng sợ, trên một cơ thể vị lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Joseph Stalin cũng đang nhảy múa. Đây là thi thể không mảnh vải che thân của Leon Trotsky (1879–1940), nhà Cách mạng Liên Xô và chỉ huy của Hồng quân bị Ngài Joseph Stalin trục xuất khỏi Liên Xô năm 1929.



Các vị thần Phật giáo thường được miêu tả trong biểu tượng truyền thống với một đoàn tùy tùng, gồm các nhân vật cấp dưới đại diện các vị Bộ trưởng, và Thị giả (người hầu) của nhân vật lãnh đạo trung tâm. Đoàn tùy tùng của vị lãnh t Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Joseph Stalin, bao gồm Adolf Hitler (1889-1945, một nhà chính trị người Đức, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, NSDAP), Lavrentiy Beriia, Лавре́нтий Па́влович Бе́рия; 1899–1953), một chính trị gia Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô và là người phụ trách an ninh quốc gia, lãnh đạo bộ máy an ninh và cảnh sát mật Liên Xô (NKVD) thời Iosif Vissarionovich Stalin trong Thế chiến II, và là Phó Thủ tướng trong những năm thời hậu chiến (1946–1953), Mikhail Kalinin, (Михаи́л Ива́нович Кали́нин; 1875-1946), được người Liên Xô gọi một cách thân mật là "Kalinych," một nhà cách mạng Bolshevik và là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa của Nga và sau đó là Liên Xô, từ năm 1919 đến năm 1946. Từ năm 1926, ông là một thành viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, nhóm các lãnh đạo Đảng xung quanh Ngài Joseph Stalin) và các nhân vật lịch sử khác.



Ở phía trên vị lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Joseph Stalin, ở vị trí của vị Lạt Ma gốc, chúng ta có thể thấy Lenin (1870-1924) mặc áo cà sa của tăng sĩ Phật giáo, tay cầm một thanh kiếm và một cuốn sách – những đặc tính nổi tiếng của Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù. Mặc áo choàng màu hạt dẻ, nhà Cách mạng người Đức Karl Marx (1818–1883) và triết học người Đức Engels (1820-1895) được mô tả ở các góc trên, với ba nhân vật ở phần trên đại diện cho “những thành viên Sáng lập” Chủ nghĩa Cộng sản.

Mao and Amitayus (2010). Aleksandr Povaev

Hình 2: Mao Trạch Đông và Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitayus), 2010 của Aleksandr Povaev. Ảnh: Tác giả



Ban đầu, các nghệ sĩ phác họa tranh đã bị cộng đồng Phật giáo và các nhà phê bình nghệ thuật địa phương chỉ trích nặng nề vì đã sử dụng hình tượng Tây Tạng để khắc họa chế độ chuyên chế và độc tài trong thế kỷ 20. Hàng loạt bạo lực, khủng bố và diệt chủng liên quan đến các nhân vật lịch sử dường như hoàn toàn không phù hợp với các khái niệm về từ bi tâm, giác ngộ và đạo đức được thể hiện trong cơ sở tự viện Phật giáo. Vậy mà sự kết hợp đầy nghịch lý này không chỉ gây ấn tượng mạnh cho người xem, khơi gợi những cảm xúc trái ngược nhau mà nó còn truyền tải những ẩn ý chia rẽ dẫn đến cách hiểu đa chiều. Việc đọc lại bức tranh vẫn tiếp tục, song song với việc liên tục xem xét lại quá khứ Xô Viết của Nga. Một cách giải thích đang nổi lên (giống như nơi ở Buryat của huyền thoại voi xanh) là bản thân thời Liên Xô, với những đàn áp chính trị và các chiến dịch phá hoại Phật giáo, đặc biệt đã có “sứ mệnh nghiệp báo”.



Một ý kiến thường xuyên được nhắc đến trong giới Phật tử Nga là việc Chính quyền Cộng sản Liên Xô đàn áp tôn giáo đã tiết lộ “những người chân chính” – những người vẫn cam kết với Phật giáo ngay cả khi tôn giáo này bị đàn áp và do đó nguy hiểm khi thực hành. “Cam kết thuần túy” này thường trái ngược với tình hình ngày nay ở Nga và Mông Cổ, nơi trở thành một chuyên gia tôn giáo cũng có thể biểu thị một hình thức kinh doanh, với một số ngôi chùa Phật giáo, trở thành nơi làm việc hậu Xã hội Chủ nghĩa, thậm chí là loại hình kinh doanh nhỏ mới.



Tranh được vẽ sau 20 năm, Hình tượng khắc họa màu đỏ đầy khiêu khích, một tác phẩm có lẽ còn khó hiểu hơn của tác giả Aleksandr Povaev (sinh năm 1948), có tựa đề “Mao Trạch Đông và Đức Phật Vô Lượng Thọ”( Mao and Amitāyus), mô tả lãnh tụ Mao Trạch Đông (1893 - 1976) là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc; là người có công lao to lớn trong việc thống nhất lục địa Trung Quốc và đưa các dân tộc Trung Hoa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ ngày tuyên bố thành lập (1/10/1949) như vị Đạo sư khai sáng Phật giáo. Môt lãnh tụ Cộng sản vô thần Mao Trạch Đông ngồi trên ngai vàng, mặc áo choàng màu vàng cam như một vị tăng sĩ Phật giáo phủ ngoài bộ đồng phục điển hình của ông (thứ được gọi là “bộ đồ Mao”). Trong khi tay phải của ông dường như được giữ trong tay bởi Abhaya Mudra (cử chỉ Abhaya cho thấy Đức Phật với bàn tay phải giơ lên, lòng bàn tay hướng ra ngoài và các ngón tay hướng lên trên, trong khi cánh tay trái nằm cạnh cơ thể. Đức Phật có thể được mô tả trong tư thế đứng hoặc ngồi. Mudra là cử chỉ của sự không sợ hãi), và tay trái của ông đặt trên một cuốn sách. Một chiếc áo choàng màu vàng, một cuốn sách, và đôi khi là khăn giấy Abhaya có thể đại diện cho các thuộc tính biểu tượng của vị Lạt Ma Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo Tây Tạng, người sáng lập tông phái Cách Lỗ Tsongkhapa (1357-1419).



Tuy nhiên, trong trường hợp này, hình ảnh của một cuốn sách ám chỉ đến “Cuốn sách nhỏ màu đỏ” (Little Red Book), hay Trích dẫn của ngài Chủ tịch Mao Trạch Đông, một bộ sưu tập các câu cách ngôn của vị lãnh tụ Cộng sản. Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1964 và được thiết kế để nhét vào túi ngực của quân phục Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đồng thời nó là một đặc điểm tôn sùng nhân cách của lãnh tụ Mao Trạch Đông, và là một phụ kiện cần phải có để thể hiện lòng trung thành của một người với chế độ, và giúp đảm bảo sự tồn tại của một người trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc – giai đoạn bạo lực và gây chấn thương tinh thần cho dân chúng nhiều nhất trong lịch sử quốc gia cộng sản này. Nền của bức tranh bao gồm mô tả 108 giống hệt nhau về Đức Phật Vô Lượng Thọ (Đức Phật A Di Đà), vị Phật với cuộc sống vô hạn lượng, theo truyền thống được mô tả với một chiếc bình chứa mật hoa trường sinh bất tử.



Đại Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt thời Đại Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như cơ sở tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, một số ngôi già lam cổ tự cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác.



Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết hại những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được sự tra tấn nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạnĐại Cách mạng Văn hóa”, Phật giáo đứng mũi chịu sào, cơ sở tự viện Phật giáo bị chiếm đoạt, tượng Phật, Bồ tát bị đập phá, Tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.



Giữa thế kỷ 20, những thập niên 1950, Mao Trạch Đông, vị lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác, đã xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà sa số tội ác với một dân tộc Tây Tạng hiền lành.



Thật khủng khiếp cho những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc Trung Quốc và các nước lân bang.

George the Victorious and Tara (2007). Aleksandr Povaev

Hình 3: Thánh George the Victorious và Ngài White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng), 2007, bởi Aleksandr Povaev. Ảnh: Tác giả



Nghệ sĩ Aleksandr Povaev đã nhận được nhiều lời chỉ trích từ các Phật tử địa phương, bởi mô tả một người đàn áp tôn giáo như một vị giáo thọ Phật giáo. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, nghệ sĩ Aleksandr Povaev đã tự thú nhận rằng đó là “Tác phẩm nghệ thuật dâng tặng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông”. Đưa ra những điểm tương đồng giữa nhị vị lãnh tụ Cộng sản quốc tế vô thần cực đoan Mao Trạch Đông và Joseph Stalin, ông tuyên bố rằng cả hai đều là những nhân vật lịch sử “vĩ đại”. Mô tả Mao Trạch Đông cùng với Đức Phật Vô Lượng Thọ, nhân vật truyền thống gắn liền với sự trường tồn và tiếp nối, nghệ sĩ Aleksandr Povaev nhấn mạnh tính không thể đảo ngược của lịch sử và tính tất yếu của sự tiếp tục của cuộc sống.



Đáng chú ý, nghệ sĩ Aleksandr Povaev xem bức tranh này như một dự đoán, và tiên tri của chính mình, có thể dự đoán và thậm chí ảnh hưởng đến tương lai. Bằng cách thể hiện sự kết hợp khó hiểu giữa các yếu tố và phong cách nghệ thuật khác biệt truyền thống, các biểu tượng và hình tượng không tương thích, và các bình diện đối kháng lịch sử của Phật giáo và Chủ nghĩa Cộng sản, họa sĩ khẳng định rằng, về lâu dài, mọi thứ sẽ biến đổi bằng cách kết hợp và do đó tiếp tục tồn tại, và rằng ngay cả Phật giáo Tây Tạng và Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc cũng phải cùng tồn tại, mặc dù sau khi phát triển thành những hình thức mới lạ.



Cách giải thích này (mặc dù không phổ biến trong bối cảnh hậu Xã hội Chủ nghĩa) nhắc lại thành ngữ cho rằng, các nhà lãnh đạo chính trị có duyên để thực hiện một số hành động, và không thể thiếu một cách nghịch lý đối với lịch sử Phật giáo phổ quát. Trên thực tế, những người Mông Cổ sống ở Trung Quốc có phiên bản riêng của câu chuyện về con Voi xanh, trong đó nó là một con Bò đực tức giận thề sẽ tiêu diệt Phật pháp trong những lần tái sinh sau này, bao gồm cả Mao Trạch Đông. Ngoài ra, thông điệp bức tranh, như được giải thích bởi họa sĩ, trong một số lĩnh vực dường như ủng hộ mối quan hệ thân thiện giữa Trung-Nga thời hậu Xô Viết, mặc dù thực tế rằng mối quan tâm của Nga trong việc gìn giữ các mối quan hệ này đã là cơ sở để từ chối cấp thị thực đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã làm cho các Phật tử Nga mất tinh thần.



Chủ đề liên quan đến các khía cạnh tôn giáo, chính trị và văn hóa đa dạng, cũng như câu chuyện về sự hồi sinh tinh thần của quốc gia Nga với tên gọi “Âu-Á”, là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật tượng hình thời hậu Xô Viết, đặc biệt là các nhóm người không phải người Slav (một nhóm chủng tộc tại khu vực Ấn Âu với ngôn ngữ cùng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Slav). Một bức tranh khác của nghệ sĩ Aleksandr Povaev, Thánh George the Victorious và Tara (2007) là một ví dụ điển hình. Theo mô-típ Cơ đốc giáo nổi tiếng, Thánh George được miêu tả cưỡi trên một con bạch mã, dùng giáo chém một con rồng. Thánh George là một trong những vị Thánh được sùng kính nhất trong Công giáo Rôma, Anh giáo, Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cổ Đông phương. Ông được bất tử hóa trong câu chuyện Thánh George và con rồng và là một trong 14 vị Thánh trợ giúp chống lại các bệnh tật. Ông được xem là một trong những vị Thánh quân sự nổi bật nhất.



Tại Nga, Thánh George thường được gọi là George the Victorious, và được tôn kính như một người bảo vệ chống lại cái ác và là người bảo hộ cho quân đội và nông nghiệp. Là vị Thánh bảo hộ chính của Moscow, hình ảnh ông cưỡi bạch mã trông rất sống động trên Quốc huy nước Nga. Theo truyền thuyết phổ biến từ thời của những cuộc Thập tự chinh, câu chuyện Thánh George giết rồng đã được nhắc đến trong nhiều tác phẩm. Trong khi Thánh George đã được tôn kính như là một vị Thánh kỵ sĩ từ tận thế kỷ thứ 7, người ta chỉ còn tìm thấy những ghi chép về ông vào thế kỷ 11.



Trong khi hình ảnh của công chúa thường bị bỏ qua trong biểu tượng Thiên Chúa giáo, ở trung tâm của bức tranh Kalamyk, chúng ta thấy một Thangka hình vuông của White Tara, nữ thần Phật giáo phổ biến nhất được người Mông Cổ tôn kính như một vị Phật Vô Lượng Thọ. Nữ thần White Tara được miêu tả với những đặc điểm dễ nhận biết ngay lập tức: làn da trắng hồng rạng rỡ, ngồi trong tư thế hoa sen, đội vương miện năm chiếc lá và quan trọng nhất là đôi mắt ngó xuống, bao gồm cả con mắt biết trước trên trán và đôi mắt trên lòng bàn tay Ngài. Nữ thần White Tara còn có nghĩa là “ngôi sao”, là ngôi sao Bắc Đẩu, là ánh sáng soi đường cho những người lầm đường lạc lối, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Nữ thần White Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng chính là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn. Ánh mắt của thần sáng như ánh chớp, thần giậm chân khiến đất phải rung chuyển, quỷ thần cũng phải kinh sợ.

White Tara (Kalmyk thangka, early 20th century). Palmov National Museum of Kalmykia

Hinh 4: Tranh Thangka, Ngài White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng), đầu thế kỷ 20. Bảo tàng Quốc gia Palmov của Kalmykia. Ảnh: Tác giả



Các nghệ sĩ giải thích rằng Thánh George, là vị thánh bảo vệ quốc gia Nga và một đại diện mang tính biểu tượng của nhà nước Nga, cũng đang bảo vệ Ngài White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng). Trong bối cảnh này, Ngài White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng), vị nữ thần Phật giáo biểu thị đất nước Kalmyia và con người Kalmyk, những tín đồ lịch sử của Phật giáo sống ở Châu Âu và cư trú tại Nga, về cả mặt địa lý và chính trị.



Nghệ sĩ Aleksandr Povaev nói: “Chúng tôi ‘những người Kalmyks’ đã sống tại Nga quá lâu. Mọi thứ đã trở nên hòa quyện vào nhau khi chúng tôi bên nhau. Thánh George the Victorious bảo hộ quốc gia Nga, nhưng ngài cũng là vị thần bảo vệ Kalmykia. Ngài bảo vệ mọi người”.



Tuy nhiên, một ý nghĩa quan trọng khác xuất hiện nơi đây, một lần nữa được kết nối với hình tượng luân hồi, tái sinh trong giáo lý đạo Phật. Trong lịch sử, được người Mông Cổ, đặc biệt là những người sống ở Nga cho rằng White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng) thị hiện tái sinh trong hàng ngũ những người cai trị nước Nga. Do đó, Nữ hoàng của Nga, Catherine Đại đế (1762–96) được cho là đã được Bộ tộc người Buryat công nhận là hóa thân của nữ thần vì đã hợp pháp hóa, do Đại sư Pandito Khambo Lama (1702-1777), người đứng đầu tối cao của Phật giáo tại Nga tổ chức vào năm 1764 tổ chức.



Catherine Đại đế (ngày 02 tháng 5 năm 1729-17 tháng 11 năm 1796) là nữ hoàng của Nga 1762-1796, triều đại dài nhất của bất kỳ nhà lãnh đạo Nga nữ. Cô mở rộng biên giới của Nga tới Biển Đen và vào trung tâm châu Âu trong suốt triều đại của mình. Cô cũng đề bạt Tây phương hóa và hiện đại hóa cho đất nước của mình, mặc dù nó là trong bối cảnh của việc duy trì sự kiểm soát độc đoán của mình qua Nga và tăng sức mạnh của tầng lớp quý tộc hạ cánh trên các nông nô.



Một phiên bản phổ biến khác, mặc dù cũng bị tranh cãi bởi các nhà sử học, nói rằng đó là Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna (tại vị 1741-1762), người được tuyên bố là White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng) hóa thân đầu tiên tại nước Nga, bởi vì bà công nhận Phật giáo là một trong những tôn giáo hợp pháp của Đế quốc Nga. Các nguồn khác chỉ ra rằng, thậm chí trước đó các vị Quốc vương Nga và trong số những người Mông Cổ gọi Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là hóa thân của White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng).



Bà Elizaveta Petrovna, là Nữ hoàng nước Nga từ năm 1741 đến khi băng hà năm 1762, tổng cộng 20 năm. Dưới triều đại bà, Đế quốc Nga cuốn vào 2 cuộc chiến tranh quan trọng của Lịch sử Châu Âu thời cận đại; Chiến tranh Kế vị Áo và cuộc Chiến tranh Bảy năm. Khi bà băng hà, Đế quốc Nga có lãnh thổ rộng đến gần 4 tỷ mẫu Anh (tức hơn 16 triệu kilômét vuông).



Nữ hoàng Elizaveta Petrovna đã tiến hành cải cách, đưa tầng lớp quý tộc đóng vai trò chủ chốt trong chính quyền địa phương, nhưng rút ngắn thời gian làm quan của họ trong triều đình Nga hoàng. Bà khuyến khích nhà khoa học M. V. Lomonosov thiết lập Trường Đại học Moskva và I. I. Shuvalov sáng lập Viện Hàn lâm Mỹ thuật của Đế quốc Nga ở kinh đô Sankt-Peterburg.



Việc xác định các vị tu sĩ Phật giáo Nga, dù là nam hay nữ, với nữ thần Phật giáo vẫn tiếp tục trong thế kỷ 19, và được tiếp tục vào năm 2009, khi cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev được lãnh đạo Phật giáo Buryat tuyên bố Ngài là hóa thân của White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng. Tuy nhiên, những người theo đạo Phật ở Nga cũng thường tin rằng, mọi người cai trị Nga chắc chắn là một hiện thân của hóa thân của White Tara Bạch Độ Mẫu (Đức Tara Trắng, cho dù chính thức được công nhận hay không, vì chính vị Nữ thần đã chọn để tái sinh liên tục trong giới lãnh đạo chính trị của nước Nga.



Tác giả: Valeria Gazizova, là cộng sự nghiên cứu hậu Tiến sĩ tại Đơn vị Nghiên cứu Mông Cổ và Nội Á, Khoa Nhân học Xã hội, Đại học Cambridge, Vương quốc Anh. Nữ Tiến sĩ Valeria Gazizova, luận án của cô với chủ đề: Lịch sử Tôn giáo “Tôn giáo và Văn hóa Mông Cổ” (History of religion (Mongolian religion and culture) và nhận bằng Tiến sĩ năm 2015 tại Đại học Oslo (Đại học Hoàng gia Frederick), Na Uy.



Nữ Tiến sĩ Valeria Gazizova là một công dân Nga, bằng cấp đầu tiên của cô là Ngữ văn Anh và Pháp văn tại Đại học Kuban State University, thành phố Krasnodar, Nga, nơi cô trưởng thành trong một gia đình người Nga gốc Tatar.



Tác giả: Valeria Gazizova

Việt dịch: Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2023(Xem: 4352)
Vấn : - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch? Đáp: - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-Dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.
07/04/2023(Xem: 2411)
Thông Báo Gây quỹ giúp Trẻ em Bị Ung thư: Giving Love-Trao Yêu Thương, Chủ Nhật 09/04/23 @Happy Receptions
05/04/2023(Xem: 3113)
Thiền rất quan trọng. Thiền có từ thời trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Đức Phật tìm ra thiền KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ, hướng dẫn các đệ tử có thể tu tập và chứng đạt từ Sơ thiền đến Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đức Phật cũng hướng dẫn rất rõ ràng cách thiền quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp đưa đến kết quả từng bước bớt khổ rồi hết khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
01/04/2023(Xem: 4592)
LỜI NÓI ĐẦU Buồn thảm và nhiều việc không như ý. Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ. Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.
30/03/2023(Xem: 4300)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 3607)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 4016)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 3370)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 4809)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 5273)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]