Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự Hào Là Con Của Phật Với Nền Tảng Đạo Hiếu Cao Vời

29/08/202008:22(Xem: 7399)
Tự Hào Là Con Của Phật Với Nền Tảng Đạo Hiếu Cao Vời

TỰ HÀO LÀ CON CỦA PHẬT
VỚI NỀN TẢNG ĐẠO HIẾU CAO VỜI

            Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.

                Đến với Phật đạo trong truyền thống của gia đình, không bằng những nhân duyên ngoại cảnh đưa đầy. Đôi khi ngoảnh lại, bằng những kiến thức được dung nạp trong quá trình tiếp cận và tu học, niềm tự hào như được nhân lên gấp bội , ít nhất qua lăng kính Phật giáo là một tôn giáo, gia đình và mình đã chọn không sai, không lỗi đạo với quê hương và đạo pháp. Rất nhiều điều như thế mà gia đình, bản thân và các bạn hữu chung quanh đều cảm nhận được như thế qua từng bài học, từng sự kiện xã hội nhận thức được. Không phải ngẫu nhiên mà giới nghiên cứu lịch sử Phật giáo hay nhắc đến câu nói của nhà bác học vật lý Albert Einstein ( 1879 – 1955 ) «   Nếu có một tôn giáo đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không đòi hỏi phải xét lại mình để cập nhật với những khám phá gần đây của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để đi theo khoa học, vì nó bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học »( If there is any rehigion that would cope with modem scientific Scientific needs,it would be Buddhism. Buddhism riqires no revisiontokeep it up to date withrecent scientific fidings. Buddhism needs nosurrender its view to science, because it embraces science as well as goes beyond science) – nguồn :”Quan điểm của Albert Einstein về Đạo Phật- tân vật lý và vũ trụ luận”- Chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” của VTV1.

Và, như chúng ta đã biết và đã thấy. Từ trong lịch sử hai ngàn năm có mặt trên mãnh đất này, từ trong nếp sống cộng đồng, quan điểm sống và để sống; cho đến từng câu nói, câu ca dao của dân gian.v..v… Phật giáo đã ghi đậm dấu ấn , tồn tại như nào . Những thành quả đó Phật giáo không tự “sáng tác “ ra để tự ca ngợi (giới bình dân thì xác đáng hơn khi chỉ định : tự sướng! ) hay để chứng minh sự có mặt và đồng hành với dân tộc; mà tự nơi cuộc sống ấy phản hồi những dư âm đẹp dành riêng cho Phật giáo. Nhìn chung quanh dễ thấy ngay người ta đã chật vật, xoay sở trăm chiều để đổi mới, để chỉnh sửa, để bổ sung v..v… cho phù hợp với cuộc sống, cho phù hợp với xã hội văn minh để không phải mang tai tiếng sai trái với đà phát triển của thời đại khoa học vũ trụ; mới thấy giá trị chân lý bất di bất dịch của Phật giáo tuyệt vời như thế nào.

           Với quyển sách nhỏ bỏ túi “ Để trở thành một Phật tử”, chỉ với 60 câu hỏi và đáp ngắn gọn, tác giả- cố Hòa thượng Thích Trí Thủ ( 1909 – 1984 ) đã có nói đến điều này rất ý nhị nhưng sâu sắc qua câu hỏi đáp số 7 và số 8 như sau :

Hỏi :làm lành lánh dữ lẫn những điều mà bất luận tôn giáo hay học thuyết nào cũng dạy, đâu có riêng gì Phật giáo?

Đáp: Vâng, đúng thế, Nhưng nói là một việc, còn có thực hành đúng như lời nói được hay không, lại là một việc khác. Đó là chưa nói đếm việc làm lành, lánh dữ ấy có hợp lý hay không, vì nếu người đế xướng lên một lý thuyết mà chưa phải là một đấng giác ngộ chân lý thì lý thuyết ấy khó mà hoàn toàn được.

Hỏi: bằng chứng đâu để biết lý thuyết đúng và thực hành cũng đúng như lý thuyết?

Đáp :Cứ xem đời sống lịch sử của vị Tổ sáng lập Tôn giáo và lịch sử truyền bá của Tôn giáo ấy thì biết.

            Trong kho tàng Tam Tạng Kinh Điển với vô vàn những bài học, những lời dạy của Đức Phật, nói theo ngôn ngữ của y thuật, tất cả những vấn đề đưa ra luôn có đầy đủ yếu tố của một Y Vương, lập trình vững chắc, chỉ định rõ ràng; Khám bệnhĐịnh bệnh và phương pháp chữa bệnh. Lấy bài học đầu tiên của những bước chân hoằng hóa đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, Khổ đế - Tập đế - Diệt đếĐạo đế. Đây là bài học tiêu biểu nhất của nhận định vừa nêu, để Phật giáo bước lên trên và ra khỏi thói thường của sự ỷ lại phép mầu đơn giản và cầu xin tiêu cực, trong khi đó lại không để lại bài học khả dĩ nào cho chính người bệnh.

Chỉ riêng vấn đề Hiếu đạo thôi. Một chữ Hiếu thôi, đức Phật cũng tốn khá nhiều phương tiện và tùy thuận mỗi nghiệp duyên mà giàng giải cho thế nhân, cho các cõi trời – người tận tường. tại sao phải Hiếu, và phải báo Hiếu như thế nào? Chữ Hiếu trong Phật giáo không phải là một khẩu hiệu nghèo nàn , đứng biệt lập để biểu hiện đó là chân lý “cho có” để làm an tâm tín đồ . Chữ Hiếu trong Phật giáo còn là một chỉ định mang tính tôn xưng cao cả , tương đồng và phù hợp với đạo lý Phương Đông ( Tam Giáo Đồng Nguyên ) để thế nhân không ngần ngại xác định : Đạo Phật là đạo Hiếu ! Điều đó là hẳn nhiên. Không hẳn nhiên sao được khi quả vị cao nhất là Tâm Phật cũng được đem ra ví sánh với công đức Mẹ Cha ( Tâm Hiếu là Tâm Phật, hạnh Hiếu là hạnh Phật - Gặp thời không có Phật, thờ Cha Mẹ tức thờ Phật – Kinh Đại Tập). Thậm chí trong một hoàn cảnh bức bối, không lối thoát nào đó, người ta cũng có thể nương theo câu hát cổ nhạc “ Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ Cha Kính mẹ hơn là đi tu” của cố soạn giả Viễn Châu ( trong bài “Tu là Cội Phúc “). Nhân tiện đây xin được khẳng định lại , đó là câu hát của cố soạn giã Viễn Châu chứ không phải ca dao hay truyền khẩu như nhiều người vẫn nhầm tưởng, vì như đã thưa, câu ca đó chỉ có thể ứng dụng cho một hoàn cảnh nhân vật trong bài hát, chứ thật ra nội hàm vẫn chưa đúng lắm và còn khoảng cách rất xa với Phật pháp. Phật giáo vượt lên trên lăng kính tôn giáo một cách cao cả nhưng rất trần gian như thế mà chắc rằng chưa thấy có ở một tôn giáo khác.

Ảnh 1-Trời Đao Lợi 2
Ảnh 2 -Thuyết pháp_cho_vua_tinh_phan_ đẹp
Ảnh 3 - mahapajapati-gotami - ma ha ba Xà ba đề

                   Khi Đức Phật nói về chữ Hiếu, ắt hẳn cuộc đời Ngài cũng như trong vô lượng tiên kiếp hẳn đã thể hiện nét tiểu biểu đó qua rất nhiều hình tướng, trạng thái. Ngay trong kiếp sinh tử luân hồi cuối cùng làm con của Thánh Mẫu Ma Da, Ngài vẫn với tâm từ đại Hiếu ấy hành xử rất đúng mực. Khi thành đạo quả vô thượng rồi Ngài vẫn mang tâm từ đại Hiếu ấy vào cõi trời Đao Lợi để thuyết giảng cho Thánh Mẫu hầu làm tròn một bổn phận của thế gian (Phật thăng Đao Lợi vị mẫu thuyết pháp kinh )( Ảnh 1- 2 ) . Hay như Ngài đã khởi thân vượt ngàn dặm xa, trở về hoàng cung thăm lại phụ thân, và khi phụ thân qua đời Ngài đẽ ghé một bờ vai giải thoát của mình khiêng chiếc quan tài đến nơi trà tỳ rất tròn đạo nghĩa ( Ảnh 3 ). Không chỉ bấy nhiêu đó thôi mà còn một hình ảnh xúc động khác nữa khi Ngài cũng vì tâm Từ Đại Hiếu ấy chấp nhận cho nền chánh pháp sớm mạt độ trước 500 năm để thu nhận bà Di Mẫu Kiều Đàm, người đã từng bồng ẳm, nuôi nấng Thái Tử tất Đạt Đa khi mới vừa 7 ngày tuổi cho đến lúc lên lưng ngựa kiền Trắc, cùng Xa Nặc lướt qua mấy nẻo bụi hồng tím cầu chân lý, cùng hàng trăm vị khác vào tăng đoàn tu theo Ngài. Chữ Hiếu đối với Đức Phật to lớn đến dường ấy . Tâm Từ Đại Hiếu đó còn được thể hiện qua hàng đại đệ tử, đồ chúng của Ngài lúc còn hiện bày sinh tướng hay khi đã nhập diệt cho đến tận ngày nay.

Khi đức Phật nói về chữ Hiếu. Như đã nói, đó không phải là khẩu hiệu mỏng manh chỉ để trang điểm làm an lòng tín đồ, mà là một phương thức sống động và còn là trách nhiệm của một người đệ tử Phật. Đối với người sơ cơ hay kẻ mới học Phật sẽ dễ dàng tìm thấy trong Kinh Vu Lan Bồn hay Kinh Báo Hiếu. Qua đó, Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết thế nào là Hiếu, làm sao phải Báo Hiếu, rất rõ ràng. Với những ai có điều kiện tìm hiểu sâu hơn thì ngoài hai bộ kinh thông dụng ấy còn có nhiều bộ kinh khác đức Phật nói về chữ Hiếu trong suốt hơn 45 thuyết hóa của Ngài. Đại để đó là các bộ kinh như : Kinh Đại tập, Kinh Nhẫn Nhục, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Tập Bảo Tạng, Kinh Tăng Chi II A, Kinh Trường A Hàm, Kinh Trung Bộ, Kinh Tương Ưng, Chi Bộ Kinh, Kinh Suttanipata, Chính 2/601, Cảnh Sách, Hạnh Phúc Kinh, Vạn 35/154].v…v…Có những bài kinh với nhiều câu nói rất hay được nhiều người nhắc đến như :

  • Phạm Thiên, Này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha.Các đạo sư ngày xưa. Này các tỳ Kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. (Tăng Chi II A )
  • Hờ trời đất quỷ thần, không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh ( Kinh Tứ Thập Nhị Chương ).
  • Làm con đới với cha mẹ, khi đem vật dụng cho cha mẹ, dù nhỏ đi nữa thì được phước vô lượng. Khi làm điều bất thiện đối với cha mẹ, dù chỉ một chút thì tội cũng vô lượng.(Kinh Bảo Tạng ).
  • Phụng dưỡng cha mẹ là vận may tối thượng ( hạnh Phúc Kinh )
  • Các thầy tỳ Kheo, có hai vị Phật sống đang sống trong nhà các ngươi, đó là cha và mẹ (Kinh Vạn 35/154A ).
  • Các người nghĩ như thế nào, này các Tỳ Kheo? Cái gì là nhiều hơn? Sữa mẹ mà các ngươi đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, hay là nước trong bốn biển ? Cái này nhiều hơn, này các Tỳ Kheo, tức là sữa mẹ các ngươi đã uống trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chớ không phải nước trong bốn biển ( Kinh Trường A Hàm ).
  • Người nào theo thường pháp/ Nuôi dưỡng mẹ và cha/ Chính do công hạnh này/ Nhờ vậy, bậc Hiền Thánh/Trong đời này tán thán/ Sau khi chết được sanh/Hưởng an lạc chư thiên ( Kinh Tương Ưng).

               Trên đây chì là tiêu biểu vài câu trích dẫn để bổ sung cho chủ đề bài viết trong rất nhiều đề tài về chữ Hiếu Đức Phật thuyết giảng trước sau trong quá trình thuyết giáo. Nhưng cũng sẽ không thừa khi xin được trích dẫn câu kinh nói về chữ Hiếu được xem là kinh điển nhất khi tìm hiểu Phật pháp, để nhân đó người xin nói thêm một chi tiết liên quan :

Điều thiện tối cao không gì hơn Hiếu

Điều ác tột cùng không gì hơn bất Hiếu

( Kinh Nhẫn Nhục )
14 điều răn của Phật

          Trong phần cuối bài viết này , người viết trích dẫn câu kinh nổi tiếng trên vì chợt nhớ đến một chi tiết về những cái «  Nhất » trong « mười bốn điều răn của Phật » ( tạm gọi là tấm liễn ) ( Ảnh 4 ) -do cố Hòa thượng Kim Cương Tử ( 1914 – 2001 ) sưu tập và được in, phát hành rộng rải trong các nhà sách cuối thập niên 80. Người viết đã tìm mua được trong nhà sách Fahasa ở đường Nguyễn Huệ Quận 1 năm 1988. Nói đến thời gian phát hành ai cũng hiểu và thông cảm được cho từ «  điều răn của Phật » được dùng làm tựa đề. Và câu thứ 6 trong 14 câu ấy chính là «  Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu ». Trong giai đoạn vừa mở cửa, nhìn thấy những gì liên qua đến Phật giáo ai cũng rất vui mừng và bỏ qua những sai sót nhỏ. Nhưng sự việc sẽ không nhỏ chút nào nếu đặt vào thời gian hiện tại khi chúng ta đã có đầy đủ các ba bệ và hệ thống tổ chức Giáo Hội PGVN chặt chẻ. Khi đó, tấm liễn 14 điều Răn Của Phật này gây sốt thật sự và ai cũng muốn tìm mua cho bằng được để treo ở trong nhà mình vì ý nghĩa quá súc tích và sâu sắc. Tất nhiên lòng tự hào của mình cũng hân hoan theo không kém và luôn thầm cảm ơn, ngưỡng mộ chư vị đã có công làm ra bảng chữ như vậy. Khi cơn sốt đang ở cao trào thì có vài ý kiến của các vị từng đi Ấn, đi Đài hay đi Trung nói rằng các vị cũng từng thấy một vài chùa bên các xứ đó có treo những tấm bảng có nội dung tương tự và cho đó là của Trung Quốc ! Rất lạ lá ít nghe ai nói rằng 14 câu « nhất » ấy được chư vị tôn túc uyên thâm Phật học, rút ra từ các lời kinh Phật dạy và đúc kết thành những câu nói mang tính xác quyết, quan trọng nhất của đời người cho hậu thế soi chung . Thí dụ như câu số 6 đã trích «  Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu » phải chăng được các vị chiếc xuất từ trong Kinh Nhẫn Nhục « Điều ác tột cùng không gì hơn bất hiếu » Hoặc từ trong kinh Báo Hiếu – «  Trong năm đại tội định ra/ Bất hiếu thứ nhất thật là trọng thay »? Còn lại những câu khác chắc chắn rằng cũng sẽ không nằm ngoài kinh tạng Phật giáo mà với điều kiện và khả năng của người viết còn hạn chế, chưa thể sưu tầm ra hết được. Nhưng xã hội ngày nay, không kể người có hay không tu học cũng đều rất cần những thông tin như tấm liễn. Những điều tự hào đáng tự hào vì tất cả những gì Phật giáo có và cống hiến cho xã hội là rất thật, rất hữu ích, không cần gượng ép hay áp lực để tạo ra, nhất là cố tạo ra cái mình không có để tồn tại .



Mùa Vu Lan 2564 – 2020

DƯƠNG KINH THÀNH


***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2020(Xem: 6702)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5301)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5725)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5922)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8673)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
22/06/2020(Xem: 7680)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8502)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13409)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9580)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
17/06/2020(Xem: 6117)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]