Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn câu Kệ xuất thần

25/08/202018:35(Xem: 6362)
Bốn câu Kệ xuất thần

Bốn câu Kệ xuất thần

Bon-Cau-Ke-Xuat-Than-000

Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường. Họ cứ như một tiểu thuyết gia tài tình, uốn nắn nhân vật trong truyện với ngòi bút tinh xảo đầy quyền uy của mình thành một nhân vật như ý muốn: "Muốn sống được sống, muốn chết được chết và đặc biệt đang từ một Nữ Hoàng Đế mộ Đạo Phật trở thành một người phụ nữ dâm đãng, tàn ác giết người không thương tiếc".

Nhân vật tôi muốn viết dưới đây là vị Nữ Hoàng Đế của triều đại Đường bên Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, người đàn bà lừng danh kim cổ có một không hai trong lịch sử loài người. 



Câu chuyện bắt đầu vào những buổi sáng, sau khi thức dậy, vệ sinh cá nhân xong đến màn "lắc cổ vẫy tay" để đưa đến việc khai kinh kệ cho mục lạy Hồng Danh Sám Hối. Khi bốn câu Kệ xuất thần được xướng lên:



Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.

Nghĩa là:
Pháp vi diệu rất sâu vô lượng.
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay con nghe được xin trì tụng.
Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Bon Cau Ke Xuat-than-1

4 câu Kệ bằng Hán Văn.



Tôi quán tưởng ngay đến nhân vật Võ Tắc Thiên, người đã tán dương công đức Kinh Hoa Nghiêm, khi đọc được bản dịch của Bộ Đại Thừa Hoa Nghiêm Kinh do mình xuống lệnh cho các Pháp Sư lừng danh dịch thuật từ tiếng Phạn ra Hán văn. Không biết khả năng hiểu Kinh của Bà đến đâu, nhưng bốn câu thủ bút của Bà hạ xuống đã theo các Phật tử của hàng Đại thừa thuộc môn phái Bắc Tông đến nay đã hơn 12 thế kỷ mà vẫn chưa có câu khai kinh Kệ nào thay thế được. 



Cứ mỗi lần xướng lên bốn câu Kệ của Bà, tôi lại chấn động cả toàn thân, nhiều khi xúc động muốn rơi cả nước mắt. Có lẽ sau 12 thế kỷ vẫn có người "cảm" được ngôn từ của Bà.



Nhưng hình ảnh của Võ Tắc Thiên trong trí óc tôi hoàn toàn bị các sách báo, phim ảnh, phim bộ làm mê mờ. Nhắc đến vị Nữ Hoàng Đế này tôi đều phê cho một chữ "Nhất", đẹp nhất, thông minh nhất, quyền uy nhất, giỏi nhất, dâm đãng nhất và tàn ác nhất. Nếu tôi tỏ ý ngưỡng mộ Bà, muốn được như Bà, thiên hạ sẽ nhìn tôi với ánh mắt chế diễu cho hai cá tính được nêu ra sau cùng!??



Nhưng trí tuệ của tôi mách bảo, đừng cả tin những gì thiên hạ gán cho Bà, phải đi tìm sự thật rồi suy luận kỹ càng mới có cái nhìn đúng đắn về con người kỳ diệu ấy! 

. Nếu nói Bà hoang dâm quá độ e có hơi hoang tưởng, vì thời gian làm Quý Phi và Hoàng Hậu, ai dám cả gan làm chuyện tày trời. Đến khi Bà lên ngôi Hoàng Đế năm 690, với quyền uy tối thượng của "Con Trời", tha hồ thực hiện các "giấc mộng ái tình", nhưng rất tiếc tuổi xuân đã đi qua. Năm đăng quang Bà đã tròn 65 tuổi, cho dù y dược của xứ "thâm cung bí sử" Trung Hoa có thần dược đến đâu cũng không thể níu kéo tuổi xuân của một lão Bà Bà đã gần 80 tuổi. Ấy thế mà cả một tuổi thơ của tôi đã tin xoáy trán! Cũng bởi vì thích xem phim cổ trang lịch sử mà thôi! 



Trong suốt 15 năm trị vì trên ngôi Thiên Tử, sử sách chẳng chịu ghi chép nhiều đến các công lao to lớn của Bà đối với triều đại được mệnh danh là Đại Đường, mà cứ bôi nhọ Bà bằng những mối tình man rợ với nam nhân. 



.  Chuyện Bà giết người thẳng tay, hễ ai âm mưu tạo phản đòi lật đổ Bà, chỉ có nước bay đầu và bị tru di tam tộc. Nghe thật dã man, nhưng đây là luật lệ ngàn xưa của vua chúa thời phong kiến. Họ không muốn con cháu kẻ tử tội sau này sẽ trả thù nên "Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc" không chừa một người nào. Bà Hoàng Đế này chỉ làm như các Tiên Đế xưa đã làm để bảo vệ ngôi báu.



Hai cái "Nhất" sau cùng của Bà đã được tôi tẩy rửa phần nào. Dĩ nhiên "Không có lửa làm sao có khói", Bà cũng dính líu chút ít chứ không nặng nề vùi dập ngàn cân như các Sử gia đã viết về Bà.

Tại sao lại xảy ra cớ sự như thế? 



Vì Đạo Nho mang tư tưởng trọng nam khinh nữ, các đấng nam nhi "đầu đội trời, chân đạp đất", đâu thể nào chịu nổi cảnh phải cúi đầu tung hô vạn tuế một nữ nhi mà họ cho là kẻ "Với không qua đầu ngọn cỏ". Thật đáng ghét! 

Lại thêm cái Đạo Tiên, các tiên ông thấy Bà sùng Đạo Phật coi nhẹ Đạo Tiên, xem Bà như cái gai trước mắt. Họ công ty với nhau viết lịch sử về cuộc đời Bà, bôi nhọ hình ảnh một Nữ Hoàng Đế mộ Đạo Phật. 



Từ năm 14 tuổi nàng tiểu thư xinh đẹp họ Võ đã được tuyển vào cung làm vợ vua Lý Thế Dân tức Đường Thái Tông với tên gọi Võ Mỵ Nương. Nhưng đất bằng dậy sóng khi quan Lý Thuần Phong, người chịu trách nhiệm về âm dương thiên văn của thời đại nhà Đường, cứ nằng nặc đòi vua phải giết tất cả họ Võ trong cung để tìm cho ra "Nữ chủ Võ Thị" sẽ soán ngôi nhà Đường trong tương lai. Mặc dù yêu quý nàng Phi tài sắc và dũng cảm này nhưng vua Lý Thế Dân vẫn tìm cách tránh xa nàng. Nhưng định mệnh đã an bài cho cuộc gặp gỡ trong cung cấm của Thái tử Lý Trị với nàng để trở thành mối lương duyên "tình cha duyên con" thâu tóm giang sơn nhà Đường vào tay họ Võ. 

Khi Đường Thái Tông băng hà, các Phi tần không con đều được đưa vào Chùa bắt đi tu cho hết kiếp, họ không được lấy chồng khác, nhất là nàng Võ Mỵ Nương. Nhưng lỡ mang trong tay Thiên mệnh, nàng vẫn được vua Đường Cao Tông tức Lý Trị yêu quý năm xưa vào tận chùa Cảm Nghiệp lôi ra đưa về cung phong làm Hoàng Hậu sau khi nàng hạ sanh Hoàng tử.



Tài trị nước của Võ Hoàng Hậu có phần lấn lướt chồng, nên vua cũng hoan hỷ nhường Hậu tất cả mọi việc triều chính. Từ từ Bà thâu tóm hết quyền uy, cùng Chồng trị vì thiên hạ trong thời gian khá dài 23 năm, cho đến khi Đường Cao Tông băng hà. Bà cũng lập con trai Lý Hiển lên ngôi tức Đường Trung Tôn, nhưng chỉ được hai tháng thì chê bất tài và tạo phản để đày đi Phòng Châu biệt xứ năm 684. 

Cậu út Lý Đán lên ngôi tức Đường Duệ Tông, làm vua bù nhìn được 6 năm nhờ ngoan ngoãn nghe lời Thái Hậu. 

Đến năm 690, khi Sư Pháp Minh dâng 4 cuốn Đại Vân Kinh ca tụng Bà là "Di Lặc xuống trần" và các quan đại thần theo phe cánh của Bà dâng tấu mời Bà lên ngôi cửu trùng. Rồi thuận theo ý trời, ý người và cả ý của Hoàng Đế đương triều Đường Duệ Tông, Bà mới lên ngôi Hoàng Đế với tên gọi Võ Tắc Thiên, lập ra đời Võ Chu vào năm 690 lúc Bà vừa tròn 65 tuổi. 

Đến năm Bà 80 tuổi thì vô thường ập đến, ngã bệnh, già yếu không thể lâm triều lo việc nước. Nhờ nghe lời can gián của Tể tướng Địch Nhân Kiệt, một nhân tài đã đưa ra nhiều sách lược, Bà thoái vị nhường ngôi cho con trai lớn Lý Hiển tức Đường Trung Tông. Sau 15 năm cai trị nhà Võ Chu đã trả lại giang sơn cho nhà Đường vào năm 705.



Công lao trị vì thiên hạ của Bà được Sử gia Lâm Ngữ Đường tóm tắt các điểm như sau:

.  Mở mang lãnh thổ Trung Quốc, vươn sang Trung Á, chinh phục bán đảo Triều Tiên. 

.  Phát triển kinh tế, xã hội, duy trì sự ổn định trong nước, biết xử dụng nhân tài. 

.  Khuyến khích phát triển Phật giáo.

 

Điểm sau cùng này chứng tỏ Bà là người rất sùng Đạo Phật. Từ 14 tuổi lúc chưa vào cung, Bà đã cùng mẹ đi Chùa và bảo trợ cho việc khắc tượng Phật trong núi đá. Lúc có quyền uy trong tay Bà đã ủng hộ việc dịch Tam Tạng Kinh Điển. Vào năm 695, cho đón Pháp Sư Nghĩa Tịnh từ Ấn Độ về, đã dịch được 4 trăm quyển kinh, trong đó có Bộ Đại Thừa Hoa Nghiêm Kinh làm chất xúc tác cho 4 câu Kệ xuất thần của Bà. Ngoài ra còn có Pháp Sư Nan Đà, Pháp Minh và nhiều vị khác... trong hội đồng dịch thuật Kinh Tạng thời của Bà.

 

Nhắc đến việc dịch thuật Tam Tạng Kinh Điển, phải kể đến chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh bên Tây Trúc. Đây là câu chuyện có thật với việc thật người thật, không hư cấu như tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân.

Nhân vật Đường Tăng chính là nhà Sư Trần Huyền Trang, bạn kết nghĩa với vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Người mang trọng trách sang xứ Ấn Độ để thỉnh kinh sách của Phật về. Kể từ thời Đường Thái Tông đến Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên, công việc phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển từ tiếng Phạn ra tiếng Hán rất cực thịnh, biết bao Bộ Kinh Đại Thừa đã được truyền tụng đến hôm nay. Và các Cao Tăng của Việt Nam cũng đã miệt mài dịch ra tiếng Việt gần trọn bộ các Đại Tạng Kinh. 

Trước thời nhà Đường khoảng 200 năm, cũng có vị Cưu Ma La Thập dịch thuật kinh điển, nhưng không rầm rộ và đầy đủ như dưới thời nhà Đường. 



Trở lại với các say mê về việc khắc tượng Phật trên đá của Bà từ thuở xa xưa. Tại khu vực hang đá Long Môn, tượng Phật Đại Nhật - Tỳ-lô-giá-na (Vairocana) cao 17,14 mét ở chùa Phụng Tiên, được tự hào gọi là tượng Võ Tắc Thiên, một "Mona Lisa Đông Phương" hay Thần Vệ Nữ Đông Phương, hay "Bà Mẹ Trung Hoa" với một nghệ thuật điêu khắc tuyệt mỹ. Dù đứng ở bất cứ vị trí nào trong sân Phụng Tiên Tự rộng mênh mông, cũng thấy pho tượng nhìn mình điểm một nụ cười bí ẩn.  

Bon-Cau-Ke-Xuat-Than-001

Phật Đại Nhật (Tỳ-Lô-Giá-Na Vairocana) ở Chùa Phụng Tiên.

Vào thế kỷ thứ 7, trong khi Âu Châu vẫn còn đang sống trong thời kỳ đen tối, đế chế La Mã vừa sụp đổ. Trung Quốc lúc bấy giờ đã bước vào thời kỳ hoàng kim dưới triều đại nhà Đường (618 - 907).

Trong thời gian Bà chấp chính, xã hội an bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, hẳn là một chứng tích to lớn khiến bất cứ ai cũng phải công nhận. Quả thật trong thời gian Bà cai trị, đã giúp đỡ kẻ yếu chống lại cường hào, phát triển khoa cử, khuyến khích trồng dâu nuôi tằm và đạt được thành tựu to lớn.

Trong cuốn “Giản biên lịch sử Trung Quốc“ của Sử gia Phạm Văn Lan có viết câu: “Võ Tắc Thiên là một chính trị gia vừa mạnh mẽ, vừa tháo vát“.

Bên cạnh những huyền thoại về Bà, từ những say mê quyền chức đến những bí ẩn chưa rõ thực hư như: đã dám ra tay sát hại con ruột, hay các đại thần Bà không vừa ý!



Muốn luận công hay luận tội phải phân tích sự việc cho thật rõ ràng mới đưa đến kết luận, khi đã tỏ tường tôi cũng chỉ dám nói câu: "Ai muốn nghĩ sao thì nghĩ" như thâm ý của Bà khi chết cho dựng "Bia vô tự", một tấm bia cao 7 thước không khắc chữ. Phía đầu tấm đá đó chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường, trên con đường đó khắc một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm. Thuật điêu khắc tinh vi như vậy thật hiếm có trong lịch sử.



Ý đồ lập bia không chữ để người đời sau bình phẩm mình, chứ không tự mình đánh giá. Không khắc chữ của người đời Đường, nhưng người đời sau như nhà Tống, nhà Minh lại khắc lên 42 đoạn đề tự. Gồm có 32 đoạn ở phía Nam, 10 đoạn phía Bắc, bắt đầu từ đời Tống, kết thúc vào đời Minh, có chữ của đàn ông, có chữ của phụ nữ. Trong đó có một bài thơ thất ngôn tứ cú đời Minh như sau:

Càn Lăng tùng bách tao binh tiễn,
Mãn dã ngưu dương xuân thảo tề.
Duy hữu Càn nhân hoài cựu đức,
Niên niên mạch phạn tự chiêu nghi.

Tạm dịch:
Tùng bách Lăng Càn gặp binh lửa,
Bò dê đầy đồng cỏ xuân đủ.
Chỉ có người Càn ôm đức cũ,
Hàng năm cơm gạo tế rõ ràng.


Thi nhân hoài niệm Võ Tắc Thiên vô số kể, Quách Mạc Nhược, nhà văn học, nhà sử học, người ngưỡng mộ văn hóa Trung Quốc đương đại, khi du lịch qua Càn Lăng, đã từng đề thơ thất ngôn bát tuyệt ca ngợi Bà:



Khuy nhiên một tự bi ưu tại,
Lục thập ngũ tân vị lộ thiên.
Quán miện lý đường văn vật thịnh,
Quyền hoành nữ đế trí năng toàn.
Hoàng sào cấu tại lăng vô dạng,
Thuật đức kỷ tàn thế bất truyền.
Đãi đáo u cung trùng khải nhật,
Hoàn kỳ phiên án tục tân biên.
Tạm dịch:
Sừng sững không chữ bia vẫn còn,
Sáu mươi lăm khách đứng lộ thiên.
Áo mão Lý Đường văn vật thịnh,
Nữ Đế cân nhắc trí năng toàn.
Trứng vàng nơi cổng lăng không bệnh,
Kể đức ghi công không truyền lại.
Đợi đến ngày cung sâu lại mở,
Còn kỳ hủy án tiếp tục ghi.



Tấm bia không chữ này cũng mang theo nhiều huyền thoại khó quên, kẻ cho rằng bà Hoàng Đế tự cho mình công cao không thể nói hết, cũng không thể dùng văn tự biểu đạt được. Kẻ thực tế hơn, cho ông con Trung Tôn Lý Hoàng Đế vào trường hợp khó xử, không biết nên dùng từ nào xưng hô với Võ Tắc Thiên, Hoàng Đế hay Mẫu Hậu? 

Các Lăng mộ thuộc tỉnh Quảng Châu, nơi được gọi là “Thung lũng các vị Vua“ của Trung Quốc, phải kể đến Càn Lăng, nơi yên giấc của hai vị Hoàng Đế: Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông. Khám phá lăng mộ này giống như đang lạc vào thế giới của kinh đô cũ, một Trường An thu nhỏ. Có khoảng 103 tượng đá lớn với 61 bức tượng bị mất đầu với nhiều nhát chém đầy bí ẩn!!!

Bon-Cau-Ke-Xuat-Than-002

Bia Vô Tự tại Càn Lăng tỉnh Thiểm Tây.

Bon-Cau-Ke-Xuat-Than-003

Dọc đường vào Càn Lăng.

Bon-Cau-Ke-Xuat-Than-004

Những bức tượng đá bị mất đầu đầy bí ẩn.

Ngoài ra người viết xin kể một câu chuyện bên lề có liên quan đến danh hiệu của Ngài Quán Thế Âm trong thời đại nhà Đường. Nhiều lúc đọc sách báo kinh điển, thấy thiên hạ gọi Ngài khi thì Quán Âm, lúc thời Quán Thế Âm. Vậy tên nào là đúng? Xin thưa, cả hai đều đúng!

Nguyên do là từ thời Đường Thái Tông, thiên hạ sợ phạm húy gọi tên tục của Vua Lý Thế Dân, nên "Mẹ hiền Quán Thế Âm" của chúng ta phải mất đi một chữ. Cũng giống như thời vua chúa nhà Nguyễn, có một Bà Phi được sủng ái tên Hoa, thế là mọi loài hoa phải đổi thành "Huê", kể cả thành ngữ "Nước chảy huê trôi".



Trước khi chấm dứt bài viết, tôi muốn bộc lộ đôi lời nhận xét về nhân vật Nữ Hoàng Đế độc nhất vô nhị của Trung Hoa, người mà tôi mỗi ngày đều ngưỡng mộ qua 4 câu Kệ xuất thần của Bà. 



Theo cái nhìn của tôi, một người có tâm tu, có tâm nghĩ đến Phật Pháp và hoằng dương Chánh Pháp làm nhiều Phật sự như Bà, ắt sẽ có tâm sáng suốt, nhẹ nhàng thanh tịnh, chứ không bị tâm ái dục chi phối. Nếu còn là người phàm nhiều lúc Bà cũng bị các con "Ma Ái" mê hoặc, nhưng anh chàng Ngự Lâm Quân "Chánh Niệm" của Bà luôn túc trực bên cạnh để bảo vệ, giúp Bà hoàn thành các tâm nguyện lợi ích cho người, cho đời và cho Tam Bảo. 



Về chuyện người đời gán cho Bà danh hiệu "Vị Nữ Hoàng Đế tàn ác nhất trong lịch sử loài người", cần phải xem xét lại!??? Có thấy dân chúng Trung Hoa thời bấy giờ ca thán một lời nào về Bà đâu? Họ làm thơ khen ngợi không tiếc lời thì có! Cứ đến Càn Lăng đọc 42 đề tự khắc trên Bia Vô Tự của người đời sau ca tụng Bà sẽ rõ. 

Còn thời đại hiện tiền của Trung Hoa bây giờ, được mệnh danh là "Xã hội chủ nghĩa", vì nước vì dân như thế nào? Các lãnh tụ từ đời này sang đời khác có thể đem hai chữ "tàn ác" ra so sánh được với Bà không? Họ còn là "Tổ Sư" hơn ai hết! Dám đem cả con Vi-rút Vũ Hán ra giết cả thế giới, vừa nhanh lại vừa gọn mà tay vẫn sạch như không. Thế mới tài tình! 

Và tin tức hiện tại cho biết, họ còn dùng mìn phá nổ các tượng Phật bằng đá khắc trong hang đá Long Môn, muốn xóa tan một kỳ quan thế giới về văn hóa nghệ thuật điêu khắc của Phật Giáo. Các Sử gia chân chính ở nơi đâu???

Hoa Lan - Thiện Giới. 

Mùa hè 2020.

Nguồn tham khảo:

. https://www.youtube.com/watch?v=a9EEHvw5Ggc&t=2026s Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên | TT Thích Nguyên Tạng giảng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2018(Xem: 11577)
Tiệc Chay Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Tu Viện Từ Ân, Victoria, Úc Châu (Thứ Sáu, 28-9-2018) tại Nhà Hàng Maxim Sàigòn, Springvale, Victoria, Australia
30/07/2018(Xem: 7089)
Hôm nay, chúng tôi hẹn nhau đi ăn cơm chay vì đang là ngày 14 âm lịch. Nhưng cuối cùng, chúng tôi không vào các nhà hàng bán đồ chay trong vùng hay đi đâu xa mà cùng mang đồ ăn, trái cây đến thăm một người anh em huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đang lâm trọng bệnh: Huynh trưởng Quảng Quý Huỳnh Kim Lân (HKL). Tôi và anh Bạch Xuân Khỏe đến thăm anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân khi nghe tin bệnh tình anh đã đến giai đoạn cuối, khó lòng qua khỏi.
30/07/2018(Xem: 7469)
Trang Nghiêm Lễ Xuất Gia Của Đội Bóng Bị Mắc Kẹt Trong Hang Động Ở Thái Lan, Các chú bé vừa được cứu thoát khỏi hang động ở Thái Lan đầu tháng này, một sứ mệnh quốc tế thu hút cả thế giới đã xuất gia gieo duyên nhằm tưởng nhớ đến người thợ lặn tình nguyện đã chết trong thử thách đầy đau khổ giải cứu các chú.
30/07/2018(Xem: 8730)
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư: - Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc, có người tu lại chẳng an lạc? Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an? Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an. Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp. Khi nào Đạo hữu thấy an?
28/07/2018(Xem: 5663)
CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của chính Thầy trú trì. Thi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.
28/07/2018(Xem: 8817)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6941)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10275)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7529)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8402)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]