Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Anh Quốc: Sau nửa Thế kỷ, Đôi bạn thời Thơ ấu Cộng tác Xuất bản Sách mới về Phật giáo

23/08/202021:06(Xem: 5664)
Anh Quốc: Sau nửa Thế kỷ, Đôi bạn thời Thơ ấu Cộng tác Xuất bản Sách mới về Phật giáo

Anh Quốc: Sau nửa Thế kỷ, Đôi bạn thời Thơ ấu Cộng tác Xuất bản Sách mới về Phật giáo

(Childhood friends collaborate half a century later on new book)

Bìa sách The Little Monk who loved his Noodles

Cư sĩ Julian Bound và nữ cư sĩ Ann Lachieze, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng rất quý mến thân thiện với nhau khi tuổi còn ấu thơ, không ngờ nửa thế kỷ sau họ cùng hợp tác để xuất bản sách mới về Phật giáo.

Tác phẩm này là một truyện về thiếu nhi Phật tử, với tựa đề “The Little Monk who loved his Noodles” (Chú tiểu yêu thích món mì) được viết bởi cư sĩ Julian Bound và minh họa bởi cư sĩ Ann Lachieze.

Đây là một tác phẩm truyện tranh tuyệt vời, dành cho trẻ em khám phá những nền tảng cơ bản Phật giáo về thiền định, luân hồi, sự phụ thuộc lẫn nhau, vô thường, nghiệp và từ bi.

Nữ cư sĩ Ann Lachieze

Sinh ra tại Vương quốc Anh, cư sĩ Julian Bound là một nhiếp ảnh gia tài liệu, tác giả, nhà làm phim. Nổi bật trên bản tin BBC, National Geographic và báo chí quốc tế, tác phẩm của ông tập trung vào phim tài liệu xã hội về văn hóa, tôn giáo và truyền thống thế giới, ông dành thời gian nghiên cứu, tu tập thiền định với chư tôn đức tăng già Phật giáo ở miền bắc Thái Lan, chư tôn đức tăng già Phật giáo vùng Hy Mã Lạp Sơn, Ấn Độ.

Cư sĩ Julian Bound đã trở lại hạt Shropshire sau 10 năm sống ở Châu Á và Đông Nam Á để sưu tập tư liệu về Phật giáo.

Ông đã chụp ảnh các cộng đồng người Tây Tạng ở Nepal và Ấn Độ, và đã làm việc như một nhiếp ảnh gia cho nhiều Đại sứ quán quốc tế cùng với Liên Hợp Quốc. Ông đã ghi lại các binh sĩ của Đội quân Giải phóng Dân tộc Karen (KNLA) Myanmar, mùa xuân Ả Rập năm 2011, Cairo, Ai Cập và các cuộc nổi dậy chính trị của Thái Lan năm 2009 và 2014 tại thủ đô Bangkok.

Bức chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, cư sĩ Julian Bound ảnh rộng rãi các trại tỵ nạn Tây Tạng ở Nepal và Ấn Độ. Các dự án khác của ông bao gồm các công trình đường bộ ở Ấn Độ, khu ổ chuột Dharavi, Mumbai, khu ổ chuột đường sắt ở Jakarta và các công ty đang hoạt động khai thác Lưu huỳnh ở các ngọn núi lửa ở phía đông Java, Indonesia.

Cư sĩ Julian Bound và nữ cư sĩ Ann Lachieze

Cư sĩ Julian Bound có mặt tại các trận động đất ở Nepal năm 2015, ông đã ghi lại cuộc thảm họa trong khi làm việc với tư cách là nhiếp ảnh gia, triển khai tình trạng khẩn cấp cho nhiều tổ chức phi chính phủ và Đại sứ quán quốc tế cùng với Liên Hợp Quốc.

Ông đã xuất bản nhiếp ảnh, bao gồm các tác phẩm tài liệu đã gặp tại châu Á, cả về các chân dung các nhóm dân tộc thiểu số.

Tác phẩm “The Middle Way” (Con đường trung đạo), kể lại hành trình bảy tháng qua các quốc gia Phật giáo, ghi lại việc thực hành Phật giáo tại Tây Tạng, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, ghi lại hành trình trên đường từ biên giới phía nam Nepal đến thủ đô Lasa, Tây Tạng.

Cư sĩ Julian Bound đã viết tiểu thuyết dựa trên quan điểm Phật giáo và Ấn Độ giáo. Trong số này có cuốn tiểu thuyết thu hút các bạn đọc và bán chạy nhất bởi tác phẩm “The Little Monk who loved his Noodles” (Chú tiểu yêu thích món mì), lấy bối cảnh ở Nhật Bản và Tây Tạng vào thế kỷ 19.

Cư sĩ Julian Bound nói: “Cô Ann Lachieze, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng là bạn của nhau từ năm 2 tuổi, bây giờ cả hai chúng tôi đều tuổi ngũ thập tri thiên mạng (50)”.

Nữ cư sĩ Ann Lachieze, người Anh, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng, đã có 30 năm sống ở Provence, Pháp quốc. Là một bà mẹ ba con, cô nói rằng cô có niềm vui khi đọc nhiều sách cho các con mình, nhờ đó cũng học được cách các tranh minh họa có thể mang lại một câu chuyện đến với cuộc sống.

Nữ cư sĩ Ann Lachieze rất thích một cuộc sống đạm bạc, nhẹ nhàng, hòa mình với thiên nhiên. Tác phẩm nghệ thuật của cô phản ánh nghệ thuật sống này, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn trong thời hiện tại.

Bức tranh của nữ cư sĩ Ann Lachieze lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nguồn không giới hạn, mang đến cho mọi người xem một góc nhìn khác về môi trường xung quanh đã chọn, vân du hòa điệu cùng ánh sáng, tương phản cả bóng và độ sáng để tạo ra ảo giác về chiều sâu.

Suốt cuộc đời, nữ cư sĩ Ann Lachieze luôn tinh tấn trong sự công phu tu tập thiền Phật giáo và Yoga, kết hợp với niềm đam mê của cô đối với triết lý đạo Phật.

 

Lip:

THE LITTLE MONK WHO LOVED HIS NOODLES a children’s book by JULIAN BOUND and ANN LACHIEZE

https://www.youtube.com/watch?v=I8NkwDc0zFg

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Shropshire Star)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2012(Xem: 8396)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 7474)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 11446)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
28/10/2012(Xem: 6469)
“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nở hoa cho cuộc sống’’đó là lý tưởng giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử, mà người Tu và mọi người Phật tử phải hướng đến và đạt cho được, để tự thân được an lạc hầu làm điều kiện căn bản xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp xã hội được bình an, góp phần vào kiến tạo hoà bình cho thế giới, và Tinh độ nơi trần gian.
27/10/2012(Xem: 7804)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm.
26/10/2012(Xem: 6070)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
25/10/2012(Xem: 8467)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8487)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
24/10/2012(Xem: 6731)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm. Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.
22/10/2012(Xem: 6690)
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]