Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Bài Kệ Trên Vách

21/08/202013:43(Xem: 5384)
Hai Bài Kệ Trên Vách

Tùy bút

HAI BÀI KỆ TRÊN VÁCH

Hai Bài Kệ Trên Vách-1

Trên vách hai bên tả hữu mặt tiền của chánh điện An Tường Ni Tự (phường Vĩnh Phước- Nha Trang), khi đứng ngắm nghía để chụp hình, tôi thấy có hai bản thư pháp tiếng Hán, tạm gọi là vậy, được chạm nổi và được sơn màu nâu trên nền màu vàng nhạt, rất ấn tượng.

Là người dốt đặc tiếng Hán, nên tôi không hiểu chút xíu xiu mảy may nào về ý nghĩa của hai bản thư pháp này, nhưng nhìn cách trình bày theo "ngũ ngôn tứ cú" thì tôi cũng đoán ra được đó có lẽ là hai bài... thơ, mà nếu đang được chạm nổi trên vách của chánh điện chùa thì dám chắc luôn phải là hai bài... Kệ.

Đoán chắc là Kệ rồi, nhưng rồi khi về nhà xem lại ảnh qua màn hình máy vi tính, tôi lại muốn chắc hơn, nên đã xin thọ giáo một vị Thầy mà tôi luôn kính trọng, qua mạng thông tin điện tử. Thầy là vị “giáo thọ sư online" của tôi bao lâu nay. Thầy xác nhận đúng đó là hai bài Kệ. Không chờ tôi hỏi tới "Là bài kệ gì? Là kệ trong kinh trong sách nào? Là kệ của ai? Ý nghĩa của cả hai bài kệ là gì?", Thầy giải mở hết một lần luôn, như vừa mở toang các cánh cửa của một thư phòng u tối cho ánh sáng ùn vào bên trong vậy!

Hai bài kệ này trích trong "Lục Tổ Đàn Kinh" rất nổi tiếng và phổ biến từ hơn một thế kỷ qua, và là hai bài kệ do hai vị đệ tử xuất chúng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn viết - đọc ra khi trình kệ lên sư phụ.

Thầy giáo thọ của tôi hướng dẫn trước, đọc kệ tiếng Hán phải đọc từ phải rồi mới qua trái, vì vậy phải đọc bài bên vách phải trước (lưu ý là vách bên phải của người đang đứng ngoài sân nhìn vào chùa mà đọc, chứ không phải vách phải của chánh điện nhìn ra!), rồi đọc đến Kệ cũng vậy, đọc từ câu bên phải ngoài cùng đọc qua trái!

Chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể) chính: Triện thư, lệ thư, khải thư, hành thư, và thảo thư. Thảo thư là lối được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng, bay bướm lả lướt, uốn éo phượng múa rồng bay, và hai bài kệ trên vách chùa An Tường này đã được viết theo lối hành Thảo. Khi nào xem cho kỹ ảnh, chư vị sẽ thấy chữ "Nhất" trong bài kệ trên vách bên trái được viết như... vẽ một Con Vịt Con,

Bài kệ trên vách bên phải là bài kệ của Ngài Thần Tú:

Thân thị bồ-đề thọ
Tâm như minh kính đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai.”

(Thân là cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Phải luôn lau chùi sạch

Chớ để bụi trần bám)

Bài kệ trên vách bên trái là của Ngài Lục tổ Huệ Năng;

Bồ-đề bổn vô thọ
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?”

(Bồ-đế vốn chẳng cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Bụi trần bám vào đâu?)

Ngạc nhiên chưa? Có ai ngạc nhiên không? Chư vị nào biết Hán ngữ rành giỏi rồi chắc sẽ đáp rằng chẳng có gì ngạc nhiên hết, vì đọc là biết, đọc là hiểu ngay, chứ còn ngạc nhiên chi nữa?Còn chư vị nào hoàn toàn mù tịt tiếng Hán tiếng Nôm như tôi thì chắc cũng sẽ "Ồ" lên thích thú, như ông ngư dân lần đầu tiếng nhìn thấy một con cá Nục to đùng bèn thốt lên "Ồ... Ồ... Ồ!", để rồi con cá đó nó chết tên luôn là "Con Cá Ồ", hihihi...
Nhưng, ở đây tôi không dám bình luận, mổ xẻ đào sâu vào thâm ý hay huyền nghĩa của hai bài kệ đã gây biết bao cuộc tranh luận trong Thiền học, mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự ngạc nhiên của mình:

Một ngôi Ni Tự không cổ lắm, mà cũng không mới lắm, chuyên tu Tịnh Độ, thì sao lại cung kính trân trọng đưa cả hai bài kệ Thiền tông nổi tiếng bậc nhất ra trước vách của ngôi chánh điện? Ngay lúc được "Giáo thọ sư online" giải cho biết, tôi đã ngạc nhiên điều đó rồi. Ngạc nhiên vì thích thú, thích thú vì có cái cớ để từ nay về sau đàm đạo với chư vị đạo hữu tôi sẽ nhắc nhở rằng:

"Đừng bao giờ phân biệt Mật Tịnh Thiền, đừng tách rời cả ba ra riêng biệt để rồi phân chia tông này phái nọ. Trong Tịnh luôn có Thiền và Mật. Trong Thiền luôn có Mật và Tịnh. Trong Mật luôn có Tịnh và Thiền!"

Tôi chỉ muốn nhắn nhiêu đó thôi. Thật vậy. Vì lâu nay có nhiều đạo hữu mang tâm phân biệt giữa Mật Tịnh Thiền, thường hay nói với tôi:
"Tôi tu Thiền nên tôi không tụng kinh kia kinh nọ bên Tịnh Độ!"
"Tôi tu Mật tông nên tôi chỉ tập trung vào trì chú, đà la-ni... không cần tụng kinh bên Thiền bên Tịnh!"
"Tôi tu Tịnh Độ nên tôi chỉ chuyên chú niệm Lục Tự A Di Đà, lần chuỗi hạt mà niệm chứ không cần ngồi Thiền, hay bắt ấn trì chú!"

Từ sự phân biệt tông phái đó, nhóm này phê phán nhóm kia, chùa nọ đàm tiếu chùa này, đả kích chê bai nhau, rồi đến "chùa của tui, chùa của thầy tui, đạo tràng của tui, ban hộ niệm của tui..." được sinh ra và ... sống khỏe.
Vị "giáo thọ sư online" của tôi kết thúc buổi học chớp nhoáng bằng lời khuyên:

"Thực ra thì người phật-tử mới nhập đạo chỉ nên đọc và thực hành bài kệ của Tổ Thần Tú. Rất là căn bản! Cứ như vậy mà đi tới.Khi đến một trình độ khá cao, định lực và trí tuệ vững chãi, mới tự động nhảy vào cõi vô chấp của Huệ Năng được. Chứ lơ tơ mơ mới học đạo mà bày đặt phá chấp là sẽ hỏng hết!"

Nam mô Phật!



Tâm Không Vĩnh Hữu

Hai Bài Kệ Trên Vách-5Hai Bài Kệ Trên Vách-4Hai Bài Kệ Trên Vách-3Hai Bài Kệ Trên Vách-2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2021(Xem: 5949)
Ở đời không phải ai cũng chấp nhận sự chân thành của bạn. Những người quanh ta luôn công nhận việc tốt mà ta đã và đang làm, trở thành đương nhiên như thế… và đến một ngày kia bạn quá mệt mỏi liệu có ai bên cạnh bạn và cảm thông với bạn không? Vì trong suy nghĩ của họ bạn là người tự nguyện cho đi..., trong hoàn cảnh như thế liệu bạn có tiếp tục cho đi nữa hay không? Tất nhiên là có, chúng ta hãy tiếp tục sống tốt nhưng phải là người tốt thông minh. Hãy tin rằng không có nỗ lực nào là uổng phí, hãy có quan điểm và lý tưởng của chính mình, luật nhân quả luôn đền bù cho bạn xứng đáng. Nhà Phật dạy có Luân Hồi-Ngiệp Báo. Không ai phủ nhận rằng quan tâm chăm sóc người khác là tốt, nhường nhịn người khác đều là tốt, tuy nhiên quan tâm quá, họ sẽ làm khó ta vạn lần, nhiệt tình quá họ sẽ đâm ra nghi ngờ, thậm chí khiến bạn bị tổn thương …
28/01/2021(Xem: 6558)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6584)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5754)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 4077)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 4166)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4907)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4936)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5272)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5453)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]