Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Bài Kệ Trên Vách

21/08/202013:43(Xem: 5184)
Hai Bài Kệ Trên Vách

Tùy bút

HAI BÀI KỆ TRÊN VÁCH

Hai Bài Kệ Trên Vách-1

Trên vách hai bên tả hữu mặt tiền của chánh điện An Tường Ni Tự (phường Vĩnh Phước- Nha Trang), khi đứng ngắm nghía để chụp hình, tôi thấy có hai bản thư pháp tiếng Hán, tạm gọi là vậy, được chạm nổi và được sơn màu nâu trên nền màu vàng nhạt, rất ấn tượng.

Là người dốt đặc tiếng Hán, nên tôi không hiểu chút xíu xiu mảy may nào về ý nghĩa của hai bản thư pháp này, nhưng nhìn cách trình bày theo "ngũ ngôn tứ cú" thì tôi cũng đoán ra được đó có lẽ là hai bài... thơ, mà nếu đang được chạm nổi trên vách của chánh điện chùa thì dám chắc luôn phải là hai bài... Kệ.

Đoán chắc là Kệ rồi, nhưng rồi khi về nhà xem lại ảnh qua màn hình máy vi tính, tôi lại muốn chắc hơn, nên đã xin thọ giáo một vị Thầy mà tôi luôn kính trọng, qua mạng thông tin điện tử. Thầy là vị “giáo thọ sư online" của tôi bao lâu nay. Thầy xác nhận đúng đó là hai bài Kệ. Không chờ tôi hỏi tới "Là bài kệ gì? Là kệ trong kinh trong sách nào? Là kệ của ai? Ý nghĩa của cả hai bài kệ là gì?", Thầy giải mở hết một lần luôn, như vừa mở toang các cánh cửa của một thư phòng u tối cho ánh sáng ùn vào bên trong vậy!

Hai bài kệ này trích trong "Lục Tổ Đàn Kinh" rất nổi tiếng và phổ biến từ hơn một thế kỷ qua, và là hai bài kệ do hai vị đệ tử xuất chúng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn viết - đọc ra khi trình kệ lên sư phụ.

Thầy giáo thọ của tôi hướng dẫn trước, đọc kệ tiếng Hán phải đọc từ phải rồi mới qua trái, vì vậy phải đọc bài bên vách phải trước (lưu ý là vách bên phải của người đang đứng ngoài sân nhìn vào chùa mà đọc, chứ không phải vách phải của chánh điện nhìn ra!), rồi đọc đến Kệ cũng vậy, đọc từ câu bên phải ngoài cùng đọc qua trái!

Chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể) chính: Triện thư, lệ thư, khải thư, hành thư, và thảo thư. Thảo thư là lối được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng, bay bướm lả lướt, uốn éo phượng múa rồng bay, và hai bài kệ trên vách chùa An Tường này đã được viết theo lối hành Thảo. Khi nào xem cho kỹ ảnh, chư vị sẽ thấy chữ "Nhất" trong bài kệ trên vách bên trái được viết như... vẽ một Con Vịt Con,

Bài kệ trên vách bên phải là bài kệ của Ngài Thần Tú:

Thân thị bồ-đề thọ
Tâm như minh kính đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai.”

(Thân là cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Phải luôn lau chùi sạch

Chớ để bụi trần bám)

Bài kệ trên vách bên trái là của Ngài Lục tổ Huệ Năng;

Bồ-đề bổn vô thọ
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?”

(Bồ-đế vốn chẳng cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Bụi trần bám vào đâu?)

Ngạc nhiên chưa? Có ai ngạc nhiên không? Chư vị nào biết Hán ngữ rành giỏi rồi chắc sẽ đáp rằng chẳng có gì ngạc nhiên hết, vì đọc là biết, đọc là hiểu ngay, chứ còn ngạc nhiên chi nữa?Còn chư vị nào hoàn toàn mù tịt tiếng Hán tiếng Nôm như tôi thì chắc cũng sẽ "Ồ" lên thích thú, như ông ngư dân lần đầu tiếng nhìn thấy một con cá Nục to đùng bèn thốt lên "Ồ... Ồ... Ồ!", để rồi con cá đó nó chết tên luôn là "Con Cá Ồ", hihihi...
Nhưng, ở đây tôi không dám bình luận, mổ xẻ đào sâu vào thâm ý hay huyền nghĩa của hai bài kệ đã gây biết bao cuộc tranh luận trong Thiền học, mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự ngạc nhiên của mình:

Một ngôi Ni Tự không cổ lắm, mà cũng không mới lắm, chuyên tu Tịnh Độ, thì sao lại cung kính trân trọng đưa cả hai bài kệ Thiền tông nổi tiếng bậc nhất ra trước vách của ngôi chánh điện? Ngay lúc được "Giáo thọ sư online" giải cho biết, tôi đã ngạc nhiên điều đó rồi. Ngạc nhiên vì thích thú, thích thú vì có cái cớ để từ nay về sau đàm đạo với chư vị đạo hữu tôi sẽ nhắc nhở rằng:

"Đừng bao giờ phân biệt Mật Tịnh Thiền, đừng tách rời cả ba ra riêng biệt để rồi phân chia tông này phái nọ. Trong Tịnh luôn có Thiền và Mật. Trong Thiền luôn có Mật và Tịnh. Trong Mật luôn có Tịnh và Thiền!"

Tôi chỉ muốn nhắn nhiêu đó thôi. Thật vậy. Vì lâu nay có nhiều đạo hữu mang tâm phân biệt giữa Mật Tịnh Thiền, thường hay nói với tôi:
"Tôi tu Thiền nên tôi không tụng kinh kia kinh nọ bên Tịnh Độ!"
"Tôi tu Mật tông nên tôi chỉ tập trung vào trì chú, đà la-ni... không cần tụng kinh bên Thiền bên Tịnh!"
"Tôi tu Tịnh Độ nên tôi chỉ chuyên chú niệm Lục Tự A Di Đà, lần chuỗi hạt mà niệm chứ không cần ngồi Thiền, hay bắt ấn trì chú!"

Từ sự phân biệt tông phái đó, nhóm này phê phán nhóm kia, chùa nọ đàm tiếu chùa này, đả kích chê bai nhau, rồi đến "chùa của tui, chùa của thầy tui, đạo tràng của tui, ban hộ niệm của tui..." được sinh ra và ... sống khỏe.
Vị "giáo thọ sư online" của tôi kết thúc buổi học chớp nhoáng bằng lời khuyên:

"Thực ra thì người phật-tử mới nhập đạo chỉ nên đọc và thực hành bài kệ của Tổ Thần Tú. Rất là căn bản! Cứ như vậy mà đi tới.Khi đến một trình độ khá cao, định lực và trí tuệ vững chãi, mới tự động nhảy vào cõi vô chấp của Huệ Năng được. Chứ lơ tơ mơ mới học đạo mà bày đặt phá chấp là sẽ hỏng hết!"

Nam mô Phật!



Tâm Không Vĩnh Hữu

Hai Bài Kệ Trên Vách-5Hai Bài Kệ Trên Vách-4Hai Bài Kệ Trên Vách-3Hai Bài Kệ Trên Vách-2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2016(Xem: 12345)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
02/02/2016(Xem: 6527)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6336)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 9946)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5455)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
29/01/2016(Xem: 8416)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6146)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 8024)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12224)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8295)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]