Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Covid-19 Và Mùa Vu Lan, Nghĩ Về Phật Pháp

21/08/202008:02(Xem: 6844)
Nhân Covid-19 Và Mùa Vu Lan, Nghĩ Về Phật Pháp

NHÂN COVID -19 và Mùa VU LAN, NGHĨ VỀ PHẬT PHÁP

vu-lan-bao-hieu-1535

Mùa Vu Lan lại về trong Covid-19
Mọi người đang khủng hoảng quá lo âu
Vẫn tin tưởng Phật Pháp luôn nhiệm mầu
Yên một chỗ” nên “cách ly xã hội”.

Xem như từ cuối năm 2019, dịch Corona khởi phát từ Vũ Hán đến tháng 3/2020 đã trở thành “đại dịch” Covid-19, đang lan tràn khắp toàn cầu, đến nay đã 215 quốc gia và vùng lãnh thổ bị lây nhiễm với số liệu tính đến ngày 20/8/2020 theo iHS VIET NAM như sau: người mắc: 22.454.505 điều trị khỏi: 15.169.811 người tử vong: 787.385

Suốt 8 tháng trời, nhiều khẩu hiệu đã được đưa ra: “Ở nhà là yêu nước, yêu nước thì phải ở nhà”, “mang khẩu trang là yêu nước”, “Phòng chống đại dịch Covid-19 là bảo vệ chính bạn, gia đình và xã hội”… Nếu cá nhân, quốc gia hay địa phương nào, nghiêm chỉnh thi hành theo những khẩu hiệu trên để biết kham nhẫn, căn bản sống khỏe giữ vững được “cách ly xã hội” thì xem như khống chế được dịch bệnh. Còn quốc gia hay địa phương hoặc cá nhân nào, “muốn hưởng thụ sống tự do thoải mái, mặc sức hoan lạc giao du khắp nơi”, thì xem như (dương tính với Covid-19, có thể chết) mang mầm bệnh truyền đi, gieo rắc và gây hiểm họa khắp nơi (như tình hình dịch bệnh tại các nước Nam Mỹ hiện nay).

Do đâu mà có nên những tác hại này ? Có phải chăng vì con người quá tiến bộ về khoa học, chỉ biết hướng ra ngoài, nghiên cứu nhiều vũ khí (ngay cả sinh học), để chinh phục vũ trụ, xây dựng nhiều công trình tầm cỡ và lo hưởng thụ “vật chất”, chế biến ra nhiều vật dụng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sản xuất ra nhiều mặt hàng “thông minh” rồi “kích cầu”, đặc biệt là ngành du lịch rất là phát triển, làm cho các khu rừng nguyên sinh, tự nhiên, tĩnh lặng, biến mất, hầu nhường chỗ cho nhiều khu “du lịch” mọc lên, rồi “văn hóa ẩm thực hổn tạp”, các chuyến bay, tàu thủy, xe hơi, tấp nập, thoăn thoắt khắp nơi, làm cho khí hậu biến đổi và môi sinh, mội trường bị ô nhiễm trầm trọng, khiến một số loài động vật quý hiếm bị diệt chủng. Trong khi đó quên đi phần “tinh thần, tâm linh” ở bên trong, tuy vô hình không thấy, nhưng rất là mạnh mẽ và quyết định tất cả (Covid-19 là minh chứng hùng hồn và thực tế nhất).

Nhờ tu chứng, thấu đáo chân lý “tất cả đều do tâm tạo”, đã thấy được “thuyết duyên khởi” biết rằng mọi vật đều “tương quan, tương duyên” với nhau, qua khoa học hiện đại có thuyết “Hiệu ứng cánh bướm” đã nói lên điều đó, nên cách đây 26 thế kỷ, Đức Phật và Tăng đoàn, sống rất “đơn giản” hằng ngày đã lội bộ khất thực, để trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, rồi về nghỉ dưới gốc cây, hài hòa với thiên nhiên, đây là một “thông điệp” sống, đến với toàn nhân loại, đó là hãy: “chú ý về tâm” mà “quý trọng và bảo vệ thiên nhiên” bằng cách “ở yên một chỗ” qua tập trung “an cư” trong 3 tháng, hoặc “nhập thất”, “giãn cách xã hội” của từng vị, trong một thời gian, từ đó sẽ được bình an, phát triển.

Cho nên (Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành, đã có bài Pháp: (1)

Đức Phật đã “ngộ”, đã dạy, thời còn tại thế Tăng đoàn và những vị vua là Phật tử thuần thành đã hành theo, nên một thời hưng thạnh và tăng trưởng, làm lợi lạc cho quần sanh, như A Dục Vương (Ashoka) Ấn Độ, các Vua Thái Lan, Phật Hoàng Trần Nhân Tông Việt Nam…

Sau này nhờ phát triển khoa học, những “tiện nghi vật chất” cũng sinh ra rất đa dạng, nhưng không chú trọng phần tâm linh. Xã hội mỗi ngày mỗi có tiến bộ, nhưng rồi cũng kéo theo nhiều hệ lụy khổ đau, qua hai cuộc thế chiến và thiên tai, nhân họa, dịch bệnh liên tục xảy ra, mà điển hình nhất là nạn cháy rừng, sóng thần, động đất và Covid-19 đang hoành hành như hiện nay.

Do muốn cứu độ rộng rải, nên Đạo Phật cũng phải “tùy duyên”, tưởng rằng “cấp tiến” sẽ phổ độ quần sanh. Nhưng không ngờ rồi cũng giống như xã hội, có tiến bộ và phát triển nhanh, nhưng khi bị hủy diệt thì Đạo Phật cũng biến mất ngay tại Ấn Độ (nơi sinh ra).

Qua các thiên tai chúng ta đã thấy rõ sự “vô thường”, “khổ đau” và “vô ngã” của thế gian, không có gì là trường tồn vĩnh cữu cả, qua Covid-19, nhân loại đã hiểu và thấy rõ, phần “tâm linh vô hình”, tuy không nhìn thấy, nhưng đang làm điêu đứng cả thế giới, các nhà khoa học tài giỏi nhất cũng đành phải khoanh tay đứng ngó, hoặc cũng lắm đau đầu, toàn bộ mọi sinh hoạt đều đình trệ và ngừng hẳn lại. Cho nên nếu chỉ biết dùng mọi trí tuệ, thời gian, tài của và sức lực, để gầy dựng hoặc chạy theo “vật chất bên ngoài”, mà không quan tâm và phát triển phần “tâm linh tinh thần bên trong” chỉ uổng công vô ích, những “thiên tai, nhân họa và dịch bệnh” đang xảy ra trên thế giới, chứng tỏ khoa học càng tiến bộ nhanh chừng nào, thì thế gian này sẽ bị hủy diệt sớm chừng nấy mà thôi!

Bầu khí quyển này đang bị ô nhiễm trầm trọng, thêm cái miệng này do ăn uống và “nói dối” (3) cũng như đôi bàn tay này đã gây không biết bao nhiêu tội lỗi, nên bây giờ toàn xã hội các chính phủ phải dùng luật và những quy định gắt gao để buộc các chính khách và mọi người phải thường “rửa tay” và “bịt khẩu trang” trong khi ra đường và giao tiếp, trông rất dị thường!

Ta sinh ra trên cõi đời này để làm gì và muốn những gì ? Đã có thơ “Tìm gì giữa chốn trần gian ? dạ thưa tìm chút Bình An đủ rồi”, nhưng Đức Phật đã dạy trong Kinh Bát Đại Nhân Giác: “…Ham muốn nhiều lụy khổ càng sâu, nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, đều do tham dục dẫn đầu gây nên…” muốn bình an thì phải có tâm an, vì “tâm an vạn sự an, tâm bình thế giới bình”, muốn tâm an thì phải “ít việc”, muốn ít việc thì phải “ít muốn, biết đủ” sống “đơn giản” và luôn “soi xét lại mình” để không “phân biệt, so sánh” mà an tâm hài lòng với những gì mình hiện có, đó là chân hạnh phúc, cũng có thơ: “…Hài lòng là bí mật của niềm vui, hài lòng là chân lý của hạnh phúc…”.

Nhưng vì “lòng tham vô đáy”, con người luôn muốn hướng ra ngoài, để chinh phục vũ trụ, muốn chiếm hữu tất cả (phần vật chất vô thường) để làm bá chủ thế giới, trong khi không quan tâm đến “tâm linh” (phần tinh thần luôn hiện hữu, bất diệt) giống như hình ảnh “ông lão câu cá” nằm thoải mái thanh thản nhìn trời trăng mây nước, chờ cá cắn câu, với một “doanh nhân” phải bôn ba, tất bật, mệt nhoài để kiếm cho được nhiều cá và giàu có, hỏi ra thì cũng chỉ để tìm cho được sự “thoải mái thanh thản nhìn trời trăng mây nước” mà thôi! Để khi được giàu có rồi, doanh nhân có được thời gian để thoải mái, thanh thản nhìn trời trăng mây nước, hay phải tất bật, “đầu tắt mặt tối” nhiều thêm nữa, để lo bảo vệ và phát triển sự giàu có này ?

Đức Phật cũng đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” nếu ai biết tu hành đúng pháp, Phật tánh sẽ hiển lộ, điển hình nhất là ai ai cũng có thể chạy xe đạp và bơi lội…nhưng do không chịu tập luyện mà thôi! Ngài đã chỉ rõ qua hình ảnh “gã cùng tử” trong kinh Pháp Hoa. Mỗi chúng ta đều có sẵn “của báu” trong người, nhưng vì lòng tham che mờ, nên quên mất, mà chạy tìm kiếm ở bên ngoài, thì suốt đời cũng không bao giờ tìm được! Bỏ kim cương, hột xoàn, mà đi tìm sỏi đá, khi được sỏi đá lại mừng vui, “ở yên một chỗ” để lo tu tập, không muốn, lại lăng xăng bày ra nhiều việc, tạo thành những công trình hoành tráng, đẳng cấp, rồi than đa sự cho là khổ và tự thỏa mãn rằng mình tài giỏi, đã thành đạt và có sự nghiệp! Nhảy xuống sông bơi lội tìm trăng, làm mặt nước luôn gợn sóng, thì làm sao có sự tĩnh lặng để có được mặt trăng hiện ra mà tìm, thật là vô minh, khờ dại. phí thời gian và công sức một cách vô ích!

Có người cho rằng, nếu ai cũng tu hành, để sống “ít muốn biết đủ”, thì xã hội này làm sao tiến bộ? Trước tiên muốn nói rằng, xã hội này mỗi ngày mỗi tiến bộ, nhưng đâu giải quyết được những vấn nạn của xã hội, thành tựu những mặt nổi về khoa học kỷ thuật với sự “vô thường” chỉ là giải quyết “hiện tượng” và phục vụ cho hưởng thụ ở bên ngoài, khiến cho “bản ngã” lớn lên để bị “tham sân si” chi phối và “ngũ dục” kéo lôi, đánh mất cái “chân thường”, không nhắm vào chấm dứt “bản chất”, chỉ tạo thêm khổ lụy, nợ nần, oan trái với nhau mà thôi! Đặc biệt kế đó, đâu có biết rằng ai ai cũng tu hành không còn tham sân si, thì xã hội này sẽ là “thiên đường” hay cõi “niết bàn” mọi người đều sống an lạc, thì còn hạnh phúc nào bằng!

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu (2020) trở về, trong khi Covid-19 vẫn còn đang hoành hành khốc liệt, với sự biến thể khá phức tạp, muốn nhắc nhỡ chúng ta, nhớ đến loài “ngạ quỷ” như Bà Thanh Đề với lòng tham, đã khiến phải bị hành hạ trong địa ngục đói khát, chỉ có nhờ sự tu hành chứng đạo có nhiều thần thông và lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên cầu nguyện thần lực của Tam Bảo, giúp Bà biết ăn năn sám hối và chuyển tâm niệm, mới cứu Bà thoát khổ.

Do vậy muốn khống chế Covid-19, thể hiện mừng đón Vu Lan Báo Hiếu một cách thiết thực và có được năng lượng để hướng về “tứ ân” mà “đền ơn” một cách cụ thể. Mỗi người chúng ta phải biết vận dụng Phật Pháp vào cuộc sống hiện tại, lo tu hành, sống như Phật hay Tăng già đã thực hiện, như bài kinh “Người Biết Sống Một Mình” (2).

Phật Pháp luôn hiện hữu và nhiệm mầu, như vậy, ở yên tu cũng là cách làm tăng trưởng Chánh Pháp, cũng như hiện tại Covid-19 đã ra thông điệp và các chính phủ đã quy định “cách ly xã hội” là yêu nước vậy, hầu “ở yên một chỗ” yên tâm tu tập: ngồi thiền, tụng kinh, lạy Phật, nếu nơi nào có trực tuyến thì theo dõi mà tu theo, mở lòng ra, sống thương yêu bằng cách “ăn chay”, “hướng vào tâm linh”, như lời dạy của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” để “giữ tâm thanh tịnh”, “sống đơn giản”, “bớt tham sân si”, “biết sẻ chia” hầu có được năng lượng mà cầu nguyện, thì mới hy vọng có kết quả tốt và sự ổn định, như đa số người “có ý thức” trên toàn thế giới đang thực hiện. Đó cũng là Mừng Vu Lan Thắng Hội, đền ơn báo hiếu và chống Covid-19 một cách hữu hiệu. Chứ đừng quá nôn nóng muốn tạo ra kinh tế, muốn hoằng Pháp lợi sanh, rồi sống quá bận rộn, suốt ngày lăng xăng chỉ làm khổ bản thân và gây lây nhiễm virus cho toàn xã hội mà thôi!

Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, ngày mùng 1 tháng 7 năm Canh Tý, kính mừng mùa Vu Lan năm 2020.

TK Thích Viên Thành

Ghi Chú:

Một thời Phật ở núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.

(1) (…) Này các Tỳ-kheo, lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm.
1-Ưa ít việc, không ưa nhiều việc, thời Chánh pháp tăng trưởng không bị tổn giảm. 

2-Ưa yên lặng, không ưa nói nhiều. 

3-Bớt sự ngủ nghỉ, tâm không hôn muội. 

4-Không tụ họp nói việc vô ích. 

5-Không tự khen ngợi khi mình thiếu đức. 

6-Không kết bè bạn với người xấu ác. 

7-Ưa ở một mình nơi chỗ nhàn tịnh, núi rừng.

Này Tỳ-kheo, được như vậy, thời Chánh pháp sẽ được tăng trưởng, không bị tổn giảm”.

(2) “Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơ
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình

(3) Nói dối có 4: -1/Chuyện không nói có, 2/chuyện có nói không, 3/Nói lưỡi đôi chiều, 4/ Nói lời hung ác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 40418)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30705)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 26302)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41736)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/10/2013(Xem: 19688)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
14/10/2013(Xem: 19708)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 20376)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 10479)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 9918)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11452)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]