Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu và học

29/03/201320:01(Xem: 7545)
Tu và học

auchau-daichung

TU và HỌC

(Viết về tinh thần của Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu)

Thích Như Điển

---o0o---

Năm nay (2006) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chi Bộ Đức Quốc và Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đăng cai tổ chức kỳ thứ 18 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, từ ngày 27 tháng 7 năm 2006 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 tại địa điểm:

Schulzentrum Tostedt
Schützenstrasse
Tostedt

Đây là lần thứ 3 Giáo Hội tại Đức đã đứng ra tổ chức. Lần đầu tiên tổ chức khóa thứ 2 tại Berkhof từ ngày 14 tháng 7 đến ngày 24 tháng 7 năm 1990. Lần thứ 2 tổ chức kỳ thứ 9 tại Pfaffenhofen miền Nam nước Đức từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 9 tháng 8 năm 1997. Lần đầu quy tụ khoảng 200 người tại nhà hàng „Verbotene Stadt“ (Tử Cấm Thành) ở Berkhof của Phật tử Lý Chấn Lợi để tu học. Lần thứ 2 do Chi Hội Phật Tử Việt Nanm Tỵ Nạn tại München đứng ra tổ chức, chịu trách nhiệm thuê mướn phòng ốc cũng như lo vấn đề kỹ thuật. Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức đảm nhận việc văn phòng. Thuở ấy độ 600 người tham dự. Năm nay 2006 dự định có từ 800 đến 1.000 người tham dự.

Lui về quá khứ trước đây 18 năm hay xa hơn nữa phải cộng thêm 5 khóa giáo lý được tổ chức tại chùa Khánh Anh do Hòa Thượng Chủ Tịch đứng ra tổ chức, hướng dẫn. Khởi đầu là những bước đi chập chững từ những khóa tu Bát Quan Trai, những khóa huân tu Tịnh Độ. Thời gian đầu là những ngày cuối tuần; nhưng sau đó tiến dần lên 5 ngày rồi 10 ngày và nếu kể chung lại 5 khóa trên, đã tổ chức tại chùa Khánh Anh, Pháp quốc, thì phải nói năm nay Giáo Hội Âu Châu đã tiến đến khóa thứ 23 rồi.

Trong 18 lần tổ chức quy mô ấy, lần lượt các nước đứng ra tổ chức có nơi đã lên đến 3 lần như Pháp, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Đan Mạch, Đức và những nước khác mới tổ chức 1 đến 2 lần như: Bỉ, Ý, Na Uy, Thụy Điển, Anh quốc. Mỗi lần như thế quy tụ từ 500 người cho đến 1.000 người gồm Phật Tử từ 13 nước Âu Châu và đôi khi còn có thêm Phật Tử đến từ Úc, Canada hay Mỹ Châu nữa. Trong số học viên tham dự gồm nhiều thành phần khác nhau về tuổi tác cũng như trình độ học vấn. Tuổi nhỏ nhất là các em Oanh Vũ thuộc các Gia Đình Phật Tử; hoặc con cái của những học viên mang theo cùng. Tuổi lớn nhất đôi khi có những cụ già hơn 80 tuổi vẫn còn theo học các khóa chuyên khoa của quý Thầy giảng dạy.

Năm 2005 vừa qua Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 17 do Giáo Hội tại Pháp đứng ra tổ chức tại Amiens, có khoảng hơn 500 người tham dự. Tuy không đông như bên Ý tổ chức vào năm 2004, có đến 1.000 người tham dự; nhưng ở Amiens sự phân chia lớp đã đi vào nề nếp gồm những lớp như sau:

1)Lớp học cho quý vị Tăng Ni. Lớp nầy chia ra làm 2 lớp, gồm lớp Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni học riêng và lớp Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa và tập sự học riêng.

2)Lớp 2 là lớp chuyên khoa, dành cho quý vị đã theo học lâu năm và mỗi lần quý Thầy sẽ giảng dạy những cốt lõi kinh điển Đại Thừa quan trọng nhất trong nhiều bộ kinh khác nhau.

3)Lớp 1 được gọi là lớp bắt đầu.Lớp nầy chia ra làm 2 lớp chính. Đó là lớp người lớn tuổi, biết rành tiếng Việt và lớp Thanh Thiếu Niên. Lớp Thanh Thiếu Niên năm rồi chia ra làm 3 lớp gồm những em thuộc nhóm nói tiếng Pháp, những em thuộc nhóm nói tiếng Đức và những em thuộc nhóm nói tiếng Anh. Năm nay (2006) có lẽ thêm một nhóm nữa. Đó là nhóm Bắc Âu nói tiếng Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan.

4)Lớp Oanh Vũ là lớp căn bản của Giáo Hội. Vì nếu tre già mà măng không mọc thì làm sao tiếp nối được con đường mà Giáo Hội đã dựng xây từ trước đến nay. Cho nên Hòa Thượng Chủ Tịch thường gọi đây là lớp "Đại Học Oanh Vũ". "Đại Học" nầy được các anh chị em Huynh Trưởng GĐPT VN tại Âu Châu chăm sóc rất kỹ lưỡng.

5)Ngoài ra trong các khóa tu học như thế GĐPT VN tại Âu Châu đều có cắm trại để sinh hoạt ngoài trời, đồng thời cộng tác, chia xẻ công tác của Giáo Hội. Vì vậy GĐPT VN tại Âu Châu vẫn được chư Tôn Đức khen ngợi và là một bộ phận sinh hoạt thanh thiếu niên không thể thiếu trong căn nhà của Giáo Hội. Do hoàn cảnh và sự sinh hoạt hài hòa nầy mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tuy sinh sau đẻ muộn và nhỏ hơn các Giáo Hội khác trên thế giới; nhưng bước đi những bước rất vững chắc.

Mỗi năm Giáo Hội Âu Châu chỉ có 10 ngày sinh hoạt tu học chung như thế và dĩ nhiên ngoài ra còn có những khóa tu ngắn hay dài hạn tại mỗi địa phương do mỗi quốc gia đứng ra tổ chức nữa; nên không khí tu học tại đây rất đa dạng và khởi sắc. Lồng vào trong 10 ngày ấy có họp Giáo Hội, họp GĐPT, họp Liên Chúng Bồ Tát. Đặc biệt là một ngày niệm Phật suốt 8 tiếng đồng hồ không ngớt tiếng Nam Mô A Di Đà Phật. Từ đây đã khơi dậy được những niềm tin chánh tín vào ngôi Tam Bảo; nên đã có nhiều người tại Âu Châu xuất gia. Đặc biệt là tại Đức và Na Uy. Các em sinh ra và lớn lên tại các xã hội Âu Mỹ nầy; nhưng khi các em tự ý thức được "niềm tin là chất liệu dưỡng sinh của cuộc sống" thì các em đã xin cha mẹ cho xuất gia học đạo. Có em đang ở lứa tuổi 9, 10, 11, 12 v.v... Có em sau khi thi Tú Tài xong thì đi xuất gia và sau đó vào học các Đại Học sở tại, ngành Tôn Giáo, Triết Học hay Ngôn Ngữ, Giáo Dục v.v... Cũng không thiếu những người lớn tuổi phát tâm xuất gia và những Bồ Tát tại gia ăn chay trường, lạy kinh mỗi chữ mỗi lạy. Đây là cây công đức mà Giáo Hội đã trồng tại Âu Châu suốt gần 30 năm qua và giờ đây Giáo Hội đang gặt hái những kết quả đã đầu tư qua một chặng đường dài với không biết bao nhiêu là thâm ân giáo dưỡng ấy.

Tôi có cơ hội đi nhiều nơi và tham dự nhiều khóa tu khác nhau ở các châu khác; nhưng phải thành thật mà nói rằng không có nơi nào quy tụ số người học Phật và tu Phật được nhiều như Âu Châu. Giáo Hội tại đây vẫn còn yếu, so với châu Mỹ và châu Úc; nhưng ở đây nhờ quý Thầy, quý Cô tương nhượng giúp đỡ nhau cho công việc của Giáo Hội, đồng thời quý Phật Tử, Gia Đình Phật Tử cũng rất gắn bó sắt son một lòng với Giáo Hội và cả hai; Đời Đạo cùng một lòng chuyển bánh xe pháp; nên xe đã chạy và mọi người đang hướng đến con đường trước mặt là giải thoát những khổ đau phiền lụy trong cuộc đời và mang từ bi, trí tuệ đến cho mọi người để chuyển hóa những khổ đau ấy trở thành những hạnh phúc an lạc miên viễn trong cuộc sống nầy.

Đặc biệt năm nay (2006), qua sự vận động của Phật tử Thị Thiện Phạm Công Hoàng ở Tostedt, là đệ tử tại gia thứ 5 của tôi, quy y từ những đầu thập niên 80, là một sinh viên du học tại Đức từ năm 1968, hiện là Chủ Tịch Tổ Chức Sinh Hoạt của Người Việt tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, đã có những ngoại giao thật rộng; nên đã mời được ông Christian Wulff, Thủ Tướng Tiểu Bang Niedersachsen làm Shirmherschaft (đỡ đầu) cho lần tổ chức nầy. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng đã tạo mọi dễ dàng trong vấn đề cho mượn và thuê mướn phòng ốc để tổ chức khóa tu học từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 nầy.

Địa điểm tổ chức là một quần thể trường học nằm gần bên cạnh một cánh rừng thật thơ mộng và bên cạnh Câu Lạc Bộ săn bắn của dân làng. Nơi đây có tất cả 10 tòa nhà; nhưng sơ khởi chúng ta chỉ xử dụng 5 tòa nhà là đủ.

Tòa nhà đầu tiên dùng để làm nơi ăn quá đường, ăn sáng cũng như tối và làm văn nghệ lúc bế giảng. Trong tòa nhà nầy có 1 phòng rộng, có thể chứa từ 800 đến 1.000 người, có đầy đủ bàn ghế và sân khấu để làm văn nghệ. Có một nhà bếp tương đối đủ rộng để nấu ăn và cung cấp thức ăn cho 1.000 người.

Bước qua một cái sân cỏ rộng, nơi GĐPT cắm trại là đến khu chơi thể thao. Khu nầy là một nhà kiếng lớn, gồm có 3 sân đá bóng tròn. Nơi đây trang trí để làm chánh điện. Tại chánh điện nầy có thể dung chứa chừng 1.500 người. Lễ khai mạc và lễ bế mạc dự định có mời Thủ Tướng và các quan chức của chính phủ cũng như đại diện các Tôn Giáo khác sẽ được cử hành tại đây. Ngoài ra đây cũng là nơi dùng để ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh và các khóa lễ khác.

Tòa nhà thứ ba gồm một nhà Thể Thao 2 tầng. Tầng trên có thể chứa 500 người và tầng dưới chứa độ 200 người. Cả 2 nơi nầy sẽ dùng làm lớp học cho Lớp 1 và Lớp 2.

Tòa nhà thứ tư và tòa nhà thứ năm là các phòng học. Gồm tất cả 36 phòng. Mỗi phòng có thể ngủ và học từ 30 đến 50 người.

Ngoài ra nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng không dưới 60 cái. Bên ngoài lại có mấy sân dùng để đánh bóng chuyền và bóng tròn. Nếu nói diện tích chung dùng để xử dụng, chắc cũng từ 50 đến 70.000m² để dung chứa cho số lượng của 1.000 người tham dự trong 10 ngày ấy.

Về khâu tổ chức, Giáo Hội tại Đức sẽ yêu cầu quý Chùa và các Chi Hội đứng ra đảm trách một hay hai ngày trong Ban Trai Soạn và GĐPT VN tại Đức lo đảm nhiệm việc văn phòng. Tại địa phương Tostedt lo vấn đề đưa đón. Đặc biệt các Chi Hội Phật Tử Việt Nam tại miền Bắc Đức như Hannover, Hamburg, Berlin, Bremen, Aurich, Wilhelmshaven sẽ trực tiếp đảm nhiệm những phần nặng nhọc cho khóa học, so với các Chi Hội ở xa nơi tổ chức. Nói tổng quát thì Chi Bộ và Hội Phật Tử lo; nhưng nói chi tiết thì mỗi cá nhân, mỗi học viên là những thành phần nồng cốt trong mọi khâu tổ chức. Có như thế khóa tu học mới thành tựu viên mãn.

Từ địa điểm tổ chức đến phi trường Hamburg cách xa 40 km; cách phi trường Bremen 60 km và cách phi trường Hannover 140 km. Quý vị Phật Tử ở xa hoặc gần cũng có thể dùng mọi phương tiện như xe hơi, tàu hỏa, máy bay để đến địa chỉ trên. Trong thời gian nầy; nếu quý Phật Tử ở xa muốn liên lạc về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 18 thì xin qua địa chỉ và số điện thoại chùa Viên Giác hoặc các chùa nơi quý vị cư ngụ. Đặc biệt tại địa phương tổ chức thì xin liên lạc qua địa chỉ:

ĐH ThịThiện Phạm Công Hoàng
Moorlas Ost 8

21255 Tostedt - GERMANY
Tel. Office. 040 - 74 36 19 35
Priv. 04182 - 95 98 19

E-Mail: [email protected]
hoặc: [email protected]

Về học phí, Giáo Hội Âu Châu sẽ tính theo giống như giá năm trước tại Amiens (xin xem chi tiết thông báo trong số nầy về khóa tu học) và Giáo Hội địa phương cũng kêu gọi quý Phật Tử ở xa không đi tham dự được cũng nên hỗ trợ phần mình đóng góp cho một bao gạo. Mỗi bao giá 20€ và xin gởi tịnh tài về chùa Viên Giác để san sẻ những công việc to lớn nầy với Ban Tổ Chức. Ngoài ra quý vị cũng có thể vào các trang Website sau đây để biết thêm chi tiết về việc tổ chức:

1) www.ghpgvntn-auchau.org
2) E-mail: [email protected].
3) www: viengiac.net

Năm nay đa phần học viên phải ăn chay nằm đất, Ban Tổ Chức chỉ có thể cung cấp nệm hơi, miếng trải đất hoặc giường bố; còn túi ngủ hay mền, xin quý vị phải tự mang theo. Vì đa phần ngủ tập thể. Trong trường hợp những vị lớn tuổi muốn ở khách sạn gần trường thì cho biết riêng, để Ban Tổ Chức lo đặt khách sạn cho quý vị và phần phụ chi nầy xin các học viên tự lo liệu.

Riêng quý chư Tôn Đức trong Ban Giáo Thọ, Giảng Sư thì sẽ được Ban Tổ Chức mời tạm trú tại các nhà Phật Tử ở gần đó; hoặc tại khách sạn. Tuy nhiên những Thầy, Cô trẻ trong Giáo Hội cũng như những vị Giám Thị cố gắng ở tại nơi tổ chức để chia xẻ cũng như chăm sóc các học viên.

Đây là một cơ hội rất quý hiếm cho mọi lứa tuổi. Quý vị nên về đây tu học để có thêm bạn bè thân hữu mới. Ngoài ra chúng ta sẽ trao đổi với các Tổ Chức, Hội Đoàn khác của Giáo Hội để học hỏi với nhau. Ban Tổ Chức cũng mong rằng các Giáo Hội, các Chùa tại các nước ở Âu Châu cũng có thể giới thiệu tổ chức của mình qua một quầy hàng thông tin tại địa điểm lớp học. Có như thế những học viên tham dự dễ dàng trao đổi hơn. Ban Biên Tập Báo Viên Giác cũng như Hội Phật Tử VNTN tại CHLB Đức sẽ có những quầy thông tin giới thiệu tổ chức của mình trong khóa tu học nầy.

Có nhiều vị ở xa không hiểu tại sao GHPGVNTN Âu Châu lại hoạt động nhịp nhàng như vậy thì xin về đây tham dự khóa tu học kỳ thứ 18 nầy sẽ hiểu rõ thêm. Đồng thời quý vị cũng có thể tham dự khóa họp Đại Hội Khoáng Đại lần nầy để bầu lại thành phần Ban Điều Hành của Giáo Hội ở 2 cơ cấu gồm Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và Hội Đồng Điều Hành. Đây là cơ hội để chúng ta chia xẻ những kinh nghiệm tu học tại các địa phương, đồng thời chúng ta sẽ kề vai gánh vác, đóng góp với Giáo Hội trong những công việc Phật sự từ trung ương đến địa phương, từ việc nhỏ cho đến việc lớn.

Đặc biệt trong khóa tu học lần nầy các anh em Tăng Ni trẻ cũng sẽ có một hay hai lần họp mặt để nói lên những ước vọng của mình trong vấn đề phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu, đồng thời đứng ra gánh vác những trách nhiệm cụ thể để chia xẻ với Giáo Hội và với những vị Trưởng Lão đã lãnh đạo Giáo Hội suốt hơn mấy chục năm qua. Có như thế tương lai của Giáo Hội mới được tươi sáng.

Riêng tôi chỉ nguyện cầu với cái nhân tốt như thế thì Giáo Hội chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều quả tốt. Vì trong ấy những hạt giống chắc rất nhiều và hạt giống lép ít hơn. Đó là lời cầu nguyện và cũng là ý hướng của chúng ta nên đạt được, để cho bây giờ và mai hậu, con cháu của chúng ta sẽ được nhờ.

Mong rằng Hòa Thượng Chủ Tịch vẫn mãi là bóng cây đại thọ để che mát và lèo lái con thuyền của Giáo Hội. Đồng thời cầu nguyện cho quý Thầy, Cô trẻ trong Chi Bộ Đức Quốc của nhiệm kỳ 2003-2007 và của Hội Phật Tử nhiệm kỳ 2004-2008 thành tựu được mọi dự kiến như các bậc trưởng thượng đã tin tưởng và đặt niềm hy vọng nơi quý anh em Tăng Ni và quý vị Phật Tử.

Viết xong vào một sáng mùa Xuân năm 2006
tại thư phòng chùa Viên Giác
Thích Như Điển

Xem tiếp

---o0o---


Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5212)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5644)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4506)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5094)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4651)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5355)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4847)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9567)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4949)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4190)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]