Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Pháp Giữa Loài Chim

10/08/202016:10(Xem: 7061)
Phật Pháp Giữa Loài Chim

PHT PHÁP

GIA

LOÀI CHIM

Phat-Phap-giua-loai-chim-012

Anh dịch: Edward Conze

Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

Nguyên tác Tạng Ngữ:

Bya chos rin-che, phre-pa

Anh dịch của Edward Conze:

The Buddha’s Law among the Birds

Ấn bản đầu tiên: Oxford, 1955

Nhà xuất bản: Cassirer Ltd

Tái bản: Delhi, 1974, 1975

Nhà xuất bản: Motilal Banarsidass

Việt dịch của Đỗ Đình Đồng:

Phật Pháp giữa Loài Chim

pdf-icon

Phật Pháp Giữa Loài Chim




Phat-Phap-giua-loai-chim-001

Đỗ quyên

Phat-Phap-giua-loai-chim-002

Hạc

Mục Lục

Ghi chú của người dịch, 7

Lời nói đầu của G. s. J. Bacot, 8

Lời giới thiệu của Giáo sư Conze, 10

Bản dịch, 17

Bối cảnh của Bya chos, 58

Phat-Phap-giua-loai-chim-003

Diều

Ghi chú của người dịch

Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng. Nhưng trong Kinh có thuật lại lời của đức Phật rằng Ngài có thể dùng ngôn ngữ của từng loài khác nhau mà nói pháp với chúng khiến chúng nghe, hiểu, thực hành và giác ngộ để thoát khỏi sự khổ của chúng. Do đó, chúng có thể giúp nhau bằng cách truyền Phật pháp cho nhau tu tập để thoát khổ. Chim có giống người chăng? Và người có giống chim chăng?

Tập sách nhỏ này “Phật Pháp Giữa Loài Chim” của một vị sư Tây Tạng (không rõ danh tánh) có thể đã biết và hiểu được tiếng chim viết ra trình bày điều đó. Tập sách này đã được Giáo sư Tiến sĩ Edward Conze dịch từ Tạng ngữ sang tiếng Anh và được nhà Cassier (Publishers) Ltd. xuất lần đầu tiên vào năm 1955 ở Oxford, Anh Quốc, và được nhà Motilal Banarsidass tái bản vào các năm 1974, 1975 ở Delhi, Ấn Độ.

Khi dịch tập sách này chúng tôi cũng gặp điều khó giải quyết là tên các loài chim có mặt trong hội chúng thật khó mà dịch cho đúng. Vì cùng một loại chim mà có thể có nhiều tên khác nhau tùy theo cách gọi của người dân ở những miền hay địa phương khác nhau. Ví dụ, chim Cuckoo, có thể dịch là chim đất, chim đỗ quyên, chim tử qui,… Nhưng điều này sẽ trở thành không mấy quan trọng khi người đọc chú ý đến ý nghĩa của những lời Pháp do các chim thuyết trong tập sách này.

Dù đã cố gắng nhiều nhưng chắc vẫn còn nhiều sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng chỉ bảo cho. Xin đa tạ.

Levittown, Tháng Giêng 2020 Đỗ Đình Đồng

Lời Nói Đầu

Độc giả phương Tây của tập sách này, dù thiện nghệ trong văn học Phật Giáo, vẫn có thể thấy hơi khó vượt qua những ý niệm có trước về thế giới động vật. Ở châu Âu một cái hố sâu rộng phân cách con người với ngay cả những loài động vật tiên tiến, và đối với người ấy một bài thơ về Phật Giáo giữa loài chim có thể có tác động không gì hơn một sự tưởng tượng văn chương. Tuy nhiên ở Ấn Độ, cái hố này không bao giờ sâu hơn một chỗ lõm cạn, hiển nhiên có thể vượt qua được với chút ít nỗ lực. Ngay cả ngày nay, ở Ấn Độ, người ta có thể thấy động vật, ngay cả nuôi trong nhà và hoang dã, cùng sống với loài người trong những điều kiện quen thuộc mà người phương Tây thấy bất thường và đôi khi còn xúc động. Khái niệm về tính phổ quát của Phật Giáo không phải chỉ đóng khung trong loài người. Nó là tính phổ quát tổng thể vươn ra đến tất cả mọi sinh vật cả bên trên và bên dưới con người, và nó là cái tổng thể có yếu tính của giáo thuyết. Như thế Hội Nghị Chim không làm phật ý hay có vẻ kỳ lạ đối với những tín đồ chính thống. Bản văn giới thiệu ở đây là một tác phẩm tôn giáo cùng loại như là những biến thể của các đề tài trong Jataka (Bản Sinh), nơi mà văn học Tây Tạng tìm thấy đa số những đề mục khai sáng của nó.

Đối với con người, công đức là để chuyển hóa loài chim. Theo một tiểu thuyết nổi tiếng của Tây Tạng, phát ngôn viên của họ là một hoàng tử bất hạnh của Ấn Độ, một Avatar của Avalokita, con trai của một vị vua ở Benares, người bất ngờ trở thành một chim đỗ quyên. Câu chuyện của hoàng tử là một câu chuyện hấp dẫn nhất từng xảy ra từ nguồn vốn vô tận của truyền thuyết Ấn Độ.

Bề ngoài rất có thể gây ấn tượng sai lầm về sự khó khăn trong công tác dịch giả. Khi chuyển ngôn ngữ của người Phật Giáo Tây Tạng vào miệng của những con chim ở Hy-mã-lạp sơn mà thói quen, tính tình, và đôi khi ngay cả tên cũng không biết đối với các nhà điểu học của chúng ta, dịch giả đối mặt với những vấn đề lớn hơn những tranh tranh luận của những luận thư có nhiều tính cách kinh điển và sâu xa hơn trình bày. Kết quả, nếu có người gặp ở chỗ này hay chỗ kia sự khó hiểu, có lẽ chúng ta qui chúng phần nào cho những huyền bí vốn có trong ngôn ngữ loài chim!

Ở Tây Tạng, nơi sự in ấn vẫn còn tương đối ít được dùng, những tác phẩm phổ biến thường được truyền miệng hơn là ghi lại bằng chữ viết. Đương nhiên chúng vẫn còn ít được biết đến đối với các học giả phương Tây. Sự hiếm hoi của quyển Precious Garland (Vòng Hoa Quí), cùng với tính uyên nguyên của chủ đề, còn hơn là biện hộ cho sự xuất bản của nó. Ở đây là lời chứng nhận khéo léo nhưng hùng hồn cách mà loài chim trên hư không đến chia xẻ sự giải mê loài người.

J. Bacot

Lời Giới Thiệu

Bản văn Tạng ngữ của tập sách hấp dẫn này được xuất bản lần đầu tiên ở Calcutta vào năm 1904, một tập mỏng gồm 40 trang. Satis Chandra Vidyabhushana, người hiệu đính, không cho chúng tôi biết bản băn của ông ấy căn bản là khẩu truyền, thủ bản hay mộc bản. Bản dịch của tôi, mặc dù được thự hiện trực tiếp từ Tạng ngữ, vẫn nợ lớn đối với bản dịch tiếng Pháp của Henriette Meyer, được nhà Cahiers du Sud phát hành, với nhan đề Précieuse guirlande de la loi ses oiseaux (Vòng Hoa Pháp Trân Quí của Loài Chim). Tuy nhiên, trong tình trạng nghiên cứu về Tây Tạng hiện tại, không có gì ngạc nhiên, vị đồng nghiệp người Pháp của tôi và tôi sẽ khác nhau nhiều điểm chi tiết.

Tác phẩm nặc danh và không đề ngày tháng. Đặc điểm ngôn ngữ dường như chỉ vào thế kỷ 17 hay 18. Những con chim bằng lòng với sự bộc bạch đơn giản niềm tin và thái độ chung đối với tất cả những người Phật Giáo, và chúng không đứng bên nào trong những tranh luận của các phái. Tuy nhiên, đề tài của tập sách mang dấu ấn giống nhau đối với một vài giáo lý của phái Kahgyudpa, Bka’-bryud-pa, và tác giả có thể là một lạt-ma nào đó của phái Kahgyudpaba bằng lòng giữ nặc danh. Nhan đề Tạng ngữ Bya chos rinchen’ phre-ba, nghĩa đen là, “Pháp giữa loài chim, vòng hoa quí”.

Cả ngôn ngữ lẫn ý tưởng làm cho tập sách này thành một tập sách phổ biến, một mảnh văn học dân gian, dành cho nông dân và mục đồng du mục. Nhiều hơn nhiều luận thư thông thái, nó chuyển vận đến chúng ta những ngụ ý tình cảm của tôn giáo đã ngự trị Tây Tạng rất lâu, và cho chúng ta một ý niệm nào đó về những gì nó cảm thấy như là một người Phật Giáo. Bút pháp đơn giản, trực chỉ và hồn nhiên. Chỉ sử dụng một số rất tối thiểu các thuật ngữ Phật Giáo, và chúng sẽ đem lại chút ít khó khăn cho người đọc.

Chữ Pháp (Dharma) ở đây, không có những phức tạp có tính cách học giả, mà chỉ là giáo pháp của đức Phật. Tam Bảo là Phật, Pháp, và Tăng-già, tức là ba đối tượng căn bản của tín ngưỡng Phật Giáo. Thế giới luân hồi là một từ cho vũ trụ hiện tượng chóng biến đổi này mà chúng ta lang thang một cách vô nghĩa trong đó, và nó là cái đối nghịch với Niết-bàn, chân mục đích của đời sống chúng ta. Những cảnh Thống khổ là một thuật ngữ cho sự tái sinh làm súc sinh, ở địa ngục, hay làm ngạ quỉ. Chữ Phạn là durgati. Mặc dù chúng không bao giờ xa lìa tâm người Phật Giáo. Những cảnh Thống khổ được nhắc đến ở đây rất ư thường xuyên vì lý do đơn giản là những nhân vật của vở kịch đều ở một trong những cảnh ấy. Muni (Mâu-ni) và Jina (bậc Chiến Thắng) là hai danh hiệu thông thường của đức Phật. Danh hiệu thứ nhất có nghĩa là bậc Hiền Triết (Sage), và danh hiệu thứ nhì có nghĩa là bậc Chiến Thắng” (Victor hay Conqueror). Mara (Ma vương) là sự nhân cách hóa nguyên lý ác, quỉ của Phật Giáo hay Satan. Jambudvipa (Diêm-phù-đề) trong văn mạch này chỉ có nghĩa là Ấn Độ. Đôi khi tôi đã giữ cách dịch chính xác hơn là thiện (wholesome) cho chữ Tây Tạng bde-ba (Phạn: kuśala), thường được dịch một cách lỏng lẻo hơn là good (tốt). Một hành động là thiện nếu nó đem lại công đức, tức là, nếu nó dẫn đến hạnh phúc nhiều hơn, hoặc vật chất hoặc tinh thần, trong vị lai.

Mặc dù bản dịch nhằm mục tiêu là trung thành, tôi đã cố gắng, không bám vào văn tự một cách học giả, để tái tạo tinh thần của nguyên tác và chuyển vận cái nhìn đại cương về đời sống của một người trong nhiều thế kỷ đã sống dưới ảnh hưởng của giáo lý Phật Giáo. Sẽ là thích thú thấy người châu Âu phản ứng thông điệp này.

Trong sự chuẩn bị cho tác phẩm này, tôi mắc nợ lớn những người khác. Trước hết tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Giáo sư J. Bacot, người đã cho phép chúng tôi tái tạo ở đây Lời Nói Đầu ông ấy đã viết cho bản dịch tiếng Pháp. Ông Peter Swan, của Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Phương Đông ở Oxford, đã không tiếc khó nhọc để cải thiện sự chọn lựa từ ngữ của bản dịch. Tên ông thực sự phải xuất hiện trên trang nhan đề sách, cùng với tên tôi. Điều này chỉ là công chính, - nhưng công lý hiếm khi được thực hiện trên thế gian này. Hơn nữa, tôi phải cảm ơn bạn tôi, T.s. Erik Haarh, của Thư Viện Hoàng Gia Compenhagen, vì rất sẵn sàng gửi đến tôi những hình chụp tác phẩm dược khoa, mà dường như không tìm được ở bất cứ chỗ nào khác ở châu Âu. Thêm nữa, Thượng tọa Trí Không, T.s. Haarh, T.s. Eichhorn và T.s. Newesky de Woikowickz đã cho nhiều gợi ý có giá trị về cả bản văn lẫn các minh họa. Nhân viên Thư viện của Trường Nghiên Cứu Phương Đông và Châu Phi của Luân Đôn đã rất tử tế cho tôi dùng quyển bách khoa từ điển đời nhà Minh rất hiếm có của họ. Một phần của bản dịch trước kia đã xuất hiện

trên tập san Middle Way (Trung Đạo), và tôi muốn cảm ơn người chủ biên vì sự cho phép của bà để in lại nó ở đây.

London Edward Conze

Tháng Giêng 1955

Phat-Phap-giua-loai-chim-004

Quạ Con

Đức Phật Thế Tôn nói:

BẰNG NGÔN NGỮ CỦA CHƯ THIÊN

CỦA RẮN, CỦA TIÊN

BẰNG LỜI NÓI CỦA QUỈ,

THUYẾT THOẠI CỦA NGƯỜI.

BẰNG TẤT CẢ, TA ĐÃ XIỂN DƯƠNG

NGHĨA THÂM SÂU CỦA PHÁP,

BẰNG BẤT CỨ THỨ TIẾNG NÀO

MÀ MỘT CHÚNG SINH CÓ THỂ LĨNH HỘI.

Phat-Phap-giua-loai-chim-005

Bồ cắt

MỘT THUỞ NỌ

trong kiếp này, hiền kiếp của chúng ta,1 người ta tìm thấy, trên biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng, một ngọn núi đẹp cây cối um tùm. “Ngọc Như Ý” là tên của núi ấy, và đó là nơi ẩn tu thánh linh của Sahara, nhà đại huyền thuật,2 và nhiều vị thánh khác ẩn trú giữa các đỉnh núi của Hy-mã-lạp sơn, chiếu sáng trong tất cả sự huy hoàng của tính trắng tinh hoàn hảo. Người ta tìm thấy ở đây những dòng sông băng, giống như những con sư tử với lông bờm bích ngọc phơi bày vẻ uy nghiêm đường bệ của chúng. Dọc theo toàn bộ các sườn núi, xa đến phía Đông và phía Nam, sống ở đó là vô số những con chim cát tường, những con chim như gà gô trắng, và những chim khác, cũng có rất nhiều súc vật, - hươu, hạc (Ấn Độ), sơn dương, và những súc vật khác, tất cả chơi đùa vui sướng và tự do.

Phương Nam, phương Tây và phương Bắc trang trí bằng nhiều cây nhiều loại khác nhau, những khu rừng chiên-đàn, già-la, cảm lãm, duốt núi, hồ đào và phong. Những tảng đá hoa lệ đem lại cho bốn phía núi một vẻ đẹp tối thượng. Sống chung quanh chân núi là những con chim vương giả, như Linh Thứu, ó, và những chim khác, chúng hiến mình cho lạc thú bay lượn. Có những hồ, ao, vũng, đầm, và những khe nước chảy xuống từ các vách đá, tảng đá và sông băng. Những thứ nước róc rách, thì thầm này là ân sủng cho nhiều loại chim dưới nước, vịt ngỗng, chim đầm lầy, và hải yến đen. Những chim trên cây trang điểm cho các độ cao của rừng – công, két thiện nghệ trong nghệ thuật ngôn ngữ, họa mi, quạ, và những chim khác. Đây là hòn núi quí với những khu rừng của nó.

Phat-Phap-giua-loai-chim-005

Cú?

Phat-Phap-giua-loai-chim-007

Trĩ

Ở ĐÂY, ĐỂ DẠY PHÁP

dân lông vũ, đức Avalokita thánh thiện, người đã biến mình thành chim Cúc-ku, đại vương của loài chim, đã ngồi ngày đêm nhiều năm dưới một cây chiên-đàn lớn, bất động và ở trong thiền toàn hảo.

Một hôm Thầy Két đến trước Đại Điểu và nói với ngài ấy rằng:

Kính chào Ôi ngài chim vĩ đại và cao quí!

Cả năm rồi, cho đến hôm nay,

Ngài đã ngồi ở đó thu mình, bất động,

Dưới bóng cây Chiên-đàn (Santal).

Rất im lặng, nín câm không lời nói;

Có điều gì làm tâm ngài bực tức hay phiền hà?

Khi, Ôi Đại Điểu, thiền của ngài chấm dứt,

Ngài có nhận những hạt này, tinh hoa của tất cả thức ăn?

Và Đại Điểu đáp như vầy:

Vậy hãy lắng nghe, hỡi thầy két thiện xảo trong ngôn từ!

Ta đã quán sát3 biển lớn Luân Hồi này,

Và không thấy một cái gì là thực hữu trong đó.

Xuống đến tận cùng, ta thấy những thế hệ chết đi,

Họ chết vì thức ăn và đồ uống – thương thay!

Ta thấy thành lũy sụp đổ, ngay cả những cái mới nhất,

Tác phẩm bằng đất và đá tiêu tan – thương thay!

Kẻ thù sẽ lấy đi những chiến lợi phẩm đã tích lũy

xuống đến tận cùng,

Ô, đã tham lam góp nhặt của cải này, và đem cất giấu – thương thay!

Bạn thân nhất sẽ chia ly, xuống đến tận cùng,

Ôi, đã hình thành những ý nghĩ yêu mến đó, – thương thay!

Những đứa con trai sẽ đứng cùng bên với địch, – ngay

cả đứa trẻ nhất,

Ôi, đã chăm sóc những người chính mình sinh ra, –

thương thay!

Thân nhân đoàn kết và bạn bè thân thiết,

Con cái phía sau, và của cái chứa trong kho,

Tất cả đều vô thường, như ảo ảnh,

Và không thấy cái gì nơi chúng thực có.

Tâm ta bây giờ đã từ bỏ tất cả hoạt động.

Như thế ta có thể giữ mãi những lời nguyện của ta,

Ở đây, trong bóng mát của cây Chiên-đàn này

Ta trú trong cô tịch và im lặng,

Trong thiền ta thiền định, tất cả phân tán được loại trừ

từ xa.

Thầy hãy đi, – lặp lại những lời này của ta

Với tất cả chim lớn, và với tất cả loài lông vũ!”

Thầy Két, thiện xảo trong ngôn từ, lúc ấy ra dấu hiệu cho tất cả loài chim, lớn và nhỏ, tất cả mọi phía vì thế mà đến, chim Ấn Độ do Công dẫn đầu, chim Tây Tạng do Linh Thứu dẫn đầu, chim dưới nước do Ngỗng dẫn đầu, chim trên cây do Két dẫn đầu, chim cát tường do Gà Gô Trắng dẫn đầu, và chim nuôi trong sân trong nhà do Gà Trống ngực đỏ dẫn đầu. Và cứ thế cho đến khi tất cả các chim đã tụ hội. Rồi chúng đến trước Đại Điểu thỉnh cầu dạy Pháp cho. Và công, là lãnh đạo của tất cả chim từ Ấn Độ, cắm những hàng hoa bên phải, trong khi linh thứu, dẫn đầu của chim Tây Tạng, cắm những hàng hoa bên trái.

Két, thiện xảo trong ngôn từ, lúc ấy đứng lên từ giữa các hạng bậc, và, đung đưa như một tấm phên trúc, cúi chào ba lần và nói như sau:

Kính chào, ngài chim vĩ đại và cao quí!

Dù ngài chán ngán và nhờm tởm Luân Hồi,

Chúng tôi cầu xin ngài, hãy nghĩ đến chúng tôi một chút!

Chúng tôi là những tạo vật vô minh và mê hoặc;

Quả của nhiều hành vi sai trong quá khứ của mình

Buộc chúng tôi vào sự khổ này, ràng buộc chúng tôi, xiềng xích chúng tôi.

Chúng tôi cầu xin ngài diệu Pháp giải thoát chúng tôi

khỏi khổ,

Chúng tôi cầu xin ánh sáng phá tan tất cả vô minh,

Chúng tôi cầu xin ngài Pháp, – phương thuốc trị tất cả

nhiễm ô,

Chim mọi loại tụ họp nơi đây,

Chúng tôi cầu xin ngài diệu Pháp,

Mà chúng tôi có thể tư duy về nó.”

Đại Điểu vẫy cánh ba lần, rồi nói: “Cúc-ku!”

Các ngươi những chim tụ hội nơi đây, hãy chú ý lắng nghe:

- Ku!

Với ba cổ vũ này ta đem đến ở đây: – Ku!

Hãy nhiệt tâm phản chiếu về vô thường và sự chết, – Ku!

Hãy cam kết không làm bất cứ hành vi ác nào, – Ku!

Hãy phóng thích bên trong các ngươi

những ý nghĩ tốt lành! – Ku!

Trong đời này và đời sau

Tam Bảo là nơi nương náu an toàn, – Ku!

Tôn kính họ đem lại phúc lành tự trên cao, – Ku!

Hãy đều đặn thỉnh cầu với họ! – Ku!

Đây là những ước nguyện của ta vì hạnh phúc của các

ngươi trong đời này: – Ku!

Hãy bỏ tất cả chấp trước, ở bất cứ chỗ nào có thể, – Ku!

Hãy kiên nhẫn trong thi hành phận sự, – Ku!

Rồi các ngươi sẽ được hạnh phúc lâu dài. – Ku!

Những đối tượng hoạt động cùng nhau là vô ích, – Ku!

Hãy đặt tâm bên trong của các ngươi vào cảnh giới vô vi, – Ku!

Vì đây là ý của chính bậc Chiến Thắng, – Ku!

Trong bảy ngày thiền định về các giới luật này, – Ku!

Và rồi hãy trở về với ta, – Ku!

Vì thế tất cả chim thiền định về bài giảng này đã làm tai chim thích thú trong bảy ngày mà không cho phép chúng phân tán trong bất cứ cách nào. Vào buổi sáng sau khi bảy ngày này đã qua, Đại Điểu lại nói như sau:

Khói là dấu hiệu của lửa,

Mây phương nam là dấu hiệu của mưa.

Đứa trẻ con sẽ thành người lớn

Ngựa mới sinh ngày nào đó sẽ là ngựa tơ.

Nghĩ sâu về cái chết sẽ đưa đến Pháp độc nhất và xứng đáng. Từ bỏ chấp trước bánh xe Luân Hồi, niềm tin vào quả báo của tất cả những hành vi, tâm niệm về vô thường và giữ giới của đời này – đây là những dấu hiệu chúng ta tiếp cận Pháp độc nhất và xứng đáng. Ôi các Chim tụ hội nơi đây, trong tâm các ngươi cái gì có bản tánh này chăng? Rồi hãy nói ta biết ý của các ngươi!”

Vì thế Vua Linh Thứu từ trong các hàng bên trái đứng lên lắc đôi cánh ba lần, và nói:

Phải mở tai ra lắng nghe bài pháp lợi ích như thế.

Phải biết sự rồ dại của việc làm bất cẩn này.

Phải biết Chánh Pháp là nền tảng của tự do.4

Phải biết rằng đã sinh, không thể trụ, mà phải chết,

Phải biết rằng của cải tích trữ phải phân tán.

Phải biết rằng những món quà tặng bây giờ là lương

thực vị lai.

Phải biết rằng cảnh thống khổ là quả của những hành

vi ác.

Phải biết rằng tất cả hạnh phúc là quả của những

hành vi thiện.

Hạnh phúc có thể đạt được chỉ nhờ công đức lâu dài.”

Rồi Đại Hạc, vươn cổ ba lần, đứng lên nói: sru dgos,

có nghĩa là, phải tuân giữ.

Phải quán rằng hạnh thanh tịnh không cấu uế

là gốc của toàn bộ pháp nghiệp.

Phải quán sự cần từ bỏ

bất cứ thứ gì thuộc về thế gian này, gồm cả những

ràng buộc của đời sống ở những cõi trời khác nhau.

Phải quán rằng sự lười biếng và lừ đừ làm chướng

ngại việc làm thiện.

Phải quán rằng con quỉ5 đê tiện làm trở ngại lòng rộng

lượng.

Cũng hãy để những điều này khéo đi vào tâm các ngươi.”

Lúc ấy Ngỗng Vàng đứng lên, vẫy cánh ba lần, và nói: ṅaṅ stud ṅaṅ stud, có nghĩa là, điều đó kéo dài sự ràng buộc, điều đó kéo dài sự ràng buộc.

Tồn tại từ sinh đến tử mà không có Thiện Pháp –

điều đó kéo dài sự ràng buộc.

Muốn giải thoát, mà vẫn còn đáng với cảnh thống

khổ, – điều đó kéo dài sự ràng buộc.

Hy vọng phước đức phép mầu, mà vẫn còn có những

quan niệm sai, – điều đó kéo dài sự ràng buộc.

Chểnh mảng những điều chuyển tâm hướng đến sự

cứu độ, – điều đó kéo dài sự ràng buộc.

Gắng sức thanh tịnh cái thấy, song vẫn bị mù lòa do

phán đoán sai lầm, – điều đó kéo dài sự ràng buộc.

Bố thí song vẫn bị tính đê tiện kiểm soát, – điều đó kéo

dài sự ràng buộc.

Nhắm vào những thành công lâu dài trong khi vẫn

lộ ra những phân tán của thế gian này, – điều

đó kéo dài sự ràng buộc.

Cố gắng hiểu tâm bên trong của mình trong khi vẫn

còn bị xiềng xích với hy vọng và sợ hãi, – điều đó

kéo dài sự ràng buộc.

Tất cả những người như thế kéo dài sự ràng buộc trong

biển khổ lớn này,

Hãy cố gắng lĩnh hội nghĩa của những lời ta nói, vì

chúng sẽ cắt ngắn sự ràng buộc của mình.”

Ngay lúc đó Quạ đứng lên, với đôi cánh bự, bước sang một bên vài bước, và nói: grogs yo gros yoṅ, có nghĩa là, trợ giúp sẽ đến, trợ giúp sẽ đến.

Khi các người giữ đúng lời nguyện, trợ giúp sẽ đến

trong hình thức đời sống hạnh phúc giữa loài người.

Khi các người bố thí phẩm vật, trợ giúp sẽ đến trong

hình thức giàu sang vị lai.

Khi các người thực hiện những hành vi sùng bái,

hạnh phúc sẽ đến từ các hộ thần.

Khi những lời nguyện trang nghiêm của các người được

lập trong niềm tin thánh thiện,

trợ giúp sẽ đến từ tình thương của các vị không hành.6

Khi các người cảnh giác với các lễ hiến tế,

trợ giúp sẽ đến từ các Thần Hộ Pháp.

Trong đời này khi các người học nhập vào các thiền

định cao hơn, trợ giúp sẽ đến từ vị Phật vị lai.7

Vì thế hãy học để được những đức hạnh này,

vì hạnh phúc đến qua các đức hạnh ấy.”

Liền lúc ấy chú Chìa Vôi nhỏ bé đứng lên, mài chiếc mỏ ba lần, và nói: gti riṅ, có nghĩa là, sâu và rộng.

Sâu và rộng, biển ác lớn này, thế giới Luân Hồi này.

Sâu và rộng, những địa ngục này cho người làm ác.

Sâu và rộng, cái vịnh của những cảnh thống khổ này.

Sâu và rộng, những chóng vánh của ý niệm thế gian.

Sâu và rộng, những thèm khát thức ăn và quần áo.

Sau và rộng, những xiềng xích của ngã ái.

Sâu và rộng, hậu quả của những thói quen xấu.

Sâu và rộng, đầm lầy của những hành vi ác.

Vậy thì chúng ta hãy sẵn sàng lìa bỏ thế giới Luân Hồi

rất sâu và rộng này.”

Liền sau đó Vịt Trời Hồng to lớn đứng lên và nói: os gtor os gtor, có nghĩa là, phải làm mà không, phải làm mà không.

Ở trong thế giới Luân Hồi, người ta phải làm mà không có cực lạc.

Không có Pháp trời, người ta phải làm mà không có

giải thoát.

Không có quả báo do bố thí trong quá khứ, người ta

phải làm mà không có của cải.

Không có sùng mộ, người ta phải làm mà không có phúc

đức từ trên cao.

Khi giá trị cá nhân nhỏ bé, người ta phải làm mà không

có sự hướng dẫn tinh thần.

Không trí tuệ, người ta phải làm mà không có đức hạnh.

Khi sống đời không nhà, người ta phải làm mà không

có mến yêu.

Không có tính cách tốt, người ta phải làm mà không có

bạn đồng hành.

Khi làm phật ý người nữ, người ta phải làm mà không có khả năng làm những hành vi có giá trị lâu dài.”

Liền sau đó Gà Rừng Trắng đứng lên, vỗ cánh ba lần và nói:

Khó mà thăm dò hết mức những cái ác

trong vòng Luân Hồi này.

Khó mà thăm dò tổng thể của nhân và quả.

Khó mà thăm dò giới hạn nghiệp vô tận của thế gian.

Khó mà thăm dò thân này, nó chứa rất nhiều mê hoặc

và huyên náo như thế.

Khó mà thăm dò những lừa dối của mẹ cha.

Khó mà thăm dò những cách lừa đảo của tôn giáo.

Khó mà thăm dò những thuyết thoại nông cạn của

tôn giáo.

Khó mà thăm dò sự bất an độc hại do các thủ lãnh gây

ra.

Khó mà thăm dò đức hạnh của những cái thiện xảo.

Khó mà thăm dò sự lựa chọn của nghiệp:

Vì cuối cùng tất cả thành không.”

Liền sau đó Chim Câu đứng lên, lượn ba lần trên không, và nói: yi mug, yi mug, nghĩa là, à người ta có thể thất vọng, à người ta có thể thất vọng.

À người ta có thể thất vọng, – những người thoái hóa

của thời kỳ đồ đá8 này!

À người ta có thể thất vọng, – cách hành xử của những

người ác!

À người ta có thể thất vọng, – sự cãi nhau của những

gia đình không đoàn kết!

À người ta có thể thất vọng, – sự phi lý của những

láng giềng ganh tị!

À người ta có thể thất vọng, – sự tranh biện của những

người vĩ đại và đam mê!

À người ta có thể thất vọng, – chất độc chạy qua hành

vi của những kẻ ác ý!

À người ta có thể thất vọng, – sự theo đuổi của những

kẻ ưa xen vào chuyện người khác!

À người ta có thể thất vọng, – sự bép xép của những kẻ

lắm lời!

À người ta có thể thất vọng, – kẻ thù của Pháp dạy nó

sai đường!

À người ta có thất vọng, – những kẻ lãng phí thực phẩm

và sự giàu sang có được bằng hành vi bất chánh!

À người ta có thể thất vọng, – những kẻ lừa đảo giả mạo

thực phẩm của chúng ta!

À người ta có thể thất vọng, – những người muốn trú

mãi ở đây,

dù cho vô thường và cái chết chắc chắn như thế nào!

À người ta có thể thất vọng, – những đứa con được nuôi

dưỡng trìu mến rồi từ khước mẹ cha!

À người ta có thể thất vọng, – những bạn bè thân thiết

không tin cậy khi lìa xa!

À người ta có thể thất vọng, – sự quan tâm về đời sống

gia đình mà chúng ta lìa bỏ với sự nuối tiếc như thế!

À người ta có thể thất vọng, – bạn bè giả dối trả lại

lòng tử tế của chúng ta bằng điều ác!

Bởi vì chúng gây thất vọng, hãy tránh tất cả những thứ

ấy!”

Liền sau đó Bồ Câu đứng lên, và nói: skyid dgug-pa sdug thug, nghĩa là, tìm cầu cực lạc sẽ dẫn đến cái xấu.

Tìm cầu cực lạc trong thế giới luân hồi này sẽ dẫn

đến cái xấu trong cảnh thống khổ.

Tìm cầu cực lạc trong sự vật trần gian sẽ dẫn đến

những cái xấu không bao giờ chấm dứt.

Tìm cầu cực lạc nơi đời sống gia đình sẽ dẫn đến những

cái xấu không ai nói đến.

Tìm cầu cực lạc do tham lam quá độ sẽ dẫn đến những

cái xấu của đói và khát.9

Tìm cầu cực lạc qua những lệch hướng vì vui sẽ dẫn đến

những cái xấu bất an.

Tìm cầu cực lạc trong những sự vật chung sẽ dẫn đến

những cái xấu của thân và tâm.

Tìm cầu cực lạc trong những niềm vui trần gian sẽ dẫn

đến những cái xấu của nỗ lực.

Như thế đó là những điều đưa đến cái xấu. Quả thật nó

là như thế!

Liền sau đó Quạ Gáy Xám đứng lên, cúi đầu ba lần và nói: khu skyu khu skyu, có nghĩa là, Khu, hãy bỏ lại phía sau! Khu, hãy bỏ lại phía sau!

Hãy bỏ lại phía sau thế giới hoạt động vô cùng này!

Hãy bỏ lại phía sau sự ham muốn hành động đem lại sự

mệt chán vô cùng!

Hãy bỏ lại phía sau cuộc nói chuyện sùng đạo mà nó để

lại tự tánh của các người không kiểm soát!

Hãy bỏ lại phía sau những câu nói dũng cảm trong đó

những lời đẹp che giấu trái tim ác!

Hảy bỏ lại phía sau sự thúc giục vì sự tốt đẹp chẳng

phải của các người!

Hãy bỏ lại phía sau sự thúc giục vì sự vĩ đại khi các

người không thể mang gánh nặng của nó!

Hãy bỏ lại phía sau những khuyến dụ đó khi các người

không biết lắng nghe!

Hãy bỏ lại phía sau những cuộc cãi nhau giận dữ không

đáng ngay cả của những con gấu hoang.

Hãy bỏ lại phía sau những hành động tôn giáo mà

chúng chỉ là đạo đức giả!

Tóm lại, quả thực nhiều biết bao những hoạt động của

thế giới này mà người ta nên bỏ lại phía sau!”

Liền sau đó Cú đứng lên, xù bộ lông, và nói: ’u sdug ’u sdug, có nghĩa là, khốn khổ thay! khốn khổ thay!

Giờ chết không có sự thông tuệ của thiền định, –

khốn khổ thay!

Một tu sĩ không giới luật, – khốn khổ thay!

Một lạt-ma già không phán đoán, – khốn khổ thay!

Một thủ lãnh không uy quyền, – khốn khổ thay!

Một vị tướng không quân đội, – khốn khổ thay!

Một ông vua không quần thần, – khốn khổ thay!

Một lãnh đạo không người theo, – khốn khổ thay!

Một bậc thầy không đức hạnh, – khốn khổ thay!

Một đệ tử không kính nhường, – khốn khổ thay!

Một người bạn không tin cậy, – khốn khổ thay!

Một gia đình không cùng mục đích, – khốn khổ thay!

Biết sự khốn khổ mà tất cả những cái đó có thể đem lại,

hãy tránh đi!”

Liền sau đó Gà Trống, một gia cầm, đứng lên, vỗ cánh ba lần, và nói: e go e go, có nghĩa là, các người có hiểu điều đó không? Các người có hiểu điều đó không?

Trong khi sống ở thế giới luân hồi này, không hạnh

phúc lâu dài nào là của mình, – các người có hiểu

điều đó không?

Không có chấm dứt đối với sự thực hiện những hành

động thế gian, – các người có hiểu điều đó không?

Sự hiện diện, trong tất cả mọi thời, của Ma Vương, Diêm Chúa, các người có hiểu điều đó không?

Ngay cả những người giàu, khi nằm xuống, cũng ra đi

một mình, – các người có hiểu điều đó không?

Họ không có sức mạnh đem theo những của cải họ đã

góp nhặt được, – các người có hiểu điều đó không?

Thân của chúng ta, rất thân thiết với chúng ta, sẽ nuôi

chim và chó, – các người có hiểu điều đó không?

Bất cứ chỗ nào tâm có thể đi, nó không thể kiểm soát số

phận của nó, – các người có hiểu điều đó không?

Chúng ta sẽ mất những người chúng ta yêu thương và

tin tưởng, – các người có hiểu điều dó không?

Trừng phạt theo sau điều ác chúng ta làm, – các người

có hiểu điều đó không?

Bất cứ chỗ nào người ta nhìn, cũng không có gì là thực

chất, – các người có hiểu điều đó không?

Sơn Ca, trong lòng chán ngán vì tái sinh vô số lần, lúc ấy khóc và nói: skyid skyur skyid skyur, có nghĩa là, khoái lạc trở thành chua, khoái lạc trở thành chua.

Khi ở trong cảnh thống khổ, khoái lạc của con người

trở thành chua.

Sau những lần sinh và tử trong quá khứ, khoái lạc được

mong từ lần tái sinh vị lai trở thành chua.

Thấy người khác hưởng thụ những cái họ được, khoái

lạc chất kho của cải trở thành chua.

Thấy hoa màu bị cỏ dại và mưa đá hủy hoại, khoái lạc

trồng tỉa trái đất trở thành chua.

Thấy cha mẹ trở nên già vì nhà cửa và quê hương, khoái

lạc nuôi nấng con cái trở thành chua.

Vì khi thời hạn đến, người ta phải ra đi mà không có nó,

khoái lạc của tình yêu thân ấy trở thành chua.

Vì khi thời hạn đến, người ta phải ra đi một mình, khoái

lạc của tình bạn trở thành chua.

Thấy xác chết nằm nơi mộ địa, khoái lạc của lòng kiêu

hãnh nơi thành lũy thân này trở thành chua.”

Và nó tiếp tục:

Vì tất cả những khoái lạc này trở thành chua, tất cả

những thứ này dùng để làm gì?

Dùng làm gì sự hiện hữu đơn sơ này, – cái nguồn đau

khổ?

Dùng làm gì những gia đình này bị xung đột cho thuê,

song vẫn còn trong bất hạnh không ra đi?

Dùng làm gì những người con trai, khi sự nuôi nấng

chúng rất không lợi ích?

Dùng làm gì những người bạn không thành thật trong

sự bảo vệ của chúng ta?

Dùng làm gì những sở hữu khi không biết làm sao dùng

chúng?

Dùng làm gì những thành trì này, – không có sự phòng

vệ chống lại Diêm Vương?

Dùng làm gì những thủ lĩnh gieo rắc khốn khổ và chết

chóc này?

Dùng làm gì ăn và như thế duy trì thân thể trong thế

giới không ngay thẳng này?10

Dùng làm gì cuộc nói chuyện đạo với những người ít

học và còn có thể ít hiểu hơn?

Dùng làm gì mối quan tâm điều tốt của những người

khác khi người ta đầy tư tâm ích kỷ?

Dùng làm gì những giới luật đạo đức này mà không thử

giữ chúng?

Vì thế, dùng làm gì những thứ này, – quả thật chúng vô

dụng!

Liền sau đó chú Gà gô (Lagopus) đỏ nhỏ tí đứng lên, nhìn qua khóe mắt, và nói: tig tig med, có nghĩa là, không có sự chắc chắn.

Đối với một hành giả Yoga không toàn hảo, – không

có sự chắc chắn!11

Trong một pháp siêu việt toàn thể Luân Hồi, – không có

sự chắc chắn!12

Trong tin đồn đã vang xa, – không có sự chắc chắn!

Trong cuộc nói chuyện của một kẻ nói láo dày dạn, –

không có sự chắc chắn!

Trong cuộc tán gẫu của kẻ lắm lời, – không có sự chắc

chắn!

Trong việc làm của kẻ thích xía vào chuyện người khác,

không có sự chắc chắn!

Trong cuộc đàm thoại của kẻ si, – không có sự chắc

chắn!

Trong những sở hữu gần đất đai của kẻ thù, – không

có sự chắc chắn!

Trong giây phút chết, một khi đã sinh ra, – không có sự

chắc chắn!

Trong lời nói của kẻ luôn lừa gạt, – không có sự chắc

chắn!

Trong sự sản xuất hoa màu lúa mạch, không có sự chắc

chắn!

Trong tâm của người ngu, – không có sự chắc chắn!

Trong quyền kiểm soát gia đình của một người đàn bà

, – không có sự chắc chắn!

Trong sự lang thang của con chó lạc đường, – không có

sự chắc chắn!

Trong cơn mưa của bầu trời mùa hạ, – không có sự chắc

chắn!13

Đối với người chồng của cô gái điếm, – không có sự

chắc chắn!

Trong bước đi của người chân vòng kiềng, – không có

sự chắc chắn!

Trong tình bạn của con người, – không có sự chắc chắn!”

Lúc ấy, chim Họa mi Trung Hoa mỏ đỏ đứng lên, nói: bcud loṅ bcud loṅ, có nghĩa là, lợi ích từ, lợi ích từ.

Lợi ích từ thánh giáo một khi các người có được thân

người!

Lợi ích từ thánh Pháp, hãy đạt mục đích của các người!

Lợi ích từ những sở hữu của mình, hãy cho chúng đi!

Lợi ích từ giáo pháp thanh tịnh, hãy chọn chỗ khiêm tốn!

Lợi ích từ tri kiến của mình, hãy thiền định về các hộ

thần!

Lợi ích từ sự không bằng lòng của mình, hãy tự rút lui

khỏi thế giới luân hồi này!

Lợi ích từ Phật-đà, hãy thức tỉnh thể tánh của tâm tuyệt

đối.

Kế tiếp Công đứng lên trong tất cả vẻ huy hoàng, phô

đuôi ba lần, và nói: kog go kog go, có nghĩa là, cái các người mất là, cái các người mất là.

Nếu ở trong cảnh thống khổ, cái các người mất là hạnh

phúc!

Nếu không thể có được Thiện Pháp, cái các người mất

là Phật-đà.

Nếu không có ý muốn cho, cái các người mất là khoái

lạc sở hữu.

Nếu không thành tựu cái gì quan trọng, cái các người

mất là công sức lao động của mình.

Trong thương lượng với kẻ xảo quyệt, cái các người mất

là sự tin tưởng.

Trong tình bạn mới, – cái các người mất là sự chắc chắn

không thay đổi.

Về những kẻ tự phụ, – cái họ mất là sự phán đoán;

Về những kẻ bị ghét chế ngự, – cái họ mất là những cơ

hội cao hơn;

Về những kẻ hạ tiện, – cái họ mất là cơ hội cúng dường

phẩm vật;

Về những kẻ ngang bướng, – cái họ mất là sự bình tĩnh;

Về những kẻ nghi ngờ, – cái họ mất là khả năng hợp lý;

Về những kẻ ô nhiễm, – cái họ mất là Thiện Pháp;

Về những kẻ bất tín, cái họ mất là tất cả phúc đức nhiệm

mầu;

Vì không ai có thể thay đổi những định luật của thế giới luân hồi này.”

Rồi chim Cắt Ấn Độ đứng lên và nói: Ki ki.

Hãy xem ông vua này đã sống quá lâu. Bây giờ ông ta

không còn là người thường nữa, Ki ki.

Hãy xem người này không bằng lòng với những gì ông ta có.

Chắc chắn ông ta sẽ bị kẻ thù nghiền nát, Ki ki.

Hãy xem người này làm ngơ hậu quả của những hành vi ác.

Chắc chắn ông ta sẽ xuống địa ngục, Ki ki.

Hãy xem người này toan tính ở lại đây mãi mãi. Chắc

chắn ông ta sẽ bị chết giăng bẫy, Ki ki.

Hãy xem những người man dã này, những kẻ cướp và cắp.

Bọn họ là sự sỉ nhục đối với Tam Bảo, Ki ki.

Tất cả những ai thấy ý nghĩ và hành vi ác của mình tích

lũy trước mắt, – hãy để họ niệm hậu quả, Ki ki.”

Rồi từ giữa các hàng, Két thiện xảo trong ngôn ngữ, đứng lên, nói:

Hãy lắng nghe các người những chúng sinh của thế giới luân hồi này:

Điều các người muốn là hạnh phúc, điều các người tìm

thấy là sầu não.

Trong khi các người ở trong cảnh thống khổ, sự cứu độ

không ở trong tầm tay.

Nghĩ đến điều này khiến ta phải buồn.

Bây giờ ta nhớ lại Pháp lành, độc nhất;

Hãy nghe, các người những công dân tạm cư của thế

giới luân hồi này,

Thời gian vĩnh cửu không có sự bắt đầu.

Bởi vì lợi ích của nó rất quảng đại,

Ở đây chúng ta hãy nhớ lại Pháp có một không hai đó:

Những cái xấu trong cảnh thống khổ của chúng ta chỉ là quả của những hành vi ác;

Nghiệp quả của những hành động tích lũy của chính các

người;

Vì các người và chỉ các người có thể tạo ra chúng.

Vậy bây giờ hãy gỡ bỏ cái màn che mờ tâm của mình:

Đời này, như sương trên cỏ, chỉ là vô thường,

Và chuyện các người ở mãi nơi đây là ngoài vấn đề.

Vậy ở đây và bây giờ, hãy nghĩ về những điều này,

và hãy nỗ lực!

Đau đớn vì nóng và lạnh ở địa ngục,

Đói và khát mà ngạ quỉ14 cảm thấy,

Tất cả đều là quả của những hành vi ác. Mâu-ni đã nói.

Ở đây, từ nơi trái tim, tôi nguyện

Tránh tất cả ác, làm những điều lành.

Từ nơi đáy tim, tôi tìm sự nương náu

Nơi Tam Bảo mãi mãi không thay đổi,

Không bao giờ thất bại, không bao giờ phai mờ,

Đồng minh quí báu của chúng ta suốt khắp thời gian.

Trong tâm tôi, bây giờ không nghi ngờ, niềm tin thiết lập.

Quyết tâm biết được thánh Pháp,

Tôi bây giờ khước từ tất cả mọi vật trong thế giới luân

hồi này.

Và như thế, ngài chim vĩ đại và cao quí,

Chúng tôi, hội này, xin ngài ban cho chúng tôi

Lời chỉ dạy yêu mến của ngài, dạy cho chúng tôi hiểu bản tánh của toàn bộ cuộc sống!”

Két đã nói như thế, và chào ba lần.

Liền sau đó Đại Điểu Đỗ Quyên nói như sau:

Này các chim, lớn và nhỏ tụ hội nơi đây, các người

khéo hiểu. Trong tất cả các diễn văn các người đã nói không một bài nào phủ nhận chân lý. Các người khéo nói, quả thực khéo nói! Với tâm không phân tán, hãy khéo giữ những lời này trong tim mình. Và như thế, Ôi các chim tụ hội nơi đây, chim lớn cũng như chim bé tí

may mắn ở đây, nghe tôi với lòng tôn kính và chú ý!

Sự vật của thế giới luân hồi này tất cả là ảo ảnh, như

giấc mộng.

Nhìn bất cứ nơi nào, chỗ ấy có bản thể của chúng chăng?

Cung điện xây bằng đất, đá, và cây,

Những người giàu được phú cho thức ăn, áo quần, và đồ trang sức,

Đám hầu cận kéo đến chung quanh người quyền thế, –

Đây giống như lâu đài trên không, như cầu vồng trên trời.

Và mê mụi biết bao là những kẻ nghĩ đây là sự thật!

Khi chú bác, cháu trai, anh em, chị em tụ tập như bà

con tụ tập,

Khi các cặp và các con tụ tập như gia đình tụ tập,

Khi bạn bè và hàng xóm tụ tập trong tình thân hữu, –

Đây giống như sự hội họp của bạn bè mơ mộng, như

người du lịch chia xẻ thực phẩm với người xa lạ.

Và mê mụi biết bao là những kẻ nghĩ đây là sự thật!

Thân hư huyễn này lớn lên trong nước thai cung từ sự hợp nhất của tinh dịch và máu,15

Những đam mê theo thói quen phát sinh từ những hành

vi xấu của chúng ta trong quá khứ,

Những ý nghĩ của chúng ta do nhiều ma quỉ hiện hình

khơi dậy, –

Tất cả giống như hoa mùa thu, mây ngang qua bầu trời.

Mê mụi làm sao, Ôi các chim tụ hội, nếu các người nghĩ

chúng thường hằng.

Bộ lông công huy hoàng với nhiều màu sắc,

Lời nói của chúng ta du dương trong đó các nốt cao và

thấp hòa nhau,

Sợi xích nhân quả bây giờ đã mang chúng ta đến đây

cùng nhau, –

Đó giống như tiếng vang, trò chơi hư huyễn.

Hãy thiền định về ảo ảnh này, đừng nắm bắt chúng như

là sự thật!

Hơi mù trên hồ, mây ngang qua bầu trời phía nam,

Bụi nước do gió thổi trên biển,

Trái sum sê chín bởi mặt trời hè, –

Chúng không thể kéo dài vĩnh viễn, mà xa lìa và rụng

rơi trong nháy mắt.

Hãy thiền định về sự hư huyễn của chúng, đừng nghĩ

chúng thường hằng!”

Rồi Đại Điểu tiếp tục:

Vì thế quả thực chắc chắn rằng các bài diễn giảng của chúng ta, như sự hạnh phúc trong thế giới luân hồi này, những niềm vui tầm thường của đời sống chúng ta trên trần gian, đều như ảo ảnh huyễn thuật, như mộng, cầu vồng trên bầu trời, tiếng vang của giọng nói hét lên trong thung lũng hoang vắng. Những tỷ dụ này tất cả đều do (đức Phật) dạy để chỉ ra rằng những sự vật này đều không có sự thường hằng và tính bản trụ.

Lại nữa, hãy xem sự hoàn toàn thiếu vắng bản thể trong thế giới luân hồi này! Hãy bám chắc Tam Bảo, – nơi nương náu an toàn không bao giờ thất bại! Hãy tự mặc cho mình chiếc áo thiện Pháp, – niềm hy vọng của đời này và đời sau! Hãy giảm thiểu lòng ham muốn của mình, – vì chết đến sớm! – Hãy cắt đứt tất chấp trước, sự ly cách với bạn bè là chắc chắn! Đừng chấp giữ bất cứ vật gì là sự thật, – tất cả đều là hư huyễn, bất cứ nó có thể là cái gì. Tất cả những yếu tố của thế giới luân hồi này và của Niết-bàn, – tất cả đều là sản phẩm của tâm các người. Tâm thuần tịnh từ ban đầu không bị bất cứ đối tượng nào làm phân tán. Nó rỗng không và phi nhân cách, bất sinh, bất diệt, bất trụ, không đến cũng không đi. Nếu tìm nó, người ta không tìm được, nếu ngó nó, người ta không thấy nó. Không có gì có thực tướng hoàn hảo và đầy đủ. Nó không thể đứng vững với phân tích, – vì điều đó phân chia tính dường như nhất thể của nó thành nhiều vô số. Hãy đánh dấu nơi tâm các người chân tánh của tất cả những vật hữu vi. Các Phật giác ngộ viên mãn của quá khứ đã dạy những điều không hiện hữu, – Hãy thiền định với tâm không phân tán các giới luật của họ mà chúng là quả của tri kiến vô vi. Tất cả nhưng ai tụ hội nơi đây là tụ hội trong mộng. Tất cả sự sinh chỉ là mộng sinh, tất cả sự chết là mộng chết. Chư Phật chỉ là mộng Phật, và những ai trôi dạt đó đây bị bắt giữ trong chu kỳ sinh tử làm như thế cũng chỉ là trong mộng. Làm sao một người có thể tự mình biết mình? Dù cho căn nguyên sai lầm bị cắt đứt, vẫn không một vi trần nào của chân lý toàn hảo có thể khám phá được. Vì thế các người phải tìm sự cứu độ trong chính Tâm mình!16 Tôi đặt phận sự của các người phía trước các người.”

Đại Điểu Đỗ Quyên tiếp tục:

Bây giờ tất cả các người gặp ở đây và bây giờ, – tất cả các người sẽ lại được hạnh phúc nếu các người có thể hành động chỉ vì người khác. Hãy truyền bá lời hay của Pháp, và quả của hành động ấy sẽ mang phúc lợi đến các người.

Năm tới, vào tháng năm Thổ nhĩ kỳ, chúng ta sẽ gặp lại ở Yalung, vùng đất vĩ đại của loài chim, nơi mà ở địa điểm phì nhiêu chúng ta sẽ còn đông đúc hơn. Lúc ấy, Ôi các chim của Tây Tạng, chúng ta sẽ gặp lại. Đến lúc ấy nguyện cho tất cả chúng ta vui hưởng sức khỏe dồi dào! Và từ đó nguyện cho chúng ta không bao giờ mất đi tinh thần của Pháp! Và hãy truyền một vài giới luật của Pháp cho những chim nhỏ, ngay cả cho những chim bé tí không thể cùng tham dự với chúng ta ở đây.”

Liền sau đó mỗi chim đến phiên cúng dường thực phẩm và trái cây cho Đại Điểu, lễ chào, mỗi chim trở về nhà mình. Tức khắc Đại Điểu nhập thiền toàn hảo.

Phat-Phap-giua-loai-chim-008

Đỗ quyên

NĂM TIẾP THEO,

vào lúc bắt đầu tháng năm Thổ nhĩ kỳ, Đại Điểu xuất thiền, và đến Tây Tạng. Các chim, càng đông hơn, bay nhanh qua các khu rừng của Yalung, miền đất vĩ đại của loài chim. Tất cả các chim Tây Tạng đã đến Yalung chờ Đại Điểu và xin Pháp. Giống như một hàng rào tre lay lắc khi chúng xuất hiện trước tiên chúng chào mừng Đại Điểu. Chúng cảm thấy niềm vui và nhiệt tình to lớn nơi tim. Với Vua Linh Thứu và những chim khác ở đàn đầu, chúng cùng một giọng thốt lên sự tìm cầu sau:

Chào ngài, chim vĩ đại và cao quí.

Trong năm qua từ khi chúng ta gặp nhau,

Thân ngài có mạnh khỏe,

Tâm ngài có chuyển sâu hơn trong thiền?

Ngài có tiếp tục dạy Pháp

Cho các chim trong thế giới luân hồi này không?

Ngài có mệt mỏi vì cuộc du hành ở đây?

Ngài có chăm sóc trong việc đến Tây Tạng?

Về tất cả các chim vĩ đại tụ hội nơi đây,

Lại từ ái ban cho ân huệ của ngài!

Chúng tôi lại xin ngài Pháp lợi ích cho tâm chúng tôi.”

Đại Điểu mỉm cười, và nói với hội chúng ở đây:

Ô các chim, cả lớn và nhỏ tụ hội nơi đây,

ta chúc các người mạnh khỏe.

Trong một năm bây giờ đã qua cho đến hôm nay,

Ở thân không bệnh, và với tâm hạnh phúc,

Trong bóng mát của cây Chiên-đàn,

Ta cảm thấy tam-muội của thiền tăng trưởng trong tâm.

Khi rút ra khỏi toàn bộ sự phân tán,

Ta cảm thấy đại phúc của sự ẩn tu khéo đạt.

Khi đã từ bỏ tham và ghét, những đồng hành xấu,

Ta cảm thấy tam-muội cô đơn của thiền định chóng đổi

thay.

Một cách mãnh liệt ta chuyển bánh xe Pháp

Vì các chim của đất Ấn.

Trong chuyến du hành của ta đến Tây Tạng

Ta không có nguyên nhân nào cho thân tâm mệt mỏi.

Ta vui mừng đến Yalung, xứ sở của chim này,

Ta cảm thấy đại hạnh phúc ở nơi màu mỡ nhất này.

Ôi các chim Tây Tạng, tụ hội nơi đây, các người có hài

lòng nơi thân và tâm không?

Cát tường là thuận duyên đã cho phép chúng ta gặp lại

nhau ở đây khi còn sống!”

Liền theo đó Đạo sư của các chim nhỏ đứng lên, chào ba lần, và nói:

Xin chào, ngài Đỗ Quyên vĩ đại danh tiếng vang xa!

Tốt là thấy vẻ đẹp của thân ngài,

Ngọt ngào là nghe lời nói hiền từ của ngài,

Nhu nhuyến và từ mẫn là bản tánh của ngài,

Dâng hiến tâm bi giác ngộ chúng tôi.17

Một con chim Ấn Độ học thức, đến Tây Tạng,

Đến đàn chim vĩ đại nhỏ và nhỏ tí,

Ai không gặp trước sự xen lẫn giữa Ấn Độ và Tây Tạng,

Trải rộng đến chúng tôi sự từ ái của trái tim ngài.

Chúng tôi cầu xin Pháp như thế làm lợi ích tâm của mỗi

[chúng tôi].

Rồi Đại Điểu hoan hỉ, mỉm cười, nói:

Cúc-ku, Hãy như thế đi, hỡi các chim nhỏ! Tuyệt vời là sự thỉnh cầu Pháp của các người! Chắc chắn nó đến vì hậu quả của những hành vi sáng ngời của các người trong các thời trước.”

Rồi Ngài ấy tiếp tục xiển dương Pháp theo cách như thế mà tất cả các chim, lớn và nhỏ, tốt và xấu, đều có thể hiểu được. Bài thuyết giảng của Ngài ấy có lợi ích cho tâm của chúng.

Những chim mang điềm xấu, giữ khoảng cách với Đại Điểu, nghe được sự chấp nhận ban cho mình. Từ trong nhóm, Cú con đứng lên, bái chào ba lần, đầu cúi thấp và nói: sbu kha sbu kha, có nghĩa là, tâm họ có thong dong chăng?

Những ai trú trong thế giới luân hồi này, –

tâm họ có thong dong chăng?

Tất cả chúng sinh với đau khổ, –

tâm họ có thong dong chăng?

Những ai ở nơi địa ngục, –

tâm họ có thong dong chăng?

Những người cống cao với tất cả sức lực, –

tâm họ có thong dong chăng?

Những người ác cai trị trần gian, –

tâm họ có thong dong chăng?

Những kẻ lừa đảo với tất cả tiền bạc,

tâm họ có thong dong chăng?

Tám pháp thế gian18 và bề ngoài đáng kính, –

chúng có để cho tâm thong dong không?

Những ganh tị của hàng xóm xấu, –

chúng có để cho tâm thong dong không?

Những ác ý của kẻ đồng hành không hòa thuận, –

chúng có để cho tâm thong dong không?

Những cái thấy sai của đồ đệ tồi, –

chúng có để cho tâm thong dong không?

Mỗi người đều tìm sự bình an riêng của mình, –

nhưng hiếm khi họ tìm thấy nó.”

Liền sau đó Gà gô đứng lên, bái chào và nói: spros bral yin, spros bral yin, nghĩa là, nó ắt làm ngài thất bại, nó ắt làm ngài thất bại.

Nếu ngài trú trong thế giới luân hồi này,

hạnh phúc ắt làm ngài thất bại.

Nếu ngài không còn hoạt động,

giàu sang ắt làm ngài thất bại.

Trong bè bạn tồi,

sự tìm tình bạn ắt làm ngài thất bại.

Khi ngài có những ý nghĩ ác,

sự cứu độ của ngài ắt làm ngài thất bại.

Với những người bị ghét chiếm hữu,

lòng thương xót của ngài ắt làm ngài thất bại.

Bị kẹt trong sự vội vã của cuộc sống,

khả năng thiền định của ngài ắt làm ngài thất bại.

Với những kẻ không sùng đạo,

tín ngưỡng của ngài ắt làm ngài thất bại.

Nếu Pháp vô thượng không dẫn dắt ngài,

bất cứ việc gì ngài làm ắt cũng làm ngài thất bại.

Rồi chim Đầu Rìu đứng lên, bái chào ba lần và tuyên bố: mi ’ju kha tsha, mi’ju kha tsha, nghĩa là, hãy tránh đi, vì nó đốt cháy miệng, hãy tránh đi, vì nó đốt cháy miệng.19

Của cải mà những kẻ lừa đảo tích lũy bằng lừa gạt, –

hãy tránh đi, vì nó đốt cháy miệng!

Của cải mà bọn cướp giật lấy trong những trận đột kích,

hãy tránh đi, vì nó đốt cháy miệng!

Thức ăn cát tường từ chối một thiền giả nào đó bởi người gia chủ, – hãy tránh đi, vì nó đốt cháy miệng!

Sự giàu có của những người khờ khạo bị bọn lừa đảo lừa gạt, – hãy tránh đi, vì nó đốt cháy miệng!

Phần thực phẩm giữ lại từ người chết ở bữa tiệc đám

ma,20 – hãy tránh đi, vì nó đốt cháy miệng!

Tất cả các pháp thế gian này, – hãy tránh đi, vì chúng

đốt cháy miệng!

Dưới mặt trời chói lọi trên bầu trời không mây

Các uẩn phù du,21mớ hư huyễn,

Ăn những thức ăn đốt cháy miệng!

Lúc ấy Đại Điểu Đỗ Quyên lại đứng lên và nói:

Bây giờ tôi sẽ dạy các người một Pháp thâm sâu nhưng mỗi người và mọi người có thể hiểu được. Hãy lắng nghe với tâm tôn trọng và không phân tán!”

Rồi Đại Điểu tiếp tục:

Hỡi ôi, hoa năm ngoái rất ư xinh đẹp,

năm tiếp theo bị sương giá phá tan;

cũng vậy, màn diễn xen giữa chóng vánh,

chỉ là ảo ảnh.

Chiếc cầu vồng, rất đẹp với tất cả sắc màu của nó,

tan biến vào hư không;

cũng vậy, những chiếc áo lễ hội sẽ biến mất,

vì tất cả vẻ đẹp của chúng.

Giọng nói dù trong đến đâu, tiếng vang dù mạnh đến

đâu, cũng không thể kéo dài;

cũng vậy, là hùng lực của trái đất này vì toàn bộ sự

vĩ đại của nó.

Người đến viếng hội chợ và phố thị lại sớm tan;

cũng vậy là gia đình, bạn bè, và kẻ đồng hành,

vì toàn bộ số người của họ.

Mật do ong tích trữ vì một mình chúng không thể

phục vụ kẻ nào khác;

cũng vậy là sự giàu sang vật chất, vì tất cả sự thừa

thải của nó.

Việc thế gian chỉ là trò chơi cho trẻ con.

Dù thân và ngữ có bị nghiền nát thành bụi,

hậu quả của chúng vẫn sống.

Hãy bỏ thế gian này, – vì tất cả nó là chỉ giả mạo,

ảo ảnh.

Trân Bảo, Ôi tất cả các chim tụ họp, Pháp vô thượng,

nhà từ thiện vĩ đại nhất!

Cuối cùng thân sẽ mất sức khỏe;

Vậy trước đó là đạt chân mục đích sống.

Cuối cùng tất cả của cải tích lũy sẽ tiêu tan;

Vậy trong khi còn là đem bố thí.

Cuối cùng những ràng buộc gia đình và bạn bè sẽ bị cắt;

Vây bây giờ là phá bỏ tất cả chấp trước đi.

Cuối cùng lâu đài này sẽ ngã đổ với những bức tường;

Vậy cứ bằng lòng trong cô độc không nhà.

Sự nương cậy vào một thủ lĩnh chỉ chấm dứt trong

lao động nặng;

Vậy thì theo một Lạt-ma thánh thiện nào đó.

Trong thế gian này tất cả những thành đạt phải kết thúc

trong sụp đổ;

Vậy thì từ bỏ những ham muốn giả dối đi.

Pháp vô thượng – đó là nguồn công đức lâu dài bây giờ

Và trong vị lai;

Tốt là dạy nó ở đây bên dưới.

Tam Bảo, – đây là nơi nương náu lâu dài, bây giờ và

trong vị lai;

Tốt là cầu xin ở đây bên dưới.

Phiền não vì tình, chúng sinh cố làm dịu đi cơn khát

Bằng nước của ảo ảnh quyến rũ trong sa mạt.

Thiền định tốt hơn biết bao!

Vì thế hãy từ bỏ thế giới luân hồi này, và trân quí

Pháp vô thượng!”

Rồi Đại Điểu tiếp tục:

Bây giờ các người đã đạt được một tri kiến nào đó về Pháp, và đã đi đến chỗ tin vào nghiệp luật, mỗi người trong các người hãy lập lời hứa ở đây!”

Rồi Đại Điểu nói tiếp:

Hãy tận sức mình trong những hành động công đức sáng ngời, và tránh những hành động ác đen tối! Tất cả chúng ta bây giờ hãy hứa chắc chắn một tiến bộ nào đó!”

Lúc ấy Vua Kênh Kênh (Linh Thứu) hứa không giết một chúng sinh nào cả. Gà Rừng Trắng, chim thiên đàng, hứa từ đây chỉ sống trên các rặng núi, không bao giờ xuống các thung lũng. Ngỗng hứa chỉ tìm thức ăn ở nước và đầm lầy. Chim Cắt Ấn Độ hứa dùng một giờ mỗi ngày cho thức ăn. Chim Câu hứa làm tổ trong lỗ hổng hang đá, và kính trọng các Tháp miếu và thánh vật.22 Chim Sơn Ca, một trong những loại chim nhỏ, hứa cúng dường Tam Bảo với ca khúc du dương. Công, loại chim nuôi trong sân nhà, hứa không vi phạm rạng đông. Chim Đầu Rìu hứa làm nhà mùa đông bằng các hang động. Tất cả các chim, cả lớn và nhỏ, đều hứa không thu lượm thực phẩm trên mức nhu cầu hằng ngày.

Chỉ QuạDiều, do thói quen quá tham lam, không hứa gì cả.

Rồi một lần nữa Đại Điểu lại nói:

Từ đây hãy để điều này làm Pháp của các người! Ôi các chim Tây Tạng, các người hưng thịnh ở đây ở Tây Tạng, hãy hòa nhập những ca khúc của các người hài hòa với những ca khúc của những chim khác!”

Khi Đại Điểu nói xong, tất cả các chim đứng lên trong hoan hỉ, nhảy múa một hồi trên không trung, và hót những khúc ca của chúng.

Hạnh phúc là của các người và vui sướng cũng vậy, – nguyện cho các người thịnh vượng!” Đại Điểu nói, hạnh phúc là mình đã đến đó. “Cúc-cu, cúc-cu,” Đại Điểu hót, “ánh sáng do Pháp của các Chim chiếu đem lại hạnh phúc cho tôi. Nhảy lên trong hoan hỉ, vui sướng và cùng nhau đu đưa trong điệu nhảy thanh nhã này! Hãy hót những ca khúc của các người và nguyện các người phát đạt!”

Nguyện cho các người hưng thịnh, nguyện cho các người hưng thịnh,” Đại Điểu nói, hạnh phúc ở đất phong nhiêu này. “Cúc-cu, cúc-cu,” Đại Điểu hót, “Tôi hạnh phúc bởi vì tinh hoa Pháp của loài Chim làm các người phong phú. Nhảy lên trong hoan hỉ và vui sướng, cùng nhau đu đưa trong điệu nhảy thanh nhã này! Hãy hót những ca khúc của các người, và nguyện cho các người phát đạt.”

Cu cu, ci ci,” Đại Điểu nói, vui sướng là tất cả những đàn chim này đã đến cùng nhau. “Cúc-cu, cúc-cu,” Đại Điểu hót, “Tôi hạnh phúc bởi vì tôi đã có thể cho các người Pháp của Chim. Nhảy lên trong hoan hỉ, vui sướng và cùng nhau đu đưa trong điệu nhảy thanh lịch này! Hãy hót những ca khúc của các người, và nguyện cho các người phát đạt! Hãy hót những ca khúc hạnh phúc của các người mang đi xa! Hãy nhảy điệu nhảy đại hoan hỉ! Bây giờ các người đã thắng được dục vọng của tâm mình.”

Tất cả các chim hót những ca khúc hạnh phúc, nhảy lên và khiêu vũ với niềm vui sướng, chúc nhau may mắn và chan chứa niềm vui. Rồi chúng đi theo Đại Điểu cả ngày, và Đại Điểu bình yên trở về Ấn Độ. Trên đường trở về, các chim Tây Tạng tất cả cùng nhau ngủ dưới một gốc cây. Ngày hôm sau, khi mặt trời của xứ Diêm-phù-đề [Ấn Độ] hiện lên, chúng đi vòng ba lần quanh cây nơi chúng đã gặp nhau, trao đổi hy vọng gặp lại nhau hoan hỉ như thế vào lần khác, và mỗi chim, thỏa mãn, trở về chỗ ở bằng đôi cánh.

VÒNG HOA QUÍ

PHÁP CỦA LOÀI CHIM

KẾT THÚC Ở ĐÂY

Phat-Phap-giua-loai-chim-009

Gà Trống

Phat-Phap-giua-loai-chim-010

Skyar-mo: (?) Mthi-ryl: (?) Skr. Kādamba, một loại ngỗng cánh xám đậm

Dur-ba: (?) Ngỗng

BỐI CẢNH CỦA BYA CHOS

Bya chos mở đầu bằng bài kệ từ kinh Phật Giáo23 nhắc chúng ta nhớ rằng, bằng bi tâm vô lượng, đức Phật đã dạy giáo pháp của ngài không những cho người mà còn cho tất cả chúng sinh. Rồi nó tiếp tục cho chúng ta biết làm thế nào Pháp đến loài chim, qua trung gian một Bồ-tát mang lốt chim đỗ quyên. Thánh St. Francis cũng không thể chịu được ý nghĩ rằng loài chim có thể ở bên kia biên giới cứu rỗi, và vì thế đa số những người Phật Giáo của tất cả các thánh Ky-tô giáo đã rao giảng giáo lý của Jesus Christ cho các chim tập trung dưới chân ngài. Tuy nhiên, ngay cả những người Ky-tô giáo có trái tim dịu dàng nhất, cũng bị ép buộc mãi mãi ở bên ngoài thế giới loài chim, trong khi một vị thánh Phật Giáo được phú cho các khả năng thâm nhập thẳng vào nhiều thế giới khác nhau của sự sống. Ông ta có thể trở thành một trong những con chim hoặc bằng cách tìm sự tái nơi loài chim, hoặc bằng phương pháp thần thông biến hóa. Trong Bản Sinh (Jatakas) chúng ta đọc những câu chuyện miêu tả làm cách nào đức Phật, khi còn là một Bồ-tát, sinh ra là một con công, con ngỗng, con chim cút hay con két. Trong tập sách này, đại Bồ-tát Quán-thế-âm (Avalokiteśvara) tự biến mình (sprul-nas) thành chim đỗ quyên, và bắt đầu dẫn dắt các chim tụ hội.

Tại sao, chúng ta có thể hỏi, chim đỗ quyên là con chim trí tuệ nhất, ‘Đại Điểu’, ‘Đại Vương của loài Chim’? Có lẽ nào là do phong cách của người hiệp sĩ sắp xếp trách nhiệm gia đình của mình thân mật với trái tim người Phật Giáo? Đúng là người Phật Giáo nói chung có xu hướng xem đời sống gia đình là khó thở và dồn nén, bị bỏ rơi vì sự tự do của đời sống không nhà. Nhưng đa số người Phật Giáo không bao giờ qui kết cho chim đỗ quyên bất cứ sự khôn ngoan ngoại lệ nào. Đối với người Nhật, chẳng hạn, chim đỗ quyên, Giáo sư Suzuki cho tôi biết, chỉ là một biểu tượng của sầu muộn, tiếng hót của nó dùng chuyên chở lời ta thán của những tình nhân chia tay. Chỉ ở Lạt-ma giáo chim đỗ quyên được xem rất cao, vì những lý do có tính chất nhân chủng học hơn là tính cách giáo pháp. Ở các quốc gia Lạt-ma giáo, người Phật Giáo tiếp xúc và cạnh tranh với Phù chú giáo bản xứ của đạo Bon. Đối với đạo Bon,24 Đỗ quyên, ‘Chim ngọc lam’, là chim thánh, ‘Vua của loài Chim’. Người ta nói nó gợi hứng các nhà phù chú. Một người trong bọn bọ diễn tả, “Một con chim nhỏ, với ức màu xanh biển, ngồi trên cây, khuất giữa cành và thân cây, và nó làm phù chú ở đó.” Với tiếng hót, nó làm vui chúng sinh trong ba cõi, và đại sư Gśen-rab dạy giáo pháp “với giọng đáng yêu, như giọng của chim Kokila,” con chim Ấn Độ đồng nhất với chim đỗ quyên. J. F. Rock25 có xuất bản hình của thần Mo-so, một thần của đạo Bon, ở bên sườn là hai chim thánh, đỗ quyên và chim cánh vàng (kim xí điểu) (xem trang 58). Một thế hệ qua, Maeterlinck chủ trương rằng “le grand secret des choses et du bonheur” (bí mật lớn của sự vật và hạnh phúc) có thể tượng trưng bằng con ‘Chim Xanh’. Đây có thể là một tiếng vang xa của truyền thống này, mặc dù Maeterlinck đã trình bày hơi sai. Một người đa cảm, nếu từng có người như thế, tin rằng chim xanh phải là chim cu đất.26

Trong 1.200 năm, các lạt-ma Phật Giáo đã theo đuổi chế độ đưa các niềm tin của đạo Bon vô hại bằng cách tác hợp chúng vào khung hình Phật Giáo chính thống. Và đây là những gì xảy ra cho chim đỗ quyên khi được khởi hứng bởi một câu chuyện Ấn Độ về hoàng tử Vikrama biến thành chim két,27một lạt-ma của phái Kahgyudpa sáng tác câu chuyện chim ‘Cổ Xanh’ (Nīlakantha) phổ biến để tôn vinh Quán-thế-âm. Tác giả là Mati, một tăng nhân của nhà họ Gnubs, thường trú ở tu viện Drje-pong (’bras-spus). Nhan đề đầy đủ của câu chuyện là “Chuyện (avadāna) Chim Cổ Xanh, Mặt Trăng (giáo pháp), có Tâm Bồ-tát, hay Đôi Khoen Tai cho những ai thấy thấu Bản tính không bản thể của toàn bộ Thế giới luân hồi này.”28 Tác giả tuyên bố rằng ông chỉ kể lại câu chuyện ông đã nghe kể bởi thầy ông, Lạt-ma Blobza Bstan-pa’i rgyal-mtshan ở Stag-phug, là người mà trong một đời trước là vị anh hùng chính của câu chuyện, Dharmanandin, Hoàng tử của Benares.

Chuyện xảy ra rằng vị hoàng tử ấy phải lòng yêu sâu đậm một trong những người vợ mình, chểnh mảng tất cả các vợ khác. Vì ghen, một người trong bọn họ, Svarasuti, phàn nàn với Lagaana, con trai của vị tể tướng, bạn thân nhất của hoàng tử, xúi anh ta cướp ngôi và lập cô ta làm hoàng hậu. Bị cô ta thuyết phục, Lagaana lập mưu để đạt mục đích “bằng cách chuyển nhập vào thân của hoàng tử.” Người kể chuyện bình rằng khi quyết định này xảy ra “Tam Bảo đã biết rằng hoàng tử sẽ chuyển hóa thế giới loài chim.”

Phía bắc cung điện là một lạc uyển. Lagaana thấy rằng sông Mahājana chảy qua vườn, và ở trên những ngọn đồi, ở bờ bên kia của dòng sông, là một khu rừng đầy những kỳ quan.” Anh ta đề nghị với hoàng tử nên viếng công viên ấy. Hoàng tử đồng ý và như thế “họ ra đi với một đám đông đồng tử. Rồi người con trai của quan tể tướng tìm thấy xác chết của hai con chim đỗ quyên, còn tươi và không thương tích, cầu nguyện với vị thần hộ thân ban cho điều anh ta ham muốn, và ở gần vị hoàng tử,” người đã có hai điềm buồn báo trước, và cầu nguyện với Tam Bảo. “Trái tim của hoàng tử bị một nỗi buồn vô hạn xâm nhập. Và một giọng nói từ trên không trung có thể nghe được:

Hãy đổi nhanh thân của ngài đi, vì những chúng sinh không phải người!

Đừng nhập trở lại thân hoàng tử. Hãy can đảm!

Một phận sự vĩ đại đang chờ ngài.

Dân của thành Banares đáng thương’.”

Vì thế họ đến lạc uyển, trên bờ sông đối diện họ thấy khu rừng kỳ diệu. “Như là nghiệp quả,” trái tim hoàng tử bị cảnh này hấp dẫn, và chàng nói: “Chắc chắn chúng ta phải đi viếng nó. Hãy chạy đi lấy một con thuyền ở cung điện!” Đầy niềm vui, Lagaana đưa cho hoàng tử xác của hai con chim đỗ quyên, không có những đồng tử khác để ý, và nói với hoàng tử: “Ôi con của thần29 ơi, chúng ta hãy thực hiện cuộc chuyển nhập vào những con chim này; rồi chúng ta sẽ có thể đi qua được.”

Hoàng tử ngần ngại “bởi vì chuyển di là bí mật của những người Bà-la-môn, và không phải là chuyện đùa,” và cũng bởi vì chàng muốn hỏi xin phép cha mẹ trước. Nhưng Lagaana đã vượt qua những ngần ngại của y và bảo chàng hãy sai những đồng tử hầu cận ấy đi. “Rồi hoàng tử và Lagaana trao thân bỏ lại của họ cho một A-tu-la bảo vệ, nhập vào xác còn tươi của hai con chim ấy, và bay qua bờ sông bên kia. Trong khi bị quang cảnh hấp dẫn, hoàng tử thưởng thức trái cây trăm vị và hoa sáng ngời, người con trai của quan tể tướng, hoàng tử không trông thấy, đã nhanh chóng trở về bờ sông đối diện. Anh ta nhập vào thân của hoàng tử và ném thân của mình xuống sông. Rồi anh ta bắt đầu kêu cầu cứu. Những đồng tử hầu cận chạy đến, và nhầm anh ta là hoàng tử, anh ta nói, với nước mắt rưng rưng, rằng bạn thân của mình, Lagaana, tự diễu cợt, đã nhảy xuống sông, và dòng sông cuốn anh ta đi mất. Tất cả bọn họ đều tin anh ta, và nói: “Con của thần ơi, đừng khóc. Bao lâu hoàng tử còn an toàn thì ngay cả một vị tể tướng có khả năng có quan trọng gì đối với đại dân chúng của Benares!” Họ nói như thế và quay về Benares với anh ta.

Trong lúc ấy, vị hoàng tử, bởi vì bản tính chim đỗ quyên, bay đây đó tìm hoa quả. Sau một hồi chàng muốn trở lại với bạn mình. Tìm kiếm một hồi lâu nhưng không thể tìm thấy bạn. Chàng tự hỏi phải chăng bạn ta đã gặp tai nạn, và được một người con của thần cảnh báo, chàng vội vã trở lại bờ kia. Chàng không thể thấy thân họ đã bỏ lại ở đó, cũng không thấy các đồng tử. Rồi chàng biết rằng bạn của chàng đã phá bỏ việc Chuyển di thần thức, và đã trở về cung điện ở Benares, trong khi chính chàng đã bị bỏ lại, một mình và không có sự giúp đỡ. Mặt trời lặn. Trong tình trạng tràn ngập sợ hãi, chàng hối tiếc rằng trong quá khứ mình đã không học thánh giáo nhiều hơn.”

Đêm buông xuống. Không tiếng người, không tiếng chó sủa. Các chim, lớn và nhỏ, gọi nhau, trở về tổ của chúng trên các ngọn cây. Dã thú cất tiếng hú, và rình mò kiếm mồi. Một cơn gió lạnh thổi lên, và hoàng tử rùng mình với thất vọng và sợ hãi.” Chàng nghĩ đến mẹ, và nhớ lời cuối cùng của bà. Sau khi đã trải qua một đêm khủng khiếp trên một ngọn cây bị bão rung lắc, chàng gần như bay về Benares, khi Bồ-tát Quán-thế-âm liên kết với chàng trong hình tướng chim đỗ quyên, giải thích sự phản bội của bạn chàng và ra lệnh cho chàng ở lại để cải hóa các chim trong khi vẫn giữ hình dáng chim.

Các chim vào thời đó do một chim két có thể nói tiếng người cai trị. Với nó, hoàng tử đã có nhiều thảo luận về thánh giáo, và dần dần dân lông vũ được thắng Pháp.

Về phần Lagaana, khi anh ta trở về Benares, người vợ ưu ái của hoàng tử nghi ngờ thân thế của anh ta, vì chuyện anh ta thiếu lòng sùng mộ tín ngưỡng Phật Giáo. Lagaana đẩy nàng ra và kết hôn với Svarasuti. Nhiều năm sau, hoàng tử lúc ấy trở thành một Bồ-tát. Tìm được thân mình lại, và trở thành vua. Song tin chắc vào tính phi thực của thế gian, vua sớm thoái vị và chết ở một nơi hoang liêu.

Câu chuyện cực kỳ phổ biến này thì ở phía hậu tâm của tất cả mọi người Tây Tạng bất cứ chỗ nào người ta đọc Bya chos. Phép chuyển thần thức là một trong những giáo lý bí mật của trường phái Kahgyudpa, và trở về với các sư Ấn Độ Tilopa và Naropa. Marpa (sinh năm 993), ‘Dịch Giả’, và Milarepa nổi tiếng (1038-1122), đều ở trong hàng những người xiển dương nó ở Tây Tạng. Một vài người nói rằng pháp bí mật ấy đã chết với Marpa vào năm 1081 sau C.N., trong khi những người khác cả quyết30 rằng nó vẫn còn đang được người ta luyện tập. Alexandra David-Neel31cho một miêu tả rõ ràng về pháp tu luyện ấy. Mặc dù một cách tổng quát bà là một tín đồ, bà thêm rằng những câu chuyện về pháp tu luyện đó “có thể xem như một ngụ ngôn” và câu chuyện Chim Cổ Xanh nói rằng nói chung pháp tu luyện này bị cấm và ít được sử dụng.32

Trong tiếng Tây Tạng, từ ’pho-ba gro-’jug là dịch từ tiếng Phạn para-śarīra-āveśa, hay para-kāya-praveśa, mà nghĩa đen là, “nhập vào một thân khác”. Theo quan điểm Phật Giáo chính thống, phép tu luyện tượng trưng cho sự xâm nhập của những niềm tin phổ biến. Nếu so sánh sự xuất hồn từ xác với “con chim bay ra từ ánh sáng bầu trời mở trống”, sự phỏng đoán có tính cách duy thần luận này không dễ hòa giải với giáo thuyết vô ngã (anattā) của Phật Giáo. Marpa thị hiện thần thông trong cảnh giới thiền định, với sự trợ giúp của chân ngôn (mantras) ông đã học được ở Ấn Độ. Phán đoán theo tiểu sử33 của ông, ông đã dùng sự thị hiện này để chứng minh sự dũng cảm tinh thần của mình với những người chứng kiến kinh ngạc, với mục đích cải hóa họ sang đời sống tôn giáo. Trong một thoáng chốc một con chim câu non, bị một con ó đuổi theo, đã chết vì sợ hãi. Marpa đã bỏ thân mình, để nó lại trên nền đất trông như một xác chết, và làm sống lại con chim câu, nó bay lên đoàn tụ với mẹ nó. Một người bạn yêu cầu ông trở lại, con chim câu rơi xuống, Marpa đứng lên, cười, và nói:

Thân này ta đã bỏ, như một căn nhà trống;

Ta đã chuyển ta vào thân của một chim câu.

Vươn cánh ra, và bay lên trong tình thương mến,

Mẹ và đứa con bé tí đã tìm được lại nhau.

Tất cả những ai thấy đó lấy làm kỳ diệu lắm.”

Hiển nhiển phương pháp ấy cũng có một ý nghĩa thâm sâu hơn trong đó khiến có thể “đạt Niết-bàn mà không có thiền định”, nhưng cuốn tiểu sử không làm rõ ràng mối quan hệ lắm.34 Hơn nữa nó còn được dùng để chọn sự tái sinh theo ý muốn, bằng cách hồi sinh xác chết còn tươi của con vật hay con người vào lúc chết.

Nhìn lại bây giờ chúng ta có thể phân biệt năm truyền thống ở phía sau Bya chos: 1) Niềm tin Phật Giáo phổ quát là Pháp của đức Phật không hạn chế nơi con người, mà còn nói với tất cả chúng sinh, gồm cả súc vật và ma. 2) Niềm tin Đại thừa là Bồ-tát đại bi, Avalokiteśvara, Kan-yin (Quan-âm) theo tiếng Trung hoa, mang nhiều hình tướng khác nhau thúc giục trợ giúp chúng sinh và chuyển hướng tâm họ đến Niết-bàn. Đa số thính giả sẽ thừa nhận Avalokiteśvara một cách dĩ nhiên, người mà họ biết như là Chenrezi, ở giữa họ trong hình tướng của một Đạt-lai Lạt-ma. Như thế không có gì ngạc nhiên về ý kiến cho rằng ngài ấy nên sống như chim giữa loài chim. 3) Niềm tin, phát xuất từ đạo Bon và hạn chế trong Lạt-ma giáo, chim đỗ quyên là một chim thánh. 4) Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Tây Tạng kết nối với ‘Cổ Xanh’ bằng sự chuyển hồn, một pháp thần thông luôn luôn hấp dẫn cư dân Tây Tạng. 5) Một số lớn những cuộc đối thoại của chim trong thi ca dân gian Tây Tạng cũng được biết đến nhiều như trong thi ca dân gian Trung Quốc. Ở đây hình thức văn chương đó đã được chấp dụng để phục vụ các giáo lý Phật Giáo. Chúng ta phải luôn luôn nhớ trong tâm rằng thơ có nghĩa là để ca ngâm. Điệp khúc kiki, hơi quấy rầy nhịp điệu khi đọc, làm tròn mỗi câu một cách rất có tác dụng trong ca khúc.

Chúng ta có thể thêm rằng các nhà huyền bí tôn giáo trong tất cả mọi thời đại đều cảm thấy sự quan hệ mạnh mẽ với loài chim, đời sống của chúng dường như làm thí dụ cho sự tự do mà họ mong ước. Các bậc thánh có tầm mức của họ trong Không, và người ta không thể phân biệt dấu vết của mình hơn dấu vết của loài chim trên bầu trời. Như trong một bài kệ nổi tiếng của kinh Pháp Cú (Kệ 93)35 Chúng ta tìm thấy sự song hành gần gũi nhất với Bya chos nơi các tu sĩ Sufi của Ba Tư. Trong quyển “Hội Nghị của Chim” của Farid ud-Din Attar, chim tụ tập dưới sự lãnh đạo của Phượng Hoàng, và sau nhiều cuộc nói chuyện, chúng lên đường hành trình trở về suối thiêng của tất cả sự sống. Và rất vĩ đại là các nhà thiền quán Phật Giáo gợi lên tình thương chim, rằng họ không thể nghĩ về Cõi Cực Lạc của Phật A-di-đà, tọa lạc trên một ngôi sao xa xôi ở phương Tây, hiện hữu mà không có chúng. Vì những lý do giáo điều rằng Cõi Cực Lạc là một ‘Tịnh Độ’, khó có thể chấp chứa súc vật.36 Nhưng, vì không có những ca khúc chim, hạnh phúc của cư dân của nó sẽ không trọn vẹn, đức Như Lai, bằng thuật thần thông của ngài, ‘triệu gọi” (nirmita) những đàn chim bất tử (amara)”, “mỗi đêm ba lần, và mỗi ngày ba lần, cùng nhau đến và biểu diễn một cuộc hòa nhạc, mỗi chim hót lên một nốt nhạc của mình” và tất cả tuyên bố lời tán thán đức Phật và các đạo hạnh. Khi những người ở Cõi Cực Lạc nghe những ca khúc của chúng, tâm họ hướng đến Phật, Pháp, và Tăng-già.37 Trái lại chúng ta nghe một nhà tu khổ hạnh tên Udraka, người bị tiếng chim hót quấy nhiễu trong những khi thiền định và muốn tất cả chúng chết đi. Ông ta phải đau khổ, ở địa ngục trong một thời gian dài như là hậu quả của mong ước đó.38

Nhận diện những chim tham dự hội nghị này không phải luôn luôn dễ. Một vài con không có trong các từ điển, những con khác thì sai. Về các chi tiết điểu học tôi phải nói độc giả tham khảo các tập sổ tay của các nhà khoa học tự nhiên.39 Chim két, thiện xảo trong ngôn ngữ, dĩ nhiên, là Parakeet màu lục (chim vẹt). Chim ’jol-mo, tôi gọi là ‘thrush’ (họa mi), là một chim hót tìm thấy ở các khóm cây Đỗ Tùng (Juniper) gần Lát-sa (Lhasa). Giọng của nó rất đáng ngưỡng mộ; những gì muốn nói ở đây có thể là một giống chim vàng anh của Trung hoa. Chim ‘eagle’ (chim ó) (trang 17) có thể không phải là ‘eagle’ gì cả. Chữ Tây Tạng khyu thực ra có nghĩa là con chim huyền thoại Garūda (kim xí điểu: chim cánh vàng). Và Salim Ali40 cho chúng ta biết rằng ông ta đã tìm thấy “ở nhiều phần của Ấn Độ, tên Garūda áp dụng cho Vulture (chim Linh thứu, Kênh kênh) cũng như Hornbill (chim Cắt) và Green Pigeon (chim Câu Xanh), khuynh hướng chung” là “gọi bất cứ con chim Garūda lớn nào.” Tôi theo cách tiếng Pháp khi dịch lto-dur là ‘kite’ (diều) (trang 54), mặc dù tôi thấy trong [từ điển] Bell rằng kite được gọi là pi kyu-ma. Trong văn học nông dân, trong mọi trường hợp, người ta không thể mong đợi một sự chính xác nào của khoa động vật học.

Hầu hết tất cả các chim lặp đi lặp lại ở cuối mỗi câu

kệ một ngữ cú rập khuôn mà tôi đã cho bằng tiếng Tây Tạng, theo sau lời dịch. Trong trường hợp của chim Cúc-ku (Cuckoo: Đỗ quyên) và chim Cắt (Kestrel), ý chủ đạo là bắt chước tiêng kêu của chim đó, tức là, kukhukiki. Trong các trường hợp khác, tiếng kêu của những chim ấy không có sự giống nhau với các âm thanh qui cho chúng ở đây. Chẳng hạn, không gì có thể không giống nhiều tiếng (pu-śud) hoo-po-po của chim đầu rìu hơn là mi ’ju kha tsha nó thốt ra ở đây, và ngay cả tiếng may-awé của chim công chỉ là do tiếng kog-go của nó được tái tạo một cách không hoàn hảo trong Bya chos. Đôi khi tiếng chim thốt ra rõ ràng là phản ảnh của cái tên Tây Tạng của nó. Tiếng e-go của gà trống hợp vần với depho, tên của nó; quạ gáy xám (jackdaw), skyu-ka, ở đây không nói tshak, như trong các sách Lịch Sử Vạn Vật, mà nói khu-skyu, tương tự chim chìa vôi (wagtail), tiṅ-tiṅ-ma, lặp đi lặp lại gti riṅ, thay vì chi-chip mà người thường nghe. Những điệp khúc khác lại vẫn còn hoàn toàn huyền bí và không thể giải thích được. Có lẽ chúng ta có thể giả định rằng vị Lạt-ma của chúng ta là một thánh nhân, có tài thần thông hiểu ngôn ngữ loài chim (ruta-jñāna), mà nó là phần thưởng của những trường trì khổ hạnh và cô đơn thiền định. Tài năng này cũng sẽ cho ngài ấy một đầu mối về một số từ ngữ lạ trong tập sách này, như ema, mà nó không có chú thích trong các từ điển, và tôi đã giải thích theo khả năng hiểu biết của mình. Nếu tôi đã ngâm tay chân mình vào sâu trong máu rồng như Siegfried, tôi sẽ tin tưởng nhiều hơn vào kiến thức của mình về ngôn ngữ của loài chim hơn là bây giờ.

Có thể tranh luận xa đến đâu các ngôn ngữ có đặc tính của những con chim cá thể mà chúng được qui cho. Mỗi nền văn minh có quan niệm riêng về tư cách chim của nó, tùy thuộc vào nhiều sự kết hợp trở về với phong tục học, tôn giáo, và văn học (từ đó chúng ta biết, chẳng hạn, cú là con chim của nữ thần Minerva). Ở Anh quốc người ta nói theo kiểu ngạn ngữ về một người nào đó ‘hạnh phúc như chim sơn ca’, nhưng ở Tây Tạng (trang 33) dường như người ta xem chim sơn ca như là một con chim khá bi ai. Hiện tại chúng ta không biết đủ để thực hiện những kết hợp này cho Tây Tạng. Nhưng khi nhắc đến con công, chẳng hạn, một người Tây Tạng lắng nghe không những chỉ nghĩ về ngoại hình con chim mà còn nhớ đến ý nghĩa tượng trưng của nó trong giáo thuyết Phật Giáo. Mahāmayūrī, Đại Khổng Tước, là một trong những vị thần của Phật Giáo phương Bắc. Ngay cả những người không bao giờ đọc các kinh điển Mật Giáo, cũng quen thuộc với hình thái thiêng liêng của nữ thần Đại Khổng Tước qua những vũ điệu nghi thức biểu diễn trong các tu viện vào những ngày lễ hội, hay qua những vũ điệu lễ nghi (bro khrag-po) của các đội nhỏ gồm những vũ công lang thang mà mọi người biết rõ. Một đội như thế, thuộc phái Kahgyudpa, được H. Siiger41 miêu tả, những con công được nhân hóa trong nhiều vũ điệu; một trong những chim ấy là chim “làm ba lần lễ chào thanh lịch” (Phyag-’bul legs gsum bar śig), y như trong bài thơ của chúng ta.

Các hình minh họa trên bìa sách lấy từ một tác phẩm Tây Tạng về dược học ở Thư viện Hoàng gia Copen-hagen42, mà trong đó phần này trở về với một luận thư Trung Hoa nổi tiếng thời đại nhà Minh, Pên ts’ao. Mỗi hình vẽ có tên đi kèm bằng chữ Tây Tạng, chữ Hán và Mãn-châu. Trong 26 con chim trong tập sách của chúng ta, 15 con xuất hiện trong các minh họa. Tên của chúng được in nghiêng trong bản liệt kê sau đây:

Folio 22 (xem Hình Bìa Sau, hình đầu tiên, từ trái sang phải):

  1. Phượng hoàng (Phoenix)

  2. Công (khổng tước) (Peacock)

  3. Gà gô màu nâu lục nhạt (Hazel Grouse)

  4. Đa đa (Partridge)

  5. Quạ gáy xám (Jackdaw)

  6. Quạ (Crow)

  7. Trĩ (Pheasant)

  8. Họa mi, Chim hét (Thrush)

  9. Két, vẹt (Parrot)

  10. Chim bảo (Bustard)

  11. Chim câu (Pigeon)

  12. Đỗ quyên, Tử qui (Cuckoo)

  13. Ác là (Magpie)

  14. Sáo (Myna)

Folio 23 (Hình 2):

  1. Đầu rìu (Hoopoe)

  2. Họa mi cười đầu trắng (Whiteheaded laughing thrush)

  3. Gõ kiến (Woodpecker)

  4. Én (Swallow)

  5. ?

  6. Chim dệt vải (Weaver bird)

  7. Sơn ca (Lark)

  8. Chim cút (Quail)

Folio 24: (Hình 3):

  1. Cú (Owl)

  2. Bồ cắt (Sparrow hawk)

  3. Cú con (Owlet)

  4. Chim cắt (Hobby)

  5. Chim cắt nhỏ (Small hobby)

  6. Chim nhại tiếng (Drongoe)

Những minh họa ở các trang 57 và 73 lấy từ cùng tác phẩm. Những minh họa khác lấy từ bách khoa từ điển đời Minh, San ts’ai t’u hui (Tam Tài Đồ Họa?).

Phat-Phap-giua-loai-chim-011

Linh Thứu (Kênh Kênh)

Phat-Phap-giua-loai-chim-012

Hình Bià Sau

1 Kiếp hiện tại được gọi là “hiền kiếp” (bhadrakalpa), bởi vì trong dòng thời gian của nó, người ta nói các Phật xuất hiện nhiều hơn hầu hết các kiếp khác, một ngàn vị, chính xác hơn, trái với thông thường là ba hay bốn vị.

2 Nguyên Sahara là một vị thánh và nhà huyền thuật Phật Giáo sống ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6. Nhiều bậc thầy của phái Kahgyudpa đã lấy tên này, như H. Meyer đã chỉ ra, ‘được định danh ở đây là mẫu người hoàn toàn, vừa là một vị thánh vừa là một người làm pháp thuật.’

3 Avalokita là vị chúa tể ‘nhìn xuống từ trên cao’. Từ tiếng Phạn tương đương với chữ ‘quán sát’, avalokya, là sự chơi chữ với tên của ngài ấy.

4 Byas-pas rtsa-ba dam chos ‘di go dgos. Tôi không thể làm cho câu này có nghĩa. Tôi ngờ rằng có thể bản văn có lỗi. Hay có lẽ, nên hiểu grol-ba’I sau chữ byas pas.

5 ‘jur-gegs. (Anh: demons). Một loại Yi-dad có cổ họng rất hẹp đến nỗi một giọt nước cũng khó có thể lọt vào để làm bớt cơn nóng khát. (Dass, Tibetan Dictionary).

6 Các ‘tiên’ (Anh: fairies) này được gọi là mkha’-gro, nghĩa đen là “không hành nữ” (Anh: sky-walkers).

7 Tức từ Di-lặc, vị Phật sắp đến, hiện đang ở Trời Đâu-suất (Tushita). Sự trợ giúp ngài ấy có thể ban cho có hai: có thể hoặc đến tham kiến ngài ấy trong thiền để thọ nhận sự hứng khởi về giáo pháp, như Vô Trước (Asanga) và những người khác đã làm trong ngững ngày quá khứ. Sự hứng khởi này có được bằng thiền “không lay chuyển và siêu thế gian”, tương tự như ‘hào quang của mặt trời’ và đưa đến ‘sự tuôn tràn của Pháp’. Hoặc, sau khi chết, người ta có thể tái sinh trong sự hiện diện của ngài ấy, và phép quán tưởng mật giáo là một trong những phương tiện quan trọng nhất để có được sự tái sinh ở trời Đâu-suất.

8 ‘Thời kỳ đồ đá’ (Iron age), đây đúng hơn là cách phóng dịch bskal-pa sñigs-ma, gần với nghĩa đen hơn, ‘thời kỳ thoái hóa’. Chữ Phạn tương đương là kashaya, và chỉ Kaliyuga đương thời, vào thời đó mọi sự suy đồi và thoái hóa.

9 Bởi vì người ta sẽ tái sinh làm ngạ quỉ (preta). (Xem chú thích 14).

10 Chos med skorzan-gyi lus sgyur’ di cimbyed. Câu này khá tối nghĩa. Chos med skor là một ‘môi trường phi tôn giao’. Cái khó nằm trong chữ sgyur, có nghĩa là ‘sự chuyển hóa’ (transformation), theo Das [Tự điển Tạng – Anh], nhưng đối với tôi thì không rõ ở đây ý định chỉ sự chuyển hóa thuộc loại gì.

11 Tức là, một hành giả Yoga không thể đạt sự chắc chắn đầy đủ chừng nào sự thực hành và thiền định của ông ta còn thiếu sự viên mãn.

12 ‘Pháp mà nó siêu việt toàn bộ Luân Hồi’ là Niết-bàn. Ở đây ám chỉ một trong những giáo lý khó hiểu hơn của Phật Giáo. Niết-bàn được cho là ‘vô tướng’, nói cách khác, nó không có tướng nào cả, và do đó người ta không thể thừa nhận như thế. Điều này loại bỏ sự chắc chắn, như người ta thường hiểu. Độc giả nào thấy khó lĩnh hội chỗ này xin hãy lướt qua.

13 Lời dịch ở đây bỏ hai câu kệ tối nghĩa một cách vô hy vọng: skya rgyal-gyi rkub-la tig tig med/grod ‘graṅ-gi dman-la tig tig med. Câu kệ thứ nhì có nghĩa là: ‘Trong những khoái lạc thấp hèn của cái bụng, không có gì chắc chắn.’ H. Meyer dịch thực nghiệm câu thứ nhất: ‘Au revers des amulettes: pas de certitude.’ [Ở mặt trái của bùa hộ mệnh: không có sự chắc chắn]. rkub-pa là ’phía hậu’ cũng có nghĩa là ‘hậu môn’ và ‘âm hộ’. Có lẽ là sự ám chỉ tình dục chăng? Tôi đã hỏi một số người du lịch đến Tây Tạng, và nó không tôn vinh tính cách đạo đức của họ, không một ai trong những người đó có thể rọi một tia sáng nào vào đó. ‘Nơi vết trượt của cú đấm chiến thắng, không có sự chắc chắn’ có lẽ có thể không lạc ra ngoài quá xa.

14 Ngã quỉ (Preta) là những ma có bụng to lớn phi thường và miệng rất nhỏ. Rất ít thức ăn đồ uống có thể đi qua miệng được, và bụng nở phồng lên, vì thế, nóng như lò lửa vì đói và khát.

15 Sự hiện hữu của buồng trứng vẫn không bị nghi ngờ cho đến khi có sự phát minh của kính hiển vi, người Tây Tạng giả định rằng máu là phần đóng góp của người nữ cho bào thai.

16 Ở ngay giữa tâm chúng ta, là một ý nghĩ tuyệt đối, nó là thực tướng căn bản trong con người chúng ta, chúng ta có thể đạt đến bằng thiền định nội quán. Chim Tử Qui ở đây xiển dương pháp siêu hình của các nhà Du-già (Yogacarins).

17 sñi-rje bya-sems ldan-pa khyod. Nghĩa đen, “Ngài được phú bẩm tâm thương xót và tâm bồ-đề.” Đây là cách nói rằng chim tử qui là một Bồ-tát, vì tính cách của một Bồ-tát là, vì thương xót tất cả chúng sinh, ngài ấy nguyện đạt giác ngộ vì lợi ích của những người khác và giúp họ đến phiên đạt giác ngộ.

18 chos brgyad = ‘jig-rten-kyi chos brgyad = tám pháp thế gian (laukika) hay còn gọi là tám gió thế gian (bát phong), là: được và mất, vinh và nhục, may mắn và không may mắn, ca ngợi và phỉ báng.

19 Nghĩa đen, “Đừng cầm nó lên, vì nó sẽ đốt cháy miệng anh.” Hai âm tiết đầu, có thể quá cẩn trọng, thì mơ hồ, và có thể cũng có nghĩa là “không thể tiêu hóa được.”

20 skya min ser min-gyi gśin-po’I lto-skal mi ‘ju kha tsha. Nghĩa đen: “Về những người không hơi trắng cũng không vàng, phần thức ăn dành cho người chết, đừng có lấy, v.v…” Điều cũng khá bối rối. Ser-skya cũng có thể có nghĩa là ‘ngăm đen, nâu’. H. Myer có chú thích như sau: Ở Tây Tạng thường tổ chức những bữa tiệc đám ma. Phần thực phẩm, được qui định cho người chết, là đốt nó để làm dịu cơn đói và khát của người chết. Không thực hiện nghi thức này là đại tội. ‘Những người không xám cũng không vàng’ chắc chắn là những người không làm bổn phận của họ đối với người chết.” Điều này có khả năng nào đó, nhưng cần nghiên cứu thêm.

21 Uẩn hay ấm, phu-po, Phạn ngữ là ‘skanda’. Những người khác nhau được xem là nhiều ‘kết tụ’ (aggregates) của năm uẩn, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.

22 Các Tháp miếu thường có màu trắng vì sự rơi vãi của chim câu, và chim câu ở đây hứa cẩn thận hơn trong tương lai.

23 Samantabhadracaryāpraṇidhāna-rāja v. 19 .

24 Artibus Asiae, VII, 1937.

25 H. Hoffman, Quellen zur Geschichte der tibetischen Bon Religion, 1950, pp. 199-200.

26 Anh: turtle dove.

27 Có thể tìm thấy nhiều tin tức về điều này ở “On the art of entering another’s body: a hindu fiction motif.” Proceedings of American Philosophical Society, Vol. LXI, 1917, pp. 1-43.

28 Bya-chub sems-kyi sems mṅa-ba’i bya mgrin sṅon zla-ba’i rtogs-pa brjod-pa, ’khor-ba’i mtha’ dag-la sñiṅ-po med-pa mthoṅ-par mthoṅ-ba rnams-kyi rna rgyan. - Xylograph của Bacot, giống như thế ở Thư viện Trường Nghiên Cứu Đông Phương, có 133 folios. Tác phổ biến đủ để dịch sang tiếng Mông Cổ.

29 Phạn: devaputra: con của thiên thần.

30 Evan-Wentz, Tibetan Yoga and Secret Doctrines, 1935, pp. 254 and 257. Some details see pp.169-70, and pp 246-76.

31 With Mystics and Magicians in Tibet, 1936, pp.257-78.

32 spyir tshul ’di lta-bu dgag bya che shi dgos-pa chuna’an.

33 J. Bacot, La vie de Marpa, le ‘Traducteur’, Paris 1917.

34 Mối quan hệ có thể nằm trong “phép chuyển di vào Pháp thân” trong giai đoạn đầu tiên của Bardo, về điều này chúng ta có thể đọc Evans-Wentz, trang 247.

35 "Ai lậu hoặc đoạn sạch,

Ăn uống không tham đắm,

Tự tại trong hành xứ,

"Không, vô tướng giải thoát. "

Như chim giữa hư không,

Dấu chân thật khó tìm. "

Bản dịch của HT Thích Minh Châu - ND.

36 Xem No. 177 trong “Buddhist Texts through the Ages”, của E. Conze, 1954.

37 Sukhāvatī. Large text, par. 6.

38 Nagarjuna, Le traité de la grande virtue de sagesse, trad. E. Lamotte II, 1949, p. 1050 sq.

39 Salim Ali: The Book of Indian Birds, 4th ed., 1946, Bombay. Inian Hill Birds, OUP, 1949. H. Whistler, Popular Handbook of Indian Birds, 1949.

40 Indian Birds, p. IV.

41 “Dancing Pilgrims from Tibet.” Geografisk Tideskrift, 1951, 26 pp.

42 Dri med śel-phreṅ-nas bśad-pa ‘i sman-gyi ‘khrus-dpe mdzes mtshar mig rgyan. Tác giả là ‘Tsho byed-kyi rig-pa smra-ba’i dge-slo Ye-śes don-grub bstan-pa’i rygal-mtshan. 34 folios. Các chim tìm thấy ở các folios 22-26, mà chúng tôi đã tái hiện các folios 22-4.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2020(Xem: 5637)
Trưởng lão Thiền sư Biography of Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo) tuổi bách tuế dư niên đại thọ, nhưng sức khỏe về thể chất và tinh thần vẫn tuyệt hảo, Ngài tiếp tục giảng dạy tu tập thiền định cho cả công dân Thái Lan và người nước ngài. Ngài đương nhiệm Phương trượng trụ trì ngôi già lam Wat Dahammamongkol tại thủ đô Bangkok, Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã tổ chức mừng sinh nhật đại thọ cho Ngài vào ngày 7/1 vừa qua.
22/04/2020(Xem: 5356)
Trong thời kỳ nghiêm trọng bởi đại dịch hiểm ác Virus corona chủng mới, “việc này Tôn giáo có thể cùng sẻ chia - 宗教能提供哪些服務”, đáp ứng nhu cầu san sẻ trong từ bi tâm, lòng bác ái bao la là quan tâm hàng đầu của cộng đồng tôn giáo. Buổi “Tọa đàm toàn diện giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo- National Buddhist-Christian Dialogue -全美佛教與基督教座談” được tổ chức trực tuyến tại Phật Quang Sơn Tây Lai Tự, Los Angeles, Hoa Kỳ vào ngày 15/4/2020.
21/04/2020(Xem: 8165)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
21/04/2020(Xem: 6761)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
21/04/2020(Xem: 5146)
Phật giáo là Tông giáo theo quan niệm cổ xưa, trước đây bị người đời ngộ nhận cho là mê tín. Xem từ trên phương diện bề ngoài, nó xác thực là đã khoác lên trên nó sắc thái tông giáo rất sâu nặng. Người ta xem thấy tượng Phật trang sức bằng vàng, nghe đến tụng kinh bằng tiếng Phạn với tiếng chuông và tiếng khánh, nếu có ai hỏi đến, họ đều khăng khăng trả lời là lễ bái nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính thần tượng; người ta lại xem thấy sự sinh hoạt của tăng chúng trong tự viện liền khăng khăng vu khống cho chúng nó là ký sanh trùng trong xã hội.
20/04/2020(Xem: 4849)
Các giám đốc chi nhánh của Trung ương Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (HIKMAHBUDHI) thành phố Tangerang đã tiến hành một loạt các phong trào Nhân đạo và xuất phát ra quân vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 4 năm 2020, để giúp giảm thiểu nỗi đau thương bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
19/04/2020(Xem: 5390)
Đại Đế Nã Phá Luân, vị tướng lừng danh của nước Pháp, người từng lập bao chiến công oanh liệt, đã tuyên bố một câu bất hủ, qua những kinh nghiệm chính bản thân: “Có hai sức mạnh trên thế giới, đó là sức mạnh của Thanh Gươm và sức mạnh của Tấm Lòng. Cuối cùng thì Tấm Lòng luôn đánh bại Thanh Gươm” Là con Phật, chúng ta hiểu, Tấm Lòng ở đây là Lòng Từ Bi, là sự tử tế với nhau, là những viên minh châu trong Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ,Xả mà chúng ta được thọ nhận để học hỏi, để tu trì.
19/04/2020(Xem: 5438)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7145)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 7978)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]