Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Vị Giải Thoát Trong Kinh Pháp Cú

08/08/202009:41(Xem: 7309)
Hương Vị Giải Thoát Trong Kinh Pháp Cú

HƯƠNG VỊ GIẢI THOÁT trong KINH PHÁP CÚ
hoa_sen (2)

     Trong Kinh Pháp Cú có một số bài khá phong phú đề cao chánh pháp vì chánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm phát huy chánh kiến, tu tập trí tuệ, đưa người hành giả dần đến mục đích giác ngộ và giải thoát. Chánh pháp cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm hướng dẫn quần sinh. Chúng ta nhớ lại lời căn dặn của Đức Phật trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Này A Nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa người khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ tựa.”

     Nhờ chánh pháp người trí được an tịnh. Truyện tích kể rằng một thiếu nữ về nhà chồng không được bên chồng chấp thuận vì không có của hồi môn (theo tập tục thời bấy giờ ở Ấn Độ). Mẹ cô đã dâng tất cả sự nghiệp đến chư Tăng. Người thiếu nữ bị hất hủi, cho rằng các Tăng đã hại hạnh phúc của cô, cô đâm ra thất vọng và nguyền rủa các Tăng. Đức Phật thuyết Pháp cho cô nghe và tâm cô trở nên an tịnh:

(Pháp Cú 82)

Như là hồ nước thẳm sâu

Phô dòng phẳng lặng, khoe mầu sạch trong

Những người có trí, có lòng

Khi nghe chánh pháp cũng không khác gì

Thân tâm tịnh lạc kể chi.

 

     Khi lời giáo huấn được giảng bày minh bạch, những người theo chánh pháp mà tu hành sẽ vượt khỏi kiếp sống trần tục, nơi mà dục vọng chế ngự và thường là khó thoát, để qua được đến bờ bên kia là cõi Niết Bàn, được giải thoát hoàn toàn. Những người có tâm đạo, cùng ở dọc theo một con đường nọ, quyết định để bát cúng dường chư Sư và nghe giảng giáo pháp suốt đêm. Nhưng khi về khuya vài người không chịu nổi nên trở về nhà. Vài người khác ở lại nhưng không ngớt ngủ gục. Nghe câu chuyện, Đức Phật dạy:

 

  (Pháp Cú 86)

Ai mà có đủ duyên may

Được nghe chánh pháp giảng bày phân minh

Đúng theo chánh pháp tu hành

Sẽ mau thoát cảnh tử sinh bờ này

Trùng dương dục vọng vượt ngay

Bên kia bờ giác dang tay đón chờ.

 

     Sống một ngày mà chứng ngộ trạng thái bất diệt của cõi Niết Bàn là không sinh, không già, không chết quý hơn sống cả thế kỷ mà không chứng. Một thiếu phụ trẻ tuổi mất đứa con duy nhứt. Bà ôm con chạy đi tìm phương cứu chữa. Bà đưa con đến Đức Phật cầu cứu và Ngài khuyên bà nên tìm cho Ngài một ít hột cải trong nhà nào chưa từng có người chết. Hột cải thì bà tìm được, nhưng không gặp nhà nào chưa từng có người chết. Ánh sáng chân lý bừng phát sinh. Khi trở về được nghe giảng giáo pháp, bà xuất gia làm Tỳ kheo ni. Ngày kia, khi nhìn một ngọn nến cháy chập chờn trước gió bà suy niệm về lý vô thường của đời sống. Đức Phật dạy:

 

(Pháp Cú 114)

Trăm năm sống chẳng nhận ra

Pháp kia bất tử. Thật là uổng thay!

Chẳng bằng sống chỉ một ngày

Mà rồi giác ngộ thấy ngay Niết Bàn

Nơi bất diệt, đẹp vô vàn

Không trò bệnh lão, không màn tử sinh.

 

      Một ngày nhận thấy giáo pháp chân lý tối thượng quý hơn sống cả thế kỷ không thấy. Một thiếu phụ khá giả có đông con, bảy trai và bảy gái. Theo lời yêu cầu của các con bà phân phối hết tài sản cho chúng vì chúng hứa sẽ cung phụng bà đầy đủ. Nhưng về sau những đứa con bất hiếu ấy lãng quên, không chăm sóc bà. Bà hết sức thất vọng và xuất gia làm Tỳ kheo ni. Bà chuyên cần suy niệm về giáo pháp. Đức Phật giảng cho bà tầm quan trọng của chánh pháp:

 

(Pháp Cú 115)

Trăm năm sống chẳng nhận ra

Pháp kia tối thượng. Thật là uổng thay!

Chẳng bằng sống chỉ một ngày

Mà hay rằng giáo pháp đầy thâm sâu

Dạt dào chân lý tối cao.

     Một câu chánh pháp dù ngắn cũng hữu ích. Người kia đi biển, thuyền bị đắm, cố gắng nhọc nhằm lắm mới lội được vào bờ. Không còn quần áo, ông lấy vỏ cây che đỡ thân mình. Dân làng thấy ông ăn mặc như vậy tưởng lầm ông là một vị A La Hán. Nhận định sự điên cuồng ấy, ông tìm yết kiến Đức Phật. Ngài đang trên đường đi khất thực nhưng thấy đủ cơ quyên nên dừng lại bên đường giảng vắn tắt cho ông một bài pháp ngắn. Được cảm hóa bằng những lời dạy hữu ích, đầy trí tuệ, tâm ông khai ngộ và đắc quả A La Hán. Các Tỳ kheo ngạc nhiên về ích lợi của bài pháp ngắn. Đức Phật dạy “Ngàn câu vô dụng không bằng một câu hữu ích”:

 (Pháp Cú 101)

Kệ kia nói đến ngàn câu

Nếu đều vô nghĩa, ích đâu cho đời

Một câu nói cũng đủ rồi

Nếu đầy nghĩa lý, mọi người mừng thay

Nghe xong tâm tịnh lạc ngay.

     Một Tỳ kheo sống trong rừng chỉ thuộc một câu kinh và trong những ngày giới thường đọc câu ấy. Chư Thiên trong vùng hết lòng hoan nghênh. Hai Tỳ kheo khác, vốn thuộc nhiều kinh kệ, cũng đến nơi ấy thuyết Pháp nhưng không được chư Thiên hoan nghinh. Bất mãn, hai vị bỏ đi. Khi trở về bạch lại với Đức Phật về thái độ của chư Thiên. Ngài dạy “Chánh pháp là để hành trì chớ không phải để nói suông”:

 (Pháp Cú 259)

Nào đâu cứ phải nói nhiều

Là người chánh pháp chuyên theo hộ trì,

Ai tuy ít học, ít nghe

Nhưng mang chánh pháp quyết đi thực hành

Chẳng buông lung, rất tâm thành

Hộ trì như vậy xứng danh hàng đầu.    

     Nhờ chánh pháp soi đường, nên trí tuệ phát triển, có thể chiến thắng ma quân dục vọng và cuối cùng đưa đến giác ngộ và giải thoát. Nhiều Tăng sĩ đang hành thiền trong rừng bị các vị Trời ngụ trên cây làm chao động, họ trở về thỉnh giáo với Đức Phật. Ngài khuyên các thầy nên rải tâm từ đồng đều đến tất cả. Hành đúng lời dạy, về sau những vị ấy được chư Thiên hộ trì. Đức Phật dạy “Nên nhớ rằng thân ta mong manh như cái lọ sành. hãy giữ tâm mình vững như thành trì”:

(Pháp Cú 40)

Thân như đồ gốm mong manh

Giữ tâm cho vững như thành vây quanh

Với gươm trí tuệ tinh anh

Hãy mau đánh dẹp tan tành quân Ma

Dẹp Ma dục vọng quấy ta

Thắng rồi nỗ lực để mà tiến thêm

Giữ gìn chiến thắng cho bền

Vượt vùng luyến ái, thoát miền nhiễm ô.  

     Sống theo chánh pháp thời tiếng lành gia tăng. Vùng kia bị dịch hạch hoành hành. Vợ chồng viên chưởng khố trước khi chết chỉ cho con trai chỗ chôn kho tàng và bảo con trốn đi mới thoát chết. Mười hai năm sau chàng con trở về. Tuy giàu có nhưng sợ nguy đến bản thân nên sống khiêm tốn, đi làm công lam lũ. Nhà vua có tài nhận biết người khi nghe tiếng nói. Nghe tiếng anh nói, vua biết đây là một người giàu có. Về sau vua điều tra và tìm ra sự thật. Vua bổ nhiệm anh làm chưởng khố và gả công chúa cho. Khi anh được vua giới thiệu đến Đức Phật thì Đức Phật diễn tả những đặc tính của người sung túc như sau:

 (Pháp Cú 24)

Luôn cố gắng, chẳng buông lung

Nghĩ suy chín chắn, tấm lòng hăng say

Bản thân tự chế hàng ngày

Sống theo chánh pháp, tốt thay cuộc đời

Tiếng lành tăng trưởng mãi thôi.    

     Đức Phật là bậc đạo sư vĩ đại. Ngài đã khám phá ra con đường xuyên qua cách rừng vô minh đen tối, và muốn chỉ cho chúng ta thấy con đường đó nếu chúng ta có đủ trí tuệ sáng suốt để lắng nghe những gì Ngài nói. Nước biển mênh mông vô tận nhưng đều bắt từ nguồn. Dù là nước trăm sông nhưng đều đổ về biển cả và thuần một vị, đó là vị mặn. Giáo Pháp Đức Phật thuyết giảng trong gần nửa thế kỷ cũng thế, dù nhiều vô lượng nhưng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát, là Bồ Đề, là Niết Bàn tịch tĩnh.

     Với lòng từ mẫn thương xót chúng sinh, Đức Phật thấy rõ chúng sinh ít người bỏ ác làm lành, ít người hướng tìm giải thoát. Trong nhân loại rất ít người qua được đến bờ bên kia là bờ giải thoát giác ngộ, là cõi Niết Bàn. Phần đông đám người còn lại chỉ cam tâm quanh quẩn xuôi ngược ở bờ bên này là bờ của bất thiện, của trói buộc, của đau khổ, của cảnh giới sinh tử trần gian. Phần đông sinh trở đi trở lại trên thế gian này.

     Truyện tích kể rằng những người có tâm đạo, cùng ở dọc theo một con đường nọ, quyết định để bát cúng dường chư Sư và nghe giảng giáo pháp suốt đêm. Nhưng khi đêm về khuya vài người không chịu nổi nên trở về nhà. Một số thì lo hờn lo giận. Vài người khác ở lại nhưng không ngớt ngủ gục, không một giọt pháp nào lọt vào tai. Nghe câu chuyện, Đức Phật giải thích bản chất của người thế gian:

 (Pháp Cú 85)

Đám đông nhân loại quanh ta

Ít người đạt được tới bờ bên kia

Còn bao kẻ khác kể chi

Ngược xuôi quanh quẩn sớm khuya bờ này

Trầm luân sinh tử thương thay!

     Con đường Giới Định Tuệ của Đạo Phật dẫn khách lữ hành dấn thân trên đạo lộ giải thoát, tiến dần đến Niết Bàn, đích cứu cánh của mọi con đường, một trạng thái an lành giải thoát chờ đợi người lữ hành.

    Truyện tích kể rằng nhân dịp làm hôn lễ cho người con gái trẻ tuổi, gia đình nọ thỉnh Đức Phật và tám mươi vị Tỳ kheo về nhà để cúng dường. Trong lúc thấy cô dâu đang lăng xăng lui tới mải tiếp khách thì chú rể đứng nhìn cô dâu chăm chăm, trong lòng rộn rã và sinh lòng tham dục, chỉ say đắm nghĩ đến cô gái, không để hết lòng thành vào việc dâng cúng. Đức Phật nhận thấy ý tưởng xấu ấy nên dạy rằng “Không lửa nào bằng lửa tham dục, không ác nào bằng lòng sân hận, không khổ nào bằng khổ ngũ uẩn, không vui nào bằng vui an tịnh Niết Bàn”:

 (Pháp Cú 202)

Lửa nào lại sánh được ngang

Lửa tham lửa dục cháy tan dữ dằn,

Ác nào lại sánh cho bằng

Ác sân ác hận hung hăng oán hờn,

Khổ nào lại vượt được hơn

Khổ thân ngũ uẩn hợp tan sớm chiều,

Vui kia so sánh đủ điều

Sao bằng vui chốn cao siêu Niết Bàn.

     Một cô gái làm công, phải làm việc vất vả suốt ngày đến lúc đêm khuya, bước ra ngoài cửa, để ý thấy nhiều vị tăng sĩ thấp thoáng qua lại trên một ngọn đồi gần đó. Cô tự nghĩ: “Ta không ngủ được vì công chuyện bề bộn mệt nhọc, còn các vị Sư kia, tại sao cũng không ngủ được”. Về sau cô có dịp cúng dường bánh cho Đức Phật và được nghe Ngài giải thích là các vị Tỳ kheo vẫn thức đêm, không ngủ vì phải luôn luôn tỉnh giác và chuyên cần tu tập, tâm trọn vẹn hướng về Niết Bàn để mọi phiền não đều dứt sạch:

(Pháp Cú 226)

Những người giác tỉnh thường xuyên

Dốc lòng tu tập ngày đêm chuyên cần

Quyết tâm hướng đến Niết Bàn

Thì bao phiền não tiêu tan chẳng còn.

     Một anh nông dân nghèo đến nghe Đức Phật thuyết Pháp trong lúc bụng đói. Trước khi bắt đầu thời Pháp Ngài gọi người dọn cơm cho anh ăn. Nhân cơ hội, Ngài giảng rằng  “Thông thường, mỗi khi đau ốm người ta dùng một vị thuốc thích hợp làm cho bệnh thuyên giảm và chấm dứt. Nhưng cái đói thì không bao giờ dứt, suốt đời, hễ no rồi lại đói. Thân con người là nguồn gốc của lo âu và sầu khổ. Nếu biết rõ hai điều ấy ta sẽ thấy Niết Bàn là nơi an lạc cao nhất”:

(Pháp Cú 203)

Đói là chứng bệnh lớn lao,

Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời,

Nếu ai hiểu đúng vậy rồi

Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn.

          Chúng ta thường quan niệm Niết Bàn như một cảnh giới, một cõi nào đó cao cấp hơn cõi người, như là cõi thiên đường của các tôn giáo khác, đó là một sai lầm lớn. Niết Bàn vượt thoát mọi khái niệm đối đãi về thời gian, không gian, có, không, lớn, nhỏ... Dù vậy, Niết Bàn không phải là hư vô, mà là một thực tại thanh tịnh, siêu việt, không nằm trong phạm vi phân biệt của ý thức, hay nói cách khác, không thể nhận thức được Niết Bàn khi đang còn tham, sân, si. Một vị Thiền sư nói: “Hãy nhìn những rặng núi, những con suối chảy, những rừng cây xanh ngắt đẹp tuyệt vời kia. Khi biết nhìn mọi vật với một nhãn quan mới, một nhãn quan không bị chi phối bởi tham sân si, thì cảnh đẹp kia chính là Niết Bàn đó ! Niết Bàn không phải là một nơi chốn nào khác biệt với thế gian, một cảnh giới nào mà người ta có thể tìm đến. Niết Bàn chính là ở đây”. Đức Phật và các vị Bồ Tát, A La Hán đã đạt Niết Bàn ngay trong đời sống này. Điều đó nghĩa là Niết Bàn nằm ngay trong tầm tay của mỗi người. Biểu hiện của Niết Bàn là không còn tạo nghiệp và không còn tái sinh.

     “Niết Bàn tức sinh tử, sinh tử tức Niết Bàn”. Câu kinh thâm thúy mới đọc tưởng như mâu thuẫn. Thật ra lúc mê thì sinh tử, khi ngộ là Niết Bàn, hai cảnh sinh tử và Niết Bàn không phải là hai nơi xa cách mà chỉ là một. Pháp nhiệm mầu của Đạo Phật là dạy cho con người biết cách chuyển mê thành ngộ, biến cải cảnh sinh tử đau khổ của thế gian thành cảnh an lạc, Niết Bàn của chư Phật.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

___________________________________________

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2016(Xem: 15252)
Đức Phật dạy: "Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
25/09/2016(Xem: 6740)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, ch
22/09/2016(Xem: 19932)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11576)
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình. Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn... Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
15/09/2016(Xem: 8517)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau. Tôi tin rằng sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân của tất cả mọi khổ đau. Chỉ vì đuổi bắt hạnh phúc và các sự thích thú ích kỷ mà chúng ta gây ra khổ đau cho kẻ khác. Thế nhưng hạnh phúc đích thật thì chỉ phát sinh từ tình nhân ái chân thật mà thôi. Chúng ta cần phải huy động ý thức trách nhiệm toàn cầu giữa mỗi người trong chúng ta và đối với cả hành tinh này, nơi mà chúng ta cùng chung sống.
15/09/2016(Xem: 12876)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả. Có năm trăm Tỳ-kheo nhận đề mục thiền định từ đức Bổn Sư, trở về rừng và nỗ lực thiền định. Nhưng mặc dù gắng sức chiến đấu hết mình, họ không thể nào phát triển tuệ giác.
14/09/2016(Xem: 8084)
Sở dĩ tôi không trả lời những câu hỏi của bạn lần này bằng thư riêng, là vì những điều bạn nêu ra cũng là nghi vấn chung của rất nhiều người. Vì thế, tôi trình bày nội dung giải đáp những vấn đề của bạn trong chuyên mục "Phật pháp ứng dụng" kỳ này, hy vọng có thể giúp bạn cũng như nhiều người khác giải tỏa được những vướng mắc trong sự tu tập.
12/09/2016(Xem: 10074)
Dưới đây là câu chuyện của một người đàn ông ăn xin đầy xúc động kể lại. Tấm lòng lương thiện của cô gái đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Đang đi trên đường tình cờ một người ăn xin tiến lại gần và xin tiền thì liệu bạn có cho họ không? Hay bạn chỉ cho họ một ít theo sự phản xạ của bản thân. Và có bao giờ, bạn nghĩ sẽ cho người ăn xin đó một chiếc thẻ ngân hàng chứa gần 20 tỉ để họ tự đi rút tiền, càng quan trọng hơn, chiếc thẻ đó không có mật khẩu?
12/09/2016(Xem: 14473)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:
11/09/2016(Xem: 7433)
Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]