Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Báo Khóa Tu Học Phật Pháp Online Lần Thứ I, chủ đề "Lợi Ích của Tâm Từ"

17/08/202017:02(Xem: 12285)
Thông Báo Khóa Tu Học Phật Pháp Online Lần Thứ I, chủ đề "Lợi Ích của Tâm Từ"

Duc The Ton 1
Thông Báo Chương Trình

Tu Học Phật Pháp Online Lần Thứ I

Với chủ đề: LỢI ÍCH CỦA TÂM TỪ

Bắt đầu từ ngày 10/08/2020 đến 28/09/2020
vào mỗi tối thứ hai từ 8:30 đến 10 giờ tối (Central time).


Kính thưa quý Phật tử!

Năm 2020 những chương trình tu học Phật pháp như Phật Đản,Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v...khắp toàn cầu đều phải tạm ngưng vì nạn dịch COVID-19. Tại Mỹ và một số các nước, tất cả học đường phải đóng cửa và chuyển qua online. Giáo sư và sinh viên phải chật vật vì một hệ thống mới hoàn toàn. Sự thay đổi đó làm tất cả mọi người xôn xao và lo lắng, bất an...Bản thân chúng con, lịch giảng của các bang được sắp xếp vào năm trước-2019 phải huỷ bỏ. Phật tử khắp nơi gọi đến thăm hỏi và mong ước có được một lớp học Phật pháp bằng một phương tiện nào đó để tâm được an, thân được nhẹ từ lời giảng dạy trực tiếp của Chư Tăng-Ni. Đây cũng là điều mà chúng con trăn trở và tham vấn ý kiến của Chư tôn đức để chúng con có thể mở ra một chương trình tu học online miễn phí cho tất cả quý Phật tử khắp nơi trên thế giới.  
        

Phật pháp nhiệm mầu và tuỳ duyên ứng hợp vào mọi thời đại và chư Tăng-Ni là điểm tựa cho hàng cư sỹ nam nữ Phật tử tại gia. Bên cạnh đó, truyền thông trong xã hội hiện nay không mấy khó để các vị Phật tử có thể tạo một “zoom” qua máy tính (computer) hoặc IPad, Cellphone.v.v...thì quý Phật tử ở tại  nhà cũng có thể nghe pháp trực tiếp và thấy hình cùng chia sẻ qua mạng với nhau. Đây là một phương tiện vô cùng “thiện xảo” trong thời đại “4 chấm”. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho toàn thể quý Phật tử khắp toàn cầu có thể tham dự khóa tu học online trong khoảng thời gian “giản cách xã hội” của nạn dịch COVID-19, năm 2020.

Được sự nhận lời giảng dạy của quý Ôn, quý Thầy, chúng con vô cùng hạnh phúc và lập tức tạo một “zoom” để quý Phật tử có thể tham vấn, học hỏi và trao đổi giáo pháp với quý Ngài. Chương trình tu học online sẽ bắt đầu vào ngày 10 tháng 08 đến hết ngày 28 tháng 09 năm 2020. Đây là khoá học online lần thứ nhất và chúng con sẽ tạo duyên cho những khoá học tiếp theo.

Với chủ đề: LỢI ÍCH CỦA TÂM TỪ-Chương Trình Tu Học Phật Pháp lần này, chúng con đã cung thỉnh chư Tôn Đức và sắp xếp lịch giảng như sau:

   1. Hoà Thượng Thích Đổng Tuyên: Thứ Hai, ngày 10/08/2020

   2. Hoà Thượng Thích Thông Hải: Thứ Hai, ngày 17/08/2020

   3. Thượng Toạ Thích Thiện Long: Thứ Hai, ngày 24/08/2020

   4.Thượng Toạ Thích Hạnh Tuệ: Thứ Hai, ngày 31/08/2020

   5.Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng: Thứ Hai, ngày 07/09/2020

   6. Thượng Toạ Thích Hạnh Tuệ: Thứ Hai, ngày 14/09/2020

   7.Thượng Toạ Thích Thiện Long: Thứ Hai, ngày 21/09/2020

   8. Thượng Toạ Thích Thiện Trí: Thứ Hai, ngày 28/09/20



Youtue Channel: PHẬT PHÁP ONLINE TOÀN CẦU
https://www.youtube.com/channel/UCTLTb8YD2r1W2p31pzkaxlg



Loi ich cua Tam Tu_8-2020

Tất cả các buổi giảng đều vào thứ hai từ 8:20 đến 10 giờ tối. Quý Phật tử tại Mỹ hoặc ở các nước có thể email hoặc gọi phone thông qua ban tổ chức để được cố vấn thêm thông tin.

Suốt 8 buổi giảng dạy sẽ được truyền theo hệ thống Zoom (Meeting ID và Passcode)

https://us02web.zoom.us/?_x_zm_rtaid=V9O6DP_oSR6q-00ZNdNWaA.1599526648801.f07d3d51048fbb5fd4f943bcc6ee483b&_x_zm_rhtaid=548

*Meeting ID: 765 6585 0278
*Passcode: adidaphat

 


Một lần nữa, ban tổ  chức chúng con thành kính tri ơn Chư Tôn Đức đã nhận lời mời cho khoá tu học Phật pháp ONLINE lần thứ I. Chúng con kính chúc Chư tôn đức Tăng-Ni pháp thể khinh an, chúng sanh dị  độ. Chúng tôi mến chúc quý Phật tử khắp nơi luôn được sự che chở của hồng ân Tam Bảo và vượt qua mọi lo ngại về nạn dịch Covid-19. Chúng con cũng đồng nguyện cho thế giới sớm vượt qua nạn dịch bệnh vẫn còn đang lây lan khắp toàn cầu.


Nam Mô Đại Từ Bi Năng Hỷ Xã Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát

Thay mặt Ban Tổ Chức

TK. Thích Thiện Trí

_____________________________________________________. 

Dưới đây là thông tin liên lạc:

*Liên lạc email: [email protected]

*Phone: Phật tử Giác Đức: 682-401-7227

*Meeting ID: 765 6585 0278

*Passcode: adidaphat





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 8345)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8240)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8915)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12154)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 8772)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9573)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9690)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8821)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9650)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 8807)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]