Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành tích Nổi bật của Việt Nam, CamPuchia và Thái Lan trong Phòng chống Đại dịch có Liên quan đến Văn hóa Phật giáo Bản địa

29/07/202010:51(Xem: 6524)
Thành tích Nổi bật của Việt Nam, CamPuchia và Thái Lan trong Phòng chống Đại dịch có Liên quan đến Văn hóa Phật giáo Bản địa

Thành tích Nổi bật của Việt Nam, CamPuchia và Thái Lan trong Phòng chống Đại dịch có Liên quan đến Văn hóa Phật giáo Bản địa

(泰國越南和柬埔寨等佛教國家抗疫表現出色與當地的佛教文化有關嗎)

hoasen1a 

Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người  chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?

 

Theo truyền thông Phật giáo quốc tế (Tricycle), gần đây hãng truyền hình uy tín và lớn nhất của Australia “ABC” (Australian Broadcasting Corporation) đã đến viếng thăm và phỏng vấn bà Jill Jameson, một chuyên gia viện trợ người Australia, một thành viên của ủy ban quản lý trang nhà Phật giáo Quốc tế Võng lạc (The International Network of Engaged Buddhists-國際入世佛法網絡). Bà Jill Jameson tin rằng: “Phật giáo nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau của nhân loại chúng sinh, là điều căn bản đối với sự thể hiện của các hiện tượng, điều này có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”. Tất nhiên, có những lý do khác: Thái Lan và Việt Nam đều là xã hội nông nghiệp, phần lớn nông dân dành thời gian ở ngoài trời, và cả hai quốc gia đều theo chế độ chính thể quản trị chuyên chế, và các lệnh cấm liên quan đến phòng chống dịch bệnh dễ thực thi hơn.

 

Tuy nhiên, Bà Jill Jameson tin rằng nguyên nhân thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan bởi dịch bệnh “Người dân của các quốc gia Phật giáo này, họ đều tuân thủ lệnh lệnh cấm vì lợi ích cho tất cả cộng đồng, không chỉ riêng bản thân họ. Tinh thần xả kỷ vị tha  này giúp ích rất nhiều cho việc phòng chống dịch bệnh”. Bà tin rằng ở Chánh tín, Chánh kiến Phật giáo đã tỏa sáng nơi các quốc gia Đông Nam Á, giúp ngăn chặn sự lây lan  của đại dịch. Mang lại sự hy vọng cho người dân bản địa. Tờ New York Times (紐約時報) đã phân tích rằng, công dân Thái Lan thường sử dụng chắp tay hình búp sen thay vì bắt tay chào hỏi. Văn hóa này có thể giảm tiếp xúc vật lý và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Virus corona.

 

Thành công trong việc phòng chống sự lây lan bởi đại dịch Virus corona của các quốc gia Phật giáo như Thái Lan,Việt Nam và Campuchia, thực sự có liên quan đến văn hóa Phật giáo bản địa. Tuy nhiên, như Cư sĩ Taweesin Visanuyothin, người phát ngôn của Bộ Y tế Cộng đồng Thái Lan cho biết, dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt và mỗi chúng ta cần đề cao cảnh giác.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網綜合報道)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2020(Xem: 6129)
Dương Lệ Quyên tuổi ngoại tứ tuần thuê nhà ở trọ, cha chết, chồng con không có, cuộc sống vất vả. MC Lỗ Dự gần đây có gặp gỡ Dương Lệ Quyên - cô gái từng là fan cuồng của tài tử Hong Kong Lưu Đức Hoa, để tìm hiểu về cuộc sống của cô hiện tại. Từng một thời điên cuồng theo đuổi Lưu Đức Hoa, Dương Lệ Quyên ở tuổi ngoài 40 giờ đây đã thay đổi nhiều về quan điểm, suy nghĩ. So với nhiều năm trước, trạng thái tinh thần của cô cũng tốt hơn, không bấn loạn, rối bời như trước.
08/06/2020(Xem: 7078)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
02/06/2020(Xem: 8428)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
02/06/2020(Xem: 6003)
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ trực tiếp với khán thính giả toàn cầu trong thời kỳ Quán đỉnh Đức Quán Thế Âm Tự tại Thế gian, được ban diệu pháp âm tại nơi cư trú của Ngài, Daharamsala vào ngày 30 và 31 tháng 6 năm 2020. Ảnh: Tenzin Jamphel. Dalailalama.com
31/05/2020(Xem: 7374)
Đôi khi một nụ cười lả lơi, một liếc mắt say đắm, một lần nắm tay bất chợt cũng có thể dẫn tới một tai họa vô cùng lớn lao. Cũng y hệt một tia lửa nhỏ có thể làm phựt cháy cả một khu rừng khổng lồ. Một thí dụ rất cụ thể: nếu ngài Anan sa ngã, số lượng kinh Phật có thể sẽ chỉ còn có phân nửa. Trí nhớ của ngài Anan rất mực siêu đẳng, nhớ hơn 10,000 Kinh Phật trong Tạng Pali.
29/05/2020(Xem: 12469)
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết (許哲, Teresa Hsu Chih, 7/7/1897-7/12/2011), trước danh Cư sĩ, danh tự tiếng Anh là “(Teresa, tiếng Trung: 德蕾莎)” tên tiếng Phạn là “Prema, (愛人)”, chào đời tại Sán Đầu, thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sinh thời, bà đến lớp tiểu học năm lên 27 tuổi, học Y khoa chuyên ngành Điều dưỡng ở tuổi 47, thành lập một Viện Dưỡng lão độc lập ở tuổi 67, học Yoga (瑜伽) ở tuổi 69, học Phật ở tuổi 90, dụng công học tiếng Trung ở tuổi 100, và 101 tuổi quy y Phật môn.
29/05/2020(Xem: 6435)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp xấu và nghiệptốt. Nhưng đa phần người ta dính nhiều với nghiệp xấu hơn là nghiệp tốt. Đã tạo nghiệp, thì phải chịu luân hồi sinh tử để thọ quả báo.
27/05/2020(Xem: 6327)
Bài viết, kỷ niệm 50 ngày thành lập Cộng đồng đa dạng văn hóa tín ngưỡng gồm 10 quốc gia ASEAN!
27/05/2020(Xem: 5042)
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 40 năm, kể từ khi Khánh thành Bảo tàng Khảo cổ Thung lũng Bujang (the Bujang Valley Archaeological Museum), tọa lạc tại Merbok, Kedah, một bang phía tây bắc của Bán đảo Malaysia.
27/05/2020(Xem: 7414)
Người Phật tử tu hạnh Bồ Tát ngoài mười điều thiện, phải tu tập pháp “Lục Độ Ba La Mật”. Lục là sáu. Độ là vượt qua. Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita, người Trung hoa dịch nghĩa là “bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”. Đây là sáu món tu tập có công năng như một chiếc thuyền, đưa mình từ bờ bên này, bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia, bờ giác ngộ của chư Phật. Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ. Tu phước gồm có: “bố thí, trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục”. Tu tuệ là “thiền định và trí tuệ”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]