Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành tích Nổi bật của Việt Nam, CamPuchia và Thái Lan trong Phòng chống Đại dịch có Liên quan đến Văn hóa Phật giáo Bản địa

29/07/202010:51(Xem: 7135)
Thành tích Nổi bật của Việt Nam, CamPuchia và Thái Lan trong Phòng chống Đại dịch có Liên quan đến Văn hóa Phật giáo Bản địa

Thành tích Nổi bật của Việt Nam, CamPuchia và Thái Lan trong Phòng chống Đại dịch có Liên quan đến Văn hóa Phật giáo Bản địa

(泰國越南和柬埔寨等佛教國家抗疫表現出色與當地的佛教文化有關嗎)

hoasen1a 

Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người  chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?

 

Theo truyền thông Phật giáo quốc tế (Tricycle), gần đây hãng truyền hình uy tín và lớn nhất của Australia “ABC” (Australian Broadcasting Corporation) đã đến viếng thăm và phỏng vấn bà Jill Jameson, một chuyên gia viện trợ người Australia, một thành viên của ủy ban quản lý trang nhà Phật giáo Quốc tế Võng lạc (The International Network of Engaged Buddhists-國際入世佛法網絡). Bà Jill Jameson tin rằng: “Phật giáo nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau của nhân loại chúng sinh, là điều căn bản đối với sự thể hiện của các hiện tượng, điều này có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”. Tất nhiên, có những lý do khác: Thái Lan và Việt Nam đều là xã hội nông nghiệp, phần lớn nông dân dành thời gian ở ngoài trời, và cả hai quốc gia đều theo chế độ chính thể quản trị chuyên chế, và các lệnh cấm liên quan đến phòng chống dịch bệnh dễ thực thi hơn.

 

Tuy nhiên, Bà Jill Jameson tin rằng nguyên nhân thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan bởi dịch bệnh “Người dân của các quốc gia Phật giáo này, họ đều tuân thủ lệnh lệnh cấm vì lợi ích cho tất cả cộng đồng, không chỉ riêng bản thân họ. Tinh thần xả kỷ vị tha  này giúp ích rất nhiều cho việc phòng chống dịch bệnh”. Bà tin rằng ở Chánh tín, Chánh kiến Phật giáo đã tỏa sáng nơi các quốc gia Đông Nam Á, giúp ngăn chặn sự lây lan  của đại dịch. Mang lại sự hy vọng cho người dân bản địa. Tờ New York Times (紐約時報) đã phân tích rằng, công dân Thái Lan thường sử dụng chắp tay hình búp sen thay vì bắt tay chào hỏi. Văn hóa này có thể giảm tiếp xúc vật lý và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Virus corona.

 

Thành công trong việc phòng chống sự lây lan bởi đại dịch Virus corona của các quốc gia Phật giáo như Thái Lan,Việt Nam và Campuchia, thực sự có liên quan đến văn hóa Phật giáo bản địa. Tuy nhiên, như Cư sĩ Taweesin Visanuyothin, người phát ngôn của Bộ Y tế Cộng đồng Thái Lan cho biết, dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt và mỗi chúng ta cần đề cao cảnh giác.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網綜合報道)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2013(Xem: 11507)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8907)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
10/06/2013(Xem: 12536)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15635)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
07/06/2013(Xem: 12110)
Tháng 12 năm 2004, một cơn động đất dữ dội kéo theo những ngọn sóng thần khủng khiếp đã tàn phá không biết bao nhà cửa và giết chết khoảng hai trăm (200) ngàn người dọc theo bờ biển các nước Thái Lan, Nam Dương và Tích Lan. Ngoài vô số người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản và hoa màu cũng không phải nhỏ; và cho đến giờ này các nước vẫn còn đang tái thiết những thiệt hại của 10 năm về trước. Chưa hết, mùa thu năm 2005, cơn bão Katrina đã tàn phá nhiều thành phố dọc theo vịnh Mễ Tây Cơ của Hoa Kỳ và chính cơn bão nầy cũng giết chết và làm bị thương rất nhiều người mà cho đến ngày nay chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa thể tái thiết trở lại. Trước những tai họa chung đó, nhà Phật gọi chúng là cộng nghiệp
05/06/2013(Xem: 10304)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
05/06/2013(Xem: 19713)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
05/06/2013(Xem: 8562)
Như chúng ta biết, theo Thiền tông, khi gần nhập Niết Bàn, Đức Phật truyền y bát cho Tôn giả Đại Ca Diếp người chuyên tu hạnh đầu đà. Có phải chăng qua việc này, Đức Phật muốn khẳng định rằng ...
05/06/2013(Xem: 8681)
Mới đó mà đã mười năm! Tôi nhớ lại khoảng tháng 8 năm 2000, trong một buổi Trai Tăng tại nhà Mai, em họ tôi, Thầy Tâm Phương đã nói với tôi: “ Cuộc sống của con hiện ra sao ? nếu có thời gian, con phát tâm về Chùa phụ với Ban Trai Soạn lo cho Chư Tôn Đức trong ngày lễ khai móng xây cất chánh điện vào ngày 10 tháng 12 tới”. Tôi đã nhận lời mời của Thầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]