Bản đồ phía Bắc Ấn Độ và ảnh chụp màn hình của BBC News, lúc Kumari đạp xe chở người cha đi từ New Delhi đến tiểu bang Bihar.
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.)
Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc.
Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo.
Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
Coronavirus giết chết khoảng 5.600 người ở Ấn Độ, trên tổng dân số gần 1,4 tỉ, nhưng chính phủ ban hành lệnh đóng cửa cả nước, điều có nghĩa cho dù ông Paswan có hồi phục vẫn không có phương tiện để trở về quê nhà.
Trong suốt bốn tháng ông không thể gửi tiền về nhà. Ông sử dụng cạn kiệt số tiền dành dụm nhỏ nhoi. Căn phòng thuê tuy nhỏ hẹp, nay chia sẻ thêm với cô con gái nhưng ông cũng không còn khả năng trả hằng tháng.
Vào đầu tháng Năm, họ chỉ còn số tiền tương đương 20 đô Mỹ.
Jyoti Kumari, 15, pedaled more than 700 miles with her father seated behind her on a $20 bicycle to bring him from New Delhi, where he’d been injured, to the family’s village.
Trả lời phỏng vấn một đài truyền hình địa phương, cô bé Kumari hồi tưởng, “Chúng tôi bị đuổi phải dọn ra. Chúng tôi cạn hết thực phẩm. Bởi thế tôi mới nói với cha, ‘Papa, lấy số tiền còn lại để mua một chiếc xe đạp và đạp về quê.'”
Mới đầu ông Paswan bác bỏ ý kiến của Kumari. Quê nhà ở đầu bên kia của đất nước, cách xa hơn cả ngàn cây số, do chưa lành vết thương làm sao ông có thể đạp xe được.
Trả lời phỏng vấn của đài NPR qua điện thoại, ông nói, “Tôi nói, ‘Làm sao mà chúng ta có thể đi xa như vậy được, trong khi chúng ta hai người mà chỉ có duy nhất một chiếc xe ?’ Nhưng con bé Kumari vẫn cố thuyết phục tôi. Nếu ở lại cả hai sẽ chết vì đói. Ít nhất cũng phải thử xem sao.”
Do vậy với mớ tiền mặt còn lại, họ mua một chiếc xe đạp nữ màu hồng, không có bộ phận sang số, trước ghi-đông có gắn một cái giỏ.
Vào hôm 8 tháng Năm, hai cha con khởi hành, với người cha ngồi trên yên sau, tất cả đồ cá nhân đựng trong một cái túi bự mang trên lưng và đứa con gái đứng trên pedal mà đạp.
Kumari kể, “Nhiều ý nghĩ chạy qua đầu tôi. Tôi thấy sợ. Không biết có thực hiện được nổi không ? Tay chân tôi đau nhức ê ẩm, nhưng tôi lấy được sức mạnh và sự can đảm nhờ sự cổ động của dân chúng dọc trên đường đi.”
Nỗ lực phi thường của Kumari là một phần của một câu chuyện to lớn hơn nhiều. Trong hơn hai tháng, các xa lộ ở Ấn Độ đều đầy ứ dân lao động tìm đường về quê. Trong thời gian khủng hoảng đại dịch coronavirus, khoảng 100 triệu người dân Ấn bị mất việc làm. Nhiều người như ông Paswan bị kẹt ở các đô thị lớn, xa gia đình ở quê nhà. Cơ hội sống sót duy nhất của họ là làm sao trở về quê.
Nhưng từ cuối tháng Ba đến đầu tháng Năm, mọi phương tiện giao thông công cộng đều ngưng hoạt động, vì thế hằng triệu người phải đi bộ. Nhiều người chết vì đói bên vệ đường.
Hôm Thứ Hai, chính phủ Thủ Tướng Ấn Narendra Modi dành ra số tiền tương đương $2,65 tỉ đô Mỹ để giúp giới nông dân, người buôn thúng bán bưng và hàng rong.
Bé trai kéo tấm chăn phủ người mẹ nằm chết trên sân ga. (Ảnh chụp màn hình của BBC News)
Chính phủ cũng tăng cường tàu lửa để đưa những lưu dân lao động về quê. Tuy nhiên trong tháng Năm, ít nhất 80 người đã tử vong trên những chuyến tàu đó do quá đói và kiệt sức trong cuộc hành trình.
Tuần qua, một video clip làm chạm lòng người được phát tán rộng rãi, trong đó cho thấy một bé con tìm cách đánh thức người mẹ đã chết, nằm trên sân ga xe lửa ở tiểu bang quê nhà của Kumari.
May mắn cho Kumari, thực phẩm không là vấn đề đối với hai cha con trong suốt cuộc hành trình, em cho biết họ được người dân hai bên đường giúp đỡ. Ban đêm họ ngủ bên vệ đường. Có lần họ được một tài xế xe tải cho quá giang, rút ngắn khoảng đường bớt được 45 cây số. Sau bảy ngày, họ về đến làng Sirhulli của gia đình.
Hai cha con nghỉ và ngủ bên vệ đường suốt cuộc hành trình dài bảy ngày. (Hình chụp màn hình BBC News)
Jyoti Kumari (đằng trước) và các thành viên gia đình đứng trước nhà họ ở Siruhulli, phía đông Ấn Độ. (Stringer/AFP via Getty Images)
Thông tin về cuộc hành trình xuyên Ấn Độ bằng xe đạp của cha con bé Kumari được lan truyền nhanh chóng. Kumari nhận được cuộc gọi của Liên Đoàn Xe Đạp Ấn Độ.
Ông Onkar Singh, chủ tịch liên đoàn nói với đài NPR rằng ông gọi cho Kumari biết, “mục tiêu của chúng tôi là tạo cơ hội cho bé trở thành nhà vô địch quốc tế. Chúng tôi đang hướng đến hai kỳ thế vận Olympic 2024 và 2028.” Ông mời Kumari tham gia đội tuyển quốc gia sau khi hết đại dịch. Ông nói điều gây ấn tượng cho ông không phải khoảng cách Kumari đã đạp, du khách ở Lycra đạp xe xa như vậy là thường, mà chính là Kumari đã đạp được hơn 160 cây số mỗi ngày. Không những thế mà lại còn phải đèo thêm một người trên một chiếc xe đạp cũ kỹ trong khi bụng thì đói.
“Bé Kumari quá vất vả. Em đã làm được một việc mà ngay một người đàn ông cũng không thể làm được,” ông Singh tiếp. Ông hứa trả hết chi phí cho chuyến đi của Kumari lên New Delhi để phỏng vấn. Nếu được chọn, em sẽ sống chung với các thể tháo gia nữ khác, gần nơi huấn luyện. Tiền trọ, tiền ăn và giáo dục đều do chính phủ liên bang đài thọ.
Báo chí Ấn dán cho Kumari cái nhãn người có “trái tim sư tử.” Kumari được phóng viên từ Nhật đến Mỹ phỏng vấn. Video clip quây cảnh Kumari đạp xe đèo theo cha phía sau được phát tán rộng rãi.
Chưa hết, bây giờ Kumari được phim trường BollyAtamwood, tức Bollywood, mời đóng phim kể lại cuộc hành trình. Một công ty Ấn có tên Wemakefilmz mua bản quyền câu chuyện đời của Kumari và dự trù bắt đầu thực hiện vào tháng Tám tới. Cuốn phim được đặt tên Atmanirbhar, tiếng Hindi có nghĩa là “tự lực.” Đây cũng là câu khẩu hiệu thủ tướng Ấn dùng trong bài diễn văn mô tả nỗ lực của đất nước nhằm đánh lại coronavirus.
Câu chuyện của Kumari còn gây được sự chú ý của Ivanka Trump, ái nữ tổng thống Mỹ, người gửi tweet ca ngợi Kumari đã thực hiện một “công việc đẹp đẽ về sức chịu đựng và tình yêu thương.”
Nhưng người dân Ấn, từ giới tranh đấu nữ quyền đến các nhà hoạt động chống đói nghèo đến nhà báo, cáo buộc con gái tổng thống Mỹ là lãng mạn hóa sự nghèo đói. Họ thúc giục nàng thay vì vậy nên kêu gọi chính phủ Modi chớ để mặc các lưu dân như Kumari và cha em phải lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, không có được sự giúp đỡ nào.
Nghị lực phi thường của cô bé 15 tuổi đạp xe hơn 1.200 km, chở cha bị thương về quê
Cô bé 15 tuổi đạp xe, chở cha bị thương vượt đường hơn 1.200 km về quê.
(Ảnh: Sports India Show)
Câu chuyện đáng khâm phục của cô bé Jyoti Kumari Paswan vượt quãng đường hơn 1.200 km trên chiếc xe đạp, chở theo người cha bị thương cùng hành lý đã nhận được sự chú ý đặc biệt của Liên đoàn Xe đạp Ấn Độ. Hiện cơ quan này đã liên hệ và đề nghị nhận huấn luyện để cô gái có thể trở thành một vận động viên đạp xe chuyên nghiệp.
“Khi chúng tôi biết được câu chuyện cô bé đạp xe, chở theo người cha cùng hành lý và vượt quãng đường 1.200 km trong 7 ngày, chúng tôi cảm thấy đây giống như là một điều kỳ diệu. Điều này cho thấy sức bền của cô bé. Chúng tôi nghĩ rằng nếu như cô bé có thể lực ổn định như vậy, tại sao chúng tôi lại không trao cho em một cơ hội”, ông Onkar Singh, Chủ tịch Liên đoàn Xe đạp Ấn Độ chia sẻ với Sputnik.
“Chúng tôi đã nói chuyện và giải thích với cô bé. Cô bé cho biết bản thân vẫn đang tiến hành cách ly và mong muốn được tiếp tục con đường học tập. Chúng tôi nói với cô bé rằng, hệ thống đào tạo của chúng tôi là toàn diện khi học viên vừa được học chữ, vừa được đào tạo để trở thành một vận động viên đạp xe tranh tài”, ông Singh nói thêm.
Cũng theo ông Singh, Liên đoàn Xe đạp Ấn Độ chiêu mộ các tài năng trên cả nước trong độ tuổi từ 14 - 17, đồng thời tiến hành huấn luyện, giáo dục, tài trợ nơi ăn chốn ở cho những người sẵn sàng tham gia đào tạo và đề cử họ tham gia các giải đấu cấp quốc gia cũng như quốc tế.
Trước đó, cô bé Jyoti đã mua một chiếc xe đạp cũ với giá 25 USD để chở người cha về ngôi làng của họ nằm cách Gurgaon 1.200 km, sau khi chủ nhà trọ yêu cầu hai cha con trả nhà do họ không có tiền để trả. Giữa lúc lệnh phong tỏa được thi hành để ngăn chặn dịch bệnh, cô bé Jyoti đã mất 7 ngày để đạp xe từ Gurgaon thuộc ngoại ô thủ đô Delhi về ngôi làng ở Darbhanga thuộc bang Bihar.
Trong khi đó, bố của Jyoti không may gặp tai nạn ngay trước thời điểm Ấn Độ phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn dịch Covid-19, do đó ông chỉ có thể nằm ở nhà. Hai cha con Jyoti đã tìm mọi cách để sống sót trong vòng 2 tháng, nhưng khi chủ nhà trọ yêu cầu họ rời đi vì không có tiền thuê, cô bé Jyoti không còn cách nào khác là chở cha về quê. Trước đó, mẹ và chị gái của Jyoti cùng gia đình đã trở về ngôi làng ở Darbhanga trước khi lệnh phong tỏa được ban hành.
Mạng xã hội quốc tế cũng đã hết lời ca ngợi tính kiên trì và sự quyết tâm của cô bé Jyoti. Ngay cả con gái của Tổng thống Mỹ Donald Trump là cô Ivanka cũng đã chia sẻ trên Twitter rằng, “Kỳ tích tuyệt vời của sự nhẫn nại và tình yêu thương đã khắc họa hình ảnh người dân Ấn Độ và liên đoàn xe đạp nước này!”.
Ấn Độ đã thi hành lệnh phong tỏa từ ngày 25/3 - 31/5 để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng. Lệnh phong tỏa đẩy cuộc sống của hàng trăm ngàn lao động ăn lương theo ngày tại Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề và buộc họ phải tìm cách trở về quê nhà.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Ấn Độ vào ngày 30/1, tính tới hôm nay (23/5), nước này ghi nhận 125.101 người mắc bệnh và 3.720 người đã tử vong cùng 51.784 người hồi phục.
Ấn Độ làm phim về cô bé đạp xe chở cha về quê xa 1.200 km
Câu chuyện cô con gái 15 tuổi đạp xe đưa cha về quê nhà trên đoạn đường dài 1.200km làm lay động người dân Ấn Độ sắp được lên phim.
Jyoti Kumari và cha vượt hơn 1.200 km trong 7 ngày bằng xe đạp để trở về quê nhà ở miền Đông Ấn Độ
ẢNH: NDTV
Đài phát thanh NPR của Mỹ đưa tin công ty Ấn Độ Wemakefilmz đã mua bản quyền câu chuyện của cô gái Jyoti Kumari và dự định bắt đầu thực hiện dự án phim vào tháng 8. Tên của bộ phim sẽ là Atmanirbhar, có nghĩa là “tự lực” trong tiếng Hindi. Đó cũng là khẩu hiệu Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sử dụng trong các bài phát biểu mô tả những nỗ lực của đất nước để đánh bại dịch Covid-19. Cũng theo Đài NPR, Jyoti Kumari đã ký hợp đồng đóng vai chính trong bộ phim này.
“Cha đừng lo, có con đây”
Hồi tháng 5, như hàng chục triệu người lao động nhập cư nghèo khác ở Ấn Độ, ông Mohan Paswan (cha của Jyoti Kumari) mong muốn tìm đường về quê nhà chờ dịch qua đi. Ông Mohan Paswan mất việc vì bị thương khi chạy xe thồ tuk-tuk và đang gần như mất hết tất cả vì tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt của chính quyền để chống dịch. Khi ông than vãn chuyện không có tiền về quê, mà cũng chẳng có xe cộ gì, Jyoti Kumari nói với cha: “Cha đừng lo, có con đây”.
Hai cha con lấy chút tiền ít ỏi còn lại để mua chiếc xe đạp cũ. Ngày 12.5, Jyoti Kumari leo lên xe từ thành phố Gurgaon, gần thủ đô New Delhi. Ngồi phía sau là cha của cô bé cùng túi hành lý nhỏ đựng vài bộ quần áo, toàn bộ gia sản của họ. Câu chuyện của hai cha con dần được truyền thông biết đến và được ghi nhận như câu chuyện của tình yêu thương gia đình, của nghị lực. Một câu chuyện truyền cảm hứng.
Ngày 19.5, Jyoti Kumari chở cha về đến nhà ở ngôi làng thuộc huyện Darbhanga ở bang Bihar. Trên chặng đường dài 1.200 km, hai cha con đi mất gần 7 ngày. Không còn một đồng dính túi, họ ghé xin thức ăn, nước uống ở các gia đình bên đường. Jyoti Kumari kể có hai ngày cô bé không có gì bỏ bụng vì nhường phần cho cha.
Cô bé Jyoti Kumari chở cha cùng túi hành lý về quê nhà
ẢNH: NDTV
Khi câu chuyện của Jyoti Kumari lan truyền trên truyền thông Ấn Độ và được con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ivanka Trump khen ngợi trên Twitter, quan chức địa phương đến hỗ trợ, giúp cô bé đi học lại. Câu chuyện của cô bé dẫn đến tranh cãi ở chính trường Ấn Độ. Nhiều người chỉ trích lãnh đạo của quốc gia 1,3 tỉ dân đang đẩy hàng triệu người dân vào nghèo đói và tuyệt vọng vì lệnh phong tỏa toàn quốc. Một số học giả Ấn Độ thì cho rằng: “Ngay cả khi có phim về chuyến đi dài 1.200 km của Jyoti Kumari đi nữa, mọi thứ ở Ấn Độ cũng không mấy thay đổi”. Để ngoài tai mọi tranh luận, với cô bé Jyoti Kumari, đưa được cha về nhà an toàn là hạnh phúc. Cô bé chỉ nói rằng: “Cảm thấy vui vì được mọi người từ nhiều nơi gửi lời nhắn” và mong sớm được đi học trở
Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã ăn bí đỏ và xem bí đỏ là món quà thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Bí đỏ có vị ngọt, thơm ngon và tạo cảm giác no, giúp những gia đình nông dân nghèo cải thiện tình trạng thiếu lương thực trong những ngày giáp hạt. Bí đỏ là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa cơm của người dân Việt Nam, nhất là ngươi Quảng Nam.
“Tướng” là cái gì?“Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướngkhổ, vui, mừng, lo màkể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là “Tướng” trạng tồn tại nổi bậtđó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì?Giả là giả tạo không thật.
Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ.
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia.
Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa.
Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia.
Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình.
Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.