Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo dục và thông tin

10/04/201318:34(Xem: 6750)
Giáo dục và thông tin

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Giáo dục và thông tin

Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn

Nguồn: Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma Trích từ cuốn sách: "Ethics for the New Millennium"

Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới. Chúng ta có nhiều công cụ mạnh mẽ để xây dựng một xã hội đạo đức và hoà bình. Tuy nhiên, một vài khí cụ đó chưa được sử dụng đúng mức. Về điểm này, tôi muốn chia xẻ vài ý kiến về các lãnh vực nào chúng ta có thể bắt đầu một cuộc cách mạng tinh thần của lòng nhân đạo, tâm từ bi, sự nhẫn nhục, bao dung, tha thứ và khiêm tốn.
Khi chúng ta dấn thân vì lý tưởng giúp cho tất cả mọi người, tiếp theo đó cần thông báo các chính sách về xã hội và chính trị của chúng ta. Tôi nói vậy không phải giả định rằng chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề xã hội trong một đêm. Đúng hơn, tôi tin rằng trừ phi một ý thức rộng rãi về tâm từ bi mà tôi đã kêu gọi nơi các độc giả sẽ gây nguồn cảm hứng cho đường hướng chính trị và chủ trương của chúng ta thì các chính sách chỉ gây tai hại thay vì phục vụ cho toàn thể nhân loại.
Tôi tin rằng chúng ta cần phải có những bước tiến thực tiễn hầu nhận thức trách nhiệm của mình đối với mọi người khác trong hiện tại cũng như tương lai. Điều này là đúng thực cho dù có những sai biệt nhỏ giữa các chính sách với động cơ là tâm từ bi và đường lối khác, chủ yếu vì quyền lợi quốc gia.
Giờ đây, cho dù trong trường hợp chắc chắn là các lời đề nghị của tôi liên hệ đến từ bi, giới luật nội tâm, nhận thức trí tuệ và tu tập đạo đức được thực hành rộng rãi, thì thế giới tự động sẽ trở thành nơi chốn an lạc và hoà bình hơn. Tôi tin rằng thực tại bắt buộc chúng ta phải giải quyết các vấn đề trên bình diện xã hội cũng như cá nhân. Thế giới sẽ được chuyển hoá khi mỗi cá nhân đều cố gắng chống lại các ý tưởng và cảm xúc tiêu cực và khi chúng ta thực hành tâm từ bi đối với những người dù có hay không liên hệ trực tiếp với mình.
Với quan điểm đó, tôi tin có một số vấn đề trên thế giới mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm và nêu lên trước ánh sáng của trách nhiệm toàn cầu. Chúng bao gồm các vấn đề giáo dục, thông tin, môi sinh, chính trị, kinh tế, hoà bình, giải giới và đoàn kết tôn giáo. Mỗi lãnh vực đều giữ một vai trò cốt yếu trong việc tạo thành thế giới chúng ta đang sống, và tôi đề nghị nên lần lượt phân tích ngắn gọn từng vấn đề.
Trước khi làm việc này, tôi cần nhấn mạnh rằng các ý kiến tôi trình bày hoàn toàn với tư cách cá nhân. Đó cũng là quan điểm của một người không hề tự xưng là thành thạo với sự tôn trọng các kỹ thuật chuyên môn về các vấn đề này. Nhưng nếu điều tôi nói có thể bị phản đối, tôi hy vọng là ít ra nó sẽ khiến độc giả ngừng lại giây lát để suy nghĩ. Vì dù không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy một sự sai khác trong ý kiến liên hệ đến các điều đang được trình bày trong các chính sách hiện nay, nhu cầu của tâm từ bi, như là nền tảng căn bản cho các giá trị tâm linh, giới luật nội tâm và sự quan trọng của hành vi đạo đức, nói chung là quan điểm hiển nhiên của tôi.
Tâm con người là nguồn gốc và nếu được hướng dẫn đúng đắn, sẽ là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề của chúng ta. Những người có trình độ kiến thức cao nhưng thiếu tâm từ bi sẽ làm mồi nguy hiểm cho các sự lo lắng và bất an như là kết quả của lòng ham muốn không bao giờ biết đủ và mãn nguyện. Trái lại, một sự hiểu biết chân thực các giá trị tâm linh sẽ có ảnh hưởng đối nghịch.
Khi chúng ta nuôi dạy con trẻ mình cho có kiến thức mà thiếu từ bi, thái độ của chúng đối với người khác sẽ giống như một hỗn hợp của các tính xấu đố kỵ với kẻ hơn mình, tranh chấp với người ngang hàng và khinh miệt kẻ thua kém. Điều này dẫn đến một khuynh hướng về lòng tham, tánh tự cao, sự thái quá và nhanh chóng đánh mất hạnh phúc. Kiến thức rất quan trọng. Nhưng việc cần thiết hơn là biết cách sử dụng nó cho có lợi ích. Điều đó tuỳ thuộc vào tâm và trí của người sử dụng.
Giáo dục là một công tác lớn hơn là chỉ nhằm mang lại kiến thức và sự tinh xảo hầu thành đạt các mục tiêu giới hạn. Nó còn giúp làm mở mắt cho con trẻ thấy được nhu cầu và quyền lợi của người khác. Chúng ta phải dạy dỗ cho các trẻ em hiểu rằng hành động của chúng có ảnh hưởng đến toàn cầu. Và chúng ta phải tìm cách xây dựng một tình cảm tự nhiên hướng thiện hầu giúp chúng có được ý thức trách nhiệm đối với tha nhân. Vì đây chính là điều thúc đẩy chúng ta hành động.
Thực vậy, nếu chúng ta phải chọn lựa giữa học vấn và đạo đức thì thứ sau hẳn nhiên có giá trị nhiều hơn. Một trái tim biết thương yêu như là kết quả của đức hạnh, tự nó sẽ mang lợi lạc to lớn đến cho nhân loại. Chỉ riêng kiến thức, không làm được vậy. Tuy nhiên, làm sao chúng ta dạy luân lý cho các trẻ em? Tôi nhận thấy rằng nói chung hệ thống giáo dục hiện nay không quan tâm đến vấn đề đạo đức. Đây có thể không phải là cố ý mà gần như là một thứ sản phẩm phụ của thực tại lịch sử. Hệ thống giáo dục thế tục được phát triển vào thời kỳ các cơ sở tôn giáo đang còn có ảnh hưởng lớn lao trong xã hội.
Vì các giá trị đạo đức và nhân bản vẫn còn đặt trong phạm vi của tôn giáo cho nên vấn đề giáo dục trẻ em hầu như được chăm sóc, đảm trách bởi tôn giáo. Công việc này đã hoạt động khá tốt cho đến lúc ảnh hưởng của tôn giáo bắt đầu sút giảm mặc dù nhu cầu vẫn còn đó nhưng lại không được đáp ứng. Do đó, chúng ta phải tìm một phương pháp khác nhằm hướng dẫn cho trẻ em hiểu rõ sự quan trọng về những giá trị căn bản của con người. Và chúng ta cần giúp chúng phát huy được các giá trị đó.
Sau cùng, dĩ nhiên việc quan trọng giúp đỡ tha nhân được học hỏi không chỉ bằng lời nói mà còn qua hành động. Ví dụ như từ chính chúng ta. Đó là lý do tại sao môi trường gia đình là thành phần chủ yếu trong việc dạy dỗ một đứa trẻ. Khi một không khí chăm sóc và tình thương thiếu vắng trong nhà, khi trẻ em bị cha mẹ hất hủi, kết quả tai hại rất có thể xảy ra. Trẻ em có khuynh hướng cảm thấy mình không được giúp đỡ và thiếu an toàn và tâm trí chúng thường bị rối loạn.
Trái lại, khi trẻ em nhận được sự trìu mến và bảo bọc thường xuyên chúng cảm thấy hạnh phúc và tự tin vào khả năng của mình hơn, sức khoẻ thể xác của chúng cũng tốt hơn. Và ta thấy chúng không phải quan tâm nghĩ tưởng riêng chúng mà cả đến người khác nữa. Môi trường gia đình cũng rất quan trọng vì trẻ em học hỏi thái độ tiêu cực từ cha mẹ chúng. Thí dụ, nếu người cha thườnng hay tranh chấp với bạn bè, hoặc có người cha hay mẹ luôn luôn gây gỗ cải cọ nhau, mặc dù lúc đầu đứa trẻ cảm thấy điều ấy đáng chê trách nhưng lâu ngày chúng xem như việc bình thường. Rồi chúng mang sự học hỏi ấy ra khỏi nhà và áp dụng vào trong thế giới.
Khỏi cần nói, các trẻ em sẽ đem ra thực hành trước tiên những điều mà chúng học biết những hành vi đạo đức ở nhà trường. Về điểm này, các thầy giáo phải đặc biệt chịu trách nhiệm. Bằng chính thái độ của họ khiến các em sẽ nhớ đến họ suốt đời. Nếu hành vi này là nguyên tắc kỷ luật và tình thương thì những giá trị đó sẽ gây ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí các em. Bởi vì những bài học do các thầy dạy dỗ với sự tích cực xây dựng sẽ thấm sâu vào tâm trí những học sinh của họ. Nhờ chính kinh nghiệm bản thân mà tôi biết rõ điều này. Lúc đó còn nhỏ tôi rất lười biếng, nhưng khi tôi nhận thức được tình thương và sự chăm sóc của các thầy giáo, những bài giảng của họ sẽ được khắc ghi vào tâm não sâu đậm hơn là nếu vào thời ấy có một vị trong nhóm lại quá khắt khe hoặc thiếu tình thương.
Cho đến bây giờ các giáo chức phục vụ trong ngành giáo dục đều do các chuyên gia đảm trách. Vì thế tôi chỉ xin lược tóm vài đề nghị. Trước hết để thức tĩnh lớp người trẻ hiểu biết được tầm quan trọng của những giá trị nhân bản, tốt hơn không nên trình bày các vấn đề xã hội thuần tuý như là chủ đề đạo đức hay tôn giáo. Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng đó là trụ cột cho sự tiếp tục sinh tồn của chúng ta.
Bằng cách ấy, giới trẻ sẽ nhận thấy rằng tương lai nằm trong tay của chúng. Kế đến, tôi tin rằng cuộc đối thoại đó nên được dạy trong lớp học. Trình bày với các học sinh một đề tài có tính cách tranh luận và để các em bàn cãi thảo luận với nhau, đó là phương pháp rất hiệu quả nhằm giới thiệu cho lớp trẻ khái niệm giải quyết cuộc tranh chấp một cách bất bạo động. Thực vậy, hy vọng rằng khi học đường ưu tiên quan tâm đến việc này sẽ mang lại kết quả lợi lạc cho chính đời sống của gia dình. Khi thấy cha mẹ gây gỗ cãi cọ với nhau, một đứa trẻ hiểu được giá trị của đối thoại sẽ tự nhiên nói: “Ồ, không nên. Cách đó không phải rồi. Cha mẹ cần nói chuyện, thảo luận với nhau một cách nhã nhặn ôn hoà hơn”.
Sau cùng, điều cốt yếu là phải loại khỏi chương trình giảng dạy bất cứ khuynh hướng nào mang màu sắc tiêu cực. Ví dụ, tại vài nơi trên thế giới, người ta giảng dạy lịch sử với lý thuyết cuồng tín hoặc kỳ thị chủng tộc đối với các cộng đồng khác. Dĩ nhiên đó là điều sai lầm. Nó chẳng đóng góp được gì cho hạnh phúc nhân loại. Bây giờ hơn lúc nào hết, chúng ta cần chỉ dẫn cho các em hiểu rằng sự phân biệt giữa “nước ta” và “nước người”, “tôn giáo ta” và “tôn giáo người” là không quan trọng. Đúng hơn, ta phải nhấn mạnh trên sự nhận thức rằng quyền hưởng hạnh phúc của tôi không cân nặng hơn quyền của người khác. Nói vậy không phải bảo rằng chúng ta nên dạy con em từ bỏ và không biết đến truyền thống văn hoá và lịch sử của nơi chúng sinh ra. Trái lại, điều quan trọng là phải đặt nền tảng trên đó.
Rất tốt cho trẻ em được học biết yêu quê hương, tôn giáo và văn hoá của chúng. Nhưng nguy hiểm sẽ đến khi điều đó phát triển thành một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa vị chủng và cuồng tín tôn giáo. Thí dụ của thánh Gandhi rất thích hợp nhắc tới ở đây. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu đậm phương pháp giáo dục của Tây Phương, nhưng ngài không bao giờ lảng quên hay trở thành xa lạ với di sản phong phú từ nền văn hoá Ấn Độ của ông.
Nếu giáo dục thành lập được một trong các loại vủ khí mạnh mẽ nhất với sự tìm cầu mang lại một thế giới an lạc và hoà bình hơn thì truyền thông là một thứ khác. Mọi chính trị gia đều biết họ không còn duy nhất là những người có quyền lực trong xã hội. Thêm vào đó còn có sách báo, truyền thanh, điện ảnh và truyền hình đã cùng chung tạo ảnh hưởng lớn lao trên những cá nhân không thể tưởng tượng nổi vào khoảng một trăm năm trước. Sức mạnh này đã ban cho những người hoạt động trong lãnh vực thông tin cũng như mỗi chúng ta, các cá nhân được nghe, đọc và xem một trách nhiệm lớn lao. Chúng ta cũng có dự phần vào. Trong truyền thông chúng ta không phải vô quyền lực. Một cái bấm nút để kiểm soát đài nằm trong tay chúng ta.
Điều này không có nghĩa là tôi biện hộ cho các báo cáo khô khan hay giải trí thiếu hấp dẫn. Trái lại, cho đến nay trong lãnh vực báo chí điều tra, tôi kính trọng và đánh giá cao sự can thiệp của giới thông tin. Không phải mọi người phục vụ công cộng đều thành thực trong khi thi hành bổn phận của họ. Cho nên, rất thích hợp cần có các ký giả với mũi dài như vòi của voi đánh hơi rình mò xung quanh để phơi bày các điều sai quấy mà họ khám phá ra. Chúng ta cần biết đến những cá nhân rất nổi tiếng đã che giấu một khía cạnh đặc biệt nào đó bên dưới vẻ mặt dễ mến của họ. Có thể có sự khác biệt giữa bề ngoài và đời sống nội tâm của một cá nhân. Rốt cuộc cũng chỉ là cùng một người. Sự khác nhau đó đã khiến họ trở nên khó tin cậy. Cùng lúc, việc quan trọng là nhân viên điều tra không thể hành động vì những lý do không chính đáng. Không công bằng và không kính trọng lẽ phải của người khác thì cuộc điều tra tự nó đã bị ung thối.
Trong vấn đề thông tin, người ta thường nhấn mạnh về dục tính và bạo động có nhiều yếu tố cần cứu xét. Trước hết rõ ràng là đa số quần chúng và khán giả đều ham muốn các cảm giác được kích thích bởi loại chất liệu đó. Thứ đến, tôi nghĩ rằng các sản phẩm chứa đựng nhiều hình ảnh khêu gợi dục tình và bạo động ấy có ý định gây tai hại. Mục đích của họ chắc chắn chỉ nhằm vào thương mại. Dù cho tự nó là tích cực hay tiêu cực, theo tôi điều đó không quan trọng bằng vấn đề nó có mang lại ảnh hưởng đạo đức lành mạnh gì không? Nếu kết quả sau khi xem một phim với nhiều bạo động giúp khơi dậy được lòng từ bi nơi khán giả thì việc diễn tả hành vi bạo động đã được chứng minh. Nhưng nếu sự tích luỹ nhiều hình ảnh bạo động dẫn đến sự thờ ơ không để ý thì kết quả ngược lại. Thực vậy làm chai đá con tim là một điều rất tai hại. Nó dễ dàng đưa đến khiến lòng người không còn tình thương.
Khi giới truyền thông chú trọng quá nhiều vào các khía cạnh tiêu cực của bản tính con người, điều nguy hiểm là chúng ta sẽ được thuyết phục để tin rằng bạo lực và sự gây hấn là các đặc điểm chính yếu. Tôi tin đó là một điều sai lầm. Sự kiện bảo rằng chỉ có tin tức bạo hành mới đáng xem là ý kiến hoàn toàn trái ngược. Những tin tức hấp dẫn ít khi được chú ý bởi vì có quá nhiều. Hảy xem vào bất cứ thời điểm nào cũng có hàng trăm triệu hành động tốt đang xảy ra khắp nơi trên thế giới. Mặc dù cùng lúc cũng có nhiều việc làm bạo động đang diễn tiến, nhưng chắc chắn con số sẽ ít hơn. Do đó, nếu thông tin có trách nhiệm đạo đức cần nên phản ảnh sự thực đơn giản đó.
Việc đưa ra các luật lệ truyền thông rõ ràng là cần thiết. Sự kiện ngăn cấm con em chúng ta không nên xem một số tin tức nào đó, chứng tỏ chúng ta đã phân biệt những điều gì có lợi và bất lợi tuỳ theo các hoàn cảnh khác nhau. Nhưng pháp luật có phải là phương cách đúng để giải quyết công việc ấy chăng là một việc khó xét đoán. Trong tất cả những vấn đề đạo đức, giới luật chỉ thực sự có kết quả khi phát xuất từ nội tâm. Cách tốt nhất để bảo đảm sự lành mạnh của sản phẩm đa dạng xuyên qua truyền thông là chúng ta cần giáo dục cho các trẻ em. Nếu ta hướng dẫn các em biêt ý thức trách nhiệm của mình, chúng sẽ trở nên có kỷ luật hơn khi tham dự vào truyền thông.
Mặc dù không mấy hy vọng giới thông tin sẽ truyền bá các lý tưởng và nguyên tắc của tâm từ bi, ít ra chúng ta mong chờ những người liên hệ sẽ quan tâm khi có tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực. Ít ra không nên dành chỗ cho sự khuyến khích các hành động tiêu cực như bạo hành và kỳ thị chủng tộc. Nhưng vượt lên trên điều đó, tôi chưa biết thế nào.Chúng ta có thể tìm phương cách gì hầu liên kết trực tiếp hơn những người viết ra các câu chuyện cho nguồn tin tức và giải trí cùng với các khán giả, độc giả và thính giả chăng?



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2021(Xem: 7513)
Vì hiện nay tình hình phong tỏa tại Sài Gòn thật chặt chẽ, rất khó khăn cho chúng con, chúng tôi xin được Phép vào những khu vực cách ly để phát quà, vì vậy chúng con, chúng tôi đã linh động quyết đinh giúp cho những hộ nghèo ở ngoại ô Sài Gòn, những bà con lao động tay chân, buôn thúng bán bưng.. Một khi SG LockDown dài hạn, tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng dây chuyền, vì vậy chúng tôi thiết nghĩ không riêng gì SG mà những vùng lân cận đều bị ành hưởng hết, vì vậy mong các vì hảo tâm hoan hỉ cho quyết đinh này của Hội Từ thiện chúng tôi.. Hôm qua, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 200 hộ nghèo. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc:
19/07/2021(Xem: 5611)
TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.) Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.
18/07/2021(Xem: 4928)
Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.
18/07/2021(Xem: 5125)
Tâm là một trong hai yếu tố thành lập nên con người. Tâm không phải là vật chất. Tâm trừu tượng, nên chúng ta không thể trông thấy hay sờ mó tâm được. Tuy tâm không có hình dáng như thân vật chất, nhưng không có nó thì con người không thể sống được. Tâm là những cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, là những ưu tư phiền muộn, khổ đau, là những nhớ nhung suy nghĩ, là sự hiểu biết, là trí tuệ của con người. Những thứ này gom lại thành nguồn năng lượng sống tạo nên nhân cách của con người tốt hay xấu. Tùy theo năng lượng thiện hay bất thiện, từ đó tâm sẽ đưa ta đến cảnh giới tương ưng. Đó là cảnh giới an vui hay đau khổ, Niết-bàn hay địa ngục, Phật hay ma, tất cả đều do tâm tạo.
16/07/2021(Xem: 5009)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ:
14/07/2021(Xem: 4541)
Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói: Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
12/07/2021(Xem: 6064)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6863)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4885)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5427)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]