Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường

24/06/202018:54(Xem: 5848)
Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường

Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường

 (Ancient Buddhist Mural Found in Uzbekistan Sheds Light on Early Buddhist Diaspora)

 Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường-1

Hình 1: Một phần của bức bích họa tranh tường Phật giáo được phát hiện tại ngôi tu viện Phật giáo cổ đại Kara Tepe, ảnh của nhóm Nghiên cứu học thuật Đại học Rissho Uzbekistan. Nguồn: asahi.com

 

 

Di tích Phật giáo cổ đại này được phát hiện vào năm 2016 trong thời gian khai quật tại ngôi tu viện Phật giáo cổ đại Kara Tepe, một địa điểm khảo cổ ở ngoại ô Termez hiện đại, miền nam Uzbekistan, bởi các nhà nghiên cứu và đối tác địa phương từ Đại học Rissho, Tokyo, Nhật Bản.

 

Các bích họa tranh tường sơn khoảng 1 mét và màu xanh lẫn đỏ.

 

Hinh ảnh của bích họa tranh tường đã được phát hành với sự chấp thuận của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ thuật Uzbek, mà Đại học Rissho hợp tác.

 

Haruki Yasuda, một giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Khoa Nghiên cứu Phật giáo của trường đại học cho biết: “Các bích họa tranh tường có thể là một phần của một tác phẩm lớn hơn miêu tả cuộc đời của Đức Phật. Đây là một khám phá quý giá, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách Phật giáo thay đổi (dưới ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau”.

 

Địa điểm khảo cổ, nằm gần biên giới Afgjanistan, không xa Bamiyan, nơi mà năm 2001, hai bức tượng Phật tại Bamiyan bị chính quyền Taliban dùng thuốc nổ đánh sập, di tích này từng được coi là hai pho tượng Phật đứng lớn nhất trên thế giới, một bức cao 53 mét, một bức cao 38 mét, được khắc sâu vào vách sa thạch ở Bamiyan (Afghanistan) vào thế kỷ thứ 5.

 

Các bích họa tranh tường được tìm thấy trong một căn phòng bằng đá cách đó 2 mét dưới một ngôi già lam cổ tự.

 

Phật giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước kỷ nguyên Tây lịch. Phải mất 1.000 năm để ánh quang minh từ bi trí tuệ Phật giáo lan truyền theo chiều kim đồng hồ qua Tây Bắc Á trước khi đến Nhật Bản.

 

Ngôi già lam cổ tự  Kara Tepe tọa lạc tại “Ngã tư của các nền văn minh” trên con đường tơ lụa cổ đại. Các nhân vật theo phong cách Hy Lạp và La Mã được khai quật ở đó, cũng như một bức tượng đầu của một con chim thần Garuda huyền thoại lớn ở Ấn Độ gọi là “Kim sí điểu” (chim cánh vàng). Những phát hiện này cũng có thể có từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 3.

 

Đây là lần đầu tiên một bức tranh tường lớn xuất hiện tại ngôi già lam cổ tự Kara Teppe.

 Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường-5

Hinh 5: Khu khảo cổ Tu viện Kara Tepe. Nguồn: pmadventures.com

 

Tiến sĩ Akira Miyaji, giáo sư danh dự của Đại học Nagoya, và chuyên gia về nghệ thuật Phật giáo ở Trung Á, được gọi là tìm kiếm cực kỳ quan trọng cho các nghiên cứu về các bức bích họa tranh tường Phật giáo.

 

Ông lưu ý rằng, các bức bích họa tranh tường Phật giáo kết hợp cả hai kỹ thuật vẽ theo phong cách phương Đông và phương Tây.

 

Tiến sĩ Akira Miyaji nói: “Mô tả một góc ở khuôn mặt, cùng với bóng và làm nổi bật để tạo ấn tượng về chiều sâu và sự vững chắc, là những kỹ thuật nghệ thuật từ Hy Lạp và Rome. Phong cách chải chuốt và tô màu linh hoạt là một đặc điểm của nghệ thuật lớn hơn các bức bích họa tranh tường Phật giáo ở Bamiyan.

 

Cũng có những ảnh hưởng mạnh mẽ từ truyền thống vẽ tranh Hy Lạp, cùng với các yếu tố từ Ấn Độ và Ba Tư”.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)
Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường-4Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường-3Phật giáo đến với Uzbekistan Rất sớm qua Phát hiện Bích họa tranh tường-2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2013(Xem: 6393)
Tiến sĩ Mehm Tin Mon, Cố vấn Ban Tôn Giáo Miến Điện. Ông sanh tại làng Kamawet, thị trấn Mudon, bang Mon, Miến Điện, năm 1934. Cha mẹ ông đều là những Phật tử thuần thành, sống bắng nghề nông. Thuở nhỏ ông học rất giỏi, được nhiều giải thưởng xuất sắc trong các ngành Vật Lý, Hoá học, Toán.
30/04/2013(Xem: 6025)
Mới đây nhất, ngày thứ hai 15 tháng 4 năm 2012, có vụ khủng bố nổ bom tại cuộc chay đua ở Boston (Boston Marathon) đã gây thiệt mạng cho 3 người và gây thương tích gần ba trăm người khác (282).
29/04/2013(Xem: 5382)
Nếu có một lúc nào đó bạn thử dành đôi chút thời gian để nhìn lại những suy nghĩ của chính mình trong một ngày, bạn sẽ thấy ra được nhiều điều rất thú vị. Hầu hết những gì bạn suy nghĩ dường như đều hướng về tương lai hoặc quay lại quá khứ. Có rất ít những suy nghĩ được dành cho hiện tại, trừ khi bạn là người đã có thực hành nếp sống tỉnh thức.
26/04/2013(Xem: 6922)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Đó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh, đón nhận phiền não như là nhân của quả hạnh phúc. Nếu không thể chấp nhận cách suy nghĩ nầy, ta không thể luyện tâm có được cái nhìn như thế.
24/04/2013(Xem: 7568)
Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 9 năm 2012 một ngôi chùa Phậtgiáo tại thị trấn Ramu của tỉnh Cox's Bazar thuộc miền nam xứ Bangladesh đã bịthiêu rụi, thế nhưng nơi chính điện thì pho tượng Phật vẫn còn nguyên vẹn.
23/04/2013(Xem: 18958)
Phần nhiều người ta hay lo lắng những việc về quá khứ và tương lai, chính đó là nguyên nhân gây ra cho họ đời sống vô cùng đau khổ và rối loạn tâm tư. Những việc gì ở quá khứ thì nó đã qua rồi; còn những gì ở tương lai thì nó chưa đến. Như vậy, tại sao họ phải quá lo lắng những gì liên quan đến quá khứ và tương lai? Thế thì, những gì có thể tồn tại ở đời này, họ cần phải quan tâm đến và sống với nó.
23/04/2013(Xem: 5765)
Con người đối xử với nhau và muôn loài dễ thương, là bởi trong con người có thiện tánh biểu hiện. Và con người đối xử với nhau và muôn loài dễ ghét là vì trong con người biểu hiện ác tánh. Ác tánh trong con người do được nuôi dưỡng bởi thầy tà, bạn ác, bởi những nhận thức sai lầm từ các giáo thuyết, . . .
22/04/2013(Xem: 9928)
Vì không lập văn tự, không chủ trương hình tướng bên ngoài, chỉ phá trừ sự câu chấp cố hữu mà con người, chúng sinh đã cưu mang trải qua bao nhiêu cuộc sống, từ đời này qua kiếp nọ, đã không thấy được tự tánh thường hằng vô sinh, tồn tục tận cùng nơi tâm thức. Nơi đây, chúng ta nghe Lục Tổ Huệ Năng, sau khi được Ngũ Tổ HoằngNhẫn giải Kinh Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." thì Lục Tổ được đại ngộ và thưa với Ngũ Tổ rằng.
22/04/2013(Xem: 10597)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” - “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” - “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]