Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài kinh nghiệm tu tập thu nhận được từ bài “Thừa, Thiếu cần đáng quan tâm!“ của HT Thích Bảo Lạc

17/06/202016:39(Xem: 9513)
Vài kinh nghiệm tu tập thu nhận được từ bài “Thừa, Thiếu cần đáng quan tâm!“ của HT Thích Bảo Lạc

1.HT Bảo Lạc

Vài kinh nghiệm tu tập thu nhận được từ bài
“Thừa, Thiếu cần đáng quan tâm“  

của HT Thích Bảo Lạc

Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
Và lạ thay, sau khi xem qua bài viết “Thừa thiếu cần đáng quan tâm ? “ được đăng tải trên trangnhaquangduc ngày 2/6/2020 trong đầu tôi bỗng vang vang lời khấn nguyện của Cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải ngày nào khi dâng lời kính lễ đến với Đức Thế Tôn “ Kính ngưỡng Đấng Thế Tôn kính xin Ngài gia bị cho tâm phàm con được chuyển thành Trí, sau khi tư duy và nghiên cứu những lời giảng của các bậc danh Tăng mà trên đường tu học con đã may mắn gặp được dù chưa một lần diện kiến và đảnh lễ .
Kính xin được tri ân các bậc tiền bối đã khai triển Thánh Pháp của Đức Phật siêu việt của chúng ta “
Phải chăng Ôn Hội Chủ đã có đầy đủ đặc điểm của một vị danh Tăng ( một vị Bồ Tát hiện đời) đã đem những gì mình sở đắc,  những gì Ngài lảnh thọ từ thánh pháp của Đức Thế Tôn ra chia sẻ cho mọi người cùng hưởng một cách bình đẳng?
Qua bài viết này tôi đã nhận ra được tính nhân bản và tình yêu thương chúng sinh của Ngài khi phân tích nguyên nhân gây ra Thừa Thiếu đều phát xuất từ nhân duyên nghiệp quả của mình tự tạo từ bao đời trước và hiện đời này được thể hiện qua Y Báo và Chánh báo.của mình .
Do vậy, người tạo nghiệp lành nhiều hơn mới thắng và áp đảo nghiệp ác để được chánh báo và y báo tương xứng. Sở dĩ có sự thiếu thăng bằng giữa thiếu hay thừa là do cái tâm tạo tác mà kết quả như vậy “
Trích đoạn trong bài viết “ Thừa thiếu cần đáng quan tâm
Nhưng với lòng từ bi Ngài có lẽ người đọc cũng sẽ cảm nhận rằng trong trái tim nhân ái của Ngài “ Yêu thương chúng sinh khổ đau trong cuộc đời là điều quan trọng hơn và cũng đừng tìm hiểu quá sâu xa nguyên nhân rồi đem phân tích , vì đôi khi nhìn người khác với thái độ quá khôn ngoan lịch lãm của tri thức sẽ nhận ra những ước mơ phù phiếm của họ ...

Mà hãy nhìn cuộc đời , nhìn mình cùng tất cả mọi sự mọi vật với niềm yêu thương, quý trọng thì có khi những mơ ước đó trở nên dễ hiểu và đáng để thương cho thân phận kiếp người khi chưa biết Phật Pháp và phải làm sao đem đến cho họ cái chìa khoá để sống hoà hợp trên thế gian này và gây thêm mầm thiện : “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, nghĩa là những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, “ vì luật nhân quả công minh chính xác không sai bao giờ .

Ngài cũng nhắc đến những thửa ruộng có năng lực sinh ra phước đức : kính điền, ân điền, bi điền cũng như lòng hiếu thảo của con đối với ân nghĩa sinh thành của cha mẹ dù có phải bố thí sinh mệnh mình như câu chuyện kể tiền thân Đức Phật trong kinh Đại phương Tiện Phật báo ân quyển 3 .
Tôi cũng rất thích bảng so sánh đối chiếu tục đế và chân đế để nghiệm quả suy nhân, và bài thơ vừa khôi hài vừa làm người đọc thích thú để đồng ý cho cô gái chọn phu quân là anh chàng Chân và làm anh chàng Tục lỡ duyên phận.

Và cũng với đề tài này Ôn muốn nhắn gửi đến mọi người phải tìm cách cân bằng lại đời sống hiện nay qua đại dịch Coronavirus bằng cách bảo vệ môi trường sinh thái. 


“Chúng ta phí phạm quá nhiều nguyên liệu và nhiên liệu làm ảnh hưởng đến thiên nhiên như nguồn nước, núi rừng, thảo nguyên, sông ngòi, biển cả, hầm mõ, địa cầu, vũ trụ, không gian, mặt trời… hầu như sắp khánh tận. Đây là vấn đề huyết mạch sinh tồn nêu lên để mọi người ý thức và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh thái cho chính ta và con cháu chúng ta có nơi nương tựa sinh sống “

Thêm vào đó ai cũng phải chấp nhận rằng chúng ta đang có đời sống hiện tại vật chất hầu như không thiếu, nhưng về mặt tinh thần hay tâm linh mọi người đang thiếu hụt và đây là lời tạm kết của Ôn nhưng là bài học mà mọi người đều nhận được sau đại dịch kinh hoàng này:
 
1) Con người quá tự hào tài năng, trí huệ của mình nên coi thường quy luật sinh tồn, do không tự lượng sức nên đã đưa nhân loại vào đại thảm họa chết người khiến bảy tỉ người lâm cảnh điêu linh, kinh hoàng hoảng sợ Bà Dịch Cô tấn công bất thần.

2) Đấy là sức mạnh tâm linh hay chính là hậu quả tất yếu của những việc làm thô bạo lâu nay của con người trực hay gián tiếp khai thác tài nguyên thiên nhiên, thỏa mãn nhu cầu đã vô tình làm kinh động huyệt não kho tài nguyên dự trữ.

3)  Bài học đắt giá chúng ta phải trả hôm nay và con cháu chúng ta vẫn phải tiếp tục trả may ra tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng mà Cha Ông của chúng đã tạo nên trong quá khứ (tk 21) khó phai mờ trong tâm thức.

4) Sau trận đại dịch Corona này, nhân loại mới bừng tĩnh nhìn lại mình kỹ hơn để áp dụng tâm từ vào đời sống bằng cả hùng lực và nguyện lực, tái cấu trúc lại đời sống nhân bản làm cho cảnh quan chung quanh thêm xinh tươi, sáng đẹp, và đáng yêu.

Kính xin phép Ôn được rating 5 sao***** như mỗi lần tán thán điều
gì sau buổi học .

Và kính dâng vài câu thơ tán dương Ôn
“Khó giải nghĩa thế nào thừa thiếu ?
Người giàu cũng khóc giữa đại dịch này .
Nghèo vật chất nhờ thiện quả đổi thay ,
Thiếu sức mạnh tâm linh mới cần tăng bồi dưỡng !

 
Nguyên tắc sống đời hiện tại hân hưởng !
Nắm chìa khoá “không gây hại cho ai “.
Hiểu nhân quả tạo nên luật trả vay ,
Mẹ thiên nhiên đang cần cấu trúc lại .
Kính đa tạ lời Ôn từ bi chỉ dạy!

 
Kính mong những điều HH thọ nhận qua bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc cũng là những điều các bạn đạo tìm thấy và lãnh hội như HH . Trân trọng lắm 

Huệ Hương
17/6/2020

***************

Thừa Thiếu cần đáng quan tâm? (bài viết mới nhất của HT Thích Bảo Lạc)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 7236)
Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật.
16/03/2014(Xem: 6821)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8100)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7793)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14656)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8534)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7758)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6939)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33349)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11497)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]