Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch

31/05/202015:54(Xem: 7382)
Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch

Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch

Nguyên Giác
3_Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch-nhac kich_Chandalika_ngai Anan va Ma Dang Gia

Đôi khi một nụ cười lả lơi, một liếc mắt say đắm, một lần nắm tay bất chợt cũng có thể dẫn tới một tai họa vô cùng lớn lao. Cũng y hệt một tia lửa nhỏ có thể làm phựt cháy cả một khu rừng khổng lồ. Một thí dụ rất cụ thể: nếu ngài Anan sa ngã, số lượng kinh Phật có thể sẽ chỉ còn có phân nửa. Trí nhớ của ngài Anan rất mực siêu đẳng, nhớ hơn 10,000 Kinh Phật trong Tạng Pali. Thống kê là riêng phần kinh (Sutta Pitaka), chưa kể phần Luật và Luận, là hơn 10,000 kinh. Nếu ngài Anan bị cô nàng xinh đẹp Ma Đăng Già chiêu dụ ra đời, các nhà sư khác thay thế không thể nào có trí nhớ như thế -- cũng tương đương như hình ảnh Thư viện Đại tạng kinh bị lửa cháy mất nửa phần hoặc hơn.

Nghĩa là, tai họa đối với các Phật tử có thể gọi là kinh hoàng, nếu ngài Anan xả giới, hoàn tục để “kẻ lông mày cho mỹ nhân”… Tuy nhiên, nếu giả sử bạn là một cậu nhóc hay cô nhóc trong làng, trong thời điểm 2,500 năm về trước, nhìn thấy cô nàng Ma Đăng Già níu kéo ngài Anan về đời, có thể rằng trong tâm thức vô minh, cậu bé hay cô bé này sẽ chạy ra níu kéo giúp, và hoan hô bà chị, “Chị Hai ơi, tới luôn. Dẫn Thầy về làm anh Hai đi.” May mắn, các cô cậu trong làng mất bữa tiệc cưới vì ngài Anan được thần lực của Đức Phật làm cho tỉnh lại, và từ sự tích này Kinh Lăng Nghiêm được hình thành. Tích này không có trong Tạng Pali, chỉ có trong Tạng Sanskrit. Nhiều nghệ sĩ thiên tài thế giới – trong đó có nhạc sĩ Wilhelm Richard Wagner (1813 – 1883) và thi sĩ Rabindranath Tagore (1861 – 1941) – đã dựa vào một chút say đắm của ngài Anan để soạn ra các tác phẩm nghệ thuật lớn.

Trong khi đó, nhiều sách đời sau (do các nhà sư và cư sĩ viết) đều nhìn cô tuyệt sắc giai nhân Ma Đăng Già qua các ngôn ngữ nặng lời: ma nữ, dâm nữ, yêu nữ, kỹ nữ … Thực tế, bản văn gốc Sanskrit không có những chữ nặng như thế. Bản tiếng Anh ghi lại trong sách “Introduction To The History Of Indian Buddhism” (Giới Thiệu Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ) của Giáo sư Eugene Burnouf viết trong tiếng Anh là “young girl” – hiểu trong tiếng Việt là thiếu nữ, hay cô gái trẻ. Thêm nữa, nàng Ma Đăng Già sau đó xuất gia và rồi chứng quả A La Hán. Nhưng các chữ nặng nề vẫn ghi trong các sách Bắc Tông hơn hai ngàn năm qua.

Nhưng tuyệt vời là ngôn ngữ của Thầy Thích Thiện Hoa, khi nhẹ nhàng gọi nàng Ma Đăng Già là “tín nữ ngoại đạo” --- một chữ thích hợp với hoàn cảnh dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ gần đây. Dĩ nhiên, Thầy không muốn nói rõ “ngoại đạo” là tôn giáo nào. Trong bộ Phật Học Phổ Thông của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, trong Khóa Thứ 6, nơi phần “Nguyên Nhân Phật Nói Kinh Lăng Nghiêm” ghi nhận về sự tích này, trích:

“Theo lệ thường, mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, là ngày mãn hạ, chư Tăng cùng trong tự tứ, để rửa sạch những hành vi lỗi-lầm và những tưởng không tốt, cho giới thể được thanh tịnh, vì trong ba tháng kết hạ an cư, chư Tăng đều thúc liễm thân tâm, trau giồi giới hạnh, tích công lũy đức, nên đến ngày mãn hạ, các hành Phật tử cư sĩ đều đua nhau sắm đủ các món trai diên, thỉnh chư tăng đến cúng dường, để gieo trồng cội phúc.

Hôm ấy, nhằm ngày húy nhựt của Tiên-Hoàng, nên vua Ba-Tư-Nặc sắm đủ các món trân tu mỹ vị rất linh đình, rồi chính vua thân hành đến rước Phật và chư Tăng về cúng dường. Cũng hôm ấy, các hàng trưởng giả, cư sĩ đều sắm đủ thức cơm chay, cung thỉnh chư Tăng đến cúng dường. Phật bảo Ngài Văn-thù chia ban, để đi đến từng nhà thọ cúng.

Trong lúc ấy, ông A-nan vì đã chịu người thỉnh riêng trước, nên trở về chẳng kịp để dự vào hàng chúng Tăng thọ cúng. Ông mang bình bát đi vào thành, oai nghi, tề chỉnh, bộ điệu chậm rãi, qua từng nhà một để khất thực. Với tâm bình đẳng, ông muốn làm phước điền cho tất cả mọi người, không phân biệt bậc quý phái hay hạng bình dân. Ông chỉ mong gặp những người chưa biết làm phước, hôm nay phát tâm cúng dường, để họ được ương trồng hạt giống lành, dặng ngày sau hưởng quả.

Vì lòng từ bi bình đẳng không lựa chọn, nên ông tuần tự trải qua các xóm làng. Không may ông gặp nhà tín-nữ ngoại đạo, tên Ma-Đăng-Già, dùng phép huyễn thuật là thần chú của Ta-Tỳ-Ca-La Tiên Phạm-thiên, bắt vào phòng, dùng đủ lời dịu ngọt, vuốt ve mơn trớn, ép uổng về tình duyên....

A-nan bị nạn, hết sức buồn rầu! Ông chắp tay niệm Phật, hướng về Đức Chí-tôn cầu cứu! Phật biết A-nan bị nạn, nên khi thọ trai xong không kịp thuyết pháp, liền trở về tịnh xá ngồi kiết-già, trên đảnh phóng hòa quang ấy có ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết-già, nói thần chú Lăng-Nghiêm (mỗi buổi khuya các chùa đều tụng). Phật bảo Ngài Văn-thù đem thần chú ấy đi đến chỗ nàng Ma-Đăng-già, để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A-nan.”

Thực tế, như thế là còn nhẹ lời, khi Thầy Thiện Hoa gọi cô là “tín nữ ngoại đạo”… Chúng ta có thể hiểu rằng, nếu ngài Anan ra đời, kể như Kinh Phật được ghi nhớ không nhiều như hiện nay vì không ai có trí nhớ siêu phàm như ngài Anan. Về phía Phật giáo Bắc Tông cũng sẽ thiệt thòi vô cùng tận, nếu Kinh Lăng Nghiêm không xuất hiện trên đời này. Chuyện tích này cũng nêu bật yếu tố nữ quyền trong suy nghĩ của các nhà sư Bắc Tông: một truyền thuyết ghi lời Đức Phật rằng ngài Anan và nàng Ma Đăng Già từng là vợ chồng trong 500 kiếp, và trong kiếp cuối cùng gặp lại, nàng Ma Đăng Già chứng quả A La Hán trước ngài Anan (khi Đức Phật viên tịch, ngài học giả siêu đẳng Anan chỉ mới chứng quả Dự Lưu). Ghi nhận, ngài Anan ra đời trong giai cấp Sát Đế Lợi (vua, quan), cao cấp thượng lưu so với nàng Ma Đăng Già ở giai cấp nô lệ Praksti.

Trong khi đó, nhạc sĩ Wilhelm Richard Wagner đã biến câu chuyện này thành một vở nhạc kịch (opera), vì nhìn thấy trong sự tích này có đầy đủ yếu tố gay cấn cho nghệ thuật. Wagner là nhà soạn nhạc Đức quốc, nổi tiếng vì các vở nhạc kịch, một số vở của ông được xem như có tính điện ảnh gay cấn. Wagner cũng được xem như một nhà cách mạng trong nghệ thuật âm nhạc sân khấu, tổng hợp yếu tố thơ, hình ảnh, vũ điệu, nhạc, cá tính nhân vật, và các nút thắt mở của kịch, qua khái niệm ông gọi là Gesamtkunstwerk ("total work of art" – toàn diện tác phẩm nghệ thuật).

Vở nhạc kịch về ngài Anan và cô Ma Đăng Già do Wagner soạn có tên là Die Sieger (nghĩa là: The Victors; Những Người Chiến Thắng). Hiển nhiên, chuyện này dưới mắt nhạc trưởng Richard Wagner có đầy đủ yếu tố để mua nước mắt. Nếu câu chuyện này do một đạo diễn Hoa Kỳ làm thành phim có thể suy đoán sẽ có những cảnh “lãng mạn hơn” mà chúng ta chắc chắn sẽ không thích, vì các diễn viên Mỹ trên phim không hề có chuyện tình yêu đứng xa 6 feet bao giờ.

Nhạc kịch Die Sieger được soạn ra trong khoảng từ năm 1856 tới năm 1858, khi nhạc sĩ Wagner ưa thích đọc về Phật giáo. Bản sơ thảo nhạc kịch còn sót lại cho thấy đây là câu chuyện Wagner dựa vào sách “Introduction to the History of Buddhism” ấn hành năm 1844 của Eugène Burnouf. Đó là chuyện cô thiếu nữ người Prakriti, thuộc giai cấp cùng đinh chandala, tỏ tình với ngài Anan. Tuy nhiên, nhạc trưởng Wagner đã biến đổi cốt truyện một chút. (1)

Vở nhạc kịch lãng mạn này của Wagner chưa bao giờ được lên sân khấu. Về sau, một nhạc trưởng Anh quốc tên là Jonathan Harvey (1939 – 2012) khi viết vở nhạc kịch Wagner Dream (Giấc Mơ của Wagner) và trình diễn lần đầu tại Grand Théâtre de Luxembourg vào tháng 4/2007, nội dung vở nhạc kịch là các sự kiện trong ngày cuối cùng trong đời của nhạc trưởng Richard Wagner trong đó đan xen vào là vở nhạc kịch dở dang Die Sieger của Wagner. Sau đó trình diễn ở Westergasfabriek, Amsterdam. Và rồi đưa về Anh quốc trình diễn ngày 29 tháng 1/2012, và ở xứ Wales ngày 6 tháng 6/2013.

Trong khi đó, nhà thơ Rabindranath Tagore, người được Giải Nobel Văn Chương năm 1913, chuyển câu chuyện trong nhà Phật sang một vở nhạc vũ kịch. Tác phẩm này của Tagore có tên là Chandalika, viết trong năm 1938 và lần đầu lên sân khấu là ở thành phố Calcutta của Ấn Độ trong cùng năm. Trong nhạc kịch có múa, hát, trong bối cảnh miền quê Ấn Độ.

Cô gái thuộc giai cấp thấp kém bị xã hội xem thường tới nổi (trong vở nhạc vũ kịch) những người bán hàng rong ngoài phố cũng không bán cho cô. Đau khổ vì sinh trong giai cấp thấp hèn, cô cằn nhằn mẹ tại sao lại sinh ra cô, để đưa cô vào thế giới  này. Trong nỗi phiền muộn đó, cô đang ra giếng lấy nước thì gặp nhà sư Anan, người thị giả kế cận Đức Phật. Lúc đó (theo vở nhạc vũ kịch) ngài Anan đang khát nước và mệt mỏi, mới xin chút nước uống. Cô gái trả lời rằng cô thuộc giai cấp thấp và theo luật xã hội, nước từ giếng do cô dâng cúng sẽ bị xem là ô nhiễm theo giới thượng lưu. Ngài Anan trả lời rằng rất cả mọi người đều bình đẳng, mới ban phước cho cô và bước đi.

Sự kiện đó làm cô tỉnh thức  và ước muốn gặp lại ngài Anan. Thế rồi một hôm, ngài Anan đi cùng vài nhà sư khác vừa đi, vừa tụng kinh trong khi bước gần cô, nhưng không nhận ra cô. Cô nhớ thương vô cùng, mới xin mẹ (người có học chú thuật) làm bùa mê để cô quyến rũ ngài Anan. Thế rồi cô chạm vào bàn chân nhà sư Anan và xin ngài tha thứ vì đã lôi kéo ngài xuống mức như nàng. Vở kịch kết thúc với hình ảnh ngài Anan ban phước lành cho cô.

Cho tới hiện nay, vở nhạc vũ kịch Chandalika của Tagore được trình diễn trên sân khấu qua nhiều ngôn ngữ, với nhiều biến đổi tùy đạo diễn địa phương tại cả trong Ấn Độ và hải ngoại. Thời kỳ Tagore soạn vở nhạc kịch là khi Ấn Độ còn bị thực dân Anh cai trị, trong khi giới thượng lưu Ấn Độ bị cấm không được mùa, tiếp cận với dân nghèo giai cấp thấp. Những điệu nhạc, múa, lời ca được các nhà bình luận nói rằng cũng là lời ám chỉ tới cách biệt giữa thực dân Anh cai trị và thường dân Ấn bị trị, hiểu ngầm là lời kêu gọi độc lập và bình đẳng, và trước nhất là kêu gọi nữ quyền.

Khởi đầu vở nhạc kịch là hình ảnh cô Ma Đăng Già bị những người chung quanh (người bán sữa, người bán vòng trang trí cổ tay và chân, và các cô gái mang hoa) vây quanh miệt thị. Cô mới gọi Trời/Thượng Đế, người cô thờ phượng hàng ngày và đòi hỏi lời giải thích vì sao đưa cô vào cảnh như thế. Cô ngồi tuyệt vọng, cằn nhằn mẹ cô. Lúc đó, ngài Anan xuất hiện trên sân khấu, xin nước cho đỡ khát. Cô nói về thân phận thấp hèn, và được ngài Anan nói rằng mọi người đều bình đẳng. Cô mới năn nỉ mẹ dạy câu thần chú quyến rũ, đó là bài chú ‘Nagpash Mantra.’

Trang phục của cô là váy xanh lá cây, biểu tượng thiên nhiên, trong khi trang phục mẹ cô là màu đỏ và đen, biểu tượng chú thuật, và ngài Anan dĩ nhiên trang phục vàng, màu biểu tượng kham nhẫn của nhà sư. Các vũ công múa hát theo từng diễn biến kịch, hiển lộ qua nét mặt, qua các cử động tay và chân.

Đưa thêm môt góc cạnh, Thầy Nhất Hạnh kể lại câu chuyện theo kịch bản có hơi khác. Trang Làng Mai ghi lời Thầy Nhất Hạnh trong một lần pháp thoại:

 “Thời của Bụt cũng có một cô gái thuộc giai cấp hạ tiện, tên là Matanga. Cô này xinh lắm và cô yêu Thầy A Nan. Chuyện bắt đầu xảy ra khi Thầy A Nan đi khất thực, khát nước, và ghé vào một cái giếng để tìm nước uống. Thầy thấy cô gái kia đang múc nước. Thầy nói: "Cô cho tôi uống một ngụm". Cô trả lời: "Con là con gái giai cấp hạ tiện. Con đâu có quyền đưa nước cho Thầy uống". Thầy A Nan thấy tội nói: "Theo giáo lý của Đức Thế Tôn dạy, tôi không phân biệt giai cấp. Cô cứ đưa cho tôi uống". Cô mừng quá, đưa nước cho Thầy uống, và từ đó cô tương tư Thầy. Cô ngủ không được. Cô bị bệnh. Rồi cuối cùng cô bàn với bà mẹ mời Thầy tới để cô có dịp tỏ tình. Và hai mẹ con đã dùng bùa chú, dùng một thứ lá cây nào đó làm nước trà mà khi uống vào Thầy A Nan mất cả sự tỉnh táo. Thấy Thầy A Nan quá giờ mà chưa về, Bụt sai các thầy khác đi tìm và may mắn kiếm được Thầy A Nan trước khi Thầy làm một cái gì sai với uy nghi và hại tới giới phẩm. Thầy A Nan uống xong thứ nước trà kia, biết là bị trúng độc, liền ngồi im vận dụng phép thở khí công. Thầy thở theo chánh niệm và đợi các thầy khác tới giải cứu. Các thầy cũng đem luôn cả cô Matanga về.” (2)

Chúng ta ghi nhận rằng câu thần chú của Đức Phật để giải độc cho ngài Anan được Thầy Nhất Hạnh bỏ qua, để ghi là “thở theo chánh niệm.” Cũng nên nhớ rằng trong Kinh Lăng Nghiêm có bài thần chú rất dài. Đặc biệt, trong Kinh Trường Bộ DN 32, cũng có một bài thần chú hộ thân rất dài.

Sự tích ngài Anan gặp nàng Ma Đăng Già không có trong Tạng Pali, và chỉ có một bản văn duy nhất trong Tạng Sanskrit. Sự tích này có tên là Śārdūlakarṇāvadāna trong sách Divyāvadāna. (3)

Nơi đây, chúng ta dịch lại sự tích này qua bản dịch của học giả Eugène Burnouf:

“Một hôm, Ananda, môn đệ của Đức Thích Ca Mâu Ni, sau khi đi xuyên một miền quê thời gian dài, gặp một thiếu nữ người mātangī, tức là thuộc bộ tộc cāṇḍāla, đang múc nước giếng, mới hỏi xin nước. Nhưng thiếu nữ, lo sợ cô làm ô nhiễm ngài Anan khi chạm xúc, nên nói rằng cô sinh trong giai cấp mātanga và cô không được phép tới gần một nhà sư. Ngài Ananda đáp, “Chị ơi, tôi không hỏi chị về giai cấp hay gia đình cô. Tôi chỉ hỏi xin nước, và xem chị có thể cho tôi chút nước.”

Tên cô gái là Prakṛti, theo truyền thuyết là sẽ chuyển sang Đạo Phật, tức khắc yêu thương ngài Ananda, và cô nói với mẹ cô rằng cô muốn trở thành vợ của ngài Ananda. Bà mẹ thấy trở ngại giai cấp, vì ngài Ananda thuộc giai cấp vua-quan của dòng Thích Ca, và bản thân là anh/em họ của Đức Phật. Bà mẹ mới dùng chú  thuật để quyến rũ nhà sư tới nhà bà, nơi cô Prakṛti trong trang phục đẹp nhất chờ ngài. Bị chú thuật lôi kéo, ngài Ananda bước vào nhà, nhưng nhận ra nguy hiểm đang đe dọa, mới nhớ tới Đức Phật, khóc và xin  Đức Phật cứu.

Đức Phật tức khắc đọc bài thần chú đối nghịch, giải trừ chú thuật của bộ tộc cāṇḍālī, và ngài Ananda thoát khỏi, bước ra khỏi nhà. Nhưng cô Prakṛti theo tới cùng, quyết định tới xin Đức Phật và chờ ngài dưới một cây, gần một cổng thành mà ngài phải bước ra sau khi khất thực. Khi Đức Phật tới, được cô gái nói rằng cô yêu thương ngài Ananda và quyết tâm phải theo. Đức Phật đưa ra một số câu hỏi, trong khi cô gái hiểu theo ý nghĩa yêu thương nhưng các câu hỏi của Đức Phật là mang nghĩa tôn giáo, cuối cùng làm cho cô nhận ra ánh sáng đạo lý và cô quyết định sống đời xuất gia. Như thế, Đức Phật hỏi cô có đồng ý theo ngài Ananda không, tức là, có bắt chước đời sống đạo hạnh của ngài Ananda không; rằng cô có muốn mặc cùng thứ trang phục ngài Ananda mặc không, tức là, trang phục tu sĩ; rằng cô có được phép ba mẹ không. Đó là các câu hỏi luật đòi hỏi đưa ra với người muốn trở thành tu sĩ Phật giáo. Cô gái trẻ trả lời muốn. Đức Phật đòi thêm sự chính thức đồng ý của ba mẹ, và ba mẹ cô tới xác nhận rằng họ chấp thuận tất cả những gì cô gái muốn. Và rồi, nhận ra mục tiêu chân chánh của người nàng yêu thương, cô mới thấy sai lầm ban đầu của cô, và tuyên bố cô quyết định sống đời tu sĩ. Lúc đó, Đức Phật, nhằm chuẩn bị cho cô thọ giới, mới sử dụng thần chú (magical formula, tức dhāraṇī) để làm thanh tịnh các tội lỗi và lậu hoặc cho cô.

Các vị bà la môn và các gia chủ trong thành Śrāvastī nghe tin một cô gái giai cấp cāṇḍāla được Đức Phật đón vào hàng tu sĩ, mới tự thắc mắc: Vì sao cô gái giai cấp thấp này có thể hoàn thành nhiệm vụ của ni sư và cho những tín đồ tín phục? Vì sao con gái của một gia đình cāṇḍāla có thể bước vào ngà của các vị Bà la môn, Sát Đế Lợi, các gia chủ và những người giàu có?”

Nhìn lại, vô cùng may mắn cho chúng ta, vì nếu ngài Anan bước chệch ra đời, và nếu người trùng tuyên kinh không phải ngài Anan, kinh Phật sẽ không được ghi lại nhiều như bây giờ. Chúng ta có thể thấy câu chuyện rất cấp tiến, bình đẳng và nữ quyền – đặc biệt đoạn kết rất có hậu, nghĩa là nếu chúng ta là các cô, các cậu nhóc trong làng đang chứng kiến nàng Ma Đăng Già say đắm ngài Anan, khi khép màn sân khấu chúng ta sẽ nói, “Chị Hai ơi, tới luôn. Cho tụi em theo chị gia nhập tăng đoàn với.”

GHI CHÚ:

(1) Die Sieger: https://en.wikipedia.org/wiki/Die_Sieger

(2) Làng Mai: https://langmai.org/phapduong/phap-thoai-phien-ta/cuoc-tuong-phung-voi-duc-the-ton/

(3) Śārdūlakarṇāvadāna: https://suttacentral.net/divy33/san/vaidya

.

PHOTO:
1_Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch-nhac si Wagner

H1: Nhạc trưởng Richard Wagner.
2_Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch-nha tho Rabindranath_Tagore
H2: Nhà thơ Tagore.
3_Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch-nhac kich_Chandalika_ngai Anan va Ma Dang Gia
H3: Trong vở ca vũ nhạc kịch Chandalika, khi nàng Ma Đăng Già quyến rũ ngài Anan.
4_Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch-ma dang gia Chandalika_2
5_Nàng Ma Đăng Già Trong Nhạc, Vũ, Kịch-nang Ma Dang Gia_Chandalika
H4, H5: Nàng Ma Đăng Già trong vở ca vũ nhạc kịch Chandalika.
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2019(Xem: 8514)
Chùa đầu tiên tôi dừng xe, vào bái Phật lễ Tăng là Thiền Tự Viên Giác ở thôn Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung. Trụ trì là thầy Thông Huệ, giảng sư giáo thọ, thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đệ tử xuất sắc của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, và hiện đang là Trưởng Ban Hoằng Pháp Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa.
17/08/2019(Xem: 8441)
Robot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến, có thể đe dọa thay thế con người trong rất nhiều công việc hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng một con robot có thể trở thành thầy tu và thuyết giảng Phật giáo? Ngôi Chùa Kodaiji 400 tuổi tại thành phố Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng một con robot có tên là Mindar để thay thế công việc của các thầy tu, đó là thuyết giảng Phật giáo cho các du khách. Trong khi ngôi đền này hy vọng con robot có thể làm thay đổi bộ mặt của Phật giáo, thì một số người lại cho rằng Mindar giống như một con quái vật Frankenstein.
17/08/2019(Xem: 9817)
THỰC PHẨM CHO TÂM Nguyên tác FOOD FOR THE HEART của Thiền sư Ajahn Chah TKN. Liên Hòa chuyển dịch.
16/08/2019(Xem: 8894)
Thiền định là phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật giáo, một tín ngưỡng lâu đời của Đông phương, thế nhưng ngày nay lại được nhắc đến rất nhiều tại các nước Tây phương. Vậy thiền định là gì ?
12/08/2019(Xem: 7478)
Hơn một tuần nay cơn gió lạnh đã thổi qua các tiểu bang phía đông nam của nước Úc và tôi bị bó tay trong nhà vì không thể tham dự các hội lễ Vu Lan tại các chùa cách xa nhà hơn 30km vì tánh tôi rất lo xa mà các thông báo của đài khí tượng cứ báo động từng giờ về sự nguy hiểm khi lái xe trên đường ... Thôi thì tôi tự khấn nguyện trước cha mẹ đã khuất bóng tôi sẽ chép trọn Hai phẩm trong bộ kinh MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT để cúng dường và hồi hướng tất cả công đức đến pháp giới chúng sanh và Tứ trọng ân ...Hai phẩm này tôi thích đọc hoài vì đã gần như dạy tôi những gì mà tôi đã gặp trong cuộc sống này và đã mang lại cho tôi thật sự một chút an bình khi đang ở một mình ... Đó là phẩm Bồ tát hạnh, và Gieo trồng thiện căn .
11/08/2019(Xem: 6502)
Tôi đã đi ngang qua Goa[1] vài lần vì có một trại định cư của người Tây Tạng gần đấy, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có một cuộc hội ngộ ở đây. Vị Thủ Hiến có thể xếp đặt một cuộc họp mặt và tôi muốn cảm ơn ông cho vinh dự lớn này.
10/08/2019(Xem: 9705)
“Một đêm nọ, giữa vách đá cheo leo, vua Lear đã hỏi ngài Bá Tước Mù xứ Gloucester rằng: “Ông hình dung cuộc sống này ra sao?”. Ngài đáp: “Tôi cảm nhận nó bằng tất cả cảm xúc của mình” Và chúng ta không nên giống như vậy hay sao?
08/08/2019(Xem: 7708)
Vào đêm trăng rằm tháng bảy năm Mậu Tuất (1082), Tô Đông Pha (1037-1101), một trong tám vị đại văn hào đời Đường Tống (Đường Tống bát đại gia), đang lúc bị lưu đày ở Hoàng Châu, đã cùng bạn chèo thuyền ngắm trăng, dạo chơi dưới chân núi Xích Bích. Trong cảnh gió mát trăng thanh, đàn hát vui vẻ, bỗng có một vị khách thổi lên một khúc tiêu ai oán. Tô Đông Pha hỏi lý do. Vị khách này giải thích vì tức cảnh sinh tình, chèo thuyền bên dưới ngọn núi Xích Bích nên nhớ lại trận chiến Xích Bích năm xưa, nơi Chu Du đã dùng hỏa công phá tan đội quân hùng mạnh của Tào Tháo. Anh hùng như Tào Tháo, thao lược như Chu Du mà nay có còn đâu?
03/08/2019(Xem: 4815)
Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.
31/07/2019(Xem: 12737)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]