Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tộc Phạm Quế Sơn Với Công Cuộc Mở Cõi Về Phương Nam

26/05/202013:17(Xem: 8136)
Tộc Phạm Quế Sơn Với Công Cuộc Mở Cõi Về Phương Nam
TỘC PHẠM QUẾ SƠN VỚI CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM
Châu Yến Loan

Nước ta ở vào địa thế phía Đông là biển cả bao la, phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, còn phương Bắc thì tiếp giáp với Trung Hoa, một quốc gia rộng lớn, hùng mạnh đã biết bao phen xâm chiếm nước ta, vì vậy dân tộc ta không còn sự chọn lựa nào khác hơn là phải nỗ lực tiến về Nam để tồn tại và phát triển. Trong các đợt mang gươm đi mở cõi, tộc Phạm có nhiều vị tướng tài giỏi, những nhà cai trị lỗi lạc đã giúp các vương triều hoàn thành sứ mạng lịch sử vĩ đại này.

Thủy tổ của họ Phạm Đồng Tràm - Hương Quế là Phạm Nhữ Dực, con trai thứ năm của danh tướng Phạm Ngũ Lão người làng Phù Ủng, huyện Mỹ Hào thừa tuyên Hải Dương. Sau đó tổ tiên chuyển vào sống ở xã Lỗ Huyền, huyện Lôi Dương, thừa tuyên Thanh Hoa. Đến đời Phạm Nhữ Dực lại vào sinh sống ở làng Đồng Tràm, lộ Thăng Hoa ( nay là xã Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam)

Phạm Nhữ Dực làm quan dưới thời Trần và Hồ, ông đã nhiều lần cầm quân đánh tan quân Chiêm sang xâm lấn nước ta.

Năm Canh Thân (1380), quân Chiêm Thành tấn công Nghệ An, vua Trần Nghệ Tông cử Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly), Đỗ Tử Bình và Phạm Nhữ Dực đem binh chống giữ, quân Chiêm đại bại ở sông Ngu ( tức sông Lạch Trường ngày nay) phải rút về.

Năm Nhâm Tuất (1382), quân Chiêm lại tấn công Thanh Hóa, Lê Quý Ly và Phạm Nhữ Dực vây đánh, quân Chiêm phải tháo chạy.

Năm Tân Mùi (1391) quân Chiêm xâm phạm Hóa Châu, vua Trần Nghệ Tông  cử Lê Quý Ly và Phạm Nhữ Dực chặn đánh quân Chiêm.

Thời vua Trần Thuận Tông (1388-1398), Phạm Nhữ Dực được phong chức Hậu quân Trung đô Dực Nghĩa hầu.

Năm Nhâm Ngọ (1402) dưới triều Hồ Hán Thương, Phạm Nhữ Dực cùng Đỗ Mãn và Nguyễn Cảnh Chơn đem quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm phải dâng đất Chiêm Động ( nam Quảng Nam) và Cổ Lũy ( Quảng Ngãi) để cầu hòa. Họ Hồ chia đất mới chiếm thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư , Nghĩa. Năm Quý Mùi (1403), Hồ Hán Thương phong Phạm Nhữ Dực làm Chánh Đô Án vũ sứ và  Nguyễn Cảnh Chơn làm Phó Đô Tổng binh ở lại cai quản châu Thăng Hoa đưa di dân các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh vào khai khẩn đất hoang, sinh cơ lập nghiệp và vỗ an người Chiêm.  Năm Đinh Hợi (1407) quân Minh sang xâm chiếm nước ta bắt cha con Hồ Quý Ly đem về Tàu, người Chiêm nhân cơ hội đó lấy lại phần đất đã mất, Phạm Nhữ Dực cùng con là Phạm Đức Đề chống lại quân Chiêm.

Hai năm sau, Phạm Nhữ Dực qua đời vào ngày mồng 4 tháng 10 năm Kỷ Sửu (1409), ông được an táng tại làng Đồng Tràm, phủ Thăng Hoa (nay là xã Hương An, huyện Quế Sơn).

Thời Hồ Hán Thương ông được phong chức Hậu quân Trung Đô Nam Dinh vũ trấn, Dực Nghĩa hầu

Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, sau khi chiếm Ninh Thuận, thành lập Dinh Thái Khang, nhớ ơn những người tiên phong khai phá phương Nam, đã truy phong Phạm Nhữ Dực là Thượng đẳng thần.

Toc-Pham-QUe-Son-1

Mộ của Phạm Nhữ Dực ở Đồng Tràm

Con cả của Phạm Nhữ Dực Phạm Đức Đề, làm quan triều Hồ Hán Thương, được phong tước Đinh Thượng Hầu. Ông có công giúp thân phụ Bình Chiêm, di dân khai phá vùng đất mới và xây dựng cơ chỉ tộc Phạm tại làng Đồng Tràm.

Khi Chiêm Thành chiếm lại đất, Phạm Đức Đề cùng Nguyễn Cảnh Chơn đánh quân Chiêm, nhưng quân ít thế cô không chống nổi. Nguyễn Cảnh Chơn rút quân về Nghệ An gia nhập lực lượng kháng Minh của Giản Định Đế, còn Phạm Đức Đề bị quân Chiêm truy lùng ráo riết phải đổi tên họ, chạy ra vùng An Trường (Bắc Quảng Nam) để ẩn náu.

Con trai lớn của Phạm Đức Đề Phạm Nhữ Dự. Khi Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, ông từ An Trường đem quân ra giúp Lê Lợi. Ông được phong Cao Thọ Tập phước Hầu, được lưu trấn quản lãnh phủ Thăng Hoa. Hai năm sau thì ông bị bệnh mất ngày 19 tháng 12 năm Canh Dần (1410), an táng tại làng Hiền Lương (nay là xã Bình Giang, huyện Thăng Bình). Bình Định Vương Lê Lợi thương tiếc tặng ông 2 câu đối:

Thiên địa thử gian hoàn cựu vật

Giang sơn chung cổ biểu tiền công

(Trời đất khoản này hoàn vật cũ

Nước non muôn thuở rạng công xưa)

Đến đời Cảnh Hưng năm thứ 2 (1741), khâm phong là “Cao Thọ Tập Phước Hầu, Phạm Phủ quân”, Thụy phong “ Đại khai tiên chỉ thần”

Sau khi ông Phạm Nhữ Dự mất, trưởng nam là Phạm Nhữ Tăng dời cơ chỉ tộc Phạm Nhữ lên làng Hương Ly ( nay là làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn) định cư và làm tiền hiền tộc Phạm gốc tại Hương Quế.

Phạm Nhữ Tăng là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của họ Phạm dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ông đã có nhiều đóng góp lớn lao trong chiến dịch Bình Chiêm và di dân, mở mang bờ cõi phía Nam.

Phạm Nhữ Tăng sinh năm Tân Sửu (1421), thời Minh thuộc.

Năm Đại Hòa thứ ba (Ất Sửu 1445) thời Lê Nhân Tông, ông thi đỗ Đệ nhị Điện Hoằng Từ khoa được phong làm Thái Bảo kiêm Tri quân Dân chính sự vụ

Năm Quang Thuận thứ bảy ( Đinh Hợi 1467) được ban sắc Phụ chánh Tham tướng phủ, Quảng Dương Hầu Bình Chương quân quốc trọng sự

Tháng 8 năm Canh Dần (1470) vua Chiêm Thành là Bàn La Trà Toàn đem quân tấn công châu Hóa. Thủ ngữ Kinh lược sứ Thuận Hoá là Phạm Văn Hiển chống không nổi bèn dồn hết dân vào thành để cố thủ và cấp báo về triều đình. Ngày mồng 6 tháng 11 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành.

Phạm Nhữ Tăng được sắc phong làm Trung quân Đô thống lãnh ấn Tiên phong  thượng đại kỳ thêu bốn chữ  “Bình Chiêm hưng quốc”. Vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh theo sau.

Ngày mồng 2 tháng Giêng năm Tân Mão (1471) vua vào tới Thuận Hóa cho quân ra biển tập thủy chiến rồi sai thổ tù ở Thuận Hóa là Nguyễn Vũ vẽ bản đồ của Chiêm Thành dâng lên cho vua. Ngày mồng 6, đội quân của tướng Cang Viễn vượt qua đèo Hải Vân tấn công phòng tuyến Cu Đê, bắt sống tướng Chiêm là Bồng Nga Sa. Ngày mồng 7 tháng 2, Phạm Nhữ Tăng chỉ huy đại quân bao vây Chiêm Động  và Cổ Lũy tướng chỉ huy là Bàn La Trà Toại đại bại, phải chạy trốn.

Ngày 27 tháng 2 vua thân đem đại quân đánh phá thành Thị Nại, ngày 28 tháng 2, quân ta vây thành Trà Bàn ( kinh đô của Chiêm Thành)

Ngày 1 tháng 3 năm Tân Mão (1471), hạ thành Trà Bàn, bắt sống vua Chiêm là Bàn La Trà Toàn đưa về nước cùng 30.000 quân sĩ và 50 người trong hoàng tộc bị bắt làm tù binh.

Công cuộc bình Chiêm của vua Lê Thánh Tông thắng lợi là một chiến công hiển hách trong lịch sử oai hùng của Đại Việt. Với chiến thắng này, nhà vua không những  thực hiện được ý định khôi phục bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chấm dứt nạn binh đao, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, mà còn mở rộng biên cương đến miền Vijaya, tức là phủ Hoài Nhơn (ngày nay là Bình Định ). Từ đây nước Chiêm Thành suy yếu không có khả năng quấy phá, xâm lược phía Nam nước ta như trước.

Tháng 6 năm 1471, vua Lê Thánh Tông lấy ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn lập thành đạo thứ mười ba là Quảng Nam Thừa tuyên đạo, sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, đúng như mục đích xuất chinh mà nhà vua đã nói trong bài thơ Hải Vân hải môn lữ thứ:

                             “ Hỗn nhất thư xa cộng bức quyên” 

                           (Gộp một mối thư xa về một bức dư đồ)

danh xưng Quảng Nam ra đời từ lúc ấy.

Phạm Nhữ Tăng được chỉ dụ ở lại cai quản Thừa tuyên Quảng Nam để giữ vững an ninh và thực hiện cuộc di dân Nam tiến. Năm 1472, Phạm Nhữ Tăng được trao chức Đô Ty Quảng Nam kiêm Trấn phủ Hoài Nhơn. Ông cai trị dân chúng bằng chính sách khoan dung, vỗ an người Chiêm ở lại, giúp họ nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng người Việt, phát triển kinh tế, áp dụng hình luật nghiêm minh nhờ thế mà vùng đất mới này sớm ổn định và phát triển. Ông chiêu mộ dân khai thác phủ Thăng Hoa, tổ chức khai địa bạ, cùng với các bậc tiền bối các tộc Nguyễn, Trần, Lê tạo lập Ngũ hương gồm năm làng: Hương Quế, hương Lộc, Hương An, Hương Yên và Hương Lư.

Năm Hồng Đức thứ 8 (1478) Phạm Nhữ Tăng lâm bệnh nặng và qua đời ngày 21 tháng 2 năm Mậu Tuất (1478) thọ 57 tuổi.

Di hài của ông được an táng tại Trường Xà Thành nay thuộc quận An Nhơn cách thành Bình Định 6 km về phía Tây, sau đó vua Lê Thánh Tông đã cho đưa di hài của ông từ Bình Định về an táng tại xứ Bàu Sanh làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn.

Vua ngự bút tặng một tấm trướng:

“Nghĩa sĩ uẩn mưu cơ, hiệp lực, nhất tâm bình Chiêm quốc

Miếu đài khai tráng lệ, hương hồn thiên cổ, hiển Nam bang”

( Nghĩa sĩ lắm mưu cơ, góp sức một lòng bình Chiêm quốc

Miếu đài thêm rạng rỡ, hương hồn ngàn thuở rạng trời Nam)

Ban sắc gia phong Hoằng túc trợ võ Đặc tấn, Phụ quốc Quảng dương hầu, Phạm Quý công đại phu, cho xây lăng mộ và cấp tự điền để phụng thờ.

Vua Lê Thần Tông, sắc phong ông là Chánh ngự Nam phương, Phạm phủ quân, Phò Hựu thượng đẳng thần.

Xã dân tôn ông làm Tiền hiền tộc Phạm làng Hương Quế.

Toc-Pham-Que-Son-2

           Lăng mộ của Phạm Nhữ Tăng ở Hương Quế

 

Tộc Phạm Hương Quế nguyên quán ở Hải Dương là một gia tộc danh giá đã sinh ra nhiều võ tướng tài ba lỗi lạc. Trong những đợt mang gươm đi Bình Chiêm, Nam tiến họ đã lập được nhiều chiến công và đã chọn Đồng Tràm rồi Hương Quế làm bến đỗ, trở thành quê hương thứ hai. Từ thủy tổ Phạm Nhữ Dực đến Phạm Nhữ Dự, Phạm Nhữ Tăng, gần một thế kỷ, mấy đời nối tiếp nhau cai quản, xây dựng đất Thăng Hoa. Dân chúng tôn vinh Phạm Nhữ Dực là “Thượng Tướng Bình Chiêm” và Phạm Nhữ Tăng là  “Tiền hiền làng Hương Quế”, điều đó đã nói lên lòng biết ơn của người dân địa phương đối với công đức lớn lao mà các danh tướng tộc Phạm đã đóng góp vào công cuộc mở cõi đầy gian khó buổi đầu .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2013(Xem: 8559)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8553)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8819)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12524)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8708)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7793)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7410)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8188)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8389)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6343)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]