Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Siêng Năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về Tịnh Độ

16/05/202009:09(Xem: 6806)
Siêng Năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về Tịnh Độ

Siêng Năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về Tịnh Độ

Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

(Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần Người Hiền Trí, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Trong Kinh Bi Hoa khi còn trong nhân địa, tiền kiếp của Phật A Di Đà là Vua Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm đối trước Phật Bảo Tượng đã phát 48 đại nguyện trong đó có nguyện:

Nguyện khi con thành chánh giác xong, ở vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp thế giới Phật khác có chúng sanh nào được nghe danh hiệu của con mà tu các pháp lành, muốn được sanh về thế giới của con, nguyện cho họ sau khi xả bỏ thân mạng, nhất định sanh về, chỉ trừ người phạm tội ngũ nghịch, hủy báng thánh nhơn, phá hoại chánh pháp.

(Kinh Bi Hoa, phẩm 4: Nguồn gốc các Bồ Tát được thọ ký, Hán Văn: Đàm Vô Sấm, Việt Văn: Thích Nữ Tâm Thường, trtr. 179 -180; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol.3, No.157).

Rõ ràng, hành giả Tịnh Độ Tông thời nay muốn sanh về cõi Phật A Di Đà nên tu các pháp lành, tức là thiện pháp đúng như đại nguyện đã thành tựu của ngài, thì nhất định như ý. Sau đây là những thiện pháp (Pháp lành) có thể ứng dụng trong nhân gian như lời Phật dạy trong những quyển kinh của Tịnh Độ Tông, tương ưng với lời Phật dạy trong kinh điển Nikàya Nam Tông (Pali).

Bố Thí

Thương mẹ, thương cha, thương người trong nhà, rồi thương cả người ngoài, thương những người khốn khổ, và chân tình chia sẻ tình thương bằng tịnh vật, tịnh tài, công sức, ý tưởng nhằm làm vơi đi nỗi bi sầu của hữu tình là hạnh lành, là pháp lành khiến cho ai trên cõi đời này cũng đều vui sướng và chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền trí đều hoan hỷ. Với hạnh lành (pháp lành) này của hành giả Tịnh độ ngay trong đời này, họ được an lạc, hạnh phúc, và sau khi mãn phần, nhất định sanh về An Dưỡng Quốc Cực Lạc như ý nguyện, như lời Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh: Những người hiếu thuận cha mẹ, làm việc nhân từ thế gian nhất định sanh về Nước Cực Lạc như ý nguyện.

Ở Việt Nam ngày nay, cộng đồng Phật Giáo Hòa Hảo được xem là cộng đông Phật tử nổi tiếng làm từ thiện như xây cầu đi lại, cất nhà tình thương, mởphòng chẩn trị đông y, cơm nước miễn phí cho các bệnh nhân vv. Phòng trào này trong những năm gần đây đang được phát triển sâu rộng trong giới Phật tử Việt Nam nói chung, tạo nên  một nét đẹp văn hóa chân tình đáng được tán dương và nhân rộng trong thế giới ta bà đầy ngã chấp này. Đây là những hạnh lành, pháp lành mà chư Phật ba đời mười phương đều tán thán. Vì sao chư đạo hữu của Phật Giáo Hòa Hảo, ngoài niệm ‘Nam  Mô A Di Đà Phật’, họ hăng say trong việc làm từ thiện? Vì họ hành theo lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tương ưng với lời dạy của Tam Thế Phật, cũng như đại nguyện của A Di Đà Phật (tu các pháp lành) như hai câu kệ sau:

“Tây Phương đua nở liên hoa

Chờ người hữu phước thiện duyên từ hòa.”

(Từ Giã Bổn Đạo Khắp Nơi, Hòa Hảo tháng tư năm canh thìn: https://hoahao.org/p74a264/nhung-bai-sang-tac-nam-canh-thin-1940-phan-8)

Đúng là pháp rất lành mà hành giả Tịnh Độ có thể làm tư lương để sanh về Thế Giới An Dưỡng mà Đức Phật A Di Đà khi còn trong nhân địa đã từng thề nguyện (Kinh Bi Hoa) và đã viên thành.

Bố thí là hạnh lành, pháp lành mà chư Phật ba đời đều sách tấn các Phật tử, nhất là các Phật tử tại gia siêng năng thực hành. Một ví dụ minh chứng trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyên cho thấy những ai đồng cảm với những hoàn cảnh khốn khó bi đát của những số phận bi thương trên thế gian này, từ tâm san sẻ tình thương bằng cả tâm chân tình cao khiết là họ đã cúng dường cho hằng hà sa các đức Phật.

Đức Phật bảo Bồ Tát Địa Tạng rằng: "Ở cõi Nam Diêm Phù Đề, có các Quốc Vương, hàng Tể Phụ, Đại Thần, Đại Trưởng Giả, Đại Sát Lợi, Đại Bà La Môn v.v... gặp những kẻ bần cùng thấp kém nhất, cả đến những kẻ gù lưng, tàn phế, ngọng, câm, điếc, ngu si, không mắt, những người không được vẹn toàn như thế; khi các Đại Quốc Vương đó muốn bố thí và nếu có thể đủ lòng đại từ bi, mỉm cười hạ mình, tự tay bố thí cùng khắp hoặc sai bảo người khác bố thí, lại dùng lời ôn hòa, dịu dàng an ủi; thì các Quốc Vương đó sẽ được phước lợi bằng phước lợi của công đức cúng dường cho chư Phật nhiều như số cát một trăm sông Hằng  Vì cớ gì? Bởi các Quốc Vương đó đã phát tâm đại từ bi đối với những kẻ bần cùng thấp kém nhất cùng những người khuyết tật kia, cho nên được quả báo phước lợi như thế, trong trăm ngàn đời thường được đầy đủ những đồ thất bảo, huống là những thứ thọ dụng như y phục, đồ ăn thức uống!"

(Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh, Phẩm 10: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,trtr.136-137)

Bố thí như thế nào được quả lớn, công đức lớn.bố thí với tâm mong cầu kết quả tương lai tốt đẹp hơn hoặc bố thí mong để phước lại cho con cháu thì không thể mang lại kết quả lớn. Trong khi đó, bố thí vì lòng bi mẫn chúng sanh và mong chúng sanh hết khổ đau và để trang nghiêm tâm và tối thượng hơn nữa là hồi hướng vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc.  
Phật dạy trong Kinh Nikàya về hành bố thí đưa đến quả lớn và công đức lớn như sau:
 

Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà cùng Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.
 

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn và do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?
 

- Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với ý nghĩ “tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung được cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ Thiên Vương. Khi nghiệp lực được đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận thì trở lui trạng thái này.
 

Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”.Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này”.
 

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tế đàn, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.355)
 

Điều có thể thấy qua bài kinh này là hành bố thí với tâm rộng lớn là phương tiện giải thoát cho những ai thực hành tâm từ bi vì kiếp lai sinh được sống an vui ở cõi trời sắc giới và khi nghiệp lực đoạn tận thì được quả vị Bất lai (A Na Hàm), không còn quay trở lại nhân gian và sẽ nếm hương vị giải thoát A La Hán ở tịnh cư thiên trong thời gian không xa. Vì thế người con Phật nên bố thí với tâm rộng lớn như lời Phật dạy. 
 

Đối với hành giả Đại thừa hay Tịnh độ nên lấy công đức bố thí như thế này hồi hướng Vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc trụ xứ của Đức Phật A DI ĐÀ. Được vậy thì công đức sẽ viên mãn.

 

Trong khi đó, Tiểu Bộ Kinh (Pali), Chuyện Tiền Thân số 509  kể về hạnh bố thí của bốn thợ dệt: Họ chia hoa lợi thành năm phần bằng nhau trong đó dùng một phần để bố thí . Quả đức có được rất kỳ đặc - Cả bốn thợ dệt tái sinh luân lưu vô số kiếp trong dục lục thiên như được đúc kết bằng những vần kệ cảm tác sau:

Thợ dệt bốn người cùng buôn bán

Ở Thành Ba Nại khéo phân chia

Năm phần hoa lợi đều không khác

Mỗi phần mỗi vị không kém hơn

Còn lại phần kia dùng bố thí

Làm lợi cho đời bớt khổ đau

Thiên thần bốn vị được gọi tên

Tứ Thiên, Đao Lợi  Dạ Ma Thiên

Đâu Suất, Hóa Lạc Cõi Tự Tại

Qua lại thiên dục vô số kiếp

Là nhờ hạnh lành, thí phần kia!

(Mười Câu Chuyện bố thí, cúng dường trích từ Tiểu Bộ Kinh, Tâm Tịnh Cẩn Tập)

 

Vì thế, hành giả Tịnh Độ có thể dùng hạnh rất lành (Pháp rất lành) nàylàm tư lương, thay vì hướng về Lục Dục Thiên, mà nguyện cầu vãng sanh về Miền Cực Lạc, nhất định sẽ được sanh vì tương ưng với đại nguyện của Ngài khi còn trong nhân địa đối trước Bảo Tượng Như Lai đã phát, và đã thành tựu.

Xin khép lại bài kết tập này bằng những lời Phật dạy trong Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần: Người Hiền Trí

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh.Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

(Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần Người Hiền Trí, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Nguyện đem công đức này

Hướng về tất cả chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Nước Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4708)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5013)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4510)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3741)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7553)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4743)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6171)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12128)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5350)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]