Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Siêng Năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về Tịnh Độ

16/05/202009:09(Xem: 6869)
Siêng Năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về Tịnh Độ

Siêng Năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về Tịnh Độ

Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

(Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần Người Hiền Trí, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Trong Kinh Bi Hoa khi còn trong nhân địa, tiền kiếp của Phật A Di Đà là Vua Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm đối trước Phật Bảo Tượng đã phát 48 đại nguyện trong đó có nguyện:

Nguyện khi con thành chánh giác xong, ở vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp thế giới Phật khác có chúng sanh nào được nghe danh hiệu của con mà tu các pháp lành, muốn được sanh về thế giới của con, nguyện cho họ sau khi xả bỏ thân mạng, nhất định sanh về, chỉ trừ người phạm tội ngũ nghịch, hủy báng thánh nhơn, phá hoại chánh pháp.

(Kinh Bi Hoa, phẩm 4: Nguồn gốc các Bồ Tát được thọ ký, Hán Văn: Đàm Vô Sấm, Việt Văn: Thích Nữ Tâm Thường, trtr. 179 -180; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol.3, No.157).

Rõ ràng, hành giả Tịnh Độ Tông thời nay muốn sanh về cõi Phật A Di Đà nên tu các pháp lành, tức là thiện pháp đúng như đại nguyện đã thành tựu của ngài, thì nhất định như ý. Sau đây là những thiện pháp (Pháp lành) có thể ứng dụng trong nhân gian như lời Phật dạy trong những quyển kinh của Tịnh Độ Tông, tương ưng với lời Phật dạy trong kinh điển Nikàya Nam Tông (Pali).

Bố Thí

Thương mẹ, thương cha, thương người trong nhà, rồi thương cả người ngoài, thương những người khốn khổ, và chân tình chia sẻ tình thương bằng tịnh vật, tịnh tài, công sức, ý tưởng nhằm làm vơi đi nỗi bi sầu của hữu tình là hạnh lành, là pháp lành khiến cho ai trên cõi đời này cũng đều vui sướng và chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền trí đều hoan hỷ. Với hạnh lành (pháp lành) này của hành giả Tịnh độ ngay trong đời này, họ được an lạc, hạnh phúc, và sau khi mãn phần, nhất định sanh về An Dưỡng Quốc Cực Lạc như ý nguyện, như lời Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh: Những người hiếu thuận cha mẹ, làm việc nhân từ thế gian nhất định sanh về Nước Cực Lạc như ý nguyện.

Ở Việt Nam ngày nay, cộng đồng Phật Giáo Hòa Hảo được xem là cộng đông Phật tử nổi tiếng làm từ thiện như xây cầu đi lại, cất nhà tình thương, mởphòng chẩn trị đông y, cơm nước miễn phí cho các bệnh nhân vv. Phòng trào này trong những năm gần đây đang được phát triển sâu rộng trong giới Phật tử Việt Nam nói chung, tạo nên  một nét đẹp văn hóa chân tình đáng được tán dương và nhân rộng trong thế giới ta bà đầy ngã chấp này. Đây là những hạnh lành, pháp lành mà chư Phật ba đời mười phương đều tán thán. Vì sao chư đạo hữu của Phật Giáo Hòa Hảo, ngoài niệm ‘Nam  Mô A Di Đà Phật’, họ hăng say trong việc làm từ thiện? Vì họ hành theo lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tương ưng với lời dạy của Tam Thế Phật, cũng như đại nguyện của A Di Đà Phật (tu các pháp lành) như hai câu kệ sau:

“Tây Phương đua nở liên hoa

Chờ người hữu phước thiện duyên từ hòa.”

(Từ Giã Bổn Đạo Khắp Nơi, Hòa Hảo tháng tư năm canh thìn: https://hoahao.org/p74a264/nhung-bai-sang-tac-nam-canh-thin-1940-phan-8)

Đúng là pháp rất lành mà hành giả Tịnh Độ có thể làm tư lương để sanh về Thế Giới An Dưỡng mà Đức Phật A Di Đà khi còn trong nhân địa đã từng thề nguyện (Kinh Bi Hoa) và đã viên thành.

Bố thí là hạnh lành, pháp lành mà chư Phật ba đời đều sách tấn các Phật tử, nhất là các Phật tử tại gia siêng năng thực hành. Một ví dụ minh chứng trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyên cho thấy những ai đồng cảm với những hoàn cảnh khốn khó bi đát của những số phận bi thương trên thế gian này, từ tâm san sẻ tình thương bằng cả tâm chân tình cao khiết là họ đã cúng dường cho hằng hà sa các đức Phật.

Đức Phật bảo Bồ Tát Địa Tạng rằng: "Ở cõi Nam Diêm Phù Đề, có các Quốc Vương, hàng Tể Phụ, Đại Thần, Đại Trưởng Giả, Đại Sát Lợi, Đại Bà La Môn v.v... gặp những kẻ bần cùng thấp kém nhất, cả đến những kẻ gù lưng, tàn phế, ngọng, câm, điếc, ngu si, không mắt, những người không được vẹn toàn như thế; khi các Đại Quốc Vương đó muốn bố thí và nếu có thể đủ lòng đại từ bi, mỉm cười hạ mình, tự tay bố thí cùng khắp hoặc sai bảo người khác bố thí, lại dùng lời ôn hòa, dịu dàng an ủi; thì các Quốc Vương đó sẽ được phước lợi bằng phước lợi của công đức cúng dường cho chư Phật nhiều như số cát một trăm sông Hằng  Vì cớ gì? Bởi các Quốc Vương đó đã phát tâm đại từ bi đối với những kẻ bần cùng thấp kém nhất cùng những người khuyết tật kia, cho nên được quả báo phước lợi như thế, trong trăm ngàn đời thường được đầy đủ những đồ thất bảo, huống là những thứ thọ dụng như y phục, đồ ăn thức uống!"

(Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh, Phẩm 10: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,trtr.136-137)

Bố thí như thế nào được quả lớn, công đức lớn.bố thí với tâm mong cầu kết quả tương lai tốt đẹp hơn hoặc bố thí mong để phước lại cho con cháu thì không thể mang lại kết quả lớn. Trong khi đó, bố thí vì lòng bi mẫn chúng sanh và mong chúng sanh hết khổ đau và để trang nghiêm tâm và tối thượng hơn nữa là hồi hướng vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc.  
Phật dạy trong Kinh Nikàya về hành bố thí đưa đến quả lớn và công đức lớn như sau:
 

Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà cùng Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.
 

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn và do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?
 

- Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với ý nghĩ “tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung được cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ Thiên Vương. Khi nghiệp lực được đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận thì trở lui trạng thái này.
 

Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”.Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này”.
 

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tế đàn, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.355)
 

Điều có thể thấy qua bài kinh này là hành bố thí với tâm rộng lớn là phương tiện giải thoát cho những ai thực hành tâm từ bi vì kiếp lai sinh được sống an vui ở cõi trời sắc giới và khi nghiệp lực đoạn tận thì được quả vị Bất lai (A Na Hàm), không còn quay trở lại nhân gian và sẽ nếm hương vị giải thoát A La Hán ở tịnh cư thiên trong thời gian không xa. Vì thế người con Phật nên bố thí với tâm rộng lớn như lời Phật dạy. 
 

Đối với hành giả Đại thừa hay Tịnh độ nên lấy công đức bố thí như thế này hồi hướng Vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc trụ xứ của Đức Phật A DI ĐÀ. Được vậy thì công đức sẽ viên mãn.

 

Trong khi đó, Tiểu Bộ Kinh (Pali), Chuyện Tiền Thân số 509  kể về hạnh bố thí của bốn thợ dệt: Họ chia hoa lợi thành năm phần bằng nhau trong đó dùng một phần để bố thí . Quả đức có được rất kỳ đặc - Cả bốn thợ dệt tái sinh luân lưu vô số kiếp trong dục lục thiên như được đúc kết bằng những vần kệ cảm tác sau:

Thợ dệt bốn người cùng buôn bán

Ở Thành Ba Nại khéo phân chia

Năm phần hoa lợi đều không khác

Mỗi phần mỗi vị không kém hơn

Còn lại phần kia dùng bố thí

Làm lợi cho đời bớt khổ đau

Thiên thần bốn vị được gọi tên

Tứ Thiên, Đao Lợi  Dạ Ma Thiên

Đâu Suất, Hóa Lạc Cõi Tự Tại

Qua lại thiên dục vô số kiếp

Là nhờ hạnh lành, thí phần kia!

(Mười Câu Chuyện bố thí, cúng dường trích từ Tiểu Bộ Kinh, Tâm Tịnh Cẩn Tập)

 

Vì thế, hành giả Tịnh Độ có thể dùng hạnh rất lành (Pháp rất lành) nàylàm tư lương, thay vì hướng về Lục Dục Thiên, mà nguyện cầu vãng sanh về Miền Cực Lạc, nhất định sẽ được sanh vì tương ưng với đại nguyện của Ngài khi còn trong nhân địa đối trước Bảo Tượng Như Lai đã phát, và đã thành tựu.

Xin khép lại bài kết tập này bằng những lời Phật dạy trong Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần: Người Hiền Trí

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh.Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

(Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần Người Hiền Trí, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Nguyện đem công đức này

Hướng về tất cả chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Nước Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 7980)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 11161)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 7226)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
10/10/2010(Xem: 10695)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 7924)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 9287)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9323)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 7920)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17213)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 8857)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]