Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người bạn thời Cô Vi

14/05/202010:00(Xem: 5522)
Người bạn thời Cô Vi

Người bạn thời Cô Vi

 hoa_sen (9)

Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. 

Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ? 

 

Hôm ấy, cách đây hơn bốn chục năm, một buổi sáng thật đẹp trời có nắng ấm chan hòa, thật hiếm hoi trên xứ Đức, một nhóm sinh viên Việt Nam tổ chức đi píc-ních vì đã mời được hai cô sinh viên đáng yêu và đáng giá thời bấy giờ chịu tham gia. Người đẹp Tố Nga với thời trang của Milano, giày cao gót gõ cộp cộp đã làm tim một anh sinh viên nhóm Điện thổn thức và cả nhiều anh khác nữa. Phần tôi cũng là hoa đã có chủ nên không gây ảnh hưởng gì tới ai. Buổi đi chơi mang nhiều ấn tượng đẹp đến cho mọi người, chứ riêng tôi vẫn giữ mãi hình ảnh người bạn xứ Ý với dáng dấp "Yểu điệu thục nữ, quân tử háo cầu".

 

Bẵng đi một thời gian khá lâu tôi không gặp lại Chị, chỉ nghe bạn bè kể lại Chị đã sang Đức sinh sống, chị đi theo tiếng gọi của tình yêu. Chị lấy cái anh kỹ sư Điện ngày nào, rồi sinh con đẻ cái như bao người phụ nữ khác. 

 

Tình cờ một lần tôi thấy một tấm thông báo nhỏ dán trên tường của Chùa Linh Thứu, sẽ có giờ cố vấn và chữa trị về tâm lý và tâm thần miễn phí của bác sĩ Tố Nga. Ôi, người bạn yểu điệu thục nữ của tôi ngày nào đã trở thành một bác sĩ tâm thần hay sao? Với dáng dấp nhỏ bé như thế làm sao trị nổi mấy bệnh nhân tâm thần người Đức to lớn cỡ đó. Nhưng tôi đã lầm, Chị có một sức mạnh vũ bão tiềm ẩn trong tim, một ý chí sắt thép và một sự khéo léo duyên dáng làm siêu lòng người. 

 

Thời gian sau tôi có dịp được làm việc chung với Chị trong các lãnh vực xã hội, y tế cho cộng đồng. Hội Tri Ân Nước Đức của tôi có làm việc chung với cơ quan Chữ Thập Đỏ, họ cho một văn phòng cố vấn cho cộng đồng người Việt đủ mọi vấn đề để hội nhập. Hội chúng tôi đã mời Chị đến thuyết trình về đề tài sức khỏe hay đến nơi cơ quan y tế của chị ở quận Treptow (Bundesgesundheitsamt) để giao lưu. 

 Nguoi-Ban-Thoi-Covi-1

 

Được vài năm làm việc chung rồi đến lúc phải giũ áo về hưu. Chị đến Chùa Linh Thứu nhiều hơn nên gặp tôi nhiều hơn vì tôi là vị khách vãng lai thường xuyên của Chùa. 

Hôm nọ Chị khoe đã xin được của Sư Bà 200 cái khẩu trang cho cơ quan từ thiện Caritas. Tôi lại sợ Sư Bà đi phát lẻ nhiều nơi, không đủ số cho ông Thị Trưởng quận Spandau. Thấy tôi cứ gửi khoe các cuộc họp báo nói về buổi trao tặng khẩu trang của Chùa Linh Thứu, Chị tức khí cũng viết bài về công việc trị bệnh cho những lữ khách đêm đông không nhà trong mùa dịch Corona, Chị cũng là nhà văn mà:

Nguoi-Ban-Thoi-Covi-2 

“Tình hình đã căng bác sĩ, còn căng thêm, nhất là những nơi thiện nguyện, các bác sĩ lão luyện già sợ bị lây, nên các cơ quan xã hội đang chảy máu bác sĩ. Có lẽ thế nên khi tôi đăng ký vài tiếng sau họ gọi ngay và tôi cũng sốt sắng “nhận việc” liền, phần thì cũng muốn tham gia học hỏi, chánh nhất là tiêu thụ cái thời gian ngày xưa ngắn ngủn bây giờ đâm ra dài thòong như xa lộ... 

Tôi chuẩn bị đầy đủ vì biết nơi mình hoạt động không khác Sở Y tế khu lo bệnh tâm thần của mình ngày xưa là mấy. Lại còn trong thời kỳ dịch bệnh!

 

“Khách hàng” lần này là dân homeless không nhà cửa bà con, có người còn không giấy tờ cư trú kể cả miếng giấy lộn lưng... Cho nên ngoài khẩu trang còn áo khoác, găng tay... Bệnh của họ không những đã tùm lum về tâm thần còn rối bời thể xác nhất là bệnh tiểu đường, nghẽn mạch máu tim, chân, rồi những vết thương do té, đánh nhau hoặc vì thiếu vệ sinh, kém dinh dưỡng không chịu lành hẳn. 

Văn phòng Caritas thuộc hội nhà thờ công giáo. Mở cửa mỗi ngày từ 10-15giờ khám, điều trị, cho thuốc bất cứ ai không phân biệt màu da, không giấy tờ, không bảo hiểm y tế, từ nội khoa, thần kinh đến giải phẫu.

Phòng ốc sạch sẽ, cái tủ thuốc không vĩ đại mà rất đầy đủ. Ngay cả các hộp thuốc tâm thần... mà mắt tôi đập vào trước nhất. 

Có nhà bếp, phòng riêng cho nhân viên.

Có phòng đợi và đặc biệt phòng... tắm cho... ai cần thiết. 

Mỗi ngày là một chuyên khoa. Nhưng nếu ai cần họ cứ đến...Và các bác sĩ phải... giải quyết tất cả mọi ngành.

(Trường hợp cấp tốc hoặc không giải quyết được, bác sĩ thiện nguyện sẽ gửi vào vài bệnh viện bài bản của thành phố). 

Ngoài cửa có bảo vệ. Có cả thiện nguyện sinh viên trợ lý dịch thuật.

Thời corona nên mỗi lần vào chỉ một bệnh nhân.

Trước 10 giờ họ đã ngồi đợi trong sân. Các bà y tế ở đây lão luyện, chỉ nhìn qua là nhớ mặt còn nhớ cả tên và bệnh lý... Chỉ liếc mắt là mấy bả quyết định cho ai phải... tắm trước khi vào cho bác sĩ khám. Dù vậy nếu họ phản đối cũng không ép được... thì bọn bác sĩ phải nín thở (cái khẩu trang đặc biệt cũng che chở được đôi chút).

Phân nửa khách là dân Đông Âu lưu lạc qua Đức rồi có thể do mất việc làm hoặc cờ bạc rượu chè mà lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Bọn trẻ thì thường do ma túy, dân sồn sồn người Đức thì do rượu, chơi số đề...

Họ là những người ngủ gầm cầu, cuộc đời bất kể nên đôi khi họ đã được vào bệnh viện mổ xong nhưng không chịu đi thay băng, đến khi băng đen xì hôi rình mới lò mò tới. 

 

Theo yêu cầu tôi được phân phát những ngày đầu tiên vào khoa… giải phẫu. 

 

Ngày ấy toàn là dân đến thay băng hoặc trị những vết thương ấp ủ cũng... cả tháng. Đi theo  bà đồng nghiệp khoa đồ tể này giúp bà cắt may, học lại cách băng bó và trị vết thương. Học của bà câu hăm he “3 ngày nữa phải trở lại thay băng, ông mà không đến,  tôi tới gầm cầu kiếm ông”...

 

Ngày nào về là  tôi bỏ hết đám quần áo vào máy giặt, rồi đi tắm gội, không quên sát trùng cả ví, ống nghe...

Nhưng mỗi ngày là một ngày trả lại cho đời cái may mắn mình đang được hưởng...

 

Tôi làm thiện nguyện cho Caritas, một tuần một ngày, cũng được mấy lần rồi. Càng mến các đồng nghiệp ở đấy. Bác sĩ thì thiện nguyện, dù trên giấy tờ được ít tiền... xe, nhưng tôi nghĩ chắc ít ai nhận. Riêng tôi đi bộ từ nhà đến chỉ hai cây số nên từ chối liền. Trưa là bọn tôi ăn chung,  các cô y tá thay phiên nhau làm món gì gọn nhẹ cho đồng nghiệp. Tôi nể nan các bà này. Họ có tay nghề cao và đầy lòng nhân đạo, dù đôi khi họ cứng rắn “đuổi” bệnh nhân nếu hắn ta la lối, dơ dáy, không chịu tắm mà còn phun nước miếng...tùm lum. Nhưng nhìn các bà ấy lo cho các bệnh nhân tàn tật, hoặc tắm họ, cạo đầu họ nếu họ bị chí, rận... tìm quần áo chăn mền mới cho họ ... thì mình phải ngã mũ...

Nên các lần sau ngày nào trực tôi thức sớm hơn,  chuẩn bị ít thức ăn mua bánh mì làm salat mang đến, thí dụ món salat couscous bắt chước của người Thổ nhĩ kỳ. 

Ở đây ngoài cái học về tình người tôi còn học lại các chứng bệnh mà cuộc đời y khoa tôi chỉ thấy trên sách vở như bệnh chốc lở, ghẻ, rận chí, nấm chân tay... và bao căn bệnh da và chấn thương chỉ thấy ở dân... homeless...

Mỗi thứ ba còn có một xe mobil med đi vòng vòng các gầm cầu phát thức ăn quần áo mền gối và lôi các người bệnh nặng về một nơi clearing để được săn sóc... Khi cơn dịch qua, xe hoạt động lại tôi sẽ xin đi một lần... cho biết. 

 

Tôi hối hận đã xúi ông bạn già ra khỏi đạo để khỏi đóng thuế nhà thờ. Dù nhà thờ mang tai tiếng vì vài ông cha tham nhũng quỹ công, hoặc tình dục với trẻ con... các cơ quan từ thiện phần lớn đều do hội Công giáo hoặc Tin lành chi phí. 

Cộng đồng Phật giáo hải ngoại đông nhưng chưa làm được công trình như vầy...”

 

Vâng, Chị nói đúng! Cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tuy đông nhưng chưa làm được những công trình lớn đến như vậy. Một điểm đơn giản là không có tiền “đóng thuế nhà thờ” chạy vào. Tôi xin được trích dẫn một đoạn văn ngắn viết về công trạng của Sư Bà Chứng Nghiêm ở Đài Loan trong bài Hành hương Phật đảo Đài Loan của một tác giả nào đó:

 

“Chúng tôi từ Hoa Liên đến thăm bệnh viện Từ Tế của Sư Bà Chứng Nghiêm, một nhân vật vĩ đại trong công tác từ thiện, y tế và bảo vệ môi trường. Bắt đầu chỉ là hình ảnh một thiếu phụ trẻ mang thai nằm quằn quại trên vũng máu trong một ngày đông giá lạnh, vì nghèo khổ không có tiền vào bệnh viện để sinh nở. Hình ảnh ấy đã động tâm một Ni Cô trẻ đã khiến người phát nguyện sẽ lập một bệnh viện miễn phí cứu tất cả những ai bị bệnh tật không có tiền chữa trị. Ngày nay cơ sở của Sư Bà đã có tầm vóc quốc tế, đâu đâu cũng có các cơ sở của Từ Tế. Sáng nào Sư Bà cũng giảng Pháp tại giảng đường rộng lớn có đài truyền hình phát đi khắp thế giới từ 7 giờ sáng đến 8 giờ, trong đó có phần hỏi han và chia sẻ của các thiện nguyện viên làm việc trong các chương trình từ thiện của Sư Bà. Kiến trúc của Từ Tế là ngôi chùa với 3 mái cong tượng trưng cho Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng”.

 

Hỡi người bạn thời Cô Vi của tôi ơi? Với bằng này tuổi đầu đáng lẽ bạn và tôi phải ngồi ở nhà lần tràng hạt hay thiền tịnh song tu đợi con cháu tới thăm. Nhưng bạn đã xung phong ngay tuyến đầu, bất chấp mọi hiểm nguy, đang từ một bác sĩ tâm thần xoay qua phẫu thuật, rồi còn đi rượt các chàng “Homeless” cẩu thả không chịu thay băng, nếu ba ngày không đến thay băng sẽ ra gầm cầu tìm gặp!

Nếu còn có kiếp sau! Xin nguyện được cùng bạn kết làm Bồ Đề quyến thuộc!

 

 

Hoa Lan & Tố Nga.

Mùa Xuân 2020.

 

Ý kiến bạn đọc
27/05/202003:28
Khách
ADIĐÀPHẬT cám ơn chị Hoa Lan pd: Thiện Giới đã viết bài "Người bạn thời cô vi" gửi đi khắp GHPG Liên Châu cho tất cả tín đồ Ph G' cùng chia sẻ trong mùa đại dịch Tàu Cộng này. Ảnh hưởng toàn cầu; đều fải cách ly Xã Hội 😷.
Diệu ÂN xin mến chúc chị Hoa Lan và tất cả Quý Ngài Chư Tăng-Ni & Ph.tử trên khắp 5 châu sức khỏe 💪, đêm ngày đều an lành ADIĐÀPHẬT. 🙏🙏🙏
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 9077)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
17/02/2012(Xem: 10225)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
16/02/2012(Xem: 15344)
Tôi thường nói vui “đời không sóng gió không gì thú, sống chẳng gian nan chẳng có vui”, nên đã bao lần vấp ngã, là bao lần gượng dậy đứng lên, bao phen tù mà không tội, bao bận bước lang thang, tôi vẫn là tôi từ thuở nằm nôi cho đến bây giờ, có người đã tặng cho biệt danh là “Bạch Mi Lão Tổ”. Rất khoái, lại cười, thích thú lê gót đó đây, Càn Khôn một gánh, non nước một bầu, tâm sự gieo mây gởi gió, đạo pháp tràn khắp tim phổi, bước chân trên sỏi đá mà miệng vẫn ê a, nghênh ngang giữa cuộc đời vẫn ca bài con cá. Vì nghĩ rằng: trong mọi nẽo đường (quả đất này vốn dĩ không có đường, mà có là con người mở lối, dù là lối nhỏ hay to, dài hay ngắn, thẳng hay cong, có hoa bướm hay chông gai, có hố hầm hay nhung lụa).
15/02/2012(Xem: 8258)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
12/02/2012(Xem: 6114)
Có một ông phú hộ kia rất giàu có, nhưng ông không có hạnh phúc. Một hôm ông tuyên bố với mọi người rằng, ông có một viên ngọc quý báu nhất trong gia tài của mình, và ông hứa sẽ tặng cho người nào có thể chỉ cho ông biết cách làm sao để có hạnh phúc. Nhưng vẫn không ai có thể trả lời được câu hỏi ấy cho ông. Một hôm, có người nói với ông rằng có một vị đạo sĩ sống trên một ngọn đồi nọ, tuy ông ta sống một mình nhưng rất an lạc, nếu ông tìm đến hỏi thì có lẽ vị đạo sĩ ấy sẽ chỉ cho ông cách nào để có được hạnh phúc.
11/02/2012(Xem: 8976)
Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc giả hỏi vị giáo thọ phụ trách, "Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá. Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?"
05/02/2012(Xem: 7503)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
05/02/2012(Xem: 8031)
Tất cả mọi người, mọi loài, mọi thứ trên hành tinh này đều đi về phía chết, phía không tìm, phía mà khi đang sống không mấy ai quan tâm. Trái đất không là ngoại lệ dù nó to lớn dềnh dàng đến đâu và quay tít như thế, cho dù sự đi về của nó vượt ngoài thời gian hạn hẹp, ngoài phạm vi hiểu biết của con người nhưng nó cũng phải đi về trên hành trình, quy luật của nó, không mảy may sai khác. Loài người không sinh ra trái đất nhưng có thể hủy hoại, giết chết trái đất. Loài người cũng có thể cứu sống trái đất, giúp trái đất trường thọ hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình vượt trở ngại, ốm đau, bệnh tật; giúp trái đất xanh hơn, của để dành tươi tốt, ấm cúng yên bình, chốn dung thân các thế hệ kế tiếp của hằng ngàn ngàn sau. Đừng là những đứa con hư, cướp bóc, tàn phá mẹ mình đến khánh kiệt sức lực, tàn úa vì dục vọng hư huyễn, nhu cầu thái quá của chính mình.
04/02/2012(Xem: 8812)
"Giữ chánh niệm." "Sống trong giây phút hiện tại." "Chú ý đơn thuần." Trên con đường tu học, chắc chúng ta đều có nghe vềnhững lời khuyên này. Và nếu bạn có kinh nghiệm về thực tập thiền quán, những câu ấy là một tiếng chuông nhắc nhở chúng ta từ sáng đến khuya, rằng ta có thể tìm thấy tất cả những gì là chân thật ngay trong giờ phút hiện tại này.
04/02/2012(Xem: 8100)
Từ nhiều năm nay, Christian Maes đã đưalên mạng Internet (http://majjhima.perso.neuf.fr/) một tuyển tập dịch thuật gồm những bài kinh chọn lọctrong bộ Trung A Hàm(Majjhima Nikaya) tức là "Các bài thuyết giảng có chiều dài trung bình"và cũng là một trong số các bộ Kinh quan trọng nhất của Phật giáo nguyên thủy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]