Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái lược Truyền thống Tín ngưỡng Nhân gian Hàn Quốc

12/05/202008:59(Xem: 8129)
Khái lược Truyền thống Tín ngưỡng Nhân gian Hàn Quốc

Khái lược Truyền thống Tín ngưỡng Nhân gian Hàn Quốc

 

Tín ngưỡng của người Hàn Quốc đối với các vị Thần linh và Tổ tiên

                                                       

Hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới với đa tín ngưỡng tôn giáo, tin rằng trên đời này duy nhất chỉ có Đấng Chúa, hay một vị Thần (Độc thần).

 

Trong khi đó mỗi tộc người lại có tín ngưỡng những vị thần khác nhau. Ví vụ ở Ấn Độ có đến 300 triệu vị thần tiên. Còn ở Nepal thì hiện nay họ vẫn tôn thờ “Hoạt Nữ thần”, vị Hoạt Nữ thần bí ẩn này được gọi là “Kumari”, “Thánh nữ Đồng trinh”. Tục lệ thờ nữ thần sống Kumari đã tồn tại từ hàng thế kỷ nay ở Nepal, theo đó, người ta sẽ thờ phụng những bé gái như hiện thân của nữ thần.

 Khái lược Truyền thống Tín ngưỡng Nhân gian Hàn Quốc-1-Sơn Thần Kỳ đảo

Hình 1:  Sơn Thần Kỳ đảo (산신기도, 山神祈禱)

 

Theo tín ngưỡng nhân gian Hàn Quốc cũng có nhiều vị thần từ thời cổ đại. Mỗi danh sơn có vị “Sơn thần-산신”, bảo hộ nhân dân làng xã có vị thần Thành Hoàng Bản Cảnh  (성주신, 城主神)”, bảo hộ nhà cửa có vị “Thần Chủ-터주신”, bảo hộ trẻ em có Tam Nữ Thần (삼신 할 모니, 三女神), nhà bếp có  Táo Vương Thần (조왕신, 竈王神), Giếng nước thì có Thủy Tỉnh Thần (우물신, 水井神), cho đến việc cai quản nhà vệ sinh thì có Xí Thần (측신, 厠神). . . Ngoài những vị thần linh, người Hàn Quốc còn quan niệm rằng các bậc Tổ Tiên đã khuất trong dòng tộc “Tổ Tiên Thần” luôn luôn che chở phù hộ cho hiếu tử hiền tôn. Thậm chí người Hàn Quốc lấy bệnh đậu mùa, một bệnh nan y khó chữa làm bậc thần linh Thiên Hoa Thần (천화신). Điều này cũng có nghĩa là các vị thần luôn ở bên con người từ khi chúng ta được sinh ra trên trần thế cho đến khi từ giã cõi  đời. Vì vậy nên vào những dịp đặc biệt như các dịp lễ Tết hay Sinh nhật, họ thường làm cỗ dâng cúng các vị Thần linh và cầu khấn Phúc lộc.

 

Những Nhạc phẩm truyền thống có nội dung về Tín ngưỡng của người Hàn Quốc

 

Truyền thuyết xưa ở Hàn Quốc rằng, các gia đình khi có công chuyện lớn thường vời những người khiếm thị đến tụng bài kinh “An Trạch Kinh-안 택 경-安宅經” cầu nguyện gia đạo bình an. Sau bài “An Trạch Kinh” tiếp đến là bài “Bãi Kinh-罷經” cũng gọi là “Manh Nhân Đức Đàm Kinh-盲人德談經” luôn luôn được họ tụng ngân nga. Bài “Manh Nhân Đức Đàm Kinh-盲人德談經” có tác dụng để dỗ dành tạp quỷ cho chúng tự rút lui. Họ xem cả những vị thần không chốn nương tựa và những người chết, thần hồn oan uổng đều là tạp quỷ.  

 Khái lược Truyền thống Tín ngưỡng Nhân gian Hàn Quốc-2-Tam-Nữ-Thần

Trong thời cổ đại, sau khi hầu đồng “Musok-무속” và nghi lễ hầu đồng “Gut -굿), người Hàn Quốc thường san sẻ mỗi loại đồ cúng một ít rồi để ở ngoài sân cho tạp quỷ ăn. Họ tin rằng sau khi ăn đồ cúng, bọn tạp quỷ sẽ tự bỏ đi, không vào nhà quấy phá người trong gia đình. Theo quan niệm truyền thống của người Hàn Quốc thì cho dù là tạp quỷ cũng không được ác khẩu trù rủa mà cho ăn uống thỏa thích rồi cho lui.

 

Thông thường dân gian nghĩ rằng các vị thần là những đấng linh thiêng công minh chính trực, có uy lực và khả năng siêu phàm, bảo hộ người lành, trừng phạt kẻ ác. Một số tín ngưỡng nhân gian Hàn Quốc xem các vị thần linh luôn hiển hiện giống như con người. Và rằng nếu ta thành ý nhất tâm tín phụng thần, thì các vị thần linh sẽ phù hộ và ban phúc lộc cho ta. Còn nếu ta đã kiệt tận toàn lực tín phụng thần, mà các vị thần linh không đoái hoài gì đến ta, thì ta cũng chẳng cần phải tín phụng gì nữa. Ví dụ như lúc lênh đênh ngoài biển khơi, thuyền gặp phải song to gió lớn và có nguy cơ bị nhấn chìm ngư dân trên thuyền mang vứt ngay vật tượng trưng cho Hải Đại Thần Vương xuống biển. Điều này có nghĩa là họ không cần đến vị Hải Đại Thần Vương không bảo vệ được tàu thuyền.

 

Shamanism “Vu tục tín ngưỡng-무속신앙-巫俗信仰” là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo Hàn Quốc dùng để chỉ một hiện tượng tín ngưỡng dân gian đa thần giáo hiện diện ở Hàn Quốc từ thời cổ đại, gọi là “Musok-무속”, tức tập tục cúng tế, bói toán, lên đồng.

 

Theo các nhà nghiên cứu thì “Musok-무속” xuất xứ từ những tín ngưỡng Shamanism “Vu tục tín ngưỡng-무속신앙-巫俗信仰” cổ đại. Những người dân di cư từ cá bộ tộc ở Siberi (Nằm trong đế chế Nga, Siberi là một tỉnh nông nghiệp và dùng là nơi đi đày cho những người bất đồng chính kiến) đã đem theo tín ngưỡng của họ đến bán đảo Triều Tiên từ thời tiền sử.

 

Tại đây những Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism) ấy đã trải qua quá trình phát triển và biến đổi lâu đời, gắn với những hoàn cảnh đặc thù của cuộc sống lao động và đấu tranh với thiên nhiên của những cư dân trên bán đảo Triều Tiên.

 

Trong quá trình phát triển,  Vu tục “Musok-무속” của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của tam giáo Phật-Nho-Lão và nhiều tôn giáo ngoại lai khác. Cũng chính vì vậy, ngày nay Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism) vừa thể hiện những đặc thù của văn hóa Hàn Quốc vừa mang nhiều nét phổ biến của truyền thống văn hóa phương Đông.

 

Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism) là một loại tín ngưỡng đa thần giáo. Dân gian cho rằng mọi sự vật, hiện tương của thế giới xung quanh từ mặt trời, các vì tinh tú đến sơn hà đại địa đều có linh hồn. Các linh hồn này không phải vô can với cuộc sống của con người mà trái lại, có thể đem lại cho họ những điều may mắn hoặc bất hạnh. Dân gian Hàn Quốc tin rằng con người sau khi chết rồi thì thần hồn vẫn tiếp tục tồn tại và có thể phù hộ, ban cho những tài lộc hoặc đem lại điều ác, thậm chí trừng phạt những người đang sống tùy theo cách ứng xử của họ với những thần hồn này.

 

Cũng vì vậy mà trong tín ngưỡng dân gian Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism) đã hình thành một loại người được tin là có khả năng đặc biệt, giữ vai trò trung gian giữa thế giới thần linh và thế giới những con người bình thường đang sống các vị thầy cúng, thầy tế, thầy bói.

 

Tại Hàn Quốc những người giữ vai trò trung gian trong tín ngưỡng dân gian nói trên tuy rất đa dạng, nhưng có thể được chia làm ba loại chính là các vị pháp sư, thầy tế và thầy bói. Có hai loại pháp sư nữ “Mudang-무탕”, pháp sư nam “Paksu”. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc hiện nay phần lớn đều là nữ pháp sư “Mudang-무탕”.

 Khái lược Truyền thống Tín ngưỡng Nhân gian Hàn Quốc-3-Táo Vương Thần

Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism), một loại tín ngưỡng dân gian, nó khôn có kinh điển, giáo lý hoàn chỉnh như các tôn giáo Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Mặc dù vậy, về mặt tư tưởng nó tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn giáo khác. Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism) chịu ảnh hưởng quan niệm của Phật giáo về kiếp luân hồi. Những việc cát hung, họa phúc mà con người tạo ra trong cuộc sống hiện tại không phải đã kết thúc ở cái chết, nó còn tiếp tục duyên nợ đến tận kiếp sau; chịu ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo cho rằng con người phải tôn thờ song thân phụ mẫu, tổ tiên cả khi còn tại thế lẫn khi khuất, giữ lễ giáo như vậy là hợp với đạo lý nên được tổ tiên phù hộ, độ trì; tiếp thu những yếu tố huyền bí của Đạo giáo, tin vào pháp thuật bùa chú, tướng số và đặc biệt là yêu mến và sống hài hòa cùng thiên nhiên đất trời.

 

Người Hàn Quốc hiện đại có thái độ hai mặt với Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism). Một mặc họ thấy loại hình tín ngưỡng dân gian này là điều phiền toái, không phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại do bản chất tà kiến, mê tín dị đoan của nó. Mặt khác, họ thấy Vu tục tín ngưỡng (무속신앙-Shamanism) là biểu hiện tính thống nhất của bán đảo Triều Tiên từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo và đó cũng chính là biểu hiện của tính thống nhất văn hóa.

 

Trò chơi lão ông “대가 노리-Đại nhân Du hý-Daegamnori” vốn là trò chơi trong nghi lễ hầu đồng “Gut -굿), của vùng Seoul, Gyeoggi, Hàn Quốc và tỉnh Hwanghae nay thuộc Bắc Triều Tiên. Người dân trên báo đảo Hàn Quốc cổ đại tin rằng nếu như thần Đại nhân Du Hý hoan hỷ thì tài lộc của họ vượng phát, mà ca múa là những điều dễ làm vui lòng các đấng thần linh.

 

Các nghệ sĩ hát kể chuyện “Pansori-판소리” (một thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc, được truyền đạt qua giọng hát và tiếng trống, được biểu diễn với một ca sĩ) vùng Geonggi không phải là các ông bà hầu đồng nhưng họ đã đem đoạn trích Trò chơi lão ông “대가 노리-Đại nhân Du hý” lên sân khấu biểu diễn và danh ca Ji Yeon-hwa là thể hiện khúc hát này nổi tiếng.

 Khái lược Truyền thống Tín ngưỡng Nhân gian Hàn Quốc-4-Xí Thần

Tạp ca Báo Niệm “보렴- Boryeom”, bài ca ở vùng Bắc và Nam Jeolla. Xưa kia ở Hàn Quốc có rất nhiều gánh hát “Noripae-노리페”cứ nương nhờ nhà chùa làm nơi cư ngụ và đi múa hát khắp nơi xin đồ bố thí. Thuở ấy, tạp ca Báo Niệm “보렴- Boryeom”, khúc hát cầu nguyện Phúc lộc tài đến với người dân, là ca khúc được gánh hát “Noripae-노리페” hát nhiều nhất. Trước tiên, họ hát cầu nguyện chư Phật Bồ tát gia hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, cầu siêu cho bách tính quá vãng siêu sinh Cực lạc quốc.

 

* Bài Bãi Kinh “파경- Pagyeong” do nghệ sĩ Oh Bok-nyeo (오복녀 ) biểu diễn

 

* Nhạc phẩm “Đại nhân Du hý-대가 노리” do song ca Mok Gye-wol, Ji Yeon-hwa “목계 월, 지연 화 ”


* Tạp ca “Báo Niệm-보렴” do nghệ sĩ Kim Su-yeon (김수연) trình diễn

 

Vân Tuyền

(Nguồn: PG Korea)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 26286)
Báo chí Phương Tây và châu Á đều quan tâm đến ngôi sao điện ảnh của Hollywood này, khi anh bỏ ngang việc đóng phim và đến Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ tu học 6 tháng với các vị Lạt ma Tây Tạng vào đầu năm 1996. Trở lại Hoa Kỳ sau nhiều tháng ở Ấn Độ và Mông Cổ, người ta đều nhận thấy anh càng trẻ hơn, yêu đời hơn so với cái tuổi 48 của anh rất nhiều. Phải chăng đó là kết quả của sự thanh lọc thân tâm sau một thời gian dài ở phương Đông?
09/04/2013(Xem: 6156)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 18308)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 10872)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 11389)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
09/04/2013(Xem: 9062)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 12275)
Hoa là một loài thực vật tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên mà loài người thường hay trân quý, nhất là những loài hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn, hoa mai, hoa cúc, hoa huệ...
09/04/2013(Xem: 17674)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 10641)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 6391)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]