Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Từ Khởi Sắc

06/05/202020:24(Xem: 6685)
Tâm Từ Khởi Sắc
TÂM TỪ KHỞI SẮC
Phat Dan Sanh_2020
        Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
        Tâm từ khởi sắc là một bản tâm nhi hiện, làm xúc chạm đến trái tim từ, luôn đồng hành an lạc tự thân, luôn giúp chúng ta có cách nhìn chân lý.
         Tâm từ khởi sắc khi một việc làm nhỏ, hành động nhỏ, ý thức nhỏ cũng đủ làm cho ta ý thức sống tốt.
          Do vậy, tâm từ khởi sắc năm nay, nhân mùa Phật Đản tại Cố Đô Huế, có một vị phật tử thuần thành, tâm hồn thành kính và luôn an trú trở về khi lòng hướng đến Tam Bảo.
Tam-tu-khoi-sac
          Danh xưng gọi bằng tiếng thân thương Mệ Thảo. Tên thật là Công Huyền Tôn Nữ Vân Tập, vóc dáng xinh xắn, tâm hồn tự tải.
          Mệ Thảo, sinh năm 1931, năm nay 91 tuổi, thường hay đi lại các tuyến đường Chi Lăng, Bạch Đằng, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Du, các đường thân quen một giỏ sách màu đỏ, chiếc nón lá cũ kỹ, từ vóc sáng cốt cách an nhiên, trầm tư, nết da ngăm đen, nhìn ai ai cũng rủ lòng thương từ khi tâm từ khởi sắc.
         Qua góc nhìn trên trang FB Nét Huế, nhân mùa Phật Đản 2563, qua góc nhìn của nhiếp ảnh chuyên nghiệp Nguyễn Đình Chiến đã nói lên sự thành kính từ cõi lòng chân thật.
          Trên trang FB có đoạn: "Một lòng hướng về Phật, đoàn rước Phật; những ngày này mọi người hay hướng về Phật đản và quý thầy cũng lo làm Phật sự, phục vụ chánh đạo mà thôi."
           Thật vậy, qua đoạn trên, cho ta hiểu hơn về lòng hướng Phật, tâm thành kính khi tâm từ khởi sắc. Một dấu ấn khó phai, khi ai đó tìm được sự thương yêu.
           Qua đây tôi nhớ đến bài Kinh Trung Bộ - "Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp".
Lời kinh Đức Thế Tôn dạy:
         " Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
       Ngài sanh ra thanh tịnh và trong sạch, không bị nhiễm ô bởi nước nhờn, mủ, máu hay bất cứ vật bất tịnh nào.
       Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”
      Khi Bồ-tát sanh ra, Ngài không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân”.
      Từ hư không, có hai dòng nước hiện ra, một lạnh, một nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ.
      Khi Bồ-tát sanh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa”.
        Khi Bồ-tát sanh ra, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới.
       Bảy ngày sau khi sanh, mẹ Ngài mệnh chung và sanh lên cõi trời Đâu suất. ..."
                      ( Ht: Thích Minh Châu - Dịch.).
        Thực vậy, mỗi người chiêm nghiệm lời kinh trên, để tỏ lòng thành kính dâng lên mùa Phật Đản, tâm và thân an trú chánh niệm, học hỏi và chiêm nghiệm.
Do vậy, ta luôn luôn vận hành, tâm từ khởi sắc, và ứng dụng khi nhìn Mệ Thảo chấp đôi tay thành kính khi rước kiệu Thế Tôn.
           Bài pháp của Đức Thế Tôn đã chỉ dạy cho chúng ta rất rõ: "Pháp của ta đến để thấy và chiêm nghiệm".
           Thật là phúc đức khi ta thấy tâm thành kính của Mệ Thảo đã đánh tan đi tất cả lo toan, muộn phiền, sầu não, hay khổ lụy sầu vương.     
Đức tính khiêm cung muốn chỉ rõ tâm tánh, đức tính nhẫn nhục muốn chỉ rõ tâm thức cuộc đời.
Nên tôi đã có mấy câu tặng Mệ Thảo:
                  "Mệ là Phật tử tín chơn
       Thương thầm xứ Huế, ngữ ngôn lặng tờ.
                  Nhìn khuôn mặt thoát
        Nào đâu Mệ thật, kính thờ Thích Ca"
            Ôi, hạnh phúc, khi tâm Mệ Thảo đã lay động bao trái tim trở về chánh pháp nét nhân từ khởi sắc từ tâm.
           Nhân mùa Phật Đản, Phật lịch: 2564, năm 2020, do mùa CODIA-19, lễ rước kiệu từ chùa Diệu Đế- đến chùa Từ Đàm, không được thực hiện, tôi thầm lặng ngồi yên nhìn tấm ảnh xưa, nhớ về một mùa Khánh đản đi qua thầm lặng và trầm tư dâng cúng.
          Mong cho Thế giới an bình trong mọi niềm tin, để mỗi người tự thân dâng lên đấng Từ Phụ Thích Ca.
                 
Tk: Thích Minh Thế

Bút danh:Hỷ Tâm Hải Triều.
Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
Ngày 06-05-2020.
Ngày Âm Lịch: 14-04 Canh Tý.
 Viết tại Phổ Tịnh thiền vi - Hà Nội .

Ảnh: Tác Giả- Nguyễn Đình Chiến
Mệ Thảo- Công Huyền Tôn Nữ Vân Tập
Mệ là hình trong ảnh.
Pl: 2563-2019
Lễ rước kiệu Phật Đản Tại Huế
Từ chùa Diệu Đế- chùa Từ Đàm.
Lúc 17 giờ 30 phút.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2020(Xem: 8733)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
22/06/2020(Xem: 7751)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8550)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13488)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9673)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
17/06/2020(Xem: 6150)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
16/06/2020(Xem: 6925)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.
16/06/2020(Xem: 6078)
Dharamshala, ngày 9/6/2020: Ngài Khensur Geshe Tashi Tesering, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng cư trú tại Queensland, Australia, cựu trụ trì Tu viện Gyudmey, nằm trong Danh sách Danh dự Sinh nhật Nữ hoàng 2020 vào hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020.
13/06/2020(Xem: 9763)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con ngườisẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sốnghiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo, thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác,thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
13/06/2020(Xem: 6691)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’) Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]