Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái lược Liên minh Phật giáo Italia

01/05/202019:04(Xem: 6698)
Khái lược Liên minh Phật giáo Italia

Khái lược Liên minh Phật giáo Italia

 Logo UBI 1

Liên minh Phật giáo Italia (L'Unione Buddhista Italiana, UBI) có gần 60 hội đoàn là thành viên của Liên đoàn. Liên hội này là một tổ chức tôn giáo, văn hóa và từ thiện xã hội. Liên hội không đại diện cho một tông phái nào, liên hội tập họp mọi hoạt động  để bảo tồn và tôn trọng mọi tông phái.

 

Phật giáo là tôn giáo thứ ba sau Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Có hơn 100 nghìn Phật tử, chiếm 0, 2% dân số. Tuy nhiên mỗi ngày một gia tăng.

 

Liên minh Phật giáo Italia (L'Unione Buddhista Italiana, UBI) được thành lập tại Mialn vào năm 1985 bởi các trung tâm Phật giáo của tất cả các truyền thống Phật giáo hiện diện tại Italia, những thành viên Phật giáo gồm các truyền thống khác nhau cảm thấy cần phải thực thi ý nghĩa Tăng già, phải tôn trọng Lục hòa Kỉnh pháp, luôn đoàn kết, hài hòa trong hợp tác, như đã xảy ra ở các quốc gia châu Âu khác (Pháp, Đức,Áo, Hà Lan, Tây Ban Nha, v.v. . .).

 

Liên minh Phật giáo Italia (L'Unione Buddhista Italiana, UBI) bao gồm các tông phái Theravâda, Mahâyâna, Vajrayâna), thành lập năm 1985 và được quốc gia công nhận là một cơ quan tôn giáo có tư cách pháp nhân vào tháng 1 năm 1991, có trụ sở chính tại Rome. Liên đoàn là thành viên của Liên đoàn Phật giáo Âu Châu, có hơn 70 nghìn Phật tử, trong đó có 50 nghìn người Ý.

 

Liên minh Phật giáo Italia (L'Unione Buddhista Italiana, UBI) là một cơ quan tổ chức Phật giáo được công nhận bởi Nghị định của Tổng thống nước thứ 8 Cộng hòa Italia Francesco Cossiga ký ngày 3/1/1991, tập hợp các trung tâm, tổ chức, cơ sở tự viện Phật giáo thuộc các truyền thống Phật giáo, Nguyên thủy, Đại thừa và Kim Cương thừa. Tuân theo Điều 8 của Hiến pháp nước Cộng hòa Italia, để thiết lập quan hệ chính thức với Chính phủ Italia và bảo vệ các quyền của chư tăng và Phật giáo đồ, cả công dân Italia và Phật giáo từ các quốc gia châu Á và cư dân của Quốc gia Italia, UBI đã đạt được sự thỏa thuận phê chuẩn của Chính phủ Cộng hòa Italia vào ngày 11 tháng 12 năm 2012.

 

Các trung tâm Phậ giáo thuộc các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), Phật giáo Đại thừa (Mahayana), Tông phái Thiền Phật giáo Hàn Quốc, một phần của thiền phái Thiên Thai, Phật giáo Kim Cương thừa gồm các dòng Phật giáo Mật tông Gelugpa, Kagyupa, Nigmapa và Sakyapa hiện đang là một phần của UBI.

 

Tổ chức UBI được lãnh đạo bởi một ban Giám đốc, trong đó tất cả các truyền thống Phật giáo đều hiện diện tại Italia.

 

Tổ chức UBI cũng đã liên kết với Liên minh Phật giáo châu Âu (European Buddhist Union, EBU)

 

Lịch sử:

 

Theo lịch sử Liên minh Phật giáo Italia (L'Unione Buddhista Italiana, UBI) bắt đầu khởi xướng từ năm 1984 do sáng kiến của Trưởng lão cư sĩ Vincenzo Piga (1921-1998), một trong những nhân vật chính của dự thảo kế hoạch, dự án và sáng lập một số trung tâm Phật giáo, sau đó thắp sáng ánh đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai, từ bi trí tuệ, tự do bình đẳng lan tỏa khắp nơi trên lãnh thổ Italia (một quốc gia theo Công giáo khoảng 96%), bắt đầu gặp gỡ để thành lập một hiệp hội, thực tế hóa những trung tâm Phật giáo khác nhau tại Italia. Đạo luật đề xuất phát sinh từ các cuộc họp này đã được ký kết vào ngày 17 tháng 4 năm 1985 tại thành phố Milan, miền bắc Italia bởi 9 trung tâm Phật giáo.

 

Mục tiêu là thành lập một Hiệp hội các trung tâm Phật giáo thuộc nhiều truyền thống khác nhau, có thể là điểm liên lạc duy nhất giữa Nhà nước và các tổ chức Phật giáo, năm sau 9 trung tâm khác đã được t tiếp tục nhân rộng dần rất nhiều đến mức UBI ngay nay đã có gần 60 trung tâm Phật giáo.

 

Từ nguồn Liên minh Phật giáo Italia (UBI) đã đặt ra như là một Liên hiệp các trung tâm Phật giáo và nhằm mục đích hỗ trợ và đại diện cho toàn bộ phong trào Phật giáo trong tất cả các giao dịch lịch sử. Mục đích của nó chủ yếu là tập hợp và hỗ trợ các trung tâm Phật giáo Italia khác nhau, góp phần phổ biến chính pháp Phật đà, và hiện thực hóa giáo lý từ bi trí tuệ trong đời sống thường nhật, phát triển sự hợp tác giữa các trường phái Phật giáo khác nhau, và khuyến khích đối thoại trên tinh thần Lục hòa Kỉnh pháp với các cộng đồng tôn giáo khác với văn hóa và các học giả, về các chủ đề quan tâm chung, tăng cường quan hệ với Liên minh Phật giáo châu Âu (EBU), Liên hữu Phật giáo Thế giới (World Friendship of Buddhists, WFB) và các tổ chức Phật giáo nước ngoài và quốc tế khác.

 

Từ năm 1987, UBI là một phần của Liên minh Phật giáo châu Âu.

 

Trong những năm tiếp theo, UBI cam kết sẽ có được sự công nhận hợp pháp với tư cách là Cơ quan tôn giáo và ký thỏa thuận với Nhà nước Italia, theo yêu cầu của Điều 8 của Hiến pháp nước Cộng hòa Italia.

 

Vào ngày 3 tháng 1 năm 1991, với một Nghị định của Tổng thống nước thứ 8 Cộng hòa, Italia Francesco Cossiga, sau đó được điều chỉnh vào ngày 15 tháng 6 năm 1993, UBI đã được công nhận hợp pháp là một tổ chức Phật giáo. Mặc dù các cuộc đàm phán với Chính phủ về thỏa thuận có một tiến trình khó khăn bởi bàn bạc thảo luận có thể bắt đầu cụ thể vào năm 1998, nhưng sự kiện đã được ký kết lần đầu tiên với Chính phủ nước Cộng hòa Italia vào năm 2000 và sau đó vào năm 2007, cuối cùng thỏa thuận đã được Quốc hội nước Cộng hòa Italia phê duyệt vào năm 2012 (Luật số 245 ngày 31/12/2012), nhờ vào sự thu hút và phổ biến của các phương tiện truyền thông mà các chuyến công du viếng thăm và các cuộc họp công khai của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã diễn ra trong những năm này. Thỏa thuận điều này được phê duyệt cùng với Liên minh Ấn Độ giáo và Italia là một điều quan trọng mới lạ, bởi lần đầu tiên Nhà nước Italia đã ký một thỏa thuận với các truyền thống không đến từ chi nhánh Do Thái-Kitô giáo. Một luật khung về tự do tôn giáo đã được trình bày nhiều lần trong các cơ quan lập pháp cuối cùng nhưng rất ít may mắn, mặc dù nhu cầu của nó ngày càng rõ ràng với sự thay đổi của xã hội Italia về việc thúc đẩy toàn cầu hóa, và thay đổi các diễn biến về quốc tế.

 

Từ năm 2014, đã chỉ ra rằng Liên minh Phật giáo Italia là tổ chức nhận 8 phần nghìn tờ khai thuế của các cá nhân mà UBI sẽ có thể tài trợ cho các dự án để hỗ trợ việc sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và phúc lợi xã hội, nhân đạo cho số tiền được chỉ định trực tiếp. Trong khi các khoản tiền còn lại, sẽ đến từng phần không được chỉ định, sẽ được dành riêng cho các dự án nhân đạo ở Italia và nước ngoài, cũng có thể được đề xuất bởi các hiệp hội, cơ quan và tổ chức phi Phật giáo. Phật giáo đại diện bởi UBI được đặt trưng bởi tinh thần cởi mở và đối thoại mạnh mẽ với các tôn giáo khác, với thế giới Công giáo mà nó đã có và vẫn còn mối quan hệ trực tiếp thường xuyên, đặc biệt là với Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn hiện diện tại các thành phố lớn của Italia.

 Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư tiến sĩ Rawata Dahamma và Trưởng lão Hòa thượng Urgyen Sangharakshita

Hoạt động thường niên:

 

Liên minh Phật giáo Italia (UBI) tổ chức kỷ niệm Vesak thường niên luân phiên tại một thành phố khác nhau của Italia, với các nghi lễ và hội nghị tôn giáo. Lãnh đạo UBI cũng tham gia vào các cuộc họp và hội nghị với các giáo phái tôn giáo bạn, các trường đại học, các tổ chức và tổ chức của Italia và châu Âu.

 

UBI cũng hiện diện khắp nơi trong các trường học tại Italia, với các hoạt động thông tin về tôn giáo, triết học Phật giáo với các hội thảo và khoảnh khắc thực hành thiền định Phật giáo. Hơn nữa, nhờ 8 phần nghìn Quỹ và phối hợp với các tổ chức thuộc Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba (Organizzazioni del Terzo Settore) trong xã hội, UBI hỗ trợ cho các dự án nhân đạo và phúc lợi xã hội tại Italia và nước ngoài, nhằm vào các nhóm dân số khốn khổ mong manh nhất và để khẳng định quyền con người và quyền công dân. Sự hỗ trợ cũng hướng về dự án thúc đẩy quan tâm và tôn trọng môi trường, thúc đây văn hóa bền vững của con người và xã hội, quyền hoạt động và hòa nhập cộng đồng xã hội đối với công dân, người Italia và người nước ngoài, và cho sự phát triển kinh tế xanh và bền vững theo “Kinh tế học Phật giáo, tiếng Italia: economia Buddhista, tiếng Anh: Buddhist economics” là một cách tiếp cận của Phật giáo đối với kinh tế học. Kinh tế học Phật giáo khảo sát đặc điểm tâm lý của trí óc con người, và những ưu tư, khát vọng, và cảm xúc vốn thúc đẩy hoạt động kinh tế. Cách hiểu về kinh tế học của Phật giáo nhắm đến việc làm rõ những gì là có hại và những gì là có ích trong những hoạt động của con người liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, và nhất là cố gắng làm cho con người trưởng thành về mặt đạo đức. Bởi lý do này, họ hoạt động đối thoại với các đối tượng khác nhau trong lĩnh vực nghiên cứu, với các trường đại học, cơ quan, tổ chức, tổ chức của Italia và quốc tế để phát triển các hoạt động, dự án hài hòa với các giá trị của nó và có khả năng tạo ra một mô hình xã hội, văn hóa và con người mới.

 

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm Vesak PL. 2564, vào ngày 17/3/2020. Liên minh Phật giáo Italia (UBI) đã phân bố 3 triệu euro để phân bổ trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp bởi đại dịch Virus corona hiểm ác và để trả lại niềm tin mà nhân dân Italia đã thể hiện 8 phần nghìn: 1,5 triệu euro được chi cho việc Bảo vệ dân sự và 1,5 triệu euro đã đến với một Quỹ để hỗ trợ cho các hoạt động dịch bệnh cho những đối tượng bất hạnh khốn khổ mong manh nhất.

 

Tài liệu tham khảo được đọc nhiều nhất tại thư viện trụ sở UBI:

 

Thư mục về Phật giáo là vô cùng rộng lớn, đặc biệt một trong Anh ngữ. Đây chỉ là một vài tiêu đề huớng dẫn người lần đầu tiên đọc tiếp cận Phật giáo. Thư mục sách Phật giáo được cấu trúc để chỉ ra một số tiêu đề giới thiệu chung và giới thiệu về truyền thống cá nhân.

 

Cuối cùng, IBU khuyên những người quan tâm đến việc đào sâu một truyền thống cụ thể, nên trực tiếp đến trung tâm IBU của truyền thống cụ thể đó.

 

Giới thiệu về Phật giáo và lịch sử Phật giáo: Các văn bản cơ bản:

 

- Thich Nhat Hanh, Vita di Siddharta il Buddha, Ed. Ubaldini

 

- Walpola Rahula, L’insegnamento del Buddha, Ed. Paramita, Roma, 1994

 

- Tenzin Ghiatso, XIV° Dalai Lama, La Via della Liberazione, Ed. Pratiche

 

- Schumann, Il Buddha storico, Ed. Salerno

 

- Tradizione Ch’an e Zen

 

* Sách Thiền (Ch’an) PG Trung Hoa

 

- Sheng-yen, Un Sapere sottile, Ed. Mondadori, 2001

Zen Rinzai

 

- Engaku Taino, L’Illuminazione nella vita quotidiana, Ed. Mediterranee

 

* Sách Thiền phái Tào Động (Zen Soto) PG Nhật Bản

 

- S. Suzuki, Mente Zen mente di principiante, Ed. Ubaldini

 

- Daido Strumia, Presenza Consapevole, Ed. Psiche

 

- Carlo Tetsugen Serra, Zen. Religione, filosofia, stile di vita, Ed. Fabbri

 

* Sách truyền thống Phật giáo Nam truyền (Tradizione Theravada)

 

- Achaan Chah, Il Sapore della Libertà, Ed. Ubaldini

 

- Achaan Sumedho, La Mente e la Via, Ed. Ubaldini

 

- Sayagyi U Ba Khin, Il Tempo della Meditazione Vipassana è arrivato, Ed. Ubaldini

 

* Sách truyền thống PG Kim Cương thừa (Tradizione Vajrayāna)

 

- Lama Yesce, Buddhismo in occidente, Ed. Chiara Luce

 

- Kyabje Kalu Rimpoche, La via del Buddha nella tradizione tibetana, Ed. Amrita, 2000

 

- Tenzin Ghiatso, XIV° Dalai Lama, L’apertura dell’occhio della saggezza, Ed. Ubaldini

 

- G. Tucci, Le religioni del Tibet, Mondadori, 1997

 

* Sách trường phái Scuola Ghelupa (Scuola Ghelupa) thuộc PG Mật tông

 

- Tenzin Ghiatso, XIV° Dalai Lama, Il sentiero per la liberazione, Ed. Chiara Luce

 

- Thamthog Rimpoche, La Saggezza di Buddha, Ed. Mondadori

 

- Lama Yesce e Lama Zopa Rimpoce, Il potere della saggezza, Ed. Chiara Luce

 

- Löhr Sabine, Il Dalai Lama. La sua vita, il suo pensiero, Ed. Lindau

 

* Sách trường phái (Scuola Kaghiupa) thuộc PG Mật tông

 

- Wang Ch’Ug Dor Je (IX Karmapa), a cura di Alexander Berzin, La Mahamudra che elimina il buio dell’ignoranza, una guida al Grande Sigillo e al Guru Yoga, Ed. Ubaldini, 1985

 

- SGam.Po.Pa, a cura di Herbert V. Guenter, Il Prezioso Ornamento di Liberazione, Ed. Ubaldini, 1978

 

* Sách trường phái Scuola Nimapa – Dzo Chen thuộc PG Mật tông

 

- Namkhai Norbu, Dzog Chen – Lo stato di autoperfezione, Ed. Ubaldini

 

- Tenzin Ghiatso, XIV° Dalai Lama, Dzog Chen, Ed. Amrita

 

- Dialogo Interreligioso o con la Scienza

 

- Tenzin Ghiatso, XIV° Dalai Lama, Incontro con Gesù, Ed. Mondadori

 

- Tenzin Ghiatso, XIV° Dalai Lama, Ponti Sottili, Ed. Neri Pozza

      

- Lama Yesce, Il Suono del Silenzio, Ed. Chiara Luce

 

Tiểu sử

Trưởng lão Vincenzo Piga

(1921-1998)

(Người sáng lập Liên minh Phật giáo Italia)

 Trưởng lão cư sĩ Vincenzo Piga 1

Trưởng lão cư sĩ Vincenzo Piga sinh năm 1921 tại Thiene, một thành phố và hài thuộc tỉnh Vicenza, phía bắc nước Ý, nằm cách Venice khoảng 75 km về phía tây và cách Milan 200 km về phía đông. Thành phố có một khu vực công nghiệp năng động và sôi động, bao gồm chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ.

 

Ông từng tham gia Đệ nhị Thế chiến, cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại. Cuộc chiến giữa phe Đồng minh, dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ và phe Trục phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và Nhật Bản là cuộc chiến rộng và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Ông được thực tập quân sự tại Đức và Ba Lan, bởi do từ chối chiến đấu với quân đội Đức cho nên ông bị đi tù. Trong các trại tù, ông luôn là một điểm tham khảo và tổ chức các Ủy ban trong các tù nhân, để có được điều kiện sống tốt hơn. Ông là đại diện công dân Italia tại Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên minh châu Âu. Phải mất một thời gian dài để phê duyệt các quy tắc cho việc thay thế Amiăng trong các tòa nhà. Tại Brussels, Thủ đô của Vương quốc Bỉ, ông đã tiếp nhận ánh sáng từ bi trí tuệ đạo Phật tự do bình đẳng, và cống hiến hết đời mình cho Đạo pháp Dân tộc Italia.

 

Ông là người sáng lập Viện Istituto Lama Tzong Khapa (ILTK)  ở Pomaia, một làng ở Tuscany, tại nước Italy.

 

Năm 1982, ông sáng lập tạp chí “Pāramitā - Quaderni di Buddhaismo” và Quỹ Di Lặc (Fondazione Maitreya, Viện Văn hóa Phật giáo). Sau 18 năm, đã mang lại sức sống hùng dũng cho chính pháp Phật đà. Ông là người sáng lập the Italian Buddhist Union - Unione Buddhista Italiana: UBI), thuộc Liên đoàn Phật giáo Âu châu (the European Buddhist Union) tại  Milan năm 1985, và được Tổng Thống Ý chấp nhận năm 1991. Ông đã không biết mệt mõi trong Phật sự để công nhận UBI là một cơ quan tôn giáo được chính phủ công nhận, và để bắt đầu các cuộc đàm phán cho thỏa thuận với nhà nước Cộng hòa Italia theo điều 8 của Hiến pháp.

 Trưởng lão cư sĩ Vincenzo Piga 2

Cách tiếp cận Phật pháp của Trưởng lão cư sĩ Vincenzo Piga luôn nằm trong tầm nhìn mà ông gọi là “Nhất Phật thừa” (Ekayāna), một trong những tư tưởng nổi bật hàm chứa trong kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, theo Đức Phật dạy là tư tưởng duy nhất Phật thừa. Ngoài ra, Đức Phật còn nhấn mạnh rằng mặc dù có nhất Phật thừa, nhưng Ngài lại thuyết tam thừa; nghĩa là Đức Phật dùng phương tiện đưa ra Tam thừa để dẫn dắt đến cứu cánh Nhất Phật thừa, trong đó các tông phái Phật giáo khác nhau cùng đối thoại trong hài hòa, tìm thấy sự thống nhất cơ bản ngay cả khi không đồng nhất. Sự khác biệt giữa "thống nhất và đa dạng" và "thống nhất trong đa dạng" (Unity in Diversity) là lập trường mà ông đề xuất, và sau đó được sử dụng cho một Đại hội quan trọng của Liên minh Phật giáo châu Âu vào năm 1992, một tuyên ngôn về tiêu đề cho truyền thống Phật giáo châu Âu, có thể nói Trưởng lão cư sĩ Vincenzo Piga là một trong những người tiên phong trong việc xiển dương giáo nghĩa “Nhất Phật thừa” tại Italia và châu Âu.

 

Sau đệ nhị thế chiến, ông đã tiếp nhận ánh sáng từ bi trí tuệ đạo Phật, từ đó ông vừa thực nghiệm vừa phát huy giá trị đạo nhiệm mầu và hạnh Đức Như Lai, trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp Phật đà tại một quốc gia 96% Thiên Chúa giáo. Phật sự viên thành, ông thanh thản thả hồn về cõi Phật, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 14 tháng 11 năm 1998. Hưởng thọ 77 tuổi.

 

Một cuộc hội thảo tại Đại hội Liên minh Phật giáo châu Âu (EBU) tại Berlin, thủ đô Đức quốc vào ngày 27 tháng 9 năm 1992, với sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu, Đại hội này là sự kiện EBU lớn nhất từ trước đến nay, phiên chuyên đề gồm các vị đại biểu: Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư tiến sĩ Rawata Dahamma và Trưởng lão Hòa thượng Urgyen Sangharakshita.

 

Hình: Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư tiến sĩ Rawata Dahamma và Trưởng lão Hòa thượng Urgyen Sangharakshita.

 

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một thiền sư Việt Nam, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình, người lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đưa ra khái niệm và thực hiện "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism).

 

- Thiền sư tiến sĩ Rawata Dahamma (1929-2004), vị tăng sĩ Phật giáo Myanmar, nổi tiếng trong nghiên cứu và giảng dạy Tạng Vi Diệu pháp (Abhidhamma), người ủng hộ hòa bình, hòa giải dân tộc Myanmar.

 

- Trưởng lão Hòa thượng Urgyen Sangharakshita (1925-2018, tác giả, nhà nghiên cứu Phật giáo nổi tiếng người Anh. Hòa thượng là người sáng lập Phật giáo Triratna và Cộng đồng (The Triratna Buddhist Order and community); thành lập Hội Phật giáo hữu phương Tây (The Friends of the Western Buddhist Order)

 

Tại phiên chuyên đề hội thảo, sự kiện độc đáo này, đại diện bốn vị lãnh đạo Phật giáo từ bốn truyền thống Phật giáo khác nhau, thảo luận về các chủ đề hấp dẫn như:

 

- “Mối quan hệ giữa chư tăng và Phật tử” (the relationship between the monks and the laity);

                    

- “Tầm quan trọng của Tạng Vi Diệu Pháp” (the importance of the Abhidhamma);

 

- “Hành động vô ngã trong xã hội Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa” (Buddhist social      

    action, anatta,Theravada and Mahayana); 

 

- “Hình Tượng Phối Ngẫu Trong Kim Cang Thừa, Phật giáo Mật tông” (and Tantric sexual imagery).

 

Lip:

 

“Thuyết trình triết lý Tính Không và Từ Bi” (Emptiness and Compassion)

 

https://vimeo.com/26795496

 

Thích Vân Phong

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 7443)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 7962)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13176)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9344)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
17/06/2020(Xem: 5942)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
16/06/2020(Xem: 6666)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.
16/06/2020(Xem: 5845)
Dharamshala, ngày 9/6/2020: Ngài Khensur Geshe Tashi Tesering, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng cư trú tại Queensland, Australia, cựu trụ trì Tu viện Gyudmey, nằm trong Danh sách Danh dự Sinh nhật Nữ hoàng 2020 vào hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020.
13/06/2020(Xem: 9176)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con ngườisẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sốnghiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo, thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác,thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
13/06/2020(Xem: 6361)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’) Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
13/06/2020(Xem: 7746)
Ngay từ những ngày đầu khi mới có lệnh cách giản xã hội (social distancing) TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng đã Việt dịch tất cả những tin tức liên quan đến đại dịch đang xảy ra tại Úc và trên thế giới nhiều lần trong ngày cho tất cả những Phật tử trong và ngoài nước trên Viber Đại Gia Đình Quảng Đức và tôi nhờ duyên may nên cũng có tên trong danh sách này . Nhưng vài ngày sau là Thầy Trụ trì đã bắt đầu livestream cho các buổi công phu khuya bắt đầu từ 5:30-6:30 a m mỗi ngày và buổi chiều tiếng đại Hồng chung như chuẩn bị cho những giờ công phu tịnh độ tối của các chùa Đại thừa khi chưa có đại dịch . Rồi sau đó là các buổi sám hối Hồng danh cũng được livestream vào tối ngày 14 âm lịch và tối 29, hay 30 âm lịch mỗi tháng . Thành tâm ngưỡng phục oai nghi của các Ngài , không có mặt Phật tử mà buổi lễ nào cũng trang nghiêm vô cùng , mãi đến 2/6 /2020 số người lạy sám hối được tăng thêm dần dần từ 5 đến 20
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]