Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trưởng lão Luangphor Viriyang, vị Thiền sư tuổi bách tuế dư niên Đại thọ, vẫn Tạo sự Khác biệt cho Thế giới

23/04/202009:07(Xem: 6001)
Trưởng lão Luangphor Viriyang, vị Thiền sư tuổi bách tuế dư niên Đại thọ, vẫn Tạo sự Khác biệt cho Thế giới

Trưởng lão Luangphor Viriyang, vị Thiền sư tuổi bách tuế dư niên Đại thọ, vẫn Tạo sự Khác biệt cho Thế giới

(Even at 100, meditation master Luangphor Viriyang continues to make a difference to the world)

 TLHT. Luangphor Viriyang Sirintharo 1

Trưởng lão Thiền sư Biography of Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo) tuổi bách tuế dư niên đại thọ, nhưng sức khỏe về thể chất và tinh thần vẫn tuyệt hảo, Ngài tiếp tục giảng dạy tu tập thiền định cho cả công dân Thái Lan và người nước ngài.

 

Ngài đương nhiệm Phương trượng trụ trì ngôi già lam Wat Dahammamongkol tại thủ đô Bangkok, Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã tổ chức mừng sinh nhật đại thọ cho Ngài vào ngày 7/1 vừa qua.

 

Đời sống tâm linh của Ngài là một vị cao tăng thạc đức Phật giáo, là một hành trình phi thường cho chính Ngài, và mang đến sự lợi lạc cho số lượng lớn người ở Thái Lan và nước Ngoài.

 

Ngài đã trở thành một trong những vị Thiền sư vĩ đại, người đã mang ánh sáng chánh tín, chánh kiến Phật pháp, đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai đến với những người bình thường. Có lần Ngài nói rằng, Ngài thường dạy thiền cho chư tăng nhưng Ngài thấy rằng khi họ hoàn tục, kiến thức về thiền cũng biến mất. Ngài nói rằng, đây là lý do đằng sau động thái của Ngài để thực hành thiền định cho công chúng nói chung.

 

Ngài đã dạy cho hàng vạn người thông qua ngôi chùa của mình, và các ngôi chùa liên kết ở Thái Lan, Canada và gần đây tại Hoa Kỳ.

 

Ngày nay thiền chánh niệm Phật giáo rất phổ cập ở Thái Lan và trên thế giới, khi mọi người thực hành thiền định, để tăng cường sự an lạc hạnh phúc, tăng năng suất trong công  việc thường nhật, và giảm bớt sự căng thẳng do áp lực công việc khiến cuộc sống trở nên căng thẳng stress kéo dài.

 

Ngài thường nhắc nhở các thiền sinh rằng, việc thực hành thiền chánh niệm sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta, và nó sẽ hoạt động như một phanh tự động trong việc ngăn chặn những sự phiền toái trong cuộc sống.

 

Ngài nhấn mạnh rằng, mọi người nên dành thời gian quý báu để tu tập thiền mỗi ngày, ít nhất 5 đến 15 phút, để tăng cường sức khỏe và thể chất của mình.

 

Ngài thường nói, Đơn giản chỉ làm điều đó, cho dù quý vị có muốn làm hay không.

 

Tiểu sử Thiền sư Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo)

Trụ trì của chùa Wat Dhammamongkol, Bangkok

Lãnh đạo hệ phái Phật giáo Dhammayuttika Nikāya (ธรรมยุติกนิกาย), Canada

 Chùa Wat Dahammamongkol

Thiền sư Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo), hệ phái Phật giáo Dhammayuttika Nikāya, Thái Lan, vị cao tăng nổi tiếng với tư cách là vị Đạo sư chuyên tu thiền định với hơn 80 năm thực nghiệm. Đạo hạnh, ngôn phong của Ngài đã tác động đến việc giảm thiểu mâu thuẫn xung đột thế giới, và gia tăng sự hài hòa trong các mối quan hệ bằng cách giáo hóa mọi người luôn chan hòa trong ánh sáng chánh tín, chánh kiến, về sự lợi ích của sự tu tập thiền chánh niệm, việc thúc đẩy cảm xúc an lạc hạnh phúc, và đạt được sự bình an nội tâm. Là vị Đạo sư, Ngài đã hướng dẫn hàng vạn Phật giáo đồ hướng đến sự giác ngộ giải thoát, góp công đức kiến tạo nhiều cơ sở tự viện Phật giáo, Phật học viện, trung tâm Thiền định mới tại Thái Lan và Bắc Mỹ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh.

 

Thiền sư Luangphor Viriyang Sirintharo sinh ngày 7 tháng 1 năm 1920, tại Saraburi, một tỉnh (changwat) ở miền Trung của Thái Lan. Sau đó, Ngài cùng với song thân và sáu anh chị em đến Nakhonrn Ratchasima (nay là thành phố), phía đông bắc Thái Lan, nơi thân sinh của Ngài là người quản lý nhà ga.

 

Năm 13 tuổi, túc duyên nhiều đời, bồ đề quyến thuộc bao kiếp lại gặp nhau, Ngài được phúc duyên được đảnh lễ Đạo sư Phra Ajarn Gong Ma, trụ trì một ngôi chùa ở địa phương, cầu xin thế phát xuất gia học Phật, khi đó, Ngài gặp phải một trải nghiệm bất ngờ, và được chuyển hóa với việc thực hành thiền định, ấn tượng sâu sắc với sự sùng kính trong suốt thời gian tu học tại đây. Từ đó, Ngài đã đã sáng ra khi nhận được những hiểu biết và lợi ích của việc thực hành thiền định, trong nhiều năm được giáo dưỡng giới thân tuệ mạng nơi chốn thiền môn thanh tịnh. Ngài tiếp tục nhấn mạnh rằng, trong quá trình học Phật, trạch pháp, Ngài nhận thấy rằng thiền định rất phù hợp với mọi người không phân biệt tôn giáo, giai cấp xã hội, mọi người có thể thực hành bất  kể đức tin, giáo dục, chủng tộc, tuổi tác hay giới tính.

 

Thuở ấu thơ, Ngài bị một căn bệnh nghiêm trọng, đe dọa mạng sống của Ngài; may mắn thay, gặp được danh y lành nghề đã chữa lành bệnh. Từ sự kỳ diệu này, Ngài quyết chí tu học, miệt mài đèn sách, nghiên tầm Kinh văn Phật điển, và Ngài đã trở thành một nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, thông thạo các văn bản Phạn ngữ và Phạn cổ điển.

 

Năm 16 tuổi, Ngài được Hòa thượng Bổn sư Phra Ajarn Gong Ma cho đăng đàn thụ Sa di giới, từ đó, Ngài luôn hầu bên cạnh Hòa thượng Bổn sư, hai thầy trò trên hành trình xuyên rừng nhiệt đới, rừng nhiệt đới tươi tốt xanh mơn mởn của Thái Lan, cảnh quan u tịch rất thích hợp cho việc công phu tu tập thiền định.

 

Năm 20 tuổi, Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho đăng đàn thụ giới Tỳ khưu tại Tỉnh Chanthaburi, miền Đông của Thái Lan. Sau 8 năm tu khổ hạnh tại tu viện Dhuttang, Ngài được Hòa thượng Bổn sư giới thiệu đến cầu pháp với Hòa thượng Acariya Mun Bhuridatta Thera ở Sakon Nakorn, một tỉnh đông bắc Thái Lan. Sau khi cầu pháp, Ngài dành 4 năm tiếp theo để nghiên cứu các thực hành thiền nâng cao; và với sự cho phép của Hòa thượng Y chỉ sư đáng tôn kính, Ngài đã xuất bản một bộ sưu tập về những lời giảng dạy của Hòa thượng Acariya Mun Bhuridatta.

 

Đầu những thập niên 1960 thế kỷ 20, Ngài đã cư trú trên một mảnh đất đầm lầy ở ngoại ô Bangkok, nơi Ngài dừng trụ và phát nguyện kiến tạo ngôi già lam Wat Dhammamongkol.  Ngài đã nổi tiếng với một số dự án, nhằm giúp ích cho những vùng nông thôn nghèo ở Thái Lan.

 

Vào thập niên 1980, Ngài đã phác thảo một kế hoạch chi tiết chạm khắc 2 pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế tọa thiền (thành đạo), và một pho với tư thế nằm (nhập niết bàn). Hai pho tượng nêu trên, theo ý tưởng của Ngài, sẽ được chế tác từ  ngọc bích. Được nhiều người ủng hộ và ngôi già lam đã hoàn thành vào năm 1985, dự án bao gồm một bảo tháp cao nhất ở  Thái Lan, đã mở rộng tới hơn 25 mẫu vườn xinh đẹp, Phật học viện, Tăng đường, Thiền đường, Khách đường. . . Hiện nay có đến 500 vị tăng tu học nơi đây.

 

Sau những năm tháng hóa duyên hành đạo, bồ đề quyến thuộc ngày thêm đông, Ngài đã mở rộng phát triển các trung tâm Thiền trên khắp nơi Thái Lan. Tiếp theo, Ngài mở mang thêm cơ sở tự viện Phật giáo các nước trên thế giới.

 

Ngôi già lam tự viện Phật giáo Nguyên Thủy Thái Lan đầu tiên, Wat Yannaviriya 1, được thành lập tại Vancouver, Thành phố Vancouver, một đô thị hải cảng duyên hải thuộc tỉnh British Columbia, Canada vào năm 1992; ngôi chùa thứ hai Wat Yannaviriya 2 được kiến tạo tại Toronto, Canada vào năm 1993; và ngôi chùa thứ ba Wat Dhammaviriya 1 được xây dựng tại  Ottawa, thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ tư của Canada vào năm 1995.

 

Hiện tại, Ngài có sau ngôi già lam tự viện Phật giáo Nguyên thủy Thái Lan tại các khóa thiền có sẵn ở Edmonton, thành phố lớn thứ sáu của Canada, Calgary, một thành phố phía nam của tỉnh Alberta, Canada, Calgary, một thành phố phía nam của tỉnh Alberta, Canada, Thác Niagara, sông Niagara tại Bắc Mỹ, nằm ở đường biên giới của Hoa Kỳ và Canada, Toronto và Ottawa. . .

 

Gần đây, Ngài đã tiếp tục thành lập Trung tâm Thiền định thuộc Học viện Phật giáo Willpower, được đặt tại chùa thuộc chi nhánh của Ngài ở Canada, cũng như các nơi Houston, Dallas và Los Angeles ở Hoa Kỳ, bằng cách mở rộng truyền thống Phật giáo tôn kính này từ Vương quốc Thái Lan sang Bắc Mỹ, Luân Đôn, Vương Quốc Anh, Ngài đã nâng cao triết lý giác ngộ của Phật giáo, đào tạo nhiều thế hệ kế tục truyền đăng tục diệm, đèn thiền Phật Tổ mãi thắp sáng nghìn đời sau.

 

Thích Vân Phong

(Nguồn: Willpower Institute USA)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2019(Xem: 11597)
Lịch giảng của Ni Sư Thích Nữ Hương Nhũ tại Hoa Kỳ từ 1/7 đến 3/8/2019 - Ảnh Phật Mười Phương Hiện Trong Đó Những Ngọc Mani Diễn Pháp Âm Tiếng Phật Mỹ Diệu Bất Tư Nghì Biển Công Đức Phật Không Cùng Tận . Kinh Hoa Nghiêm Thân Tứ Đại Ta Mất Đạo Như Lai Hằng Còn Nhờ Tăng Ni Thừa Tự Chánh Pháp Được Chuyển Luân .
29/06/2019(Xem: 5958)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5516)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 7064)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6814)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6643)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 8188)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 8016)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6854)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 8152)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]