Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl - người Sáng lập Xã hội PG Hungary

19/04/202020:51(Xem: 5494)
Đôi nét về Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl - người Sáng lập Xã hội PG Hungary

Đôi nét về Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl - người Sáng lập Xã hội PG Hungary

 Cư sĩ Ernest Hetenyl  Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra

Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.

 

Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl sinh ngày 13/02/1912 tại thủ đô Budapest, Hungary. Phụ thân của ông là nhà soạn nhạc Opera, dịch giả và nghệ sĩ Albert Hetényi-Heidelberg (1875–1951). Hiền mẫu của ông là cụ bà Erzsébet Heidel, một diễn viên nổi tiếng và ca sĩ thời đó.

 

Thuở nhỏ, ông học xuất sắc ngôn ngữ Đức và văn học (tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ thứ hai). Ông rất yêu thích văn học Hungary, đặc biệt là thơ ca, yêu nghệ thuật âm nhạc và thể thao cá nhân. Sau khi tốt nghiệp trường ngữ pháp Evangelical Evmarical, cuối cùng ông đã trở thành một nhà báo tự do, chủ yếu làm việc cho nhà hát.

 

Với tâm hồn nghệ sĩ, yêu văn hóa nghệ thuật, ông vân du đó đây khắp châu Âu, thuộc đại của châu Phi-Ý khi còn trẻ, ông cũng đã hành hương chiêm bái xứ Phật huyền bí Ân Độ.

 

Là một đệ tử chân truyền của ngài Lạt ma Anagàrika Govinda (người Ấn Độ, 1898-1985), Tiến sĩ Ernest Hetenyl (Pháp danh Dharmakirti Padmavadzsra) đã khởi xướng thành lập phân hội Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala vào tháng 3/1953 và trở thành vị lãnh đạo Hội Phật giáo này tại Đông Âu.

 

Năm 1931, ông với tư cách một nhà báo, đã đến viếng thăm Italy, nơi ông thực hiện cuộc hành trình giữa hai thành phố Napoli và Bari, thủ phủ của vùng Apulia, nằm kế biển Adriatic, tại Ý bằng cách đi bộ, ông đã gặp gỡ và tiếp xúc với một vị tăng sĩ Phật giáo người Áo, pháp hiệu là Padma. Vị Đại đức này đã có ý định mang Phật giáo đến phát triển ở quê hương đất nước Hungary của vị tiền bối Phật tử Alexande Csoma Kroros (1784-1842).

 

Năm 1956, Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl đã thành lập Viện Phật học Quốc tế mang tên vị tiền bối Phật tử là Alexande Csoma Kroros, một nhà triết học người Hungary. Viện Phật học này là một tổ chức giáo dục Phật giáo đầu tiên tại châu Âu, có những hoạt động phật sự tích cực nhằm truyền trao những giáo lý của đức Phật đến với người dân Hungary trong mấy mươi năm qua. Ông rất thành công trong việc củng cố mối quan hệ các đơn vị với các cộng đồng Phật giáo và các tổ chức Phật giáo ở Mông Cổ và các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ.

 

Trong ba thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ 20, Phật giáo Hungary dường như không phát triển vì thể chế chính trị tại xứ sở này không ưu đãi cho tôn giáo. Theo sau sự sụp đổ của Cộng sản Liên Xô vào tháng 12/1991, các nước Trung và Đông Âu dần dần ổn định lại chế độ chính trị và kinh tế, những cải cách xã hội, văn hoá, tôn giáo đã được quan tâm và tiến hành một cách nhanh chóng và có hiệu quả.


Trước đây, dưới chế độ Cộng sản vô thần cực đoan, có nhiều sự hạn chế và phân biệt đối với hầu hết các tôn giáo tại Hungary. Nhưng sau khi dân chủ được thiết lập trên xứ sở này thì mọi thứ đều thay đổi, nhất là về mặt tự do tín ngưỡng. Ngày trước, Hungary chỉ có bốn đạo được chính quyền công nhận, còn những tôn giáo khác, kể cả Phật giáo cũng không được thừa nhận.

 

Trong thời Cộng sản cai trị từ năm 1949, Hungary chính thức là một quốc gia vô thần. Các Giáo hội La Mã phải đối đầu với chính quyền Cộng sản sau khi ban hành luật giảm bớt tài sản nhà thờ và trường học. Do sự chống lại những thay đổi này, nhà thờ đã được trao quyền rộng rãi hơn thông qua thỏa thuận năm 1964 với Vatican, và năm 1972, Hiến pháp Hungary tuyên bố thực hiện miễn phí việc thờ phượng và tách biệt nhà thờ và nhà nước. Kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1990, hơn 200 nhóm tôn giáo đã được đăng ký chính thức tại quốc gia hiện thời không cộng sản. Thành viên danh nghĩa trong một giáo phái tôn giáo, tuy nhiên, không nhất thiết có nghĩa là tham gia tích cực hoặc thậm chí tín ngưỡng tâm linh tích cực.

 

Sự thái quá của lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Stanlin đã  để lại những vết nhơ thấm sâu khắp Đông Âu, nơi mà nhiều người vẫn nguyền rủa ông vì sự tàn bạo và không khoan dung dưới thời Cộng sản.

 

Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl đã xuất bản nhiều sách và bài báo về Phật giáo Tây Tạng. Ông cũng là một nhà nghiên cứu về Lịch sử Phật giáo ở Hungary.

 

Tác phẩm:

 

-  Kőrösi Csoma Sándor dokumentáció. Budapest 1982, ISBN 9789630006385

-  Alexander Csoma de Körös. The Hungarian Bodhisattva. Budapest 1984

-  A Változás Könyve. Háttér 1989, ISBN 9789637403361

-  Tibeti Halottaskönyv. Hatter Kiado 1991, ISBN 978-9637455339

-  Tibeti tanítók titkos tanításai. Trivium Kiadó 1996, ISBN 9789637570100

 

Năm 1982, ông đã từ giã Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, người mà ông đã từng bái kiến ba lần trong các chuyến hành hương đất Phật Ấn Độ.

 

Thuận thế vô thường, Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra đã an nhiên xả báo thân, nhập Pháp giới tính vào ngày 17/09/1999, hưởng thọ 87 tuổi.

 

Thích Vân Phong 

(Nguồn: Terebess Ázsia Lexikon)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2010(Xem: 6897)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 7227)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
16/12/2010(Xem: 6502)
Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.
14/12/2010(Xem: 6843)
Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
13/12/2010(Xem: 6023)
Cách nay hơn 20 năm, qua giới thiệu của một người bạn làm ở chi nhánh địa phương của cơ quan từ thiện Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thường gọi là hội USCC), vị linh mục tuyên úy xã hội giáo phận Richmond (tiểu bang Virginia) yêu cầu tôi viết một bài về Phật giáo để đăng trên số Xuân tờ báo tiếng Việt do ông chủ trương.
08/12/2010(Xem: 15097)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
08/12/2010(Xem: 8035)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
08/12/2010(Xem: 8264)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
07/12/2010(Xem: 5244)
Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567